HÀNH TRÌNH ĐẾN MỸ CỦA “TÀI TỬ ĐIỆN ẢNH” LA THOẠI TÂN
La Thoại Tân sinh năm 1937 tại Sài Gòn với tên thật Phạm
Văn Tần, là một nghệ sĩ đa tài trước năm 1975. Ông không chỉ được yêu mến qua
các vai diễn điện ảnh và kịch nghệ mà còn gây ấn tượng trong lĩnh vực ca hát,
báo chí, dẫn chương trình và cả đạo diễn phim. Với vẻ ngoài điển trai, ông nổi
danh là “kép đẹp” của làng điện ảnh miền Nam, đặc biệt ăn ý khi diễn cùng nữ
minh tinh Thẩm Thúy Hằng làm xiêu lòng biết bao khán giả nữ. Cùng với bạn diễn
ăn ý khác là Vân Hùng, họ đã tạo nên một cặp đôi hoàn hảo được khán giả nhiệt
liệt yêu mến.
Đồng thời ông cũng là cây hài kịch xuất sắc, gắn liền
với chương trình "45 phút chuyện vui" và từng khiến khán giả yêu
thích qua các tiểu phẩm hài cùng nghệ sĩ Thanh Nga trong các chương trình đại
nhạc hội.
La Thoại Tân không chỉ là một tài tử điện ảnh, một diễn
viên kịch xuất sắc mà còn là một người đàn ông thông minh, đa tài. Bên cạnh vẻ
ngoài điển trai và khả năng diễn xuất tuyệt vời, ông còn sở hữu một vốn kiến thức
sâu rộng. Quỳnh Giao, một người bạn thân của ông từng chia sẻ rằng La Thoại Tân
rất giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp. Ông thường xuyên đọc sách, báo, tạp
chí để cập nhật thông tin về các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Không chỉ
vậy, nam tài tử còn có một tài năng ít ai biết đến đó là vẽ tranh. Những bức
tranh hí họa của ông thường mang đậm chất hài hước, dí dỏm, thể hiện một góc
nhìn tinh tế về cuộc sống.
Sau ngày tháng 4 năm 1975, La Thoại Tân cùng gia đình
định cư tại California, Hoa Kỳ, tiếp tục hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng
người Việt hải ngoại, đặc biệt là trong các chương trình của Trung tâm Thúy
Nga, đôi lúc còn đảm nhiệm vai trò MC. Trước khi qua đời, ông sống cùng vợ Nguyễn
Thị Ngọc Anh và hai con là Anna Phạm và Alex Phạm, hiện vẫn đang cư ngụ tại
California.
Từ sau khi rời xa quê hương, La Thoại Tân vẫn không ngừng
cháy hết mình với nghệ thuật. Tại đất khách quê người, ông tích cực tham gia
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong cộng đồng người Việt. Những vở kịch, những
buổi ca hát do ông tham gia luôn nhận được sự yêu mến của khán giả. Tuy nhiên
so với thời kỳ đỉnh cao ở Việt Nam, cơ hội để ông tỏa sáng là không nhiều. Nhất
là tài năng viết kịch của ông đã không thể phát huy giữa xứ người không coi trọng
thể loại này, nên ông chỉ có thể mãi mãi trong cái bóng diễn viên hài mà không
được thể hiện mình.
Ngoài ra, cuộc sống ở hải ngoại của La Thoại Tân diễn
ra khá bình dị. Ông dành phần lớn thời gian cho gia đình, bạn bè và những sở
thích riêng. Những lúc rảnh rỗi, ông thường ngồi ngắm nhìn những bức ảnh cũ, hồi
tưởng về một thời vàng son đã qua. Trong những bức ảnh ấy, hình ảnh một tài tử
điển trai, phong độ luôn hiện hữu.
Đặc biệt, có nhiều câu chuyện chưa kể xung quanh cuộc
di cư của gia đình La Thoại Tân. Một số nguồn tin cho biết họ mang theo một bí
mật lớn trên chuyến tàu rời Việt Nam, mà mãi cho đến bây giờ người hâm mộ mới
được biết chút ít về thực hư câu chuyện vượt biên của La Thoại Tân diễn ra như
thế nào.
Theo tin tức thật sự từ những người sinh sống ở Mỹ gần
khu vực La Thoại Tân đều xác nhận rằng, không có chuyện La Thoại Tân rơi vào
tình trạng khó khăn khi mới đặt chân tới Mỹ. Thực tế khi qua Mỹ, La Thoại Tân vẫn
có sự nghiệp tương đối ổn định. Anh tiếp tục đóng kịch và tham gia làm MC cho một
số chương trình của cộng đồng người Việt, thậm chí xuất hiện trong các video đầu
của Thúy Nga, nơi anh và tài tử Trần Quang thay phiên nhau đảm nhận vai trò dẫn
chương trình.
Về kinh tế thời kỳ đầu sang đó, có thể nói La Thoại
Tân không hề gặp khó khăn về tài chính, mà thậm chí có thể còn là một trong số rất
ít nghệ sĩ Việt Nam mang theo nhiều tài sản giá trị nhất khi vượt biên. Ngày 30
tháng tư năm 1975, khi cùng các đồng hương tị nạn đặt chân tới đảo Saint John's
Island, Singapore, một khán giả biết đến La Thoại Tân đã tận mắt chứng kiến
hình ảnh lịch lãm của ông trên chiếc tàu di tản. Dù là chuyến hành trình gian
nan, anh vẫn xuất hiện trong bộ trang phục tươm tất với áo vest, cà vạt, và quần
ống loe thời thượng. Vợ anh cũng diện trang phục hippie sặc sỡ, toát lên sự
phong cách và đẳng cấp của gia đình.
Điều đáng nhớ hơn cả là số tài sản lớn mà họ mang
theo. Người này nhìn thấy họ có hai, ba chiếc vali Samsonite cỡ lớn, được gánh
trên vai đầy sự kiêu hãnh. Khi khám xét, những người trên thuyền đều thấy được
trong đó chứa hàng trăm lượng vàng và nhiều cọc tiền đô la Mỹ. So với nhiều người
tị nạn khác, La Thoại Tân rõ ràng không phải người đi với đôi bàn tay trắng mà
đã có sự chuẩn bị từ rất lâu, không hề nhìn ra sự chật vật.
Vào ngày sau khi đến Singapore, có vài đài truyền hình
đã đến quay phim, phỏng vấn, và cả đại diện chính quyền Singapore tổ chức họp
báo. La Thoại Tân vốn rất giỏi ngôn ngữ đã trở thành cầu nối giao tiếp, dịch từ
tiếng Anh sang tiếng Việt, truyền đạt chính xác thông điệp của chính quyền
Singapore. Chuyện là Sing họ không thể cho phép người Việt tị nạn ở lại vì tình
hình chính trị phức tạp và mối lo ngại về Chiến tranh Lạnh.
Khi đó chính quyền Singapore thông báo sẽ tìm cách
liên hệ với các tàu dầu hoặc tàu hàng cập bến để đưa người tị nạn đến các quốc
gia khác. Người kể lại cùng với gia đình của La Thoại Tân đã may mắn được tàu dầu
Blue Eagle đăng ký dưới cờ Panama nhận lên tàu.
Thật tiếc là sau khi La Thoại Tân trao đổi với thuyền
trưởng, ông ấy đã phải thông báo rằng nhóm người tị nạn phải rời tàu, vì tàu
này sẽ đi thẳng đến Nam Hàn chứ không phải điểm đến mà họ mong đợi. Nam tài tử
đã thông thạo giải thích với chính quyền Singapore rằng bọn họ chỉ muốn lên những
tàu có thể ghé vịnh Subic Bay, Philippines, căn cứ của hạm đội 7 Hoa Kỳ.
Chặng đường vô cùng vất vả và khó khăn, nhưng chưa một
lần người hâm mộ này thấy sự lo âu và lôi thôi trên người vị tài tử La Thoại
Tân. Ngày hôm sau, họ đã lên một tàu hàng Đài Loan mang tên Long Hổ và được đưa
đến căn cứ hạm đội 7 ở Subic Bay. Tại đó, Hải quân Mỹ đã cho gia đình nam tài tử
nói riêng và nhóm tị nạn nói riêng ở Grande Isle, một hòn đảo nhỏ dành cho sĩ
quan của hạm đội. Đây không chỉ là nơi an toàn mà còn có đủ tiện nghi, với nhà
ăn, bệnh viện và các ki-ốt ngay bên bờ biển, tạo điều kiện nghỉ ngơi và chuẩn bị
cho hành trình đến Mỹ.
Mỗi buổi chiều tối sau khi dùng bữa, La Thoại Tân và
Khánh Ly thường ra các ki-ốt để hát, với tiếng đàn guitar của Đỗ Đình Phương đệm
thêm phần xúc cảm, như một chuyến đi nghỉ dưỡng hơn là một cuộc vượt biên tị nạn.
Tuy nhiên, thật ra cũng nhờ sự hòa quyện của âm nhạc và không gian nơi đây đã
giúp mọi người nguôi ngoai phần nào những nỗi buồn xa xứ.
Sau nhiều tháng, La Thoại Tân cùng Khánh Ly cuối cùng
cũng đến California và ở trại lính Camp Pendleton của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ,
trong khi người khán giả kể lại câu chuyện trên đã được đưa đến trại Fort
Chaffee ở Arkansas và từng bước hòa nhập vào cuộc sống mới nơi đất khách. Có lẽ
đây là mối duyên cuối của nam tài tử và người hâm mộ này. Vì sau đó, người kia
có lẽ chỉ thấy được tin tức của La Thoại Tân qua màn ảnh.
Nguồn: Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ