Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Kim Dung (1924-2024), Thế Giới Kiếm Hiệp thực hiện chuyên đề đặc biệt : 100 cái nhất về các tác phẩm Kim Dung. Mỗi tháng Thế Giới Kiếm Hiệp sẽ đăng 1 kỳ và kết thúc vào tháng 10/2024. Mời các bạn đón xem.
1. Bạch mã khiếu tây phong - tác phẩm có mặt sớm nhất tại Việt Nam của Kim Dung
Năm 1963, một NXB ở Sài Gòn cho in 2 tập Độc bá quần hùng của dịch giả Tam Khôi, đề nguyên tác của Kim Dung. Độc bá quần hùng chính là đoản thiên Bạch mã khiếu tây phong. Cũng năm này, Tam Khôi dịch bộ Phi hồ ngoại truyện lấy tựa Việt là Tiểu anh hùng Hồ Phỉ, rồi qua năm 1964 dịch bộ Tuyết sơn phi hồ lấy tựa Việt là Lãnh nguyệt bảo đao.
Như vậy Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đầu tiên chính thức có mặt trong văn hóa đọc tiểu thuyết của người Sài Gòn là Bạch mã khiếu tây phong từ năm 1963.
2. Trương Vô Kỵ - nhân vật chính duy nhất học được tinh hoa võ công của tam giáo: Phật Giáo, Đạo Giáo, Ma Giáo
Trương Vô Kỵ có nhiều kỳ duyên, học được nhiều võ công của cả Phật Giáo, Đạo Giáo , Ma Giáo và đạt tới trình độ cao thâm tuyệt đỉnh trong võ học - trình độ đăng phong tạo cực.
Trương Vô Kỵ học được toàn bộ Cửu dương thần công- tuyệt đỉnh thần công của Phật Giáo; học Càn khôn đại nã di và Thánh hỏa lệnh thần công (võ công tối cao của Ma giáo do Sơn Trung Lão Nhân sáng tạo); võ công tinh hoa Đạo giáo (Thái cực quyền, Thái cực kiếm và triết lý võ học Võ Đang do Trương Tam Phong truyền lại).
Việc Trương Vô Kỵ học được nhiều võ công của cả Phật Giáo, Đạo Giáo , Ma Giáo, thống nhất , dung hòa và phát huy được cả võ công của cả 3 nhà đem lại nhiều triết lý mới mẻ, thú vị và sâu sắc mà mỗi người đọc cần suy ngẫm và chiêm nghiệm ( sự phân biệt chính và tà, nguồn gốc võ học, con đường đi đến đỉnh cao của võ học ....).
3. Gia đình Nghi Lâm - gia đình kỳ lạ nhất trong các
tác phẩm của Kim Dung
Bất Giới hòa thượng là cha của ni cô Nghi Lâm, ban đầu là một đồ tể (người mổ lợn). Lý do ông xuất gia làm hòa thượng là vì ngày trước ông có yêu một ni cô. Khi ông cầu hôn, ni cô đã từ chối vì bà là người xuất gia, nếu lấy chồng Bồ Tát sẽ trừng phạt. Ông liền xuất gia làm hòa thượng để lấy bà (vì ông cho rằng nếu ông làm hòa thượng, Bồ Tát sẽ phạt cả ông, ông không nỡ để Bồ Tát trừng phạt một mình vợ).
Hai người sinh ra Nghi Lâm, do ông một lần khen Ninh Trung Tắc đẹp nên vợ ông đã nổi cơn ghen, bỏ đi biệt tăm, xuất gia và giả dạng làm người câm điếc quét chùa trên núi cao Hằng Sơn. Bất Giới gửi con ở Hằng Sơn và Nghi Lâm cũng xuất gia từ nhỏ tại Hằng Sơn.
Toàn bộ thành viên gia đình Nghi Lâm đều xuất gia ! Đây có lẽ là là gia đình kỳ lạ nhất trong các tác phẩm của Kim Dung.
Bất Giới hòa thượng là cha của ni cô Nghi Lâm, ban đầu là một đồ tể (người mổ lợn). Lý do ông xuất gia làm hòa thượng là vì ngày trước ông có yêu một ni cô. Khi ông cầu hôn, ni cô đã từ chối vì bà là người xuất gia, nếu lấy chồng Bồ Tát sẽ trừng phạt. Ông liền xuất gia làm hòa thượng để lấy bà (vì ông cho rằng nếu ông làm hòa thượng, Bồ Tát sẽ phạt cả ông, ông không nỡ để Bồ Tát trừng phạt một mình vợ).
Hai người sinh ra Nghi Lâm, do ông một lần khen Ninh Trung Tắc đẹp nên vợ ông đã nổi cơn ghen, bỏ đi biệt tăm, xuất gia và giả dạng làm người câm điếc quét chùa trên núi cao Hằng Sơn. Bất Giới gửi con ở Hằng Sơn và Nghi Lâm cũng xuất gia từ nhỏ tại Hằng Sơn.
Toàn bộ thành viên gia đình Nghi Lâm đều xuất gia ! Đây có lẽ là là gia đình kỳ lạ nhất trong các tác phẩm của Kim Dung.
4. Cẩu Tạp Chủng- Nhân vật chính có cái tên xấu nhất
Cẩu Tạp Chủng (hay "chó lộn giống") là nhân vật chính trong Hiệp Khách Hành . Cái tên Cẩu Tạp Chủng là do Mai Phương Cô - mẹ nuôi của chàng đặt, theo một cách gián tiếp để chửi bới đôi tình nhân (bố mẹ của cẩu tạp chủng) từng phụ tình bà. Đây là cái tên không thể xấu hơn trong những cái tên của các nhân vật chính trong thế giới Kim Dung.
Cẩu Tạp Chủng dốt nát và có cái tên xấu nhưng lại thành công bậc nhất trong tác phẩm Hiệp Khách Hành bởi vì anh có sự hồn nhiên, nhân hậu, trái tim trong sáng, tình cảm chân thành. Hình tượng Cẩu Tạp Chủng như tấm gương soi rọi nhiều hạn chế, khiếm khuyết của con người văn minh, thế giới văn minh.
5. Quách Tĩnh - Người duy nhất học cả võ công của võ lâm ngũ tuyệt
Ngoài Dương Quá sở hữu võ học của Tứ Tuyệt (trừ Nhất Đăng) ra, thì Quách Tĩnh chính là người được chỉ điểm võ học hoặc truyền thừa bởi tất cả 5 người trong Ngũ Tuyệt Hoa Sơn Luận Kiếm 1
Cụ thể :
- Bắc Cái thì nhận Quách Tĩnh làm đệ tử rồi truyền cho Hàng Long và chỉ cho luyện Dịch Cân Đoán Cốt Thiên trong Cửu Âm. Giúp gia tăng kình lực, tăng cường nội công.
- Được Nam Đế dịch cho phần Phạn Văn và giảng giải, chỉ điểm về võ học cho suốt mười mấy ngày. Từ đó có tiến cảnh rất lớn về võ học thiên hạ.
- Bị Tây Độc ép phải chiết chiêu với hắn suốt cả tháng, tạo cơ hội cho Quách Tĩnh ứng dụng công thức phá giải võ công từ Cửu Âm, phá giải được tất cả mọi chiêu thức mà Tây Độc tung ra. Góp phần nâng cao khả năng thực chiến lẫn sử dụng Cửu Âm Chân Kinh trong đối địch.
- Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, Quách Tĩnh cùng Hoàng Dung đã ở lại Đảo Đào Hoa, được Đông Tà đích thân dạy dỗ thêm vài năm, truyền cho đạn chỉ thần thông.
- Chưa kể còn được Trung Ngoan Đồng thuộc ngũ tuyệt mùa 3 truyền cho Không Minh Quyền, Song Thủ Hỗ Bác và lén dạy cho Cửu Âm Chân Kinh.( Nguyễn Long - hội quán kiếm hiệp)
6. Uyên ương đao - Tác phẩm võ hiệp “kỳ lạ, hiếm có” nhất
của Kim Dung
Chúng ta gọi nó là “kỳ lạ, hiếm có” nhất vì trong trong truyện này không có người chết, không có kẻ đại gian, đại ác - điều vô cùng hiếm gặp trong tiểu thuyết Kim Dung nói riêng và tiểu thuyết võ hiệp nói chung.
Chúng ta gọi nó là “kỳ lạ, hiếm có” nhất vì trong trong truyện này không có người chết, không có kẻ đại gian, đại ác - điều vô cùng hiếm gặp trong tiểu thuyết Kim Dung nói riêng và tiểu thuyết võ hiệp nói chung.
7. Hàn Giang Nhạn- dịch giả Kim Dung xuất sắc nhất
Năm 1965, Sài Gòn xuất hiện một dịch giả cự phách, lấy bút danh Hàn Giang Nhạn và Thứ Lang. Ông tên thật là Bùi Xuân Trang, SN 1909 tại Thái Bình, là giáo sư trung học Trần Lục, giỏi Hán văn, chuyên dịch sách cho Nha Tu thư Bộ Giáo dục (cũ).
Hàn Giang Nhạn là một trong những dịch giả truyện võ hiệp được yêu thích ở Việt Nam. Ông dịch nhiều sách trong đó nổi bật là các truyện của Kim Dung; ông đã dịch 7 bộ: Thư kiếm ân cừu lục, Lãnh nguyệt bảo đao (tức Phi Hồ ngoại truyện), Thiên Long Bát Bộ, Tố tâm kiếm (tức Liên thành quyết), Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký của tác giả này. Bản dịch Kim Dung của ông được đánh giá là tự nhiên phóng khoáng, mang hồn tính võ hiệp thơ mộng. Một số đoạn văn vần trong truyện được dịch sang tiếng Việt được đánh giá cao, như đoạn mở đầu của Tiếu ngạo giang hồ:
Năm 1965, Sài Gòn xuất hiện một dịch giả cự phách, lấy bút danh Hàn Giang Nhạn và Thứ Lang. Ông tên thật là Bùi Xuân Trang, SN 1909 tại Thái Bình, là giáo sư trung học Trần Lục, giỏi Hán văn, chuyên dịch sách cho Nha Tu thư Bộ Giáo dục (cũ).
Hàn Giang Nhạn là một trong những dịch giả truyện võ hiệp được yêu thích ở Việt Nam. Ông dịch nhiều sách trong đó nổi bật là các truyện của Kim Dung; ông đã dịch 7 bộ: Thư kiếm ân cừu lục, Lãnh nguyệt bảo đao (tức Phi Hồ ngoại truyện), Thiên Long Bát Bộ, Tố tâm kiếm (tức Liên thành quyết), Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký của tác giả này. Bản dịch Kim Dung của ông được đánh giá là tự nhiên phóng khoáng, mang hồn tính võ hiệp thơ mộng. Một số đoạn văn vần trong truyện được dịch sang tiếng Việt được đánh giá cao, như đoạn mở đầu của Tiếu ngạo giang hồ:
Gió xuân đầm ấm, ngàn liễu xanh tươi,Hoa phô sắc thắm, hương nức lòng người;
hay bài thơ "Khiển hoài" của Đỗ Mục đời Đường được dịch trong Lộc Đỉnh ký:
Lưu lạc Giang Nam đã bấy lâuCùng người nhỏ bé ở bên nhauMười năm chợt tỉnh Dương Châu mộngMang tiếng trăng hoa nghĩ lại sầu
Ngoài dịch Kim Dung, ông còn dịch sách của các tác giả võ hiệp khác và các tác phẩm ở thể loại khác, trong đó có bộ Truyền kỳ mạn lục tân biên của Nguyễn Tự.
Ông còn tự mình viết một số tiểu thuyết võ hiệp: Hồng bào quái nhân, Đoạn hồn tuyệt cung, Độc cô quái khách, Ngũ âm phụng kiếm.
8. Thiên Long Bát bộ - Bộ truyện có bối cảnh rộng lớn
nhất
Có thể nói Thiên Long Bát bộ chính là một bộ "Lục Quốc Diễn Nghĩa" với bối cảnh rộng lớn liên quan đến 6 quốc gia, lãnh thổ: Tống, Liêu. Thổ Phồn, Đại Lý, Tây Hạ, Nữ Chân.
Có thể nói Thiên Long Bát bộ chính là một bộ "Lục Quốc Diễn Nghĩa" với bối cảnh rộng lớn liên quan đến 6 quốc gia, lãnh thổ: Tống, Liêu. Thổ Phồn, Đại Lý, Tây Hạ, Nữ Chân.
9. Chu Chỉ Nhược- nhân vật có số phận kỳ lạ nhất của Kim Dung
Nói Chu Chỉ Nhược là nhân vật có số phận kỳ lạ nhất của Kim Dung là bởi vì ở mỗi lần Kim Dung chỉnh sửa truyện, CCN lại có một kết thúc khác nhau !!!
- Ở phiên bản đầu tiên đăng báo, Chu Chỉ Nhược cắt tóc thành ni cô và giao phái Nga Mi cho Trương Vô Kỵ. Vô Kỵ tiếp nhận ngôi chưởng môn của phái Nga Mi và viết bức thư dài nhường vị trí giáo chủ Minh giáo cho Dương Tiêu.
Lần chỉnh sửa đầu tiên, sau khi âm mưu bại lộ, Chu Chỉ Nhược bỏ về Nga Mi, chuyên tâm tu hành, gạt bỏ mọi ân oán thị phi.
- Lần chỉnh sửa thứ hai, quân triều đình vây hãm quần hùng và Chu Chỉ Nhược chết khi đỡ mũi tên cho Trương Vô Kỵ
- Lần chỉnh sửa thứ ba, Chu Chỉ Nhược, nàng không xuất gia. Trương Vô Kỵ cũng hứa sẽ thực hiện cho Chu Chỉ Nhược một lời hứa. Chi tiết cuối cùng của bộ tiểu thuyết là chi tiết lạ lùng: Trương Vô Kỵ cầm bút lên vẽ lại lông mày cho Triệu Mẫn, bỗng thấy Chu Chỉ Nhược cũng xuất hiện: “Trương Vô Kỵ quay đầu lại nhìn Triệu Mẫn, lại quay sang nhìn Chu Chỉ Nhược, trong đầu ngổn ngang trăm mối chẳng biết nên mừng hay lo, buông cây bút rơi cạch xuống bàn”. Cái kết trong bản chỉnh sửa mới đã gây ra nhiều tranh cãi. Đây là một cái kết tương đối mở, để lại cho người đọc trí tưởng tượng không giới hạn về lời hứa mà Vô Kỵ sẽ thực hiện với nàng.
10. Thiên Long Bát Bộ - tác phẩm có nhiều đàn ông bị hấp
…diêm nhiều nhất
- Hư Trúc bị công chúa Tây Hạ
- Đoàn Diên Khánh bị Trấn Nam vương phi
- Đoàn Dự bị Mộc Uyển Thanh đòi làm thịt
- Khả năng cao Huyền Từ cũng bị Diệp Nhị Nương hiếp dâm, vì mụ khai ra rằng "ta dụ dỗ y chứ y tuổi gì dụ dỗ ta".
Còn rất nhiều cái nhất nữa trong tiểu thuyết Kim Dung, bạn hãy thử kể ra một vài cái nhất mà bạn từng biết ?
Thế Giới Kiếm Hiệp
- Hư Trúc bị công chúa Tây Hạ
- Đoàn Diên Khánh bị Trấn Nam vương phi
- Đoàn Dự bị Mộc Uyển Thanh đòi làm thịt
- Khả năng cao Huyền Từ cũng bị Diệp Nhị Nương hiếp dâm, vì mụ khai ra rằng "ta dụ dỗ y chứ y tuổi gì dụ dỗ ta".
Còn rất nhiều cái nhất nữa trong tiểu thuyết Kim Dung, bạn hãy thử kể ra một vài cái nhất mà bạn từng biết ?
Thế Giới Kiếm Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ