Trang

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2025

NÓI VỚI THỜI GIAN – Đinh Hoa Lư

                                    Thương tặng Bà Xã

               

Trời vào đông ngày ngắn dần. Ánh chiều vội buông khi vạt nắng vàng cố gắng sưởi ấm mấy lùm bach đàn bên vệ đường. Ngày lễ Tạ Ơn xe cộ ít chạy. Mọi người đoàn tu ấm cúng với gia đình. Lò sưởi nhà ai đang nhẹ nhàng tỏa khói. Những làn khói xám mang mùi thơm nồng nàn của nhựa thông bốc lên lơ lững trong không khí lành lanh đầu đông làm ấm lòng khách bộ hành. Người ta liên tưởng đến mùa NOEL đang đến, rất gần.

LA JACARANDA XA XA – Trần Vấn Lệ



              Một mai sau cơn mê, qua cuộc đời bềnh bồng...
                                  (Lời nhạc của Trần Nhật Ngân)
 
Cánh đồng cỏ, bạn thấy:  Đó là một Nghĩa Trang.  Bạn không thấy hoa vàng mà hoa tím.  Đẹp chứ?
 
Đất bằng phẳng, không mộ.  Đừng nghĩ thế mà lầm!  Đây, yên nghỉ ngàn  năm... của nhiều người đã chết!
 
Một người đi mải miết, hoa tím nở trên đầu.  Tím!  Ôi tím, một màu, lòng nào vui cho được?
 
Bao nhiêu người đi trước, hoa tím nở tiễn đưa... "người đi độ trước mình đưa tiễn, đến lượt mình đi... (*) hoa tím bay!
 
Tôi, hết phố, tới đây:  cổng nghĩa trang rộng mở.  Nhớ Phạm Tăng (*), tôi nhớ:  Hai Câu Thơ Nghẹn Ngào:
 
(*) "Người đi độ trước, mình đưa tiễn... Đến lượt mình đi - vắng một người!".  Biết thế ... là khi mình đã chết... còn câu thơ để gió bay hơi?
 
*
Còn chừng tháng nữa, mùa hoa tím.  La Jacaranda buồn.  Xa. Xa.   Xa... Tôi mở giấy, nhìn, trang giấy trắng, mực trào ra, tím,... sẽ phôi pha?
 
Tôi viết gì đây?  Hay chẳng viết?
Viết chi thì cũng chuyện quê nhà!
Chuyện đi, về lại, chia rồi tụ
Non Nước... trong thơ của Tản Đà!
 
Ông Tản Đà đi năm mốt tuổi, đường về Tiên Cảnh hoa nào bay?
 
                                                                                   Trần Vấn Lệ

NHƯ GIỌT SƯƠNG MAI – Thơ Khê Kinh Kha


   
                   

Nhà thơ Khê Kinh Kha



       như giọt sương mai

 
bước trăm năm còn đây trong quạnh quẻ
những mùa trăng đi,
tình thêm lá úa
như con nước xa nguồn, buồn vời vợi
như thu vàng gục chết trong lá cây
hạnh phúc xa vời
 ngoài tầm tay với
có ai biết, trăng cũng gìa theo núi
sông cũng buồn như con nước ra đi
và hoa lá cũng có ngày tàn úa
ai đã đến và đi như mây gió
ai vẫn ngồi bên hiu quạnh nhớ thương
ai mong đợi, ai âm thầm, tuyệt vọng
ai đã mang rượu đắng đổ đầy hồn
ai giết chết thơ tôi trong thê thảm
ai đã chôn ướcvọng vào mong lung
ai đã đốt cụm rừng xưa tuổi mộng
giữa đời người bóng tối rũ mênh mông
 
giữa mưa lạnh, nhìn quanh đời cô quạnh
vắng nụ cười, nước mắt uống đầy tim
này em hởi xin đừng hờn trách mãi
sống một đời,
chen lấn cũng vậy thôi
ta ở thế gian là trời đất định cho
duyên chồng vợ,
là nợ đời vay trả
xin cám ơn em người vợ chung thủy
cả một đời em khổ cực vì ta
cả một đời ta cũng dành cho em cả
bến trọ này rồi mai sẽ ra đi
để lại gì,
những dấu vết mộng mơ
 
thôi gác bỏ những nụ tình nức nở
thôi xếp lại túi phong trần một thuở
bỏ sau lưng những muộn phiền thế sự
và chôn cất những đua đòi trần thế
 
chút phù du thoảng qua như lá bay
đời không bận bịu thế mà hay
tang bồng một nẻo đường mây nước
thế sự xoay vần – ngoài tầm tay
 
mộng trăm năm để lại cho con cháu
theo cánh gío – nhẹ nhàng bước thảnh thơi
theo mây trời lênh đênh dạo sông núi
theo trăng cao đi khắp nẻo đường đời
bước trăm năm nhẹ như giọt sương mai
 
                                       Khê Kinh-Kha

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2025

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM XƯA THƯỜNG ĐẶT TÊN CÓ CHỮ “VĂN” VÀ “THỊ” ? – Bảo Ngọc

Ẩn sau hai chữ quen thuộc là cả một hệ thống tư duy, văn hóa và phân biệt giới tính trong truyền thống đặt tên của người Việt.


Trong rất nhiều gia đình Việt, đặc biệt là thế hệ ông bà, cha mẹ, ta dễ dàng bắt gặp những cái tên như Nguyễn Văn A, Trần Văn B, Lê Thị C, Phạm Thị D…. Hai chữ “Văn”“Thị” quen thuộc đến mức gần như trở thành một quy ước bất thành văn trong cách đặt tên. Nhưng tại sao lại là “Văn” với nam và “Thị” với nữ? Chúng có ý nghĩa gì và từ đâu mà có?
 

VIẾT “BÁNH CHƯƠNG” KHÔNG HỀ SAI CHÍNH TẢ - Hoàng Tuấn Công



Vua tiếng Việt mùa 3 tập 2 (8/3/2024) dẫn ngữ liệu: “đời hồi này như một ghánh phở bánh chương mỡ nguội đóng váng”, và đưa ra câu hỏi “có bao nhiêu lỗi sai chính tả”. Người chơi trả lời “có hai lỗi chính tả”. Chương trình chấp nhận và đưa ra đáp án “hai lỗi sai chính tả” đó là “GHÁNH” và “CHƯƠNG”.  Tuy nhiên Vua tiếng Việt không cho biết cụ thể “hai lỗi sai chính tả” đó phải viết lại thế nào cho đúng.
Lỗi “gánh” viết sai thành “ghánh” thì có lẽ ai cũng biết. Thế còn “chương” thì sao?
 

DUYÊN TÌNH – Thơ Nhã My, nhạc Trần Nhàn, ca sĩ Thái Hòa trình bày

  
             
                                  Nhà thơ Nhã My


      


DUYÊN TÌNH
(Mưỡu đầu)

Ông Tơ sao lại trèo leo
Nõ trao duyên cận lại đèo duyên xa...
Hỏi làm chi xe tơ nguyệt lão
Sợi tơ hồng sao cứ buộc ở xa xăm
Người gần bên chẳng hẹn trăm năm
 Lại chốn lạ mà tìm trao duyên cầm sắt
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
Đã là yêu dẫu có nghìn trùng
Bao trắc trở chi mà ngăn cách được
 Tấm lòng thành vẫn trước sau như một
Nghĩa tào khang trói buộc đã an bày
Duyên tình ai khéo tìm ai...
 
                                                  Nhã My

TRƯA HÈ NGHE TIẾNG RU CON – Đinh Hoa Lư


                       

Chào bạn đọc,
   
Ắt hẳn bạn có thể đoán những cảm nghĩ của tác giả sắp viết ra đây là gì? Người viết muốn kể cho bạn nghe một lời ru hay thanh âm êm đềm trong vùng trời kỷ niệm. Ngày xưa có xóm vắng trưa hè khi quê hương Quảng Trị đang vào hạ. Mùa hạ của nắng nam Lào- nhưng cơn nóng như nung- khiến cả thành phố im phăng phắc dưới bầu trời oi ả. Làn không khí như đứng yên, không gian im lìm cùng trân mình chịu đựng...
 

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2025

ĐẸP HƠN CHUYỆN THẦN TIÊN – Thơ Quách Như Nguyệt


   

 
Chuyện tình mình đẹp hơn cổ tích
Ly kỳ hơn, tình diễm tuyệt sắt son
Như trái táo, cắn vào thật là ngon!
Không hối tiếc ta yêu nhau tha thiết!
 
Chuyện tình mình sôi nổi hơn tiểu thuyết
Có đủ mùi ngọt bùi chát chua cay
Như rượu nhẹ một ly chẳng thể say
Mà ngây ngất ngọt thơm hơn là đắng
 
Chuyện tình mình mơ màng hơn mây trắng
Mây vô tư, mây bay mãi không ngừng
Chuyện tình mình đẹp hơn cả vầng trăng
Vầng trăng sáng đêm rằm ta cùng ngắm
 
Chuyện tình mình hay hơn là thần thoại
Anh yêu em, yêu bất chấp rủi may
Cảm ơn anh đã yêu em si dại 
Đã yêu em trọn hết cuộc đời này!
 
Chuyện tình mình, tình vĩnh cửu ngọt ngào
Như sao sáng trên trời cao, sáng chói!
Ở bên anh, hiểu được chân hạnh phúc
Có được anh, đời sống quá an vui!
 
Như câu cuối chuyện thần tiên cổ tích
"They lived happily forever..."
"Họ sống rất hạnh phúc trọn đời và mãi mãi..."
Chuyện tình mình đẹp tuyệt như thế đó
Chuyện tình mình hiếm có ở thế gian
 
                                        Quách Như Nguyệt

EM CƯỜI RỒI MÔ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ – Thơ Trần Vấn Lệ


   


Em nói nghe buồn quá!
"... rồi mai mốt em già!".
Anh nâng một cành hoa
anh ấn đầu em xuống...
 
Em à, mai mốt muộn
biết lúc đó bao giờ?
Em vẫn em, bài thơ
anh yêu em từng chữ!
 
Không có chữ Quá Khứ,
cũng không chữ Tương Lai...
chỉ có mười ngón tay
em - Là Yêu Mãi Mãi!
 
Em là người con gái
Mạ sinh ra hồi nào
anh gặp mà ôi chao
Giai Nhân, còn ai nữa?
 
Em!  Hôn đi hoa nở!
Không ai nghĩ hoa tàn
không Không Gian, Thời Gian
chỉ...Đá Vàng làm chứng!
 
Em nói - anh cảm động,
anh nói, em nghe không?
Hoa cũng gọi là Bông
bềnh bồng mình bay nhé!
 
*

Chữ Đá Vàng em để
trước gió, gió không bay...
Anh yêu em ngón tay,
mười ngón là ngón út!
 
Em cười rồi!  Mô Phật!
Nam Mô A Di Đà!
 
               Trần Vấn Lệ

ĐÀ LẠT PHỐ NÚI - Thơ Hồng Thúy, nhạc Nguyễn Tuấn, ca sĩ Hà Thanh trình bày


   

ĐÀ LẠT PHỐ NÚI

Đà Lạt thân yêu cao nguyên phố núi
Nhớ nắng mênh mang ôm dáng hàng cây
Xuân Hương đôi bờ mơ xanh liễu rũ
Chan chứa tim ai tiếng gió reo Đồi Cù
 
Buổi chiều Cam Ly hẹn hò xưa vẫn thắm
Thung Lũng Tình Yêu đôi bóng còn vương
Muôn lời Than Thở lòng nghe xao xuyến
 Em nhắn gì trong lam tím hoàng hôn?
 
Về Tuyền Lâm khói sương rơi mờ lối
Trắng Thác Prenn ngỡ cơn sóng ngàn khơi
Cõi hoa vàng Mộng Mơ đầy tay với
Mimosa say đắm cả trời mây
 
Chợ Hòa Bình, Trại Hầm từng con dốc
Bước chân qua Palace áo mềm bay
Thủy Tạ ơi! hương tình cà phê cũ
Xứ hoa đào, Đà Lạt nhớ không vơi
                      
                                     Hồng Thúy


        

"MƠ TRĂNG", BÀI THƠ ĐỘC ĐÁO CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Châu Thạch


Tác giả bài viết Châu Thạch
 
Thật tình tôi rất yêu thơ Đặng Xuân Xuyến vì qua những bài thơ tôi đọc được, tôi khám phá ở anh một tâm hồn đầy ắp thơ. Người thơ không phải người sáng tác mới là thơ, lại càng không phải chỉ người sáng tác hay mới là thơ. Người thơ là người có tâm hồn nhạy bén trong cảm thụ những điều mà nhà thơ Hàn Mặc Tử đã viết: “Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói đến mộng là nói đến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu Người là cao cả, vô biên và vô lượng: xung quanh Người là mơn trớn với yêu đương vây phủ bởi trăm dây quyến luyến làm bằng êm dịu, làm bằng thanh bai…” Thơ Đặng Xuân Xuyến chất chứa thật và đầy sự rung động của Người đi giữa nguồn trong trẻo, cho nên có đôi lúc ý, từ “mới lạ”, gây tâm lý “phản cảm” cho một ít người nhưng chính những ý, từ đó phát tiết được những điều bí ẩn của “nguồn trong trẻo” “vô biên và vô lượng” mà một tâm hồn nhạy bén phải dùng nó như dùng một tiếng đàn phá cách để truyền đi một thứ âm thanh lạ cho đời. Ví như bài thơ “Mơ Trăng”, ta tìm thấy ở đây một cơn mơ phi lý trong giây phút ái ân.
 

PHỐ THIU, CHUA – Thơ Lê Phước Sinh


 


Người đàn bà gãi ngứa
trở bộ.
Điếu thuốc lập lòe như ma trơi
ngáp
chờ khách.
 
Nhạc bù lu bù loa chập chờn
chảy dãi
gỡ ghèn con mắt.
 
Cây cầu vượt nhe hàm răng
nghịch ngợm
Ngày mai treo bandroll chạy mừng
Biến đổi khí hậu.
 
                              Lê Phước Sinh

ĐẤT MẸ - Thơ Lê Kim Thượng


 


Đất Mẹ 1 – 2
 
1.
“ Đừng về… Người ở… Người ơi…”
Câu dân ca cũ muôn đời vẫn xanh
Lời quê theo gió dỗ dành
Đong đưa cánh võng, ru anh vào đời
Bồng bềnh, lãng đãng mây trôi
Dậy mùi hương đất, gió xuôi ngọt lành
Cánh diều no gió chòng chành
Đàn bò gặm cỏ, đồng xanh tươi màu
Đôi bờ xanh ngắt ngàn dâu
Con sông phơi ngực, ngực bầu tinh khôi
Gió đưa, bèo dạt nổi trôi
Có con én nhỏ giữa trời bay ngang…
Nắng mưa quản mấy gian nan
Mồ hôi rơi xuống, lúa vàng đầy sân
Mưa chiều, nắng sớm tảo tần
Lời ru Đất Mẹ, bâng khuâng tiếng đàn
Rượu quê uống cạn lại tràn
Mù say, say giữa mênh mang đất trời
Thương nhau chín bỏ làm mười
Giữ niềm vui giữa cuộc đời đảo điên…
 
2.
Hoàng hôn xuống tím con thuyền
Quá giang lữ khách về miền lãng quên
Rời xa bến nước buồn tênh
Dòng sông im vắng, tuổi tên quên rồi
Đường xưa lạnh dấu chân người
Chờ người viễn xứ, chân trời về quê
Trăm năm một cõi đi về
Người trăm măm vẫn bộn bề chênh chông
Vọng Phu đá núi trông chồng
Lưng còng dáng Mẹ ngóng trông con về
Nắng chiều ngã bóng triền đê
Lũy tre xanh mướt, não nề nhớ con…
Người đi xa xứ thiệt hơn
Phố đông, đông cả cô đơn riêng mình
Cuộc đời ảo mộng, phù sinh
Có – Không, Còn – Mất, nhục vinh, thăng trầm…
Thắp nhang Mẹ ấm ngày Rằm
Nhạt nhòa hương khói, xa xăm hiền hòa
Thật lòng chỉ có Mẹ - Cha
Trả bao hiếu thảo mới là đủ đây?...
 
                               Nha Trang, tháng 04. 2025
                                       Lê Kim Thượng

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2025

NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN VÀ CA SĨ KHÁNH LY - Long Phạm

Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
 

Vừa cách đây ít hôm, danh ca Khánh Ly kỷ niệm sinh nhật tròn 80 tuổi. Tới hôm nay cũng là kỷ niệm 24 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây là cặp đôi huyền thoại đi cùng lịch sử âm nhạc Việt Nam mà hơn nửa thế kỷ qua chưa một ai thay thế được.
 
Cuộc tái ngộ định mệnh tại đường hoa Nguyễn Huệ
 
Đối với Trịnh Công Sơn, Khánh Ly là một cơ duyên kỳ lạ, một phần không thể tách rời với âm nhạc của mình. Bởi thế, tự tay ông đã viết những ca khúc dành riêng cho giọng hát Khánh Ly.
Thực tế đã chứng minh, trong suốt nửa thế kỷ qua, đã có hàng trăm ca sĩ hát nhạc Trịnh, từ bậc danh ca lớn như Thái Thanh, Thanh Thúy, Lệ Thu, Ngọc Lan, Tuấn Ngọc, Khánh Hà… tới hàng diva như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Hà Trần hay những ca sĩ danh tiếng như Mỹ Tâm, Lệ Quyên, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà… Thế nhưng, chưa một tiếng hát nào gây tiếng vang rộng lớn, vươn ra nước ngoài và gắn chặt như hình với bóng cùng nhạc Trịnh như Khánh Ly.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

GIẢI MÃ MỘT GIAI THOẠI VỀ TRỊNH CÔNG SƠN – Bùi Chí Vinh


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001)

Gạt qua một bên nỗi sầu muôn thuở của thi ca để đổi “tông” sang âm nhạc. Tôi vốn là một thằng hay dị ứng với dạng “Xướng ca vô loại” nhưng cũng biết thần tượng một bậc thầy là “phù thủy Phạm Duy” ông vua các bài hát làm phong phú kho tàng dân ca. Ngoài Phạm Duy tôi cũng “ngã mũ” trước các “hoàng thân” Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Cung Tiến, Dương Thiệu Tước… Vốn là “trai thời loạn” trước 1975 nên tôi cũng biết đến các dòng nhạc trữ tình có công chúng riêng của các “hoàng tử” Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương… và đặc biệt là Trịnh Công Sơn với những ca khúc “Da Vàng” phản chiến.
 

CON GÁI QUANG DŨNG LẬN ĐẬN VỚI TÂY TIẾN – Trần Ngọc Trác



Cuối năm 1982 tôi rời Đà Lạt đưa gia đình về định cư ở vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng. Gia đình tôi có hai cháu nhỏ. Cháu trai đầu ba tuổi và cháu gái mới sinh được ba tháng tuổi. Cuộc đời tôi bắt đầu từ những năm tháng khốn khó của thời bao cấp.
Tôi gởi cháu trai vào học lớp mẫu giáo của cô Bùi Phương Hạ. Không ngờ Hạ chính là con gái của nhà thơ Quang Dũng.
 
Những năm đó ở vùng kinh tế mới, lãnh đạo Hà Nội đưa các thầy cô giáo của thủ đô tăng cường vào dạy học ở Lâm Đồng. Rất nhiều cô gíáo xinh đẹp đã có mặt ở đây. Hạ là một trong những cô giáo như thế.
 

THANH MINH TRONG TIẾT THÁNG BA LỄ LÀ TẢO MỘ HỘI LÀ ĐẠP THANH – Trần Vấn Lệ



Trời lạnh và âm u.  Mấy ngày rồi không nắng.  Tiết Thanh Minh bằng phẳng / những nghĩa trang mênh mông... (*)
 
Người sống đã hết lòng để thương nghĩ người chết?  Chết có nghĩa là hết! Bình tro cho có thôi...
 
Xưa, Thanh Minh, đất trời thường là ngày rực rỡ:  Xanh trời, xanh biếc cỏ, xanh đất, xanh biếc hoa... (**).
 
Xưa!  Bây giờ là xa... Nhiều người... rồi thưa thớt / cúi đầu đi đếm bước / dừng chân vài mộ bia...
 
Vài nhánh hoa đem chia... Chia không thể hết mộ!  Vài mái tóc bạc xỏa... ngồi vén gọn:  anh ơi...
 
Thanh Minh là Ngày Vui.  Xưa, nó là Lễ Hội.  Nay... nhiều Kỷ Nguyên Mới, Thanh Minh:  Quá Khứ mờ...
 
Trời ơi Thơ tôi...Thơ, nhám xì như chiếc lá / rụng hình như từ Hạ, từ năm ngoái, năm kia...
 
Người thác bây giờ về... một Giáo Đường nào đó?  Một ngôi Chùa thành phố?  Một nhà kho thời gian?
 
Những chiếc lá úa tàn, phất phơ bay tình nghĩa... chút khói nhang tứ phía thơm thơm ngày Thanh Minh!
 
*
Em ơi ngồi với anh thấy mình mai mốt nhé...
Thấy chiếc lá lặng lẽ bay trong trời mờ sương!
 
                                                                                       Trần Vấn Lệ
 
(*) Nghĩa trang, nghĩa đia ở Mỹ đa số không có đắp nấm mồ,
bia mộ đặt nằm ngang với mặt đất, cỏ phủ xanh, chỉ thấy mộ bia khi mình cúi đầu...

(**) Thơ Nguyễn Du:
Thanh Minh trong tiết Tháng Ba,
Lễ là Tảo Mộ, Hội là Đạp Thanh.

DANH CA KHÁNH LY KỶ NIỆM SINH NHẬT 80 TUỔI



Danh ca Khánh Ly nói con gái: “Con ở đây với mẹ, mẹ có thể đi bất cứ lúc nào”
Mới đây, kênh Jimmy TV đã chia sẻ một đoạn clip quay lại live show kỷ niệm sinh nhật danh ca Khánh Ly tròn 80 tuổi mới diễn ra cách đây ít hôm.
Được biết, danh ca Khánh Ly vừa trải qua trận đột quỵ, phải nằm viện và sức khỏe khá yếu. Nhưng bà vẫn cố đến sân khấu để giao lưu cùng khán giả.

NGHE TRỊNH CÔNG SƠN BÀY TỎ - Phạm Văn Kỳ Thanh



“…Tôi hình như, đã có lúc mang thân phận chiến tranh, rồi hoà bình, rồi tư sản và rồi cộng sản. Cái lý lịch đa mang này cũng đủ để tôi tự thấy mình là một loại công dân ngoại hạng…”

“…Tôi đi trồng và gặt lúa. Tôi đi trồng khoai, sắn, ở Cồn Tiên, trên bãi đất chằng chịt mìn có thể nổ bất cứ lúc nào ở cửa ngõ Trường Sơn. Tôi đi chợ nấu ăn. Tôi chở bột mì rải trắng cả một con đường như ngày xưa Mỵ Châu làm dấu cho Trọng Thuỷ. Tôi xếp hàng mua từng điếu thuốc hạng tồi. Tôi lãnh hàng tháng một lóng tay thịt mỡ không đủ cho một con mèo ăn. Và cứ thế nhiều năm, mù mịt. Nhưng có hề gì đâu, vì trên tất cả những vụn vặt, nhiễu nhương đó là Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Là tình yêu chan chứa, là những mặn nồng mà cả một cuộc đời ngày trước chưa bao giờ được trao tặng một cách rộn rã, đậm đà và lộng lẫy đến như vậy…”
 

KHOẢNH KHẮC 頃刻 – Ung Chu, Hán Việt thông dụng



Nhiều người nói các phương ngữ phía Nam thường viết sai từ "khoảnh khắc" 頃刻 thành "khoảng khắc". Trong các phương ngữ này, chúng phát âm trong ngữ lưu nghe khá gần âm nhau và nhiều người liên kết ý nghĩa của nó với đơn vị "khoảng" thông dụng.
"Khoảnh" nghĩa là chốc lát, vụt chốc, khoảng thời gian rất ngắn. Ngoài ra nó cũng chính là đơn vị "khoảnh" dùng để đo diện tích đất đai tương đương 100 "mẫu"
Ngày xưa có đơn vị thời gian "khắc" . Người Việt có thành ngữ "đêm 5 canh, ngày 6 khắc". Đêm tính từ giờ Tuất đến giờ Dần (tức nay là 19 giờ tối đến 5 giờ sáng), ngày tính từ giờ Mẹo đến giờ Thân (tức nay là 5 giờ sáng đến 17 giờ chiều). Còn giờ Dậu (17 giờ đến 19 giờ) không phải ngày mà cũng không phải đêm.
"Khắc" vốn nghĩa là dùng dao để khắc. Ngày xưa người ta làm "đồng hồ" 銅壺 (bình bằng đồng, còn gọi là "lậu hồ" 漏壺) đều khắc các mức để định giờ, nên "khắc" trở thành đơn vị đo thời gian (khoảng cách thời gian giữa 2 vạch khắc).
Có nơi thì chia ngày đêm thành 100 khắc (hình dung lậu hồ khắc 100 vạch), tức 1 khắc khoảng 14 phút rưỡi so với ngày nay. Về sau khi đổi qua hệ 24 giờ, mỗi giờ 60 phút của phương Tây, khắc được tinh chỉnh thành 1/96 ngày, tức 15 phút tròn, đây là giá trị 1 "khắc" vẫn đang được dùng tại Trung Quốc.
"Khắc" trong Hán ngữ được khái quát hoá để gọi chung chung khoảng thời gian ngắn (cũng như "giây" và "phút" chỉ khoảng thời gian ngắn), hoặc mới tức khắc, tức thì, tức thời. Do đó, "khoảnh khắc" 頃刻 nói về khoảng thời gian rất ngắn, chốc lát.
--
"Khoáng" nghĩa là rộng rãi, trống trải (có khoảng cách, khoảng trống), bỏ trống không. Ý nghĩa này được Việt hoá thành âm "thoáng" để mô tả không gian trống trải không cản trở, hoặc dùng để mô tả sự phóng khoáng, hoặc để nói về tư tưởng cởi mở, phóng khoáng: không gian thoáng, nét vẽ thoáng, tư tưởng thoáng... "Khoảng""quãng" là 2 âm Việt hoá của "khoáng" .
Khoảng thời gian rất ngắn cũng được gọi là "thoáng": thoáng thấy, một thoáng... Âm Việt hoá này được vận dụng vào một số tổ hợp Hán-Việt: "khoáng đãng" - "thoáng đãng", "khoáng đạt" 曠達 - "thoáng đạt", "thông thoáng" 通曠. Phát âm của "khoáng""thoáng" nghe gần giống nhau, tạo điều kiện biến âm trong khẩu ngữ. Ngày xưa "khách thứa" cũng bị biến thành "khách khứa".
 
                                                                                             Ung Chu

BÊN KIA MIỀN IM LẶNG 2 – Thơ Lê Văn Trung


    

Anh ngồi nhẩm từng khoảnh chiều trôi nhẹ
Thấy lòng mình trôi nhẹ giữa nhân gian
Những còn mất cũng vô cùng nhỏ bé
Những buồn vui như hoa nở hoa tàn
 
Anh đã đi rồi thầm mong dừng lại
Anh đã về rồi tiếc cuộc ra đi
Khi chật hẹp trong vòng tay trời đất
Xin nhẹ lòng như một thoáng mây bay
 
Anh ngồi nhớ con đường anh đã trải
Bàn chân đời rỉ máu những chông gai
Những nông nổi qua muôn vàn dặm mỏi
Nghe bên đời thổi buốt gió thiên tai
 
Rồi chợt thấy BÊN KIA MIỀN IM LẶNG
Anh bạc đầu ngồi đợi bóng anh qua
Ai biết được giữa trùng vây cuộc sống
Vẫn lang lang tìm kiếm một quê nhà
 
                                   Lê Văn Trung
                                 Tháng 3 - 2025