“Phổ
thơ cũng được nhưng đấy là cái sai lầm nhất của Anh Bằng. Toàn bộ gia tài Nguyễn
Bính không có bài thơ nào như lời bài “Nỗi lòng người đi”. Mà lúc đấy Nguyễn
Bính tập kết ra Bắc ra Hà Nội rồi, không dính dáng đến miền Nam nữa mà viết cái
đó. Đấy là kẽ hở của câu chuyện”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha
Ông
Khúc Ngọc Chân (trái) và nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha. Ảnh: N.M.Hà
Mới
đây, ông Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam -
đứng ra nhận mình là tác giả bài hát. Theo ông Chân, bài hát tên thật là "Tôi xa
Hà Nội" với một vài lời ca khác với "Nỗi lòng người đi" vẫn được nghe hơn nửa thế
kỷ nay.
Khúc Ngọc Chân khẳng định, mãi tới năm kia ông mới biết
đến sự tồn tại của "Nỗi lòng người đi". Bởi ông không thích và rất ít nghe nhạc hải
ngoại. Thời gian về hưu, ông say sưa sáng tác thơ Đường thuần Việt (không dùng
từ Hán Việt), trở thành Trưởng Chi hội thơ, ca nhạc Hương Chiều (Hội thơ Đường
luật Việt Nam).
Ông kể: “Trong hội
thơ mình, có một cậu năm nay 75 tuổi bảo rằng: “Vừa rồi em nghe thấy hình như
anh có một bài hát nào đó dư luận cho là bài của anh mà anh không nói”.
Mình bảo bài nào. “Nỗi lòng người đi”.
Mình bảo, không phải của anh, bài này bên kia nghe đâu là của Anh Bằng, mà lời
thơ chính là của Nguyễn Bính”. “Không, em
còn được tin bây giờ có một anh còn đang định tìm tác giả thật của bài này”,
bạn thơ của ông Chân nói. Sau đó, ông Chân được ông Vũ Tiến Tôn - nhạc công
trompet cùng Dàn nhạc Giao hưởng, dẫn đến gặp nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy
Kha.
Qua lời kể của ông Chân thì thậm chí Nguyễn Thụy Kha
cũng biết đến “nghi án” Nỗi lòng người
đi. Ông Chân thuật lại lời ông Kha trong cuộc gặp lần đầu tiên của hai người: “Anh có cái bài Nỗi lòng người đi bên kia
người ta nói là bài của anh?!” Nhưng Nguyễn Thụy Kha lại khẳng định không hề
biết đến nghi án này cho tới khi Khúc Ngọc Chân kể ra. Tuy nhiên, ông Kha vẫn cảm
thông với cách trình bày hơi khó hiểu của ông Chân: “Người ta không phải người ăn nói với công chúng. Nhưng mình biết được
cái lõi của vấn đề. Tôi bằng trực giác biết chắc chắn bài này của ông ấy rồi!”.
CHUYỆN TÌNH SỚM LÌA XA.
Đầu những năm 1950, thanh niên Hà Nội có mốt học
guitar Hawaii. Ông Chân quen người trong mộng của mình tên Nguyễn Thu Hằng
trong một lớp học nhạc cụ này. Lời bài hát “Hà
Nội ơi, ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng” miêu tả thời
gian đó. Độ một năm sau khi nàng nhận lời yêu chàng, họ đã phải chia lìa, nàng
theo gia đình vào Nam. Vì hoàn cảnh gia đình, Chân không thể đi Nam lúc đó,
nhưng dự định hai năm sau tổng tuyển cử sẽ vào đón người yêu. Nhà gần nhau, gia
đình hai bên có quen biết, nên đôi trẻ có hẳn hai tuần để chia tay tại một
khách sạn ở khu Cầu Đất, Hải Phòng. “Tôi
xa Hà Nội” được khẳng định ra đời trong khoảng thời gian đó. Ở Sài Gòn, để
mưu sinh, nghe nói Thu Hằng hát phòng trà và đó có thể là khởi đầu lưu lạc của
bài hát.
Mở đầu bài hát: “Tôi
xa Hà Nội năm lên 18…”- theo ông Chân chỉ là xuống Hải Phòng nửa tháng. “Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi” chỉ thời
gian ông chui lủi trốn Pháp bắt lính. Nỗi lòng người đi có câu “Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như
ngày xưa”. Chân và người yêu thường ngồi ở gốc si trong đền Ngọc Sơn khỏa
chân xuống hồ Gươm, và ông viết thành lời ca:
“…Khua
nước chơi như ngày xưa”. Ông phản đối chữ của Anh Bằng vì nước
hồ Gươm hay còn gọi Lục Thủy không có khái niệm “trong”.
Câu “Sài Gòn ơi
mộng với tay cao hơn trời” ông Chân viết để miêu tả dáng dấp của tượng nữ
thần Tự Do, đồng thời cũng thể hiện mộng ước xa vời gặp lại người yêu của ông.
Tiếp theo “Tôi hái hoa tiên cho đời để ước
mơ nên đẹp đôi” là lời bài hát của Anh Bằng. Còn lời của ông Chân: “Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp
đôi”. Theo lý giải của một trang web hải ngoại thì hình ảnh “tôi hái hoa tiên” dựa theo truyền thuyết
về một bông hoa thần ở trên trời, nếu người nào hái được để tặng cho người mình
yêu, sẽ được hạnh phúc mãi mãi.
Ông Chân cũng không đồng tình với chữ “tan” trong câu “Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều”. Theo
ông phải là “bay”, vì hai người vẫn hẹn
ước gặp lại nhau, chứ không phải đoạn tuyệt. Tương tự theo ông Chân: “Nàng khóc tơ duyên lìa xa”, chứ không
phải “lìa tan”. Bài của Anh Bằng nhịp
slow 4/4, bản của Khúc Ngọc Chân lả lướt hơn theo nhịp 3/8. Ông Chân khẳng định
mình viết nhịp đó theo luật của lời thơ.
Mặc dù giấu không cho ai biết mình viết tình ca, nhưng
những năm sau đó, ông Chân vẫn âm thầm sáng tác để nhớ người yêu. Bài cuối cùng
“Đêm thu Hà Nội” ông viết năm 1961
coi như dứt tình. Vì năm 1960, ông phải lấy vợ do sức ép gia đình. Cho đến khi
chia tay bà vợ thứ nhất, ông Chân vẫn kiên quyết không đăng ký hết hôn. Ông chỉ
chịu đăng ký với bà thứ hai khi ông đã 74 tuổi.
Trước khi đất nước thống nhất, ông Chân đã về hưu non
vì đau dạ dày. Năm 1976, nhân vào Nam lưu diễn, ông đi tìm người yêu nhưng
không thấy tung tích. Năm sau nữa, nhờ hỏi thăm người nhà của Hằng ở Hà Nội,
ông được biết cô ở Cần Thơ. Tại đây, ông Chân gặp được em họ của Hằng và được dẫn
đến nghĩa trang nơi Hằng an nghỉ. Cô ra đi năm 1969, vẫn chưa chồng ở tuổi 31.
Năm 1979, ông Chân vào Cần Thơ lần nữa nhưng mộ người yêu đã thất lạc, cô em họ
cũng không rõ về đâu.
CỦA AI KHÔNG THÀNH VẤN ĐỀ…
Ông Chân đã không công bố Tôi xa Hà Nội cũng như các bản tình ca khác của mình vì thời đó ở
Hà Nội, những bài hát kiểu này được coi là không phù hợp. “Năm 1957, tôi vào trường nhạc học, được chỉnh huấn là không được sáng
tác và hát những bài về tình yêu”, ông kể. Trước đó, khi còn sinh hoạt
thanh niên ở khu phố, đi dạy bình dân học vụ, Chân đã được quán triệt tinh thần
chỉ hát những bài cách mạng, vui tươi.
Khi nhận “Nỗi
lòng người đi” hay “Tôi xa Hà Nội”
là của mình, ông Chân khẳng định không có ý tranh chấp tác quyền: “Tên ai không thành vấn đề. Chính giai điệu
của mình mà được hát chỗ này chỗ kia là mình thích rồi. Chứ mình còn nhiều bài
hay hơn…” Hơn một lần ông Chân khẳng định ông còn nhiều bài hay hơn bài hát
nổi tiếng kia, đáng tiếc là chưa bài nào của ông được vang lên. “Tôi không nghĩ chuyện đó”, ông Chân
nói. “Cách đây 20 năm từ khi nhảy sang
thơ, tôi nghiên cứu toàn về thơ. Phổ nhạc vào thơ Đường rất khó. Và tôi đưa thơ
Đường vào quan họ…”.
Theo chỉ dẫn của Nguyễn Thụy Kha, ông Chân đã đem tất
cả các sáng tác chưa ai hát của mình đi đăng ký bản quyền. Được biết, Trung tâm
Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC)- đơn vị vẫn trả tác quyền bài “Nỗi lòng người đi” cho Anh Bằng - trong
khoảng một năm nay đã nhiều lần liên lạc với Anh Bằng để làm rõ vấn đề bản quyền
của bài hát. Ngày 7/9, Anh Bằng hồi âm với nội dung ngắn gọn: “Theo lời yêu cầu của VCPMC, tôi xin kính gởi
Trung tâm một bản scan xuất bản phẩm Nỗi lòng người đi do nhà xuất bản Mỹ Hạnh
phát hành năm 1967, để VCPMC làm tư liệu nhanh chóng kết thúc việc xác nhận tác
giả của nhạc phẩm Nỗi lòng người đi”.
Sự vô danh của Khúc Ngọc Chân là một điều bất lợi khi
đặt cạnh Anh Bằng- tác giả của hàng trăm bài hát trong đó có Khúc thụy du, Nếu vắng anh, Anh còn nợ em,
Tình là sợi tơ… Một điểm yếu nữa trong câu chuyện của Khúc Ngọc Chân mà những
người đứng về phía Anh Bằng xoáy vào là có nhiều hình ảnh tư liệu cho thấy tàu
há mồm đưa người vào Nam cập sát cảng Hải Phòng. Trong khi ông Chân kể, ông vẫn
còn hát “Tôi xa Hà Nội” cùng người
yêu trên thuyền từ bến Bính ra “phao số
không” để tiễn nàng lên tàu há mồm. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người gốc Hải
Phòng, cho hay Thu Hằng vào Nam là đợt đầu tiên, tháng 11/1954. Lúc đó tàu há mồm
chưa cập vào cảng Hải Phòng.
Nguyễn Thụy Kha cũng đặt dấu hỏi tại sao mãi tới năm
1967, Anh Bằng mới đăng ký bản quyền bài hát đầu tay. “Phải chăng ông đưa ra vào thời Ngô Đình Diệm sẽ không ăn vì khá nhiều
người di cư vào Nam cũng biết bài này, ông sẽ bị phản bác ngay?!” Nhà
nghiên cứu cũng cho hay sắp tới sẽ công bố những lá thư của những người bạn
cùng thời với Khúc Ngọc Chân kể về Tôi xa Hà Nội để tiếp tục làm rõ vấn đề.
Nguyễn Mạnh Hà
*
Nguồn:
https://tienphong.vn/nghi-an-noi-long-nguoi-di-post726485.tpo
..................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ