HOÀNG HOA
Lam nhung ô ! màu lưng chừng trời;
Xanh nhung ô ! Màu phơi nơi nơi.
Vàng phai nằm im ôm non gầy;
Chim yên neo mình ôm xương cây.
Đây mùa Hoàng hoa, mùa Hoàng hoa:
Đông nam mây đùn nơi thành xa...
Oanh già theo quyên quên tin chàng !
Đào theo phù dung: thư không sang !
Ngàn khơi, ngàn khơi, ta, ngàn khơi:
Làn trăng theo chàng qua muôn nơi;
Theo chàng ta làm con chim uyên;
Làn mây theo chàng bên nhung yên.
Chàng ơi! hồn say trong mơ màng,
-- Hồn ta ? hay là hồn tình lang ?
Non Yên tên bay ngang muôn đầu...
Thâm khuê oan gì giam xuân sâu ?
-- Ai xây bờ xanh trên xương người ?!
Ai xây mồ hoa chôn đời tươi ?!
BÍCH KHÊ
Có một bài thơ bình thanh rất hay đã xuất hiện cách đây gần 40 năm, nhưng ít ai biết . Nhạc sĩ tài hoa THẢO NGUYÊN tức là thầy giáo Nguyễn Hứa Thảo ( từng giảng dạy trường Trung học Nguyễn Hoàng – Quảng Trị và các trường Quốc Học , Đồng Khánh – Huế ) rất tâm đắc , âm thầm phổ nhạc, ca sĩ Quốc Duy trình bày. Đó là bài thơ RU ĐỜI TRÊN TAY của tác giả TÔN NỮ THU DUNG – một thi nhân cũng huyền bí như T.T.KH . TÔN NỮ THU DUNG đến nay chưa được xác định rõ là ai, nam hay nữ ? – T.T.KH thì đã được ông Nguyễn Vĩ vén màn bí mật từ lâu rồi
(xem bài "Thâm Tâm và sự thật về TTKh" của Nguyễn Vĩ) http://thinhanquangngai.wordpress.com/2007/08/07/tham-tam-va-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-ttkh/
Và bài "Huyền thoại hoa ti-gôn"của Ngọc Thiên Hoa.
Mời click chuột vào đường link sau để nghe nhạc
http://www.art2all.net/nhac/thaonguyen/dk-qh/rudoitrentay_t.mp3Thơ: Tôn Nữ Thu Dung
Nhạc: Thảo Nguyên
Ngàn năm... ngàn năm sao chưa về,
Thiên thu... còn xa như hôn mê...
Tìm ai... đời đời nghe bâng khuâng,
Ta về... rung tơ cho đàn ngân...
Ru đời... êm xuôi như rong rêu,
Ru người... mi ngoan... trong mưa chiều
Đêm nghe quỳnh hoa... say hương mê…
Đêm nhìn sao rơi... quên đường về...
Đường về... còn xa như cơn mơ...
Tìm đâu... dư âm thừa... hương xưa...
Ngày nào, chim về nghe sương rơi...
Ngày nao, chim yêu bay đầy trời ?
Còn nghe chi đâu... đàn TƯƠNG NHƯ...
Còn ai cho ta... lời tương tư ?
Đời sao im ngoan... như hồ thu...
Người sao xa nhau... như sương mù...
Ta về... tìm mây, quên người xưa....
Hương yêu thời nào... nghe như mơ...
Ta về... ru đời ngoan trên tay...
Ta về... ru ta... quên đời này !
Bản thân tôi, cũng tập tò làm thử ba bài thơ toàn bình thanh .Một bài theo thể ngũ ngôn, một bài theo thể thất ngôn, một bài theo thể lục bát .
THÙY HIÊN (*)
Chiều tàn sương lung linh
Vườn hồng mơ chim xanh
Thùy Hiên, em trong vườn
Bừng lòng bao là thương
Môi hồng gieo buồn vương
Mơ hồ chờ anh hôn
Lâng lâng và chơi vơi
Yêu em không còn lời
Hồn chiều in lên mi
Thuyền tình xuôi mây đi
Ồ nàng hay sao trời
Thiên hà hay trùng khơi ?
Hồn anh dâng bâng khuâng
Đàn lòng sao ngân vang
Cung trầm rung miên man
Lời trên môi thì thầm
Lời chiều muôn năm xưa
Òa tràn trăm sông thơ
Mênh mang tà huy bay
Thùy Hiên vàng trăng gầy
LA THUỴ
*Thùy Hiên : Tên người thiếu nữ
TÌNH XƯA
Sầu thu mênh mang thương rừng phai
Tương tư bâng khuâng nhiều canh dài
Lời trăng vương gieo hờn lên môi
Đêm đêm mơ ai nhìn mây trôi
Đêm đêm mơ ai nhìn mây trôi
Chừ đây uyên ương không còn đôi
Rồi em sang ngang trên thuyền hoa
Giang hồ phiêu bồng ru đời ta
Giang hồ phiêu bồng ru đời ta
Lênh đênh trùng khơi đùa phong ba
Vàng trăng giăng tơ khơi tình xưa
Tình ơi ! Tình ơi ! Đừng đong đưa
LA THUỴ
HỒ CẦM
Vang đêm thanh hồ cầm ngân
Trăng ngà giăng tơ cung trầm buông lơi
Lâng lâng tình đang lên khơi
Hồ, xừ, xang… lòng chơi vơi canh dài
Mơ hồ hồn xưa liêu trai
Mồ thu hoang vu chừ ai u hoài
Vương mang chi, đàn ngân dài
Lưu dư hương… ồ trang đài về đâu
Tương tư sao, đàn dâng sầu
Say men nồng hay say màu thời gian
Vời chân mây, nhòa non ngàn
Bâng khuâng heo may, mơ màng hơi thu
Ai phiêu diêu trong sương mù
Người muôn năm… từ thâm u quay về
Trần gian kia còn si mê?
Hồ cầm cao cung, thương hề niềm xưa
Rơi rưng rưng từng âm thừa
Sao trời lung linh đường tơ chìm dần
LA THỤY
Bài thơ HỒ CẦM được nhạc sĩ Thảo Nguyên - một thành viên của trang web L'ART CHAN TRAN đã phổ nhạc.
Mời click chuột theo đường link sau để thưởng thức:
Bài “HỒ CẦM” tôi lấy cảm hứng từ các câu thơ : "Ái thính thu phần quỷ xướng thi” ( Vương Ngư Dương ), " Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời" ( Tản Đà ), "Quạnh quẽ thu phần thơ bặt tiếng" ( Vũ Hoàng Chương ). Luật hài thanh trong thơ lục bát chính thể đối với các tiếng trong câu thơ vốn là :
Bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng
Bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng, trắc bằng
Theo đúng quy định "nhị, tứ, lục phân minh", thì tiếng thứ tư trong luật hài thanh của thơ lục bát chính thể, bắt buộc phải mang thanh trắc.
Thế nhưng, Thâm Tâm từng có câu thơ bình thanh "đưa người ta không đưa sang sông" trong bài thơ TỐNG BIỆT HÀNH nổi tiếng, thì trong bài thơ lục bát "CÁC ANH" cũng từng có câu lục hoàn toàn bình thanh:
Hơi đàn buồn như trời mưa
Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi
(Thâm Tâm)
Bắt chước Thâm Tâm , tôi thử làm bài thơ lục bát bình thanh “HỒ CẦM “ này, góp chung với hai bài thơ đã làm từ trước thành ba bài thơ bình thanh gửi đến quý bạn đọc cho vui những khi trà dư tửu hậu .
“Mua vui mong được một vài trống canh”
(Nguyễn Du)
LA THUỴ
Vào đây được đọc một bài rất hay, rất có ích. Cám ơn chủ nhà.
Trả lờiXóa"ĐƯỢC LỜI NHƯ CỞI TẤM LÒNG
XóaTRĂM CHUNG NGHÌN TỨ ẮT CÙNG CÓ NHAU" (KIỀU)
[img]http://calyne.c.a.pic.centerblog.net/qxdshfjf.gif[/img]
MỜI NGHE BẢN NHẠC HỒ CẦM:
Xóahttp://www.youtube.com/watch?v=CLbXD04_Ors
Nếu bác Ngu ho còn hứng thú xin mời thưởng thức tiếp bản nhạc THUỲ HIÊN hí!
Xóahttp://www.youtube.com/watch?v=T1VQcwxGT1o
XóaNhạc sĩ Thảo Nguyên đã có nhã hứng phổ nhạc bài thơ TÌNH XƯA của La Thuỵ, nhạc sĩ Trần Nhàn hoà âm, ca sĩ Thanh Hoa trình bày:
http://www.youtube.com/watch?v=W
Bài viết này rất có giá trị (còn do có nhiều nguồn thơ lạ), kỹ thuật vi tính của bạn PĐ cao ghê, còn mấy bài thơ song ngữ của bạn Việt Anh rất có ích, thanks.
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã chia sẻ nhé!
Xóa[img]http://i270.photobucket.com/albums/jj120/vinhngo07/hinh%20di%20dong/thank_you_3D_heart.gif[/img]
Ngày thứ năm an lành hí!
Trả lờiXóaCám ơn bạn nhé! Chúc cuối tuần vui!
Trả lờiXóa[img]http://gi174.photobucket.com/groups/w118/N6FFY6G9IZ/wwwtvnhu_7e7242cdc492c46084e3fb8f1d.gif[/img]
Ghé thăm anh,nhiều điều thú vị và bổ ích! Cảm ơn TĐ nhé!
Trả lờiXóa[img]https://lh6.googleusercontent.com/-LBHKJWoAFKA/UDTI1uirCkI/AAAAAAAAEhQ/y_ziGaWOfHg/s550/825373_orig.gif[/img]
CÁM ƠN CHU NGỌC! CHỦ NHẬT TRÀN NGẬP NIỀM VUI NHÉ!
Xóa[img]http://images.yume.vn/wall/20130512/thaydo09/source/1368318449_SUNDAY.gif[/img]
Về thi nhân "bí mật" TÔN NỮ THU DUNG (như bài viết đã nêu), tôi đã tìm trên mạng thì biết bà là một thi nhân có thực, từng xuất hiện trên thi đàn miền Nam Việt Nam trước 1975. Mời truy cập vào các đường links sau để xem:
Trả lờiXóa1/
Tôn Nữ Thu Dung | Cường Để Nữ Trung Học 68-75
http://cdnth6875.com/category/tac-gi%E1%BA%A3/ton-n%E1%BB%AF-thu-dung/
2/
http://my.opera.com/hoadongphuong/blog/2013/03/25/ton-nu-thu-dung
3/
http://tusach.mobi/2.truyen-dai/7254.ngay-thang-nao-ton-nu-thu-dung.htm
4/
http://trangvhntnguoncoi.wordpress.com/2013/03/23/tho-ton-nu-thu-dung/
5/
http://tuongtri.com/category/ton-nu-thu-dung/
Không rõ nhạc sĩ Thảo Nguyên có xác nhận TÔN NỮ THU DUNG - thi nhân, văn sĩ từ các đường links đã nêu - có đúng là tác giả bài thơ bình thanh RU ĐỜI TRÊN TAY mà ông ấy đã phổ nhạc hay không?
Chúc chủ trang blog La Thuỵ và nhạc sĩ Thảo Nguyên vui và có những tác phẩm mới thật hay nhé!
XóaTôi đã cố gắng tìm trên nhiều trang mạng về Tôn Nữ Thu Dung. Quả thật có 5 ; 6 đường link về Tôn Nữ Thu Dung, một thi nhân có thơ đăng trên một số tạp chí văn nghệ của miền Nam trước 1975.
Chẳng hạn:
1/ Thơ & Truyện Tôn Nữ Thu Dung: Còn khai sinh đẹp đẽ những tim người https://vn-
Ngày Tháng Nào - Tôn Nữ Thu Dung
Tên truyện : Ngày Tháng Nào
Tác giả : Tôn Nữ Thu Dung
Thể loại : Văn học trong nước
Nhà xuất bản : Tuổi Hoa
Năm xuất bản : 1974
Tủ sách : Tuổi Hoa - Hoa Xanh
Số quyển / 1 bộ : 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
Nguồn : http://tuoihoa.hatnang.com
Đánh máy : KITTY
[img]http://tuoihoa.hatnang.com/files/NgayThangNao_resize.jpg[/img]
2/
Thơ & Truyện Tôn Nữ Thu Dung: Còn khai sinh đẹp đẽ những tim người
http://nguoivietblog.com/uyennguyen/?p=6983
XóaTuy nhiên, truy cập mãi vẫn chưa tìm ra bài thơ RU ĐỜI TRÊN TAY có liên quan đến tác giả TÔN NỮ THU DUNG. Chỉ thấy bài DẠNG THƠ BÌNH THANH do La Thụy sưu tầm (trên các blog YuMe, blogtiengviet, blogspot,...) và một đường link của trang L' Art Chan Tran có bài thơ RU ĐỜI TRÊN TAY mà nhạc sĩ Thảo Nguyên phổ nhạc mà thôi !
Tôn Nữ Thu Dung là cái tên thật đẹp của nữ giới, điều đó rất rõ ràng. Nhưng tác giả TNTD cụ thể của bài thơ RU TÌNH TRÊN TAY đăng trên entry này là nữ, hay nam lấy bút danh nữ như lời nhạc sĩ Thảo Nguyên trao đổi với La Thuỵ, cái đó đến giờ chưa thấy tài liệu nào cho biết cả.
Rất mong quý bạn cho biết thêm nhé!
Chúc vui! :-h
TÔI LÀ TÔN NỮ THU DUNG ĐÂY BẠN . XIN HÃY ĐỌC TRÊN FB CỦA THẦY THẢO BẠN NHÉ .
XóaMỖI LẦN ĐỌC CÂU ...TÔN NỮ THU DUNG – một thi nhân cũng huyền bí như T.T.KH . TÔN NỮ THU DUNG đến nay chưa được xác định rõ là ai, nam hay nữ ? – LÀ CÁC BẠN TÔI LẠI CHUYỂN TỚI TÔI , RỐI TUNG EMAIL LUÔN...
CẢM ƠN BẠN ĐÃ NHẮC ĐẾN BÀI NÀY , MỘT TRONG NHỮNG BÀI TÔI CÒN GIỮ ĐƯỢC SAU NHIỀU LẦN ĐỐT SÁCH.
CHÚC VUI
Rất cám ơn và hân hạnh khi nhà thơ TÔN NỮ THU DUNG đã ghé thăm và ghi còm. Tôi vừa đọc phần trao đổi của bạn (xin lỗi khi mạn phép gọi như thế - vì qua tìm hiểu trên mạng net, chúng ta cùng một thế hệ, độ tuổi chênh lệch với nhau không nhiều) trên facebook của nhạc sĩ THẢO NGUYÊN.
XóaNếu nhà thơ TÔN NỮ THU DUNG chuyển những nội dung trao đổi ấy vào phần ghi cảm nhận ở bài viết này, để nhiều bạn đọc khác biết thì càng tốt hơn nhỉ!
Chúc nhà thơ vui khoẻ và có nhiều sáng tác mới thật hay nhé!
BÀI THƠ RU ĐỜI TRÊN TAY ĐĂNG TRÊN ĐẶC SAN "DÂN VẬN CHIÊU HỒI" CỦA TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 1973. KHI ẤY ÔNG TRƯỞNG TY DÂN VẬN CHIÊU HỒI TÊN NHAN KIM HÒA, RẤT TRẺ TUỔI ĐẸP TRAI ÁI MỘ BÀI THƠ NÀY LẮM, NHÂN DỊP RA MẮT ĐẶC SAN ĐÃ GỞI GIẤY MỜI TÁC GIẢ ĐẾN DỰ PARTY, NHẬN QUÀ VÀ NHUẬN BÚT. KHI ẤY TÁC GIẢ MỚI 16 TUỔI, HỌC LỚP 10 TRƯỜNG THÁNH TÂM NHA TRANG NÊN SOEUR HIỆU TRƯỞNG DẪN ĐI. ÔNG TRƯỞNG TY CHƯNG HỬNG KHI LỠ GIỚI THIỆU VỚI CÁC QUAN KHÁCH SẼ GIAO LƯU VỚI MỘT NỮ THI SĨ TÀI HOA, QUÝ PHÁI, XINH ĐẸP, (ỔNG TƯỞNG TƯỢNG VẬY )AI NGỜ LÀ GẶP MỘT CON NHÓC ÁO ĐẦM TRẮNG DÀI PHỦ GÓT, HAY ĐÓNG VAI THIÊN THẦN MỖI DỊP NOEL..ỔNG CHƯNG HỬNG VỚI CÁI MẶT BÚNG RA SỮA NÀY..SAU ỔNG NÓI: TƯỞNG SOEUR DẪN EM MỒ CÔI NÀO ĐI QUYÊN TIỀN !!! NAY KỂ LẠI CHUYỆN NÀY (DÂN NT THỜI ẤY ĐỀU BIẾT RỒI) ĐỂ XÁC NHẬN TÔI LÀ TÔI.
Trả lờiXóaHIỆN TÔI ĐANG PHỤ TRÁCH TRANG MẠNG VĂN CHƯƠNG http://tuongtri.com/ Mong các bạn ghé chơi.
Trả lờiXóaChắc các bạn đọc đã rõ tác giả bài thơ RU ĐỜI TRÊN TAY và xuất xứ của nó rồi chứ.
Cám ơn nhà thơ TÔN NỮ THU DUNG nhé!
Thế là chúng ta khỏi phải thắc mắc về một "nghi án văn học" khi tác giả của bài thơ đang hiện hữu.
Chúc mọi người Chủ Nhật thật tươi hồng! :-h
Nhã My rất vui khi nhận được tin TG bài thơ bình thanh Ru Đời Trên Tay là Tôn Nữ Thu Dung đã chính thức liên lạc với NS Thảo Nguyên người đã phổ nhạc baì thơ và bạn La Thụy người có công sưu tầm và viết một bài viết rất công phu về dạng thơ bình thanh Xin Chúc Mừng cuộc hội ngộ văn chương kỳ thú từ trên mạng ảo
Trả lờiXóaLB rất thích 'yêu vận' (vần giữa), thích hơn vần cuối, còn ở lục bát thì LB thích ép vận (ví dụ 'mừng' đi với 'cuồng'...), vì vần thuần quá có thể làm ta... mất hứng, hì..., qua thăm bạn PĐ, cám ơn về entry này, tuần mới tốt lành.
Trả lờiXóa
XóaCác bạn có thể click chuột vào tên TÔN NỮ THU DUNG (ở còm 10:37 Ngày 23 tháng 6 năm 2013) để đọc trang facebook của cô ấy, hoặc truy cập vào đường link sau: https://www.facebook.com/huathao.nguyen?hc_location=timeline
để xem cuộc trò chuyện giữa nhạc sĩ Thảo Nguyên với thi sĩ Tôn Nữ Thu Dung trên facebook của nhạc sĩ Thảo Nguyên (nếu bạn có trang Facebook và đã đăng nhập).
Chúc vui nhiều nhé!
Hay và bổ ích trong thơ.
Trả lờiXóaNgày đầu tuần hồng những ý thơ nhé !
XóaRất vui khi bạn Đong Đầy ghé thăm. Chúc tuần mới an lành nhé! :-h
Một trang nhà văn học rất hay và bổ ích . Vào đây đọc tác phẩm và biết tác giả thật tuyệt vời. MN chúc anh Thaydo tuần mới nhiều niềm vui và thuận lợi nhé. Quí mến.
Trả lờiXóaSự đồng cảm và chia sẻ của Khúc Thuỵ Du làm bạn bè ấm lòng lắm nhé! w-)
XóaXin phép anh Phu Đoan chủ nhà và tác giả La Thuỵ, CTRP tui xin nêu vài ý kiến về bài viết này.
Trả lờiXóaTrước hết, xin được nêu ý kiến về đoạn văn dưới đây:
Luật hài thanh trong thơ lục bát đối với các tiếng trong câu thơ vốn là :
Bằng bằng , trắc trắc, bằng bằng
Bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng, trắc bằng
Theo đúng quy định "nhị ,tứ ,lục phân minh", thì tiếng thứ tư bắt buộc phải mang thanh trắc
Đọc đoạn này của tác giả La Thuỵ, tui bật phì cười khi nghĩ tới câu 6/8 hài hước sau:
Nửa đêm, gà gáy canh ba
Vợ tôi, phụ nữ, đàn bà, nữ nhi
Theo tui được biết, 'nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh' là quy định tiết tấu, phối hợp thanh điệu, của thơ Đường Luật. Nếu gán cái quy định ấy vào thơ lục bát - để giải thích cái lý do tại sao chữ thứ tư trong mỗi câu lục, và bát, đều phải mang thanh trắc - thì quả là... "lấy râu ông nọ, cắm cằm bà kia"!
Cho dù có lý giải cách nào chăng nữa, tác giả La Thuỵ cũng sai quấy khi dựa vào quy định nhị tứ lục phân minh để kết luận rằng: "tiếng thứ tư bắt buộc phải mang thanh trắc"! Lý do: ngay cả trong thơ Đường luật, chữ thứ 2, thứ 4, thứ 6 phải được "phân minh" - luân chuyển từ trắc sang bằng, hoặc từ bằng sang trắc - tuỳ theo cấu trúc thi pháp của bài thơ.
Tất nhiên / con đã rõ rồi
Ông từ vô tận / da mồi / tóc sương
Về từ muôn thuở / nghìn phương
Gặp con / có lẽ / cũng dường như mơ
Con nhỏ bé / ông già nua
Tao phùng / nắng sớm / mưa trưa / gió chiều (BG)
Từ đoạn thơ trên của Bùi Giáng, chữ thứ tư của câu 5 được dùng thanh bằng - 'ông', CTRP tui xin kết luận: nếu muốn giải thích tại sao chữ thứ tư trong thơ lục bát "phải" mang thanh trắc hay bằng, thiết nghĩ, phải xét toàn bộ cấu trúc thi pháp được xử dụng trong câu (hoặc bài) thơ.
Sau cùng, 'dạng thơ bình thanh'. Nếu chọn "bình thanh" để ghi "dấu ấn thi pháp", tôi nghĩ, đỉnh điểm cao nhất của "nghệ thuật" này chỉ giới hạn ở 1 hoặc 2 câu là tối đa - bởi nếu tiếp tục "bình" tới chữ cuối cùng của câu thứ 3, e rằng thơ sẽ không còn là thơ!
Luận một cách đơn giản: yếu tố nào đã tạo nên thi và ca - phải chăng là nghệ thuật phối hợp của thanh và điệu? Nhìn quanh, trong phạm trù thi pháp của cả Đông và Tây, từ Lục Bát của người Việt, tới Đường Luật của người Hoa, tới Sonnet của người Ý, người Anh... không phải ngẫu nhiên mà trở thành bất tử - nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng, trầm bổng giữa các thanh bằng , thanh trắc!
Kết luận: ...
XóaXin chào Công Tử Rừng Phong!
Chúng tôi thật vui khi CTRP ghé thăm và nhiệt tình ghi cảm nhận. Không rõ CTRP có quan hệ gì với CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG Hoàng Hải Thuỷ ( hiện đang ở Rừng Phong - Hoa Kỳ) hay không nhỉ!
* Xin ghi nhận ý kiến của CTRP, đồng thời cũng trả lời một số điểm mà CTRP đã nêu:
- Nhất trí với ý kiến của CTRP : " ...luân chuyển từ trắc sang bằng, hoặc từ bằng sang trắc - tuỳ theo cấu trúc thi pháp của bàithơ. "
* Trong thể thơ lục bát thì các tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6 , thứ 8 trong câu thơ, thông thường người ta dùng các thanh như sau : B, T, B, B. Các tiếng thứ 1, thứ 3 , thứ 5, thứ 7 thì chúng ta có thể tuỳ nghi dùng bằng hay trắc ( chắc CTRP đã từng làm thơ lục bát nhỉ!). Tuy nhiên trong thể thơ "lục bát biến thể" thì không những chỉ tiếng thứ 4, mà ngay cả tiếng thứ 2, tiếng thứ 6 cũng không tuân theo luật hài thanh như trên và biến đổi cả cách gieo vần. Xin nêu ra môt vài trường hợp:
I- Biến thể loại 1 : Biến đổi cấu trúc bằng trắc
1. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi chữ thứ 2 thành thanh trắc :
b B t T b B (vần)
b T t T b B (vần) t B
Ví dụ :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Ca dao)
2. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi chữ thứ 2 thành thanh trắc :
b T t T b B (vần)
b T t T b B (vần) t B
Ví dụ :
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con
(Ca dao)
II- Biến thể loại 2 : Biến đổi cách ngắt nhịp
- Câu Bát giữ nguyên, câu Lục biến đổi chữ thứ 2 thành trắc và ngắt nhịp ở chữ thứ 3 :
b T t | T b B (vần)
b B t T b B (vần) t B
Ví dụ :
Mai cốt cách | tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Ðồ tế nhuyễn | của riêng tây
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
III- Biến thể loại 3 : Biến đổi cách gieo vần
* Gieo vần ở chữ thứ 4 - nghĩa là chữ thứ 4 của câu Bát vần với chữ cuối của câu Lục.
1. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi cấu trúc bằng trắc :
b B t T b B (vần)
t T b B (vần) t T b B
Ví dụ :
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
(Ca dao)
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em
(Ca dao)
2. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi cấu trúc bằng trắc :
b T t T b B (vần)
t T b B (vần) t T b B
Ví dụ :
Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha
(Ca dao)
XóaDo nội dung trả lời còm khá dài, tôi xin chuyển xuống phần bên dưới nhé:
* Theo tui được biết, 'nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh' là quy định tiết tấu, phối hợp thanh điệu, của thơ Đường Luật. Nếu gán cái quy định ấy vào thơ lục bát - để giải thích cái lý do tại sao chữ thứ tư trong mỗi câu lục, và bát, đều phải mang thanh trắc - thì quả là... "lấy râu ông nọ, cắm cằm bà kia"! ( lời CTRP)
* Mời CTRP và các bạn cùng đọc trích đoạn này trong trang LỤC BÁT http://lucbat-vn.blogspot.com/2013/03/tho-am-van-ieu-va-luat-viwikipedia_7581.html nhé:
( PHẦN TRÍCH ĐOẠN - COPPY NGUYÊN VĂN)
Luật
Luật làm thơ (rule) : Vần bằng được ký hiệu bằng B, vần trắc được ký hiệu bằng T, vần không theo luật để trống.
Thơ lục bát
B B T T B B
B B T T B B T B
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Biệt lệ
Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh". Những ô để trống là những ô không theo luật.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Phá Luật
Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế. Chẳng hạn hai câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ "cốt" là một chữ thuộc vần trắc, song lại nằm ở vị trí của vần bằng:
"Mai cốt cách, tuyết tinh thần"
(Truyện Kiều)
Trang LỤC BÁT này còn có nhiều nội dung khác nữa như ÂM, VẦN, ĐIỆU,..LỤC BÁT BIẾN THỂ các bạn có thể theo đường link đã nêu để xem thêm .
Ngoài ra, mời CTRP và các bạn xem thêm những đường link khác bàn về thơ lục bát như:
1/
http://lucbat-vn.blogspot.com/2013/03/the-tho-luc-bat-ngo-toan-thang.html
2/
http://lucbat-vn.blogspot.com/2013/03/oi-ieu-ve-tho-luc-bat.html
3/
http://lucbat-vn.blogspot.com/2013/03/oi-ieu-ve-tho-luc-bat_25.html
4/
http://lucbat-vn.blogspot.com/2013/03/thu-tim-hieu-tho-luc-bat-viet-nam-sonlu.html
6/
http://en.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A5c_b%C3%A1t
18:32 Ngày 24 tháng 6 năm 2013
Xóa*" Sau cùng, 'dạng thơ bình thanh'. Nếu chọn "bình thanh" để ghi "dấu ấn thi pháp", tôi nghĩ, đỉnh điểm cao nhất của "nghệ thuật" này chỉ giới hạn ở 1 hoặc 2 câu là tối đa - bởi nếu tiếp tục "bình" tới chữ cuối cùng của câu thứ 3, e rằng thơ sẽ không còn là thơ!....
.......................................................
Nhìn quanh, trong phạm trù thi pháp của cả Đông và Tây, từ Lục Bát của người Việt, tới Đường Luật của người Hoa, tới Sonnet của người Ý, người Anh... không phải ngẫu nhiên mà trở thành bất tử - nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng, trầm bổng giữa các thanh bằng , thanh trắc!" (lời CTRP)
* Nhất trí với ý kiến trên :
Tiếng Việt gồm 6 thanh ( ghi bằng 5 dấu : sắc , huyền, hỏi, ngã, nặng, ...), sử dụng hài hoà 6 thanh bằng trắc, thì nhạc điệu phong phú, đa dạng hơn khi chỉ sử dụng riêng thanh bằng ( chỉ có 2 thanh). Thơ bình thanh chắc chắn đơn điệu hơn các thể thơ sử dụng cà 6 thanh trong tiếng Việt.
Tuy nhiên, ngoại lệ vẫn có bài thơ bình thanh toàn bài, vẫn được nhiều người ái mộ và học thuộc lòng như bài TÌ BÀ của Bích Khê ( được nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Khúc Dương phổ nhạc)
Qua vài điểm trao đổi, mong CTRP bỏ quá cho những gì không hợp ý nhé! Chúc vui!
Cảm ơn anh Phu Đoan. Lang thang mạng web bấy lâu, đây là lần đầu tiên CTRP có hứng thú tranh luận nghiêm túc về một đề tài liên quan tới văn chương học thuật. Cũng như anh và bao người khác, CTRP luôn luôn tranh luận với tinh thần xây dựng, tôn trọng, và bình đẳng.
XóaTrong phần tranh luận này, CTRP xin đóng khung giới hạn 2 vấn đề:
- Cấu trúc của thi pháp thơ Lục Bát.
- Nhận xét về 'Dạng Thơ Bình Thanh' của tác giả La Thuỵ.
Để mở đầu, CTRP xin nhắc lại sự khác biệt giữa THANH và VẦN.
Nói về VẦN, tiếng Việt xử dụng chính xác 161 vần. Nói về THANH, tiếng Việt có 6 dấu phụ: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, và không dấu), được phân theo 2 nhóm: TRẮC và BẰNG. (Xin miễn bàn về phần cung bậc: trầm, phù hoặc bình, thượng, khứ, nhập).
Xin nói thêm rằng trong thơ Đường Luật, bên cạnh cái quy định "nhất tam ngũ... nhị tứ lục...", còn nêu rõ một cái luật "bất thành văn" rằng: bài thơ có thể thất niêm, chứ không thể lạc vận.
"Niêm" tức là nói về THANH, hoặc trắc hoặc bằng. "Vận" tức là vần. Dù ở thể Ngũ Ngôn hay Thất Ngôn, bài thơ có thể bị "thất niêm" (dùng trắc thay vì bằng, hoặc ngược lại, ở những chữ thứ 2, 4, hoặc chữ thứ 6 trong thể Thất Ngôn), nhưng không thể "lạc vận" ở chữ cuối của những câu đã quy định trong mỗi cặp: Tản, Thực, Luận, và Kết. Ấy là nói về thi pháp của thơ Đường Luật.
Thơ Lục Bát của người Việt ta thì sao? Xin thưa rằng: cũng y chang như rứa! Lục Bát cũng có thể "thất niêm" chứ không thể "lạc vận"! Tuỳ theo nghệ thuật vận dụng thi pháp trong bài thơ, dù chữ thứ 4 không theo thanh Trắc, và dù số chữ trong mỗi câu có vượt quá khổ 6/8, nhưng nếu giữ được vần theo quy tắc đã định, cộng với một tiết tấu hài hoà, nhịp điệu vững chãi, thì bài thơ, khi đọc lên, vẫn nghe êm tai như thường - bất luận nội dung nói cái gì (ví dụ như cặp 6/8 "nửa đêm.../ đàn bà..." mà CTRP tui đã đề cập đến trong comment trước).
Nói tóm lại, "thất niêm" của Lục Bát hoàn toàn khác xa với "thất niêm" của Đường Luật - nghĩa là không có liên quan gì tới cái quy tắc "nhất tam ngũ" hoặc "nhị tứ lục" như tác giả La Thuỵ đã lý giải trong bài viết. "Thất niêm" trong Lục Bát chính là sự "biến thể" của nó. Vì vậy, Lục Bát được phân ra làm 2 loại: chính thế và biến thể.
CTRP xin dẫn ra đây hai ví dụ - mỗi ví dụ minh chứng cho một thể của Lục Bát.
Ví dụ thứ nhất - Lục Bát chính thể:
Tò vò / mà NUÔI con NHỆN
Ngày sau nó lớn / nó QUỆN nhau ĐI
Tò vò / ngồi khóc / tỉ TI
Nhện ơi / nhện hỡi / mày ĐI đằng nào
Trong ví dụ này, chữ thứ 4 của câu 6 đầu tiên là thanh Bằng - 'nuôi', cước vận được gieo bằng thanh Trắc - 'nhện', và vẫn tuân thủ chặt chẻ theo quy luật của Lục Bát. Nếu đối chiếu với các thể loại Lục Bát của anh Phu Doan đưa ra, CTRP tui thấy chẳng có loại nào ăn khớp với bài 6/8 trên cả!
(Thậm chí những ví dụ thuộc "biến thể loại 3", do chính anh Phu Doan đưa ra, đã chứng minh câu khẳng định "chữ thứ 4 phải là thanh Trắc" của tác giả La Thuỵ là sai hoàn toàn).
Ví dụ thứ nhì - Lục Bát biến thể:
XóaCông anh / đắp nấm / trồng CHANH
Chẳng được ăn quả / vin CÀNH cho CAM
Xin đừng / ra dạ Bắc NAM
Nhất nhật bất kiến / như TAM thu HỀ
Huống tam thu / như bất kiến HỀ
Đường kia / mối nọ / như CHIA mối SẦU
Chắc về ĐÂU / đã hẳn hơn ĐÂU
Cầu tre vững nhịp / hơn CẦU Thượng GIA
Bắc thang / lên hỏi thử trăng GIÀ
Phải rằng phận gái / hạt mưa SA giữa TRỜI
May ra gặp được giếng KHƠI /
Vừa trong / vừa mát / lại NƠI thanh NHÀN
Chẳng may số phận gian NAN /
Lầm than cũng chịu / phàn NÀN cùng AI
Đã yêu nhau / giá thú bất luận TÀI
CTRP xin đặt ra câu hỏi: Căn cứ vào yếu tố nào, chúng ta nhận ra bài ca dao trên được sáng tác theo thể Lục Bát? Phải chăng nhờ vào cách gieo vần? Chính xác!
Cho dù đã "biến thể" với số lượng chữ trong mỗi câu, nhưng bài ca dao vẫn bám giữ được quy tắc gieo vần căn bản của Lục Bát. Rõ ràng là, tại một vài câu, chữ gieo vần không nằm ở vị trí đã quy định (thậm chí bị lạc vận tại một chỗ nối), thế nhưng cả yêu vận lẫn cước vận đều hiện lên rất rõ ràng - bất luận câu ấy ngắn dài bao nhiêu chữ. Tại sao? Câu trả lời nằm ngay trong nghệ thuật phối hợp thanh điệu và cách ngắt nhịp trong bài ca dao. Ấy là cấu trúc của thi pháp thơ Lục Bát Việt Nam.
Cuối cùng; qua những luận cứ và những ví dụ đã nêu ra, một lần nữa, CTRP tui hoàn toàn bác bỏ việc vô cớ áp dụng quy tắc "nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh vào thể thơ Lục Bát - như tác giả La Thuỵ đã trình bày trong bài viết trên.
Thể thơ Lục Bát vốn xuất thân từ dân dã, xin chớ mang nó vào chốn "cung đình" với những quy tắc cứng ngắt mà các thi nhân thời Đường đã loại bỏ cách đây hơn ngàn năm!
Tính viết thêm vài dòng nhận xét về "đạng thơ bình thanh" nhưng ngại câu "lời thật mất lòng nhau" nên thôi. Mong anh Phu Đoan thông cảm :)
Xóa1/
* Thật vui khi được CTRP quay lại bàn luận. Nên chăng, chúng ta bàn luận với nhau không cốt tranh thắng mà cốt để cầu tiến và mở mang thêm kiến thức, chắc CTRP đồng ý chứ!
Tôi xin tóm tắt ý đã nói trong phần recom trước:
- Quy ước " nhất, tam, ngũ, bất luận", " nhị, tứ, lục phân minh" vẫn có trong thể thơ lục bát truyền thống ( lục bát chính thể - như cách gọi của CTRP), không hẳn là quy ước riêng của luật thơ Đường Luật, như phần trích đoạn của trang LỤC BÁT (http://lucbat-vn.blogspot.com/2013/03/tho-am-van-ieu-va-luat-viwikipedia_7581.html ) và các đường links mà tôi đã dẫn.
- Tác giả La Thuỵ khi nói: "Theo đúng quy định " nhị ,tứ , lục phân minh", thì tiếng thứ tư trong luật hài thanh thông thường của thơ lục bát truyền thống, bắt buộc phải mang thanh trắc." là nói về thơ lục bát chính thể.
Thơ lục bát chính thể được nhiều người làm theo luật hài thanh :
b B t T b B
b B t T b B t B
Như vậy, đa số tiếng trong câu thơ lục bát chính thể đều mang thanh bằng, xét các tiếng chẵn 2 ; 4 ; 6 ; chỉ duy tiếng thứ 4 là mang thanh trắc. Khi làm bài thơ lục bát bình thanh, tác giả La Thuỵ không theo lục bát chính thể mà đã phá thể.
- Vẫn có bài thơ bình bình thanh toàn bài hay như bài thơ TỲ BÀ của Bích Khê
* Qua phần còm mới của CTRP, xin nhất trí với các ý:
- "Thể thơ Lục Bát vốn xuất thân từ dân dã, xin chớ mang nó vào chốn "cung đình" với những quy tắc cứng ngắt mà các thi nhân thời Đường đã loại bỏ cách đây hơn ngàn năm!"(Lời CTRP)
-Cho dù đã "biến thể" với số lượng chữ trong mỗi câu, nhưng bài ca dao vẫn bám giữ được quy tắc gieo vần căn bản của Lục Bát. Rõ ràng là, tại một vài câu, chữ gieo vần không nằm ở vị trí đã quy định (thậm chí bị lạc vận tại một chỗ nối), thế nhưng cả yêu vận lẫn cước vận đều hiện lên rất rõ ràng - bất luận câu ấy ngắn dài bao nhiêu chữ. Tại sao? Câu trả lời nằm ngay trong nghệ thuật phối hợp thanh điệu và cách ngắt nhịp trong bài ca dao. Ấy là cấu trúc của thi pháp thơ Lục Bát Việt Nam. (lời CTRP)
2/
Xóa*Bên cạnh đó , xin trao đổi thêm vài ý cho sáng tỏ :
THEO Ý CTRP:
"Ví dụ thứ nhất - Lục Bát chính thể:
Tò vò / mà NUÔI con NHỆN
Ngày sau nó lớn / nó QUỆN nhau ĐI
Tò vò / ngồi khóc / tỉ TI
Nhện ơi / nhện hỡi / mày ĐI đằng nào
Trong ví dụ này, chữ thứ 4 của câu 6 đầu tiên là thanh Bằng - 'nuôi', cước vận được gieo bằng thanh Trắc - 'nhện', và vẫn tuân thủ chặt chẻ theo quy luật của Lục Bát. Nếu đối chiếu với các thể loại Lục Bát của anh Phu Doan đưa ra, CTRP tui thấy chẳng có loại nào ăn khớp với bài 6/8 trên cả! " (Lời CTRP)
* CTRP cho bài này là LỤC BÁT CHÍNH THỂ , nhưng người khác thì cho đó là LỤC BÁT BIẾN THỂ. Ngay đường link thứ 4 ( http://lucbat-vn.blogspot.com/2013/03/thu-tim-hieu-tho-luc-bat-viet-nam-sonlu.html ), mà tôi đã nêu trên có SẴN bài ca dao mà CTRP trích dẫn, (có lẽ do CTRP đọc chưa kỹ nên không tìm thấy). Đường link thứ tư này là bài viết
"Thử tìm hiểu thơ Lục Bát Việt Nam - sonlu"
(http://lucbat-vn.blogspot.com/2013/03/thu-tim-hieu-tho-luc-bat-viet-nam-sonlu.html)
PHẦN COPPY TRÍCH ĐOẠN CỦA BÀI VIẾT:
* LỤC BÁT TRẮC VẬN
Từ lâu, thơ Lục bát hầu như tất cả đều là vần bằng.
Tuy vậy, vẫn có thể tìm thấy những thí dụ về "Lục bát trắc vận" trong kho tàng ca dao Việt Nam, đặc biệt là ca dao phương Nam. Mới nghe qua thấy có vẻ kỳ kỳ, nhưng có lẽ là Lục bát vần Trắc thật :
*Thí dụ 1 :
Tò vò mà nuôi con NHỆN
Ngày sau nó lớn nó QUẾN nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhận hỡi nhện đi đàng nào?
(Ca dao)
*Thí dụ 2: Thơ dân gian
Môi xẻ, mũi lân, mắt LỘ
Khắp xứ này không ai NGỘ bằng em
"Lục bát More" Trắc vận :
Môi thò lõ, lỗ mũi lân, con mắt LỘ
Khắp xứ này không ai NGỘ bằng em
"Lục bát More", Ngắt câu, Trắc vận :
Môi thò lõ
Lỗ mũi lân
Con mắt LỘ
Khắp xứ này, không ai NGỘ bằng em
*Thí dụ 3 : Thơ dân gian
-Lục bát chính thể:
Mũi xúc xích, miệng chèm BÈM
Làng trên xóm dưới ai THÈM cưới cô !
-Lục bát Trắc vận:
Miệng chèm bèm, mũi xúc XÍCH
Có thằng khùng nó rục RỊCH cưới cô !!!
Lục bát trắc vận trong ca dao chỉ là "của hiếm", và thường dùng để đùa bỡn thôi, nhưng dù sao vẫn tồn tại thể loại này trong thi ca, đặc biệt là thi ca truyền khẩu Nam bộ. Có người cho rằng không có cái gọi là “Lục bát trắc vận”, đó chỉ là một biến thái thêm bớt chữ của thể “Song thất” mà thôi.
Thí dụ:
Miệng chèm bèm, mũi như xúc XÍCH
Có thằng khùng nó rục RỊCH cưới cô
Con nước lớn mênh mông có hồi con nước rặt
Phận anh nghèo như c... nứng nửa con
(Ca dao Nam kì)"
Xóa3/
* CTRP đề cập đến NIÊM và THẤT NIÊM trong thơ lục bát
* Trước tiên xin nói về khái niệm NIÊM : (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật).
Trong thơ Đường luật thì số câu hạn chế . Bát cú có 8 câu, tứ tuyệt chỉ có 4 câu nên có quy định chặt chẽ cho từng cặp câu thơ niêm với nhau
Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:
câu 1 niêm với câu 8
câu 2 niêm với câu 3
câu 4 niêm với câu 5
câu 6 niêm với câu 7
Chẳng hạn với luật vần bằng:
- B - T - B B
- T - B - T B
- T - B - T T
- B - T - B B
- B - T - B T
- T - B - T B
- T - B - T T
- B - T - B B
Khác với thơ Đường luật, trong thơ lục bát chính thể từng cặp câu lục bát niêm với nhau theo luật hài thanh:
b B t T b B
b B t T b B t B
Thơ lục bát không hạn định số câu, cứ xoay vòng hết câu lục (6 tiếng) nối tiếp câu bát (8 tiếng)..., đây cũng là hình thức rõ ràng nhất để mọi người gọi tên THƠ LỤC BÁT
Vài dòng trao đổi, chúc CTRP vui nhé!
Kính anh Đoàn Phú / La Thuỵ
XóaĐọc phần "phản biện" lần này của anh, CTRP tui rất bất ngờ - khi nghe anh đề cập tới "thắng / bại".
Đúng ra, CTRP không còn hứng thú để tiếp tục, nhưng vì vừa tình cờ nhận ra anh chính là La Thuỵ - tác giả của bài viết mà CTRP vừa bài bác, và cũng là một nhà giáo - nên CTRP cố viết thêm mấy dòng cuối cùng này.
Trước hết; mong anh đọc lại một đoạn mà CTRP đã viết trong comment trước:
"Nói tóm lại, "thất niêm" của Lục Bát hoàn toàn khác xa với "thất niêm" của Đường Luật - nghĩa là không có liên quan gì tới cái quy tắc "nhất tam ngũ" hoặc "nhị tứ lục" như tác giả La Thuỵ đã lý giải trong bài viết. "Thất niêm" trong Lục Bát chính là sự "biến thể" của nó. Vì vậy, Lục Bát được phân ra làm 2 loại: chính thế và biến thể."
Sau khi hiểu rõ đoạn văn trên, thiết nghĩ, không cần thiết phải bàn sâu về niêm luật của thơ Đường Luật - bởi vì nó không liên quan tới thể thơ Lục Bát mà chúng ta đang bàn. Anh đồng ý chứ?
Đồng thời, CTRP cũng đã viết rằng: "Thất niêm" trong Lục Bát chính là sự "biến thể" của nó. Vì vậy, Lục Bát được phân ra làm 2 loại: chính thế và biến thể." (xin dịch rõ: nghĩa là ngoài phép gieo vần, thể thơ Lục Bát chẳng có niêm luật gì để "thất" cả!)
Vậy, thế nào là "lục bát chính thể" và thế nào là "lục bát biến thể"? Hình như 2 cái định nghĩa này là mấu chốt của vấn đề (?)
Lục nghĩa là sáu, bát nghĩa là tám. Lục bát là tên gọi của một thể thơ gồm 2 câu đi liền nhau theo từng cặp - câu trên có 6 chữ (gọi là câu lục), câu dưới có 8 chữ (gọi là câu bát). Về cách gieo vần, chữ thứ 6 của câu bát phải vần với chữ cuối của câu lục ở trên; và chữ cuối của câu bát phải vần với chữ cuối của câu lục kế tiếp (chấm hết).
Nếu là một nhà biên soạn sách giáo khoa, CTRP sẽ định nghĩa như thế về thơ Lục Bát - bởi trong định nghĩa ấy, 2 điều kiện "cần và đủ" để tạo nên thơ Lục Bát đã được quy ước rõ ràng: số chữ trong mỗi câu và cách gieo vần đơn giản.
Vốn xuất xứ từ dân dã, nên thơ Lục Bát rất mộc mạc, bình dân, và đơn giản - đơn giản tới mức bất kỳ một người dân Việt Nam nào cũng có thể ứng khẩu, thốt lên một câu lục bát mà không cần phải qua một trường lớp đào tạo nào.
Chính vì từ dân dã mà ra, nên thơ Lục Bát rất phong phú và đa dạng. Người dân cứ tuỳ vào cảm hứng mà ngắt nhịp, gieo vần và kéo dài hoặc rút ngắn câu chữ mà tiết tấu thanh điệu vẫn nhịp nhàng , êm tai.
Những sáng tác tuỳ hứng ấy, ta gọi là "lục bát biến thể" - bởi tuy số chữ không phải là "lục", hoặc "bát", nhưng tiết tấu của chúng vẫn là tiết tấu của Lục Bát.
Nếu bỏ công mò mẫm, lượm lặt tất cả những câu Lục Bát trong kho tàng ca dao của Việt Nam, để phân loại và đặt tên - nào là "biến thể loại a", "biến thể loại b", "biến thể loại c", v.v... có khác nào làm chuyện... vá trời!
Xin nhớ cho rằng: Đường Luật là một thể thơ hàn lâm - với niệm luật nghiêm ngặt. Sáng tác một bài Đường Luật theo đúng cấu trúc thi pháp của nó, không phải là chuyện ai ai cũng làm được. Ngược lại; một nông dân Việt Nam, chân lấm tay bùn, dù suốt đời chưa hề thông qua một trường lớp nào, chưa hề thấy con chữ vuông tròn ra sao, cũng chưa hề nghe qua thế nào là thanh bằng, thanh trắc, nhưng khi cao hứng, cũng có thể ngẫng đầu ngâm nga một vài câu Lục Bát.
Chuyện sẽ trở thành lố bịch nếu ta cố tình mang cái "râu hàn lâm" của Đường Luật bên Tàu, cắm vào cái "cằm bình dân" của Lục Bát Viết Nam!
Lời cuối: CTRP tin rằng, với cương vị một thầy giáo, chắc chắn anh luôn khuyên học trò phải luôn suy ngẫm và gạn lọc cái đúng cái sai khi đọc sách. Và nếu phải tranh luận, thì mục đích tranh luận là làm sáng tỏ vấn đề - không phải để tranh giành phần thắng. CTRP thành thật xin lỗi vì đã bất đắc dĩ đụng chạm tới bài viết của tác giả La Thuỵ. Xin dừng tạì đây. Chúc sức khoẻ. :-h
XóaThật là vui khi CTRP ghé thăm và đưa ra một kết luận có lý, có tình. Bản thân tôi nhất trí cao. Hy vọng chúng ta sẽ còn có dịp trao đổi thêm nhiều vấn đề khác, trên tinh thần "mục đích tranh luận là làm sáng tỏ vấn đề - không phải để tranh giành phần thắng" như lời CTRP đã trao đổi.
Chúng ta khép lại nội dung tranh luận ở đây thôi. Có một sự việc khá lý thú về một bài ca dao lạc vận nhưng lại được nhà văn Doãn Quốc Sỹ khen không ngớt lời. Xin đưa ra để CTRP và các bạn đọc chia sẻ.
- Ca dao Việt Nam có một bài thật hay nhưng lại bị lạc vận ở 2 câu, đó là bài ĐÊM BUỒN, còn có tên khác là ĐÊM QUA RA ĐỨNG BỜ AO :
ĐÊM BUỒN
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy, hãy còn trơ trơ.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã có một bài bình về bài ca dao này, trong đó có đề cập đến sự lạc vận, và lại bình khá lý thú về sự lạc vận đó, rất tiếc tôi không thuộc nguyên văn, nên chỉ nêu lên ý đại khái :
"Khung cảnh khởi đầu bài ca dao không phải chốn kinh kỳ gió bụi mà là khung cảnh yên tĩnh trên bờ ao một làng Lạc Việt. Có được bối cảnh yên tĩnh nơi thôn dã đó, tâm hồn mới trầm tĩnh mở rộng để suy tư cùng vạn vật. Có suy tư cùng vạn vật mới có thể nhìn vạn vật bằng tâm tưởng. Thật vậy chỉ nhìn bằng tâm tưởng mới có thể vào lúc đó "thấy" được "Trông cá cá lặn trông sao sao mờ". Cũng như chỉ nhìn bằng tâm tưởng mới có thể thấy vào lúc đó "con nhện ngừng giăng tơ"...
"... nỗi niềm của con người thoạt khởi đầu thương mình rồi thương lây cả vũ trụ trần hoàn, một tình thương sao mà thấm thía! Rồi cả người thương với tình thương đó cùng với vũ trụ sao mờ kia hòa làm một, không phân biệt đâu là chủ đâu là khách nữa... nỗi buồn đó tác giả đã kéo lê thê đêm này qua đêm khác". ....
" Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
"Mờ và hà lạc vận, phải chăng ánh sáng khi gặp nước đã khúc xạ, ....."
(Nét Sầu Và Niềm Tin Trong Thi Ca Việt Nam).
(Tôi không nhỡ rõ lắm nên đành phải bỏ lửng ở đây).
* Có dịp bàn luận, trao đổi với CTRP thật là thú vị! Chúc CTRP vui thật nhiều nhé!
Cảm ơn anh Phu Doan đã giới thiệu bài ca dao. Không biết nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã bình thế nào về bài ca dao này. Nhờ anh cho cái link, nếu tìm được. Xét theo đại ý lời bình, như anh đã nói, thì nhà văn DQS đã quá cưỡng cầu!
XóaRiêng CTRP, khi đọc bài ca dao này, cảm nhận đầu tiên là bài ca dao này thuộc loại ca dao "tiếp nối" - vì có it nhất là 4 tác giả. (CTRP đã phân ra 4 đoạn dưới đây)
Xét theo bố cục và nội dung, 2 đoạn #3 và #4 là dư thừa - vì chúng lập lại cái tứ của đoạn #1 và đoạn #2. Thậm chí lập lại cả cú pháp!
Bốn câu đầu, đoạn #1 và #2, nếu đọc thoáng qua, tưởng chừng nó là một bài ca dao hoàn chỉnh, nhưng nếu đọc kỹ, ta thấy có một sự chấp nối lệch lạc - bởi 2 bối cảnh khác nhau: đêm và ngày! Ban đêm đứng cạnh bờ ao thì làm sao mà thấy nhện giăng tơ?! Nói "nhìn bằng tâm tưởng" như DQS thì hơi... nguỵ biện!
Ca dao là tinh tuý dân gian, đã qua thử thách và gạn lọc. Nếu cho rằng cả 10 câu này là 1 bài ca dao nguyên tác thì... nên xét lại!
Riêng đoạn #4. Thiết nghĩ, đoạn này là một sáng tác riêng lẻ - không liên quan tới 3 đoạn trên. Vì là chắp vá nên mới bị lạc vận.
p.s: CTRP đang thu xếp thời gian, viết một entry, bác bỏ sự hiện diện của quy luật Trắc Bằng trong thơ Lục Bát. Hy vọng sẽ được nghe nhiều phản biện :)
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.[#1]
----------------
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? [#2]
-----------------
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ? [#3]
------------------
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy, hãy còn trơ trơ [#4]
XóaTheo đề nghị của CTRP, xin gửi đến một trong những đường links :
http://www.vandan-dongtam.org/index.php/sach-k-nim/sach-k-nim-v-nha-vn-doan-quc-s/phn-1?start=20
Chúc ngủ ngon!
Qua nhà thầy đọc thơ nghe nhạc rồi quên lối về luôn rồi thầy ơi!
Trả lờiXóa
XóaRất vui khi Phượng Tím ghé thăm và mải mê nghe ... nhạc nhé! Chúc vui! :-h
Tự trong thi ca đã có nhạc, nó ngân nga thành tiếng. Thơ hay tự nhiên sẽ có điều đó xảy ra. Cứ ôm mấy cái niêm luật kia thì suốt đời chỉ làm nô lệ cho nó. Nếu quan niệm "văn chương là thú vui tao nhã" thì cứ để nó tự hoan ca, tự người hoan thưởng...Nặng nề quá thành ra khiên cưỡng, hời hợt quá thành sự rỗng tuếch...Đó cũng là qui luât tự nhiên vì sao có thơ hay, thơ dở...Cứ đi tới đi lui mà chẳng viết được cái gì ra hồn cả thì chính từ cố chấp mà ra thôi.
Trả lờiXóa
XóaRất vui khi bạn lanh dien ghé thăm và ghi cảm nhận. Hoàn toàn nhất trí với bạn, thơ văn phải thanh thoát mới thăng hoa được.
Tuy nhiên để đạt được mức "nghệ thuật", trước tiên phải cần nắm "kỹ thuật". Ban đầu, học cần phải nhớ để vận dụng, vận dụng nhuần nhuyễn rồi, dần dần mới tiến tới mức quên đi những chiêu thức máy móc thuở nhập môn, để "tuỳ tâm sử dụng, thu phát tự nhiên" như Trương Vô Kỵ học Thái Cực Kiếm của Trương Tam Phong, Lệnh Hồ Xung học Độc Cô Cửu Kiếm của Phong Thanh Dương vậy. Mình lan man bàn qua kiếm hiệp Kim Dung một chút nhé. Không chỉ kiếm thuật, võ học mà văn học, học thuật,... có lẽ đều như thế phải không bạn nhỉ! Chúc vui!
Cái mà Trương Tam Phong hay Lệnh Hồ Xung đang sở hữu nó không thuộc về kiếm thuật thông thường nữa rồi...Nó là "Kiếm Đạo". Tự bản thân họ chỉ cần một nhành cây ngọn cỏ cũng biến thành kiếm, "nhân kiếm hợp nhất" xuất bất kỳ ý. Đỉnh cao của kiếm thuật trong Kim Dung chính là vô chiêu thắng hữu chiêu, là quên hết những gì trước đây đã học được...Nó trái ngược lại tất cả quy luật thông thường mà bác không nhận thấy sao?
XóaVăn học nghệ thuật cũng thế, mà điển hình là thơ ca. Người "thợ" làm thơ đời nào cũng nhiều, chỗ nào cũng thấy, niêm luật vững vàng. Nhưng để có một bài thơ để đời, một câu thơ bất hủ là chuyện hái sao trên trời, không thể dễ dàng mà có được. Đó là Lãnh tôi nói chung chung vậy, vì thực chất thơ ca là một loại hình nghệ thuật mang nặng tính diễn đạt và cảm thụ cá nhân. Một bài thơ có thể đồng cảm với người này nhưng vô cảm với người khác là chuyện bình thường. Mối tương quan giữa thi nhân và tha nhân chỉ trong chừng mực nhất định nào đó. Vì thế có người làm được câu thơ thì thấy thống khoái, có người đọc được bài thơ mà thấy phiêu dật. Đó cũng có thể là duyên đưa đẩy họ xích lại gần nhau. Nhưng có người đọc xong thấy bất bình cũng chẳng hề là chuyện lạ...Muôn đời của thi ca là sự tìm tòi và lý giải, dẫu đúng, dẫu sai cũng bắt đầu từ hình thức đó.
Trong một tâm thức nào đó, người được cho là "thi sĩ" có thể bay bổng cảm xúc của mình. Những lúc như thế tôi tin chẳng có niêm luật nào cản nổi. Tự động nó dàn xếp, tự nhiên nó mạch lạc...bởi vì lúc đó thơ ca nó giống như có từ trong máu thịt, cứ thế tuôn tràn thành dòng. Nếu o bế, gò hàn hay còn gọi là "xếp các con chữ lại thành một vần điệu ngay ngắn" thì cũng chỉ là anh thợ làm thơ trong những anh thợ làm thơ, cũng đi tới đi lui ngược xuôi mù mịt.
Lãnh tôi không có khái niệm tranh cãi cùng bác, nói cho cùng nó cũng là vậy. Có thể đúng với người này nhưng chưa hẳn đúng với người kia. Tất cả âu cũng là từ quan niệm về thi ca của mỗi cá nhân, có người "đạp đổ và xóa bỏ những lề lối" có người thích "trùng tu và kiến tạo"...vân...vân...rất nhiều nhiều hình thức khác nhau. Chung qui đều muốn làm đẹp. Đẹp là nghệ thuật mà nghệ thuật thì phải có tranh luận...là thế thôi.
XóaCó lẽ bác lanh dien và tôi đều cùng cái nhìn giống như nhau về võ đạo, kiếm đạo, văn học nghệ thuật ... chỉ duy khác cách diễn đạt thôi.
- Đọc CÔ GÁI ĐỒ LONG (Ỷ Thiên Đồ Long Ký) của Kim Dung, khi xem đoạn Trương Vô Kỵ học Thái Cực Kiếm, tôi vô cùng sảng khoái với lời đối đáp của các nhân vật:
"Trương Tam Phong hỏi:
- Hài nhi, con có nhìn ra không?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Con nhìn ra rồi.
Trương Tam Phong hỏi tiếp:
- Có nhớ được chăng?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Đã quên gần một nửa rồi.
Trương Tam Phong nói:
- Hay lắm, cũng thật khó cho con. Con tự mình suy nghĩ thêm đi.
Trương Vô Kỵ cúi đầu trầm tư, một lúc sau, Trương Tam Phong hỏi lại:
- Bây giờ ra sao?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Đã quên mất quá nửa rồi.
Chu Điên thất thanh kêu lên:
- Ôi chao, càng lúc càng quên nhiều hơn. Trương chân nhân, lộ kiếm pháp này thâm áo quá, xem một lần làm sao nhớ được? Xin ngài diễn thêm một lần nữa cho giáo chủ chúng tôi xem lại.
Trương Tam Phong mỉm cười:
- Được, để ta biểu diễn lại một lần nữa.
Ông cầm kiếm ra chiêu, diễn lại lần thứ hai. Mọi người mới coi vài chiêu, trong bụng ai cũng lạ lùng, lần này không chiêu nào giống lần trước. Chu Điên kêu lên:
- Ôi chao, ôi chao, thế này thì càng làm cho người ta thêm rối trí.
Trương Tam Phong vạch kiếm thành vòng tròn, hỏi:
- Hài nhi, thấy thế nào?
Trương Vô Kỵ đáp:
- Còn ba chiêu chưa quên được.
Trương Tam Phong gật đầu, quay về chỗ ngồi. Trương Vô Kỵ đi chầm chậm vòng quanh trong điện, trầm tư hồi lâu, lại đi thêm nửa vòng nữa, ngửng đầu lên, mặt rạng rỡ, kêu lên:
- Con đã quên hết rồi, quên không còn chút nào nữa rồi."
Vô Kỵ vốn là tay võ học đại hành gia nên không cần ghi nhớ chiêu thức, chỉ nhìn kỹ những yếu chỉ "thần tại kiếm tiên, miên miên bất tuyệt" để lĩnh hội tinh tuý pho kiếm. Chu Điên tuy là một cao thủ của Minh Giáo, nhưng tầm mức vẫn còn hạn chế nên không hiểu việc "HỌC ĐỂ QUÊN" của giáo chủ mình.
Chúng ta nếu có tranh luận cũng để xiển dương cái đẹp ( cái đẹp nằm trong phạm trù CHÂN , THIỆN , MỸ mà). Điều tôi muốn nói là, để đạt tới múc thượng thừa "HỌC ĐỂ QUÊN" như trường hợp Vô Kỵ đã nêu ở trên, thì ngay ban sơ chúng ta cần "HỌC ĐỂ NHỚ".
Lệnh Hồ Xung khi mới học Độc Cô Cửu Kiếm, cũng phải nắm vững phá kiếm thức, phá đao thức, phá thương thức, ... luyện dần khá nhuần nhuyễn, mới quên đi các chiêu thức ước lệ của "hữu chiêu" tiến đến mức "vô chiêu" thu phát tuỳ tâm, ý niệm phát khởi trong sát na là xuất chiêu ngay theo kiểu "kiếm ý".
Vài dòng lan man lạm bàn. Chúc bác lanh dien vui nhé! Mong sẽ đàm đạo với bác nhiều!
Là khác nhau đó bác PĐ ah.
XóaCái bác muốn nói chính là qui tắc, niêm luật phải vững vàng. Chẳng ai bài bác, hay nói rằng điều đó không đúng cả. Bởi vì nó là nền tảng rồi.
Cái tôi muốn nói là đừng chú ý nó thái quá, cứ khư khư ôm nó thì chỉ khổ lấy mình, chẳng còn hào hứng gì nữa.
Riêng cái bài viết của bác về luật thơ lục bát thì tôi thật sự không thừa nhận là nó đúng hoàn toàn. Gì chứ lục bát mà áp dụng giống như ĐL thì thật sự tôi biết đoán bác đây thích "hoài cổ" rồi :D
XóaVâng có đôi chút khác biệt giữa chúng ta. Bài viết của La Thuỵ chủ yếu nói về DẠNG THƠ BÌNH THANH, ở phần cuối cùng chỉ bàn sơ về thơ lục bát và đề cập tới bài thơ lục bát bình thanh HỒ CẦM - một bài thơ lục bát chẳng những không "khư khư ôm theo luật" mà trái lại còn "biến thể" (nếu không gọi là "phá thể").
Có lẽ bác lanh dien đề cập đến phần bàn luận giữa CTRP với tôi (Phú Đoàn). Vì là phần phản biện nên tôi trích dẫn cụ thể và khá chi tiết về luật thơ lục bát, cốt để nêu rõ vấn đề thôi. Cách nhìn nhận các phản biện đó đúng sai, hay dở thì còn tuỳ theo nhận định của bạn đọc. Chúc bác lanh dien vui nhé!
Chào bạn, lần đầu ghé nhà, nhưng cũng xin khỏi khách sáo, xen lời nói thẳng luôn nhé.
XóaCái tôi muốn nói là đừng chú ý nó thái quá, cứ khư khư ôm nó thì chỉ khổ lấy mình, chẳng còn hào hứng gì nữa.@lanh dien
Tôi ngĩ lanh dien có sự ngộ nhận ở đây. Đọc trọn bài viết, tôi thấy Phu Đoan trình bày luật thơ Luc bát như nó vốn thế, chưa thấy bạn ấy bày tỏ thái độ rằng thì là thơ lục bát phải dứt khoát như thế, khác là ko được.
Mà điều ấy là dĩ nhiên, vì ko ai ngớ ngẩn đến mức bắt cảm xúc phải theo đúng luật đi đường (:d mượn chữ của ông Lê Đạt tí) - cả thơ Đường luật luật tắc chặt chẻ thế, các thi sĩ lớn vẫn phá niêm phá luật, và mọi người vẫn chấp nhận. Điều ấy lại càng sai với người ca ngợi vô chiêu thắng hữu chiêu
Riêng cái bài viết của bác về luật thơ lục bát thì tôi thật sự không thừa nhận là nó đúng hoàn toàn. @lanhdien
Giá bạn LD chỉ ra nó không đúng hoàn toàn chổ nào thì hay quá, nói trống không như thế thì .. dễ quá :))
Gì chứ lục bát mà áp dụng giống như ĐL thì thật sự tôi biết đoán bác đây thích "hoài cổ" rồi @lanhdien
Tôi cố để thời gian đọc lại một lần nữa mà ko thấy Phu Đoan áp dụng ĐL vào LB chổ nào. Bạn lanh dien chỉ giúp được ko ? Để tôi phụ bạn công kích Phú Đoan trận cho vui :d
Chưa rảnh để đọc thêm bài, hi vọng sẽ có thời gian trở lại.
Chúc bạn vui, khỏe
XóaCó được bạn Khung K đồng cảm thì thích thật. Thật ra chúng ta tranh luận để tìm ra chân lý thôi. Bạn lanh dien chỉ nêu lên ý kiến có thể đối nghịch với tôi, chứ có công kích gì đâu. Nói đùa thôi nhé, Lê Tràng Kiều - một diễn giả trong cuộc tranh luận về THƠ MỚI của thập niên 1940 đã nói: " Người công kích ta, chứng tỏ ta sống" (tôi chỉ nhớ đại khái câu nói thôi).
Chúc bạn ngày mới vui nhiều nhé! :-h
Hôm nay mới đọc lại cái này. Thật bất ngờ quá trời và chịu không thấu rồi :))
XóaAnh Khung K gì gì đó ơi! Anh làm ơn đọc lại những gì tôi và bác La Thụy đối đáp với nhau cho nó liền mạch nhé. Tự dưng anh ngắt ra mấy câu của tôi rồi suy luận theo kiểu " vẽ rắn thêm chân" thế thì không ổn rồi.
Nếu như anh không hiểu lời tôi nói thì cũng không sao, hoặc bác La Thụy không hiểu thì cũng thế. Tôi không bận tâm nữa. Nhưng thú thật tôi thấy rất bất ngờ vì cách đọc và bắt bẻ của anh. Anh lại gán cho tôi hai tiếng " ngộ nhận" thật là oanh liệt quá đi. :))
Cảm ơn anh nhé! Tuy mới gặp nhau lần đầu nhưng tôi cũng tạm hiểu được chút ít rồi đó :))
Đa tạ.
Ghé thăm , thấy rất thú vị . Chúc an lành đến với mọi ngày .
Trả lờiXóa
XóaỒ! Vừa lạm bàn đến lãnh vực kiếm hiệp, võ đạo thì chúng tôi hân hạnh được tiếp ngay vị khách quý - võ sư cương nhu karate. Chúc võ sư thân tâm an lạc nhé!
Duy qua thăm A. A giỏi thơ quá.
Trả lờiXóa
XóaSáng sớm, Đinh Duy đã ghé thăm, quý hoá quá! Chúc ngày mới vui nhiều nhé! :-h
Thơ hay thanh trắc , thanh huyền ...
Trả lờiXóaĐồng chung sở thích cùng thuyền ra khơi
Blog là một cuộc dạo chơi
Ảo hay là thực ... vẫn lời yêu thương .
Thăm anh Thaydo - chúc ngày thứ ba thật vui vẻ như ý nhé . :) Quí mến!
XóaKhúc Thuỵ Du ghé thăm, mình vui lắm. chúc chiều an lành nhé! :-h
Hihi...
Trả lờiXóaVào đây, như lạc vào rừng
Mới hay luật trắc luật bằng của thơ
Cám ơn nhiều nhé, chủ nhà.
XóaChỉ phiếm luận cho vui. Luật bằng trắc của thơ xem vậy cũng tốn nhiều giấy bút... Chúc chiều về thân tâm an lạc nhé! :bh
Trước đây VC cũng đã làm hai bài thơ dạng này, Đọc Entry của anh, VC hiểu thêm về dạng thơ rất thú vị này. Những bài thơ anh trích dẫn và cả do anh sáng tác đều rất hay. Cảm ơn anh nhiều nha.
Trả lờiXóaVC chúc anh ngày mới an vui
Rất vui khi có sự đồng cảm và chia sẻ của Vĩ Cầm! Chúc ngày mới an lành nhé! :-h
XóaĐọc và hiểu thêm rất nhiều anh ạ,xem mọi người cùng bình cứ như được vào hội bình thơ ấy ,thú vị thật
Trả lờiXóa
XóaPhiếm luận cho vui thôi mà! Chúc Langletthu HN chiều an lành nhé! :-h
Chào nhà Thơ Phu Doan ! Hoa vàng sang thăm nhà Thơ Phu Đoan đây ! Chúc nhà Thơ Phu Đoan chiều thứ năm thật khỏe mạnh,hạnh phúc và ngập tràn niềm vui nhé nhà Thơ!
Trả lờiXóaVàng Hoa ghé thăm, mình vui lắm! Chúc chiều về thân tâm an lạc nhé! :-h
XóaEm đã đọc rất kĩ bài này, kể cả những lời bình. Anh giữ gìn sức khỏe và tinh thần nhé! Em nói ít, mong anh hiểu nhiều!
Trả lờiXóa
Xóa"Nói ít, hiểu nhiều"! Có người nói: "Kinh vô tự mới là chân kinh"! Cám ơn vô giáo CTT đã quan tâm nhé!
Chúc ngày mới vui thật nhiều!
Kính anh PĐ,
Trả lờiXóaCTRP có viết một bài nhận xét về luật Trắc Bằng của thơ Lục Bát. Mời anh, khi nào có dịp, sang nhà đọc và cho ý kiến. Cảm ơn anh.
XóaVâng, rảnh tôi sẽ ghé thăm CTRP và đọc bài viết. Chúc vui nhé!
tím sang thăm đọc entry và những c/m của mọi người, thật hay và bổ ích về luật thơ nên hỗng dám có ý kiến gì. Chỉ sang thăm chúc Thầy Đồ có nhiều bài viết hay hơn nữa nha!
Trả lờiXóa
XóaNgày mới vui thật nhiều banglanghoatim nhé! :-h
Ngày mơi chuc bac khoè mành!
Trả lờiXóaEntry này cho Ct thêm chút hiểu biết về thơ, cám ơn bác nhiều.
===
Sự phá cách, nói văn hoa tí, là sự biến tấu hợp lí đôi lúc tạo nên nét riêng độc đáo. Thơ mới không gò bó nhiều về khuôn phép nghệ thuật, chủ yếu chú trọng ý tứ, nội dung. Nó được nhiều người hưởng ứng vì dễ làm.
Ct thích nhất (nghe) thơ luật, cũng thích thơ có sự biến tấu hợp lí. Đọc lên, thấy nó hài hoà trôi chảy. Nếu là thơ tự do, thì chỉ nên là "thơ" dịch ý.
Không phê phán, vì mỗi người có cảm nhận riêng, Ct không thích những bài thơ quá tự do dạng "chặt khúc văn xuôi" mà không phải thơ dịch. Thơ dạng "bình thanh" cũng vậy, nghe nó quá gượng ép, nghèn nghẹn như người bệnh thở không ra hơi.
Có lẽ người ta quý thơ bình thanh chỉ vì nó lạ và hiếm. Thơ bình thanh phổ nhạc thì không còn bình thanh nữa vì nhạc sĩ cho phép sai thanh - tất nhiên sai chữ.
Vài dòng cùng bác cảm nhận về vài dạng thơ mới, và cũng chỉ là cảm nhận riêng chứ Ct không đã phá, bác nhé.
XóaRất vui khi Chồi Tre ghé thăm và nêu một ý kiến hay và khá xác đáng! Chúc vui nhé!
Blog của anh phong phú thật! Chắc anh là thầy giáo dạy văn?
Trả lờiXóaChúc anh luôn vui và mạnh khỏe!
XóaChúc ngày mới vui thật nhiều nhé!
Thaydo ơi! Bài viết cũng hay, tranh luận cũng hay nhưng tui đọc hết nổi, chỉ lướt lướt qua cái bằng bằng, trắc trắc ,,,thấy đủ mệt rồi. Tui cũng mần thơ, thứ chi cũng có nhưng ít khi chú ý đến mấy cái qui tắc nhức đầu đó (ngoại trừ thơ Đường) Viết đọc thấy xuôi tai là được, cho nên chẳng bao giờ thành "thi sĩ "! :P
Trả lờiXóa
XóaLàm thơ cốt để cho tứ thơ bay bổng, tâm hồn thanh thoát, câu nệ làm gì vào quy luật cứng nhắc, bác HSV à!
Nhưng tranh luận thì phải rạch ròi, phải "biện chứng" chơ hè! :D
Chúc vui! :bh
Chúc anh vui vẻ!
Trả lờiXóa
XóaChúc bạn chiều an lành nhé!
Cám ơn La Thụy đã gợi mở các thể thơ nhất là bình thanh,chúc vui !
Trả lờiXóaRất vui khi bác Mành ghé thăm và đồng cảm. Mời click chuột vào dòng chữ "BẤM VÀO ĐÂY" bên dưới để xem nhé!
XóaBẤM VÀO ĐÂY
Chúc ngày mới thanh thản!
Theo lời nhạc sĩ Thảo Nguyên thì nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung là ái nữ ông Tôn Thất Đính, cháu danh sĩ Bích Khê. Hiện cô là sáng và chủ biên cho tờ TƯƠNG TRI tại Cali / USA, chuyên nghiên cứu văn học nghệ thuật và đăng tải thơ văn.
Trả lờiXóaCó lẽ ông Tôn Thất Đính - thân phụ nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung trùng tên với ông trung tướng TTĐ chứ không phải là một người.
Xóa