CÓ THẬT LÒNG YÊU DI SẢN? - Nguyễn Xuân Diện
Võ
miếu (Huế)
Năm 2009, đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có
một chuyến điền dã nghiên cứu sưu tầm với quy mô lớn tại Thừa Thiên Huế. Ngoài
thành phố Huế, còn đi khắp các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương
Trà,...
Chiều cuối năm 2009, tôi ngồi viết bài "2009 - Chiều cuối năm nhìn lại",
đoạn 10 trong bài đó như sau:
"Chúng
ta có yêu văn hóa của ông cha thật không? Hay là chỉ yêu các dự án đó? Lập các
dự án về văn hóa có bao nhiêu phần trăm vì văn hóa thật sự, hay là vì sự chấm
mút?
Ngay
như Huế, đồn rằng biết giữ lắm, vậy mà hình như chỗ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố
đô Huế của ông Phùng Phu, ông Phan Thanh Hải cũng chỉ chăm chú thu tiền thôi!
Đoàn
làm phim truyện đến quay bối cảnh là lăng Đồng Khánh, em cứ xin bác 20 triệu một
ngày, quay bao lâu thì quay, cứ thế trả tiền.
Đoàn
cán bộ Viện Hán Nôm có công văn đề nghị in rập văn bia để lưu trữ và nghiên cứu,
mà họ khăng khăng không cho rập để bảo vệ văn bia, mặc dù đã nhờ đến Phó Chủ tịch
tỉnh, kêu đến Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nguyễn Thế Hùng, rồi ông Chủ tịch
UB quốc gia UNESCO Việt Nam Phạm Sanh Châu. Thế mới biết ông Phu ông Hải chả
khác gì ông vua con!
Ấy
vậy mà bia đá Thơ ngự chế của vua Thiệu Trị thì sắp lộn cổ xuống Ngã Ba Tuần,
còn phế tích Võ Miếu (Võ Thánh) thì chỉ còn năm tấm bia đá trơ gan cùng tuế
nguyệt “đã không kẻ đoái người hoài”, “lại không cho cắm một vài nén nhang”!
Văn Miếu Huế cũng vậy, những cọc bê tông giơ sợi sắt
nghều ngào như cào vào trời chiều Hương Giang ứa lệ.
Nghệ nhân nghệ sỹ Huế lão thành đang thoi thóp xếp
hàng đi xuống ga Hoàng Tuyền, mà cũng chẳng ai đoái tưởng.
Huế có yêu Huế thật lòng chăng?”
30/12/2009.
Nguyễn Xuân Diện
(Bài còn lưu tại:
http://trannhuong.net/.../2009---chieu-cuoi-nam-nhin-lai...)
Trong bài có cái ảnh chụp những tấm bia quý của Võ
Thánh (Võ Miếu) xưa phơi giữa mưa dầm dề và nắng nóng xứ Huế miền Trung. Đó là
năm 2009.
LỊCH
SỬ CỦA VÕ THÁNH (VÕ MIẾU HUẾ)
Vào năm 1835 (dưới thời vua Minh Mạng) theo kiến nghị
của bộ Lễ, vua Minh Mạng chuẩn y cho xây dựng Võ Miếu nhằm thể hiện sự chú trọng
đến giáo dục quân sự và đề cao nghiệp võ. Võ Miếu được xây dựng vào năm Ất Mùi
(1835), tại làng An Ninh thuộc huyện Hương Trà – thành phố Huế, nằm vị trí bên
trái của Văn Miếu.
Chu vi của Võ Miếu khoảng 400m, quay mặt về hướng Nam,
phía trước là dòng sông Hương thơ mộng, xung quanh Võ Miếu xây tường bao bọc,
bên trong khuôn viên của Võ Miếu gồm một tòa miếu chính, kiến trúc kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Chính doanh (nhà
chính đường) gồm 03 gian 02 chái, tiền doanh (nhà tiền tế) gồm 05 gian. Phía
trước hai bên là nhà Tả vu – Hữu vu đối diện nhau. Phía bên ngoài thành có Tế
Sinh Sở (là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế).
Năm 1839, dưới thời vua Minh Mạng, triều đình đã cho dựng
03 tấm bia Võ công ở trước sân Võ Miếu khắc ghi tên họ, quê quán, chức tước và
công trạng của 10 danh tướng đã góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia
Long và vua Minh Mạng như: Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự…
Về sau còn có 02 tấm bia “Tiến sỹ võ”, ghi những vị tiến sỹ đỗ trong 03 khoa thi võ: khoa Ất
Sửu (1865), khoa Mậu Thìn (1868) và khoa Kỷ Tỵ (1869) gồm: Võ Văn Đức, Phạm Học,
Nguyễn Văn Tứ… Bên cạnh một số danh tướng của Việt Nam như: Trần Quốc Tuấn, Lê
Khôi, Lê Hữu Tiến…
( Nguồn: https://mytourguide.com.vn/vo-mieu.html )
Hôm qua tôi trở lại Huế, nơi ấy, mới 10h sáng mà nắng
như đổ lửa, và cảnh vật vẫn như 15 năm trước. Chao ơi! Đau lòng quá chừng....
Huế ơi....
Huế nên bớt xén mỗi dự án một ít để làm một nhà bia
che cho 5 tấm bia quý. Hoặc nếu Huế không có tiền thì hãy nói với Việt Phủ
Thanh Chuong (Hà Nội) hoặc Bảo tàng Lịch sử Quân sự quốc gia, HN, họ sẽ vào Huế
chở bia về Hà Nội bảo quản giữ gìn giúp.
Nguyễn Xuân Diện
8.7.2024.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ