"CÂY TÁO ÔNG LÀNH" CỦA HOÀNG CÁT – Sương Nguyệt Minh
Nhà thơ
Hoàng Cát
Nhà thơ
Hoàng Cát mất lúc 16h15 ngày 1/7, sau thời gian dài chống chọi căn bệnh ung
thư.
Lễ tang
của nhà thơ được tổ chức lúc 10h30 ngày 4/7, tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh
Nhàn. 12h cùng ngày, gia đình tổ chức truy điệu và đưa tang ông. Nhà thơ được
an táng tại nghĩa trang Quán Dền, Hà Nội.
*
CÂY TÁO ÔNG LÀNH từ nửa thế kỷ trước bị người ta suy diễn cho là viết
ám chỉ một ông lớn lãnh đạo văn nghệ.
Nhà thơ Hoàng Cát - tác giả của truyện ngắn này một thời khốn khổ.
Nhà thơ Vương Trọng viết: “Mấy anh đồng hương xứ Nghệ làm câu đối: "Thằng Cát viết điều hung / Ông Lành làm việc dữ", nhưng
sau sửa lại để thay cho một lời phát biểu
với cấp trên: "Thằng Cát không viết
điều hung / Ông Lành đừng làm việc dữ". Nhưng có lẽ cấp trên không thấu
nên "việc dữ" cứ đến với
Hoàng Cát, mà cái đòn đầu tiên là nhà máy cho về mất sức”.
Chưa hết, sau đó Hoàng Cát bị treo bút, đời sống rất khó khăn...
Trước đó, ông là lính trận ở chiến trường, bỏ lại một cái chân ở Mặt trận Quảng
Đà, đi viện rồi ra quân. Là thương binh nặng, cụt chân trái phải lắp chân giả,
tay cũng bị thương, nhưng chả hiểu sao bị xếp hạng nhẹ nhất trong thứ bậc
thương binh, cho nên nỗi nhọc nhằn nhân lên gấp đôi, gấp ba. Khổ! Giá như viết
là "Cây táo ông Hiền", hay "Cây táo ông Ngoan" thì chắc
chẳng bị lên bờ xuống ruộng.
Theo bài viết "Hoàng Cát
và cây táo ông Lành" của nhà thơ Đặng Vương Hưng in trên báo An Ninh
Thế Giới cuối tháng, số 23 tháng 7.2003 thì: "Một hôm, Xuân Diệu nói với Hoàng Cát rằng ông vừa nghe được một
nguồn tin chính xác là có một vị cán bộ ở Viện Nghiên cứu Văn học muốn mở một
chiến dịch lớn để phê phán truyện Cây táo ông Lành. Nhà thơ Tố Hữu biết chuyện.
Ông đã trực tiếp gọi đến thoại cho anh cán bộ kia: “Thực ra, thằng Cát (cách gọi
thân mật của Tố Hữu) nó viết Cây táo ông Lành là để khen mình đấy chứ! Mình đã
có ý kiến gì đâu mà các cậu cứ làm ồn lên! Sư việc rất đơn giản, các cậu đừng
“đao to búa lớn” làm gì cho phức tạp thêm vấn đề...”
Hoàng Cát mừng lắm, anh nảy ra ý định xin được
gặp Tố Hữu tại nhà riêng. Nhưng hồi ấy, việc gặp đồng chí Tố Hữu đâu phải chuyện
dễ, bởi những trọng trách mà ông đang đảm nhiệm."
Gần cuối bài viết này lại là thông tin:
"Phải đợi đến khi không khí văn nghệ đã mở, Phùng Quán in ở
báo Tiền Phong Ngày Tết xông đất nhà thơ
Tố Hữu... Hoàng Cát mới quyết định đến gặp Tố Hữu. Đó là một ngày đầu xuân,
Tố Hữu tiếp đón Hoàng Cát rất thân tình... Hai người gặp nhau chừng hơn một giờ
đồng hồ, nói chuyện chân tình. Hoàng Cát nhắc lời một thành ngữ của Pháp: “Hiểu biết hết là tha thứ hết” (Tout
comprendre est tout pardonner). Tố Hữu gật đầu cười rồi bảo rằng hồi đó ông bận
việc, không hề biết người ta đã ngấm ngầm thành kiến Hoàng Cát nặng nề đến vậy.
Rồi họ cùng đàm đạo chuyện văn chương và nhiều chuyện đời lý thú."
"Cây
táo ông Lành" là truyện viết cho thiếu nhi, ca ngợi người tốt
và việc tốt một cách chân thật, dung dị và xúc động. Nó chẳng ám chỉ ai, và nội
dung tốt đẹp, nhân văn quá.
Dạo anh Min còn làm ở Tạp chí VNQĐ, thỉnh thoảng ngồi chầu rìa xem
nhà thơ Hoàng Cát đánh cờ với nhà thơ Vương Trọng. Kỉ niệm về ông nay vẫn còn
tươi mới.
Sương Nguyệt Minh
*
Xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Cây táo ông Lành" với bạn đọc. Ai chưa đọc thì nên đọc để
biết một thời văn nghệ nước nhà có cách hiểu văn chương bất thường ngoài văn
chương như thế, và cũng thêm một lần tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cát vừa mới đi vào
cõi vĩnh hằng.
TRUYỆN NGẮN “CÂY TÁO ÔNG LÀNH” - Hoàng Cát
https://phudoanlagi.blogspot.com/2019/12/truyen-ngan-cay-tao-ong-lanh-hoang-cat.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ