Trong ngày ra mắt tập thơ “Trên Mấy Dặm Về Xưa” của nhà thơ My Thục tại quán Cà Phê Cố Quận – Đà Nẵng, người chị ruột của My Thục tên facebook là Trinh Nguyễn đã nói qua về My Thục đại ý như sau:
My Thục sinh mùa thu năm Kỷ Mùi (1979) tại xóm Phù Dung, làng Hà Nhuận, Duy Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam. Nơi đây không xa phố cổ Hội An là mấy, nơi đây cũng có nhiều người con gái đẹp vì địa linh không chỉ sinh nhân kiệt mà còn sinh nhiều mỹ nhân nữa. Từ sau nhà của cha mẹ My Thục, nhìn xa xa là ngọn Hòn Đền núi Chúa - đỉnh núi thiêng Mahaparvata của vùng Amavarti vương quốc Chămpa xưa kia. Quê hương Duy Xuyên – Quảng Nam là nơi nuôi nấng tuổi thơ của chị em My Thục. My Thục là con thứ 6 trong gia đình 7 anh chị em. Từ nhỏ My Thục có đôi mắt đen to, khuông mặt sáng sủa và thông minh, 3 tuổi đã được dẫn đi biểu diễn văn nghệ, ca hát và đóng kịch.
Nhà
thơ My Thục
Một lần My Thục đã diễn thành công một vở kịch, gây ấn tượng cho người xem và gia đình nhớ mãi. Đứng trước con sói hung ác, My Thục dậm chân và nói: “Dưới chân ta có móng bằng đồng, trên đầu ta có sừng bằng kim cương”. Con sói hỏi: “Thế thì trái tim nhà người bằng gì?”. My Thục trả lời: “Trái tim ta làm bằng thép, trái tim ta bảo ta hãy cắm đôi sừng bằng kim cương vào bụng sói hung ác”. My Thục tên thật là Nguyễn Thị Mỵ, từ nhỏ My Thục đã học giỏi, trong nhà gọi My Thục là Mỵ Tặc, đó là tiếng địa phương chỉ những việc làm hiếm thấy, lạ và đẹp, khác với thường tình. Lớn lên Nguyễn Thị Mỵ thành Mỵ Tặc thật, vì cô làm ngân hàng, một ngành nghề quản lý tiền bạc khô khan nhưng lại làm thơ hay, được những nhân vật tài danh mến mộ. Riêng Trình Nguyễn không ngạc nhiên về sự Mỵ Tặc của em mình, vì từ nhỏ chị em đã được un đúc bởi thắng cảnh quê hương và được tiếp cận văn thơ bởi truyền thống gia đình.
Tác phẩm “Trên Mấy Dặm Về Xưa” của My Thục đã được nhiều nhà thơ có tiếng trên văn đàn trong và ngoài nước giới thiệu hay háo hức chờ đợi, có nghĩa là tên tuổi My Thục đã được yêu mến từ trên facebook và từ trên tác phẩm đầu tay là “Rồi Cũng Trăng Về” xuất bản năm 2021.
Viết về My Thục hơi khó với tôi, vì các vị đàn anh trên văn đàn tự do như Hoàng Lộc, Trần Vấn Lệ, Lê Mai Lĩnh… đã nói nhiều với những lời có cánh. Thôi thì tôi cũng xin thổi vào những đôi cánh kia một chút gió để bay cao thêm. Tôi là con Dế ái mộ những cánh thơ bay trong đêm rằm trăng sáng, không quen nhiều với My Thục nhưng yêu thơ My Thục bởi sự thanh tao, quyến luyến và trong trẻo của thơ cô ấy.
Thơ My Thục phần nhiều là ngắn, ba khổ 12 câu hoặc 4 khổ 16 câu. Bởi ngắn nên thơ rất cô đọng, mỗi câu được chọn lọc gởi ý gởi tứ. Đọc thơ My Thục như ăn những chiếc bánh nhỏ mà ngon, mới cắn vô đã trầm trồ hương vị, mà ăn hết thì không tiếc lời tán thán. Do đó không ngạc nhiên khi nhà thơ Lê Mai Lĩnh gọi thơ My Thục là “Nõn nường một nhan sắc thơ, hiện tượng My Thục”, nhà thơ Trần Vấn Lệ viết “My Thục đẹp từng bài thơ một, My Thục đẹp như trăng rằm”, nhà thơ Hoàng Lộc viết “Thơ Lục Bát của My Thục mang hồn vía người phụ nữ Quảng Nam”, “Đọc thơ lục bát của My Thục thì đọc bài nầy cứ thèm đọc tiếp bài sau”, “Thơ của My Thục cứ lấy mỗi bài một câu, có thể ghép lại thành một bài thơ hoàn thiện”. Riêng tôi, đã một lần viết về My Thục đại ý như sau: “Thơ My Thục mang đầy đủ tiếng thơ mới, mang nỗi buồn vui của trường suy tư trên cánh, trên người và trong nội tâm, tạo nên cảm xúc sâu xa, thi vị, thẩm thấu vào tâm hồn người đọc”.
Bây giờ xin hãy thưởng thức một vài khổ thơ mà tôi tình cờ mở ra trong tập “Trên Mấy Dặm Về Xưa”:
trên cây gạo đỏ sau hècó con chim khách vừa kêu cuối ngàychẳng chừng khách của em đâyanh đi cho cố cho đầy nhớ thương(Đón Khách)
Bài thơ đón khách nhưng mà khách có đâu, chỉ là tiếng chim kêu sau hè trên cây gạo đò. Màu đỏ trong thơ là màu tượng trưng nỗi nhớ cháy bỏng trong lòng, chim không kêu trước ngỏ mà kêu sau hè tượng trưng cho niềm hy vọng đón khách đã trở thành ảo tưởng. Hai câu thơ trách móc nhẹ nhàng làm sao, nói lên tấm lòng vị tha và tình yêu sâu đậm của người con gái. Chỉ bốn câu thơ của bài Đón Khách, lục bát cho ta nhìn thấy không gian và nội tâm nhân vật hòa quyện nhau thắm thiết, trong cô đơn, trong chờ đợi, làm cho nỗi buồn của cảnh và người mang niềm đau êm ái hóa thân vào nhau.
em ngồi quán gió nhớ thương anhtiếng lá làm con chim giật mìnhhót câu gì em không nghe hếtmà buổi chiều rớt sợi mong manh(Chiều Quán Gió)
Đọc thơ My Thục chỉ cần đọc mỗi khổ thơ đã thấy trọn
nhiều ý nghĩa, nếu đọc toàn bài thơ thì như đi qua từng luống hoa mà mỗi luống
hoa trồng một loài hoa khác, tất cả tạo nên một bức tranh màu sắc hài hòa, bắt
mắt, mà dầu hoa của mùa xuân, mùa thu hay mùa đông, mùa hạ đều đẹp vô vàn với
biết bao điều thăng hoa trong nỗi buồn, niềm vui thổ lộ trong thơ.
Ở khổ thơ trên đây, chỉ câu thơ “Tiếng lá làm con chim giật mình” đủ cho ta hiểu thiên nhiên lúc đó tỉnh lặng làm sao, nội tâm nhà thơ lúc đó triền miền, chìm đắm đến độ nào. Rồi tiếp theo “hót câu gì em không nghe hết/mà buổi chiều rớt sợi mong manh” nó là tiếng vọng trong tâm “nhớ thương anh” hòa cùng vũ trụ cũng đang nhớ thương anh. Người và cảnh lúc nầy như một, rất mong manh nhưng mong manh như những sợi tơ vàng rung trong tiếng đàn gió mà thiên nhiên đàn thổi, thổi ngoài trời và thổi cả trong nội tâm người con gái đang yêu đang nhớ.
Tôi xin thêm chỉ một khổ thơ nữa, kẻo bài tôi viết đã dài rồi:
Ở khổ thơ trên đây, chỉ câu thơ “Tiếng lá làm con chim giật mình” đủ cho ta hiểu thiên nhiên lúc đó tỉnh lặng làm sao, nội tâm nhà thơ lúc đó triền miền, chìm đắm đến độ nào. Rồi tiếp theo “hót câu gì em không nghe hết/mà buổi chiều rớt sợi mong manh” nó là tiếng vọng trong tâm “nhớ thương anh” hòa cùng vũ trụ cũng đang nhớ thương anh. Người và cảnh lúc nầy như một, rất mong manh nhưng mong manh như những sợi tơ vàng rung trong tiếng đàn gió mà thiên nhiên đàn thổi, thổi ngoài trời và thổi cả trong nội tâm người con gái đang yêu đang nhớ.
Tôi xin thêm chỉ một khổ thơ nữa, kẻo bài tôi viết đã dài rồi:
còn một chút nồng nàn thôi em giữ lạiđể mai qua sương khói sưởi tim mìnhđể đêm vẫn trăng lơi, ngày thơm nắngchẳng chừng còn đâu đó tiếng cười anh(Còn Chút Nồng Nàn)
Chỉ một chút nồng nàn, là một chút hương thừa của anh,
mong manh như sương khói mà là cho em “Đêm
vẫn trăng lơi, ngày thơm nắng”. Tình yêu như thế gọi là tình yêu gì nhỉ?
Đam mê? Chung thủy? Lảng mạn? Gì không biết nhưng từng câu thơ như những cánh
diều bay trong gió, có lượn lờ, có chao đảo nhưng làm đẹp cả cánh đồng thơ. Những
câu thơ như thế nầy không thể dùng lời mà diễn đạt cái hay của nó, nó phải được
truyền thông từ tâm hồn người nầy qua tâm hồn người khác bằng năng khiếu cảm nhận
thơ. Thơ đẹp như tơ vàng mà lời tôi như sợi chỉ thì làm sao nói hết cái hay của
nó.
Ba khổ thơ minh chứng trên đây tôi mở sách ra, gặp thì đọc và viết ngay, chưa hề chọn lựa một phút giây nào. Tôi cũng dám cam kết với mọi người rằng 81 bài thơ trong “Trên Mấy Dặm Về Xưa” đều hay như vậy và hay hơn vậy. Tất nhiên đọc thơ, thấy hay hoặc dỡ tùy mỗi người, nhưng với kinh nghiệm của tôi, thơ My Thục không là thứ thơ mà người ta thường ví thi sĩ như con kén rút ruột thành tơ dâng hiến cho đời, mà ngược lại thơ My Thục như những sợi tơ vàng từ không trung thả xuống, thơm một thứ hương hoa tinh khiết và rất là “MỴ TẶC”
Châu Thạch
Ba khổ thơ minh chứng trên đây tôi mở sách ra, gặp thì đọc và viết ngay, chưa hề chọn lựa một phút giây nào. Tôi cũng dám cam kết với mọi người rằng 81 bài thơ trong “Trên Mấy Dặm Về Xưa” đều hay như vậy và hay hơn vậy. Tất nhiên đọc thơ, thấy hay hoặc dỡ tùy mỗi người, nhưng với kinh nghiệm của tôi, thơ My Thục không là thứ thơ mà người ta thường ví thi sĩ như con kén rút ruột thành tơ dâng hiến cho đời, mà ngược lại thơ My Thục như những sợi tơ vàng từ không trung thả xuống, thơm một thứ hương hoa tinh khiết và rất là “MỴ TẶC”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ