Tuệ Sỹ - Tác phẩm của Dominique de Miscault
Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùyHiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ Ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùyHiện tiền vị liễu lạc hoa phiPhiêu bồng tâm sự tân toan lệTrí Hải đa tàm trúc loạn ty
Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:
Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:
Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũÁo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoangPhút vội vã bỗng thấy mình du thủThắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuởĐỉnh đá này và hạt muối đó chưa tanCười với nắng một ngày sao chóng thếNay mùa đông mai mùa hạ buồn chăngĐếm tóc bạc tuổi đời chưa đủBụi đường dài gót mỏi đi quanhGiờ ngó lại bốn vách tường ủ rũSuối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Tôi hoảng vía đề nghị: Đại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.
Ông đáp: - Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.
Ông đáp: - Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.
Đôi mắt ướt tuổi vàngCung trờiHội cũ
Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? - Cung trời hội cũ.
Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? - "Giờ nao nức của một thời trẻ dại?".
Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ...
Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh... Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.
Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều "phải nói" với mọi người "muốn nghe" với riêng mình "không thiết chi chuyện nói".
Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).
Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.
Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: "Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (...). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?".
Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!
Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.
Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.
Đôi mắt ướt tuổi vàngCung trời hội cũ
Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh?
Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.
Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?
"Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang"
Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?
Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.
Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.
Đôi mắt ướt tuổi vàngCung trời hội cũÁo màu xanhKhông xanh mãiTrên đồi hoangPhút vội vã bỗng thấy mình du thủ.Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tànPhút vội vã bỗng thấy mình du thủ?
Mình là thân Bồ-tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?
Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.
Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuởĐỉnh đá này và hạt muối đó chưa tanCười với nắng một ngày sao chóng thếNay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuởĐỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Ta tưởng như nghe ra "cao cách điệu" bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.
Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?
Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuyết nguyệt phiêu du:
Cười với nắng một ngày sao chóng thếNay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Một tiếng "buồn chăng" lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường:
Sen tàn cúc lại nở hoaSầu dài ngày ngắn đông đà sang xuânĐếm tóc bạc tuổi đời chưa đủBụi đường dài gót mỏi đi quanh
Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi:
Đếm tóc bạcTuổi đờiChưaĐủBụi đường dàiGótMỏiĐiQuanh
Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi "đá" sớm từ giã mọi yêu thương?
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũSuối nguồn xaNgược nướcXuôi ngàn
Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.
Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.
(Đi vão cõi thơ, 1969)
Bùi Giáng
Nguồn:
https://www.scribd.com/doc/12930220/%C4%90i-Vao-Coi-Th%C6%A1-Bui-Giang
*
PHỤ LỤC:
1/
“CUNG TRỜI” HAY “KHUNG TRỜI” TRONG BÀI THƠ “KHÔNG ĐỀ” CỦA THIỀN SƯ TUỆ SỸ ? La Thụy
Có lẽ Bùi Giáng là người phát hiện và bình bài thơ KHÔNG ĐỀ này đầu tiên trong tập 1, ĐI VÀO CÕI THƠ.
Thế mà, bỗng dưng bài thơ KHÔNG ĐỀ biến cái tên thành KHUNG TRỜI CŨ và từ ngữ CUNG TRỜI trong bài thơ lại biến thành KHUNG TRỜI.
“Đôi mắt ướt tuổi vàng ‘CUNG TRỜI’ hội cũ”
“Cung trời” như là một cõi trời, một cảnh giới như: “cung trời Đâu Suất, cung trời Hóa Lạc, cung trời Đao Lợi, cung trời Dạ Ma”...
Còn “khung trời” chỉ là một không gian bị hạn chế. bị đóng khung…
1. Tứ thiên vương thiên.
2. Đao lợi thiên.
3. Dạ ma thiên.
4. Đâu Suất thiên.
5. Hóa Lạc thiên.
6. Tha hóa tự tại thiên.
6 “cung trời” đã nêu ở trên thuộc về Dục giới, ngoài ra còn có Tam thanh thiên giới, Phạn Thiên giới, Vô sắc giới, Sắc giới nữa, gồm tất cả 36 cung trời.
Xin chỉ đề cập vài CUNG TRỜI nhiều người biết:
- Cung Trời Đao Lợi 忉利天 Đao Lợi thiên.
Phạm: Tràyastriôza, Pàli: Tàvatiôsa. Dịch âm: Đa la dạ đăng lăng xá, Đát lị da đát lị xa.
Đây là phẩm mở đầu của Kinh Địa Tạng. "Đao Lợi" là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là "tam thập tam", tức là chỉ cõi trời Ba Mươi Ba. Tuy gọi là cõi trời "Ba Mươi Ba", nhưng đó không phải do đếm từ dưới lên trên theo thứ tự, như tầng trời thứ nhất, tầng trời thứ hai, rồi đến tầng trời thứ ba,... cho tới tầng trời thứ ba mươi ba. Cõi trời Ba Mươi Ba này vốn nằm chính giữa, và ở bốn phía đông tây nam bắc của cõi trời này thì mỗi phía lại có tám cõi trời. Do đó, tổng cộng có ba mươi hai cõi trời phân bố chung quanh cõi trời Ba Mươi Ba.
Thiên chủ của cõi trời Ba Mươi Ba là Đế Thích. Trong Kinh A Di Đà có nói đến "Thích Đề Hoàn Nhân", tức là vị Đế Thích này vậy. Ngoài ra, trong Chú Lăng Nghiêm có câu "Nam Mô Nhân Đà La Da", thì Nhân Đà La Da cũng chính là Thiên Chủ Đế Thích. Ở cõi trời thì Đế Thích là một vị Thiên Chủ; còn trong Phật Giáo thì Ngài là một vị Hộ Pháp.
- Cung Trời Đao Lợi 忉利天 Đao Lợi thiên.
Đây là phẩm mở đầu của Kinh Địa Tạng. "Đao Lợi" là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là "tam thập tam", tức là chỉ cõi trời Ba Mươi Ba. Tuy gọi là cõi trời "Ba Mươi Ba", nhưng đó không phải do đếm từ dưới lên trên theo thứ tự, như tầng trời thứ nhất, tầng trời thứ hai, rồi đến tầng trời thứ ba,... cho tới tầng trời thứ ba mươi ba. Cõi trời Ba Mươi Ba này vốn nằm chính giữa, và ở bốn phía đông tây nam bắc của cõi trời này thì mỗi phía lại có tám cõi trời. Do đó, tổng cộng có ba mươi hai cõi trời phân bố chung quanh cõi trời Ba Mươi Ba.
Thiên chủ của cõi trời Ba Mươi Ba là Đế Thích. Trong Kinh A Di Đà có nói đến "Thích Đề Hoàn Nhân", tức là vị Đế Thích này vậy. Ngoài ra, trong Chú Lăng Nghiêm có câu "Nam Mô Nhân Đà La Da", thì Nhân Đà La Da cũng chính là Thiên Chủ Đế Thích. Ở cõi trời thì Đế Thích là một vị Thiên Chủ; còn trong Phật Giáo thì Ngài là một vị Hộ Pháp.
- Cung trời Dạ Ma:
Dạ Ma thiên (夜摩天)là tầng trời thứ ba trong sáu tầng trời cõi Dục. Cũng gọi Diệm ma thiên, Viêm ma thiên, Tu viêm thiên, Li tránh thiên, Tô dạ ma thiên (Phạm, Pàli: Suyàma), Tu dạ ma thiên.
- Cung trời Đâu Suất:
Đâu Suất thiên 兜率天 thường gọi tắt là Đâu-suất, dịch ra Hán ngữ là Tri-túc thiên 知足天.
Đâu suất thiên còn được gọi là:
Cung trời Đâu Suất xuất hiện rất nhiều trong Kinh Quán Di Lặc Bồ tát thượng sanh Đâu Suất
Theo từ điển Phật học Hán Việt của nhà nghiên cứu Đoàn Trung Còn, từ Đâu Suất, Đâu Suất Đà có nghĩa là Tri Túc, Hỷ Túc, Diệu Túc, Thượng Túc.
Trước kia, Đức Thích Ca Mâu Ni chưa thành Phật, thì làm Bồ tát Hộ Minh ngự nơi Cung trời Đâu Suất. Chừng ngài từ giã cung Đâu Suất mà xuống trần làm Phật thì ngài phó chúc lại cho đức Di Lặc, dặn đức Do Lặc kế tiếp ngài nơi cung ấy mà giáo hóa chư Tiên và chư Bồ Tát.
- Cung Trời Hóa Lạc:
Hoá lạc thiên (化樂天)
Cũng gọi Hóa tự tại thiên, Hóa tự lạc thiên, Bất kiêu lạc thiên, Lạc vô mạn thiên, Vô cống cao thiên, Lạc biến hóa thiên. Tầng trời thứ 5 trong 6 tầng trời cõi Dục, tức là tầng trời ở dưới cõi trời Tha hóa tự tại và ở trên cõi trời Đâu suất. Vì người cõi trời này tự biến hóa ra 5 trần cảnh để vui chơi, cho nên gọi là Hóa tự lạc.
Cung Trời Hóa Lạc thiên cao hơn cung Trời Đâu Suất một bậc. Một ngày ở đây bằng 800 năm ở cõi người, chúng sinh ở đây có thọ mạng trung bình 8000 năm. Thân của chúng sinh ở đây phát sáng. Nam nữ ở đây cười với nhau là nữ thụ thai và trẻ con sinh ra trên đầu gối, nghĩa là hóa sinh, không phải thai sinh. Trẻ con vừa sinh ra đã bằng cỡ trẻ con loài người 12 tuổi.
Cung trời này cùng với các cung Dạ ma, Đâu suất, Tha hóa tự tại đều có 3 việc thù thắng hơn cõi Diêm phù đề là: sống lâu, xinh đẹp và vui thú.
La Thụy sưu tầm và biên tập
*
2/
THẦY TUỆ SỸ VÀ BÙI GIÁNG VỚI BÀI THƠ TỨ TUYỆT “VÔ ĐỀ”
Cư Sĩ Nguyên Toàn Trần Việt Long
Bối cảnh ra đời và vài từ ngữ của bài thơ tứ tuyệt “vô đề” này của nhà thơ Tuệ Sỹ cần được hiệu đính cho đúng nguyên tác vì nếu không thì người đọc không hiểu tính hay đùa của Bùi Giáng và tính hết sức nghiêm túc của Thầy Tuệ Sỹ.
Thầy Tuệ Sỹ là một bậc danh tăng uyên bác tam tạng kinh luật luận, sống khắc khổ như một nhà sư khổ hạnh mà tâm hồn vô cùng phóng khoáng trong cuộc đời tự tại cũng như trong cõi thơ thâm viễn vô bờ. Chưa từng du học ở nước ngoài mà khả năng lưu loát Đức ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ, Hoa ngữ, Tạng ngữ (Sanskrit) và Pali của Thầy thì Bùi Giáng vô cùng ngưỡng mộ mặc dầu khả năng ngoại ngữ của Bùi Giáng đã được thực chứng qua rất nhiều dịch phẩm rất khó dịch từ những tác phẩm của Heidegger như "Being and Time." Thầy Tuệ Sỹ không những là một nhà trước tác, biên khảo, sáng tác với hơn 50 tác phẩm đồ sộ mà còn là một dịch giả với hơn 10 tác phẩm kinh luật luận chính yếu của Phật giáo. Thầy Tuệ Sỹ còn là "Thầy của những bậc thầy" cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó hầu hết chư tôn đức với tuổi đời dưới 70 và đang ở hàng giáo phẩm Thượng Tọa (và Hòa Thượng) hiện nay đều có theo học với Thầy tại Viện Đại Học Vạn Hạnh hay tại các Phật Học Viện khắp Miền Nam thuộc lãnh thổ VNCH.
Trước năm 1975 khá lâu, khoảng năm 1970, một hôm Thầy Tuệ Sỹ đọc cho Bùi Giáng nghe hai câu thơ Hán văn của Thầy và nhờ Bùi Giáng làm tiếp cho thành một bài thơ Tứ Tuyệt vì Thầy không tìm ra được ý mới.
Bối cảnh ra đời và vài từ ngữ của bài thơ tứ tuyệt “vô đề” này của nhà thơ Tuệ Sỹ cần được hiệu đính cho đúng nguyên tác vì nếu không thì người đọc không hiểu tính hay đùa của Bùi Giáng và tính hết sức nghiêm túc của Thầy Tuệ Sỹ.
Thầy Tuệ Sỹ là một bậc danh tăng uyên bác tam tạng kinh luật luận, sống khắc khổ như một nhà sư khổ hạnh mà tâm hồn vô cùng phóng khoáng trong cuộc đời tự tại cũng như trong cõi thơ thâm viễn vô bờ. Chưa từng du học ở nước ngoài mà khả năng lưu loát Đức ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ, Hoa ngữ, Tạng ngữ (Sanskrit) và Pali của Thầy thì Bùi Giáng vô cùng ngưỡng mộ mặc dầu khả năng ngoại ngữ của Bùi Giáng đã được thực chứng qua rất nhiều dịch phẩm rất khó dịch từ những tác phẩm của Heidegger như "Being and Time." Thầy Tuệ Sỹ không những là một nhà trước tác, biên khảo, sáng tác với hơn 50 tác phẩm đồ sộ mà còn là một dịch giả với hơn 10 tác phẩm kinh luật luận chính yếu của Phật giáo. Thầy Tuệ Sỹ còn là "Thầy của những bậc thầy" cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó hầu hết chư tôn đức với tuổi đời dưới 70 và đang ở hàng giáo phẩm Thượng Tọa (và Hòa Thượng) hiện nay đều có theo học với Thầy tại Viện Đại Học Vạn Hạnh hay tại các Phật Học Viện khắp Miền Nam thuộc lãnh thổ VNCH.
Trước năm 1975 khá lâu, khoảng năm 1970, một hôm Thầy Tuệ Sỹ đọc cho Bùi Giáng nghe hai câu thơ Hán văn của Thầy và nhờ Bùi Giáng làm tiếp cho thành một bài thơ Tứ Tuyệt vì Thầy không tìm ra được ý mới.
“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùyHiện tiền vi liễu lạc hoa phi”(Đêm khuya gió thổi đùa bóng nghiệpTrước mắt làm liễu lạc hoa bay)
Bùi Giáng bèn đọc tiếp,
“Phiêu bồng tâm sự, tân toan lệ,Trí Hải đa tàm, trúc loạn ty.”
(Tâm sự lâng lâng, dòng lệ khổ
Hổ thẹn với ‘biển trí’ vì chưa thâu đắc được / rừng trúc rối như tơ)
Ở đây Bùi Giáng có ý đùa là Thầy Tuệ Sỹ “bị khớp” trước Ni Sư Quản Thủ Thư Viện Trí Hải. Thầy Tuệ Sỹ không giận Bùi Giáng nhưng Thầy rất ngượng nghịu rồi vài hôm sau Thầy trao cho Bùi Giáng bài thơ “Không Đề” mà sau này thì mới có tựa.
Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũÁo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoangPhút vội vã bỗng thấy mình du thủThắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tànTừ núi lạnh đến biển im muôn thuởĐỉnh đá này và hạt muối đó chưa tanCười với nắng một ngày sao chóng thếNay mùa đông mai mùa hạ buồn chăngĐếm tóc bạc tuổi đời chưa đủBụi đường dài gót mỏi đi quanhGiờ ngó lại bốn vách tường ủ rũSuối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
“Không Đề” là bài thơ gồm 3 khổ, khác với bài thơ tứ tuyệt “Vô Đề” ở trên.
* Vài Từ Ngữ Cần Được Hiệu Đính Cho Đúng Nguyên Tác.
1.- Bối cảnh thời gian ra đời của bài thơ tứ tuyệt này là khoảng năm 1970 chứ không phải vào thời gian rối loạn sau khi có Hiệp Định Paris 1973. Và các từ ngữ cũng không như bài thơ được đăng trên internet hiện nay vì "tâm sự" với "tân tâm" và "tâm loạn" với "trúc loạn" rất khó đọc, thiếu chất thơ; đấy là chưa nói "loạn" và "ly" không phải là danh từ như "lệ / nước mắt" và "ty / tơ" để hình thành danh từ ghép trong cấu trúc từ theo mô thức "tỉnh từ trước, danh từ theo sau" của ngữ pháp Hán văn.
Tứ Tuyệt (bài thơ do Cụ ... post trên Internet)
thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tuỳhiện tiền vị liễu lạc hoa phiTuệ Sĩphiêu bồng tâm sự tân tâm loạntrí hải đa tàm trúc loạn lyBùi Giáng
2.- Một số người khác cũng giải thích bài thơ tứ tuyệt "Vô Đề" này không đúng ý tác giả.
"Hiện tiền" chứ không phải "hiên tiền / trước hiên" vì ở đây tác giả đang nói về triết lý Nghiệp / Karma, và người gieo nghiệp thiện ác (đã qua) thì bây giờ (hiện tiền) "làm liễu lạc hoa bay." Do vậy, chữ được dùng là "vi / làm" chứ không phải "vị / sẽ."
"Hiện tiền" chứ không phải "hiên tiền / trước hiên" vì ở đây tác giả đang nói về triết lý Nghiệp / Karma, và người gieo nghiệp thiện ác (đã qua) thì bây giờ (hiện tiền) "làm liễu lạc hoa bay." Do vậy, chữ được dùng là "vi / làm" chứ không phải "vị / sẽ."
Và càng không đúng khi dịch hai câu sau của Bùi Giáng là:
“Những điều mong muốn trong lòng không thể thổ lộ ra ngoài làm ông phải khóc thầm
(Vì) đôi mày (đẹp) của Trí Hải, làm (lòng ông) rối như tơ (phải không).”
Thật ra, chữ "tàm" nghĩa là "con tằm / hàng lông mày" [蚕] không phải ở đây vì Bùi Giáng "chọc phá" Thầy Tuệ Sỹ chứ Bùi Giáng không dám thất lễ với Ni Sư Trí Hải đâu. Chữ "tàm" này nghĩa là hổ thẹn [惭] mới đúng "tâm tư thầm kín" của một vị chân tu và vô cùng uyên bác. Câu "Trí Hải đa tàm trúc loạn ty" chỉ có nghĩa là "Biển học mông mênh (trí hải / THỨC) mà thẹn lòng rất nhiều vì đầu óc mình (TRÍ) không minh mẫn (rối loạn / khớp)" mà thôi, và đấy là ý của Bùi Giáng để đùa phá Thầy Tuệ Sỹ chứ không phải ý thơ của Thầy Tuệ Sĩ.
3.- Nhà thơ Hoàng Quốc Bảo dịch thơ bài thơ này rất hay nhưng cũng viết sai ba từ "tang bồng / phiêu bồng", "ly / ty" và "da / đa" làm sai lạc ý thơ một trời một vực.
thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tuỳhiện tiền vi liễu lạc hoa phiTuệ Sỹtang bồng tâm sự tân toan lệtrí hải đa tàm trúc loạn lyBùi Giángđêm thẳm gió lùa trêu bóng nghiệpnương về làm liễu lạc hoa baychí lớn trạnh lòng đau đáu lệtrúc loạn chưa lìa biển giác aiHoàng Quốc Bảo
Trần Việt Long
https://quangduc.com/a31422/thay-tue-sy-va-bui-giang-voi-bai-tho-tu-tuyet-vo-de
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ