Thanh Thúy (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943), tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Thúy là một nữ ca sĩ thuộc Tân nhạc Việt Nam. Bà là một trong những ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới nền Tân Nhạc Việt Nam và đặc biệt là dòng Nhạc Vàng vì là giọng hát tiên phong thuở sơ khai của dòng nhạc này. Bà được biết đến qua các bài hát thuộc dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến như “Nửa đêm ngoài phố, Mưa nửa đêm, Phố buồn”,...Bà là một ca sĩ được khán giả đặt cho nhiều biệt danh nhất, như “Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát lúc 0 giờ,Tiếng hát về khuya”, được một số nhạc sĩ viết tặng nhiều bài hát, như “Uớt mi,Thúy đã đi rồi, Được tin em lấy chồng”,...và làm bài thơ để tặng cô.
Danh ca là nàng thơ đầu tiên trong cuộc đời Trịnh Công
Sơn, từng được mệnh danh là 'hoa hậu nghệ sĩ' thập niên 60
Nữ ca sĩ sở hữu giọng hát và nhan sắc trời ban
Danh ca Thanh Thúy, tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại xứ Huế thơ mộng, trong một gia đình có 5 người con. Do người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo nên cả nhà Thanh Thúy phải khăn gói vào Sài Gòn để chữa trị. Hoàn cảnh khó khăn, cả gia đình bà sống trong một căn phòng nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng.
Vào khoảng cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, Thanh Thúy bắt đầu đi hát. Giọng ca của nữ ca sĩ được xem là hiếm thấy với các đặc trưng như tính lưỡng tính, giọng rất sâu, dày, nặng, tối, chắc khỏe, đậm tính thổ và rền như tiếng đại hồng chung; quãng hát thoải mái nằm trên âm khu trung, trầm.
Thanh Thúy thuở đó ghi dấu ấn trong lòng khán giả qua
những ca khúc thuộc dòng nhạc bolero như: Nửa đêm ngoài phố; Mưa nửa đêm; Phố
buồn... Bà cũng là một ca sĩ được khán giả đặt cho nhiều biệt danh nhất như: Tiếng
hát liêu trai; Tiếng hát lúc 0 giờ; Tiếng hát về khuya,...
Đến những năm đầu của thập niên 1960, tên tuổi của nữ ca sĩ lẫy lừng không chỉ ở các sân khấu phòng trà mà cả trên sóng phát thanh, đĩa nhạc, băng nhạc. Thanh Thúy cũng gây thương nhớ khi thường xuất hiện trên sân khấu với tà áo dài thướt tha, mái tóc buông dài sau vai, đôi mắt sầu buồn và cất giọng hát mê hoặc người nghe.
Thậm chí, năm 1961, bà còn được phong danh hiệu "Hoa hậu nghệ sĩ" tại phòng trà Anh Vũ, một trong những điểm ca hát nổi tiếng ở Sài Gòn. Ca ngợi nét đẹp của Thanh Thúy, trong bài thơ "Sầu ca sĩ", nhà thơ Hoàng Trúc Ly viết: "Từ em tiếng hát lên trời/ Tay xoa vòng tóc tay vời âm thanh/ Sợi buồn chẻ xuống hồn anh/ Lắng nghe da thịt tan tành sau xưa".
Nàng thơ" đầu tiên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhiều nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác thơ và ca khúc để dành tặng riêng cho Thanh Thúy, trong đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn từng tiết lộ rằng:
“Thuở còn trọ học ở Sài
Gòn, đêm nào tôi cũng đến phòng trà ca nhạc để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần
hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh
Thúy thì chưa hẳn, vì tôi mang mặc cảm nghèo và vô danh. Trong khi đó Thanh
Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập.
Biết
vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng. Có
đêm tôi chỉ đủ tiền mua một ly đá chanh. Đêm đêm tôi thao thức với những khát
khao mơ ước là phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất
ngưỡng mộ nàng. Cái khát khao đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc “Ướt mi” đầu
tiên trong đời”.
Nữ ca sĩ 4x đã trở thành "nàng thơ" đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ tài hoa
Trịnh Công Sơn như thế. Cũng từ đó, Trịnh Công Sơn và Thanh Thúy dần quen biết
và gắn bó với nhau hơn. Trong một lần đưa nữ ca sĩ về sau đêm diễn, nhìn theo
bóng nàng, Trịnh Công Sơn đã tiếp tục viết nên ca khúc "Thương một người".
Cùng Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu,... Thanh Thúy trở thành một trong những giọng ca nữ có ảnh hưởng bậc nhất tân nhạc trước năm 1975. Khi đang ở giai đoạn đỉnh cao của danh vọng, Thanh Thúy lập gia đình. Sau đó, bà cùng chồng sang Mỹ định cư. Hiện tại, nữ ca sĩ sinh năm 1943 có cuộc sống bình yên, hạnh phúc bên chồng con cùng các cháu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ