Trang

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2023

THANH ĐIỆU TRONG TIẾNG VIỆT GHI BẰNG CHỮ CÁI LA TINH VÀ TRONG ÂM HÁN VIỆT – La Thụy



Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết.

Âm tiếng Hán hiện đại (tiếng Hán phổ thông, dựa trên phương ngữ Bắc Kinh) chỉ có 4 thanh bậc: phù bình (tên thông dụng hiện nay là âm bình), trầm bình (tên thông dụng hiện nay là dương bình), thượng thanh và khứ thanh (không chia bậc).
Nhưng âm Hán-Việt lại quy về bốn thanh điệu và thêm hai bậc của tiếng Hán vì dựa vào phiên thiết của âm tiếng Hán.
Trong âm HánViệt trước đây có bốn thanh: bình , thượng , khứ , nhập ; mỗi thanh có hai bậc là phù và trầm (hoặc thanh /trộc ; thượng /hạ )
Như vậy, tổng cộng có 8 thanh bậc: phù bình (浮平), trầm bình (沈平), phù thượng (浮上), trầm thượng (沈上), phù khứ (浮去), trầm khứ (沈去), phù nhập (浮入), trầm nhập (沈入).
*
Từ khi dùng chữ Quốc ngữ làm chữ viết, người Việt có thể diễn tả thanh điệu một tiếng bằng một ký tự nhất định. Tuy vậy, cũng chỉ được 6 thay vì 8, nghĩa là mất 2. Hai thanh phù-khứ, phù-trầm nhập lại thành một, hai thanh trầm-khứ, trầm-nhập cũng nhập lại thành một. Như vậy chỉ còn 2 thay vì 4.
Trong chữ Quốc ngữ, sáu thanh điệu được biểu thị bằng các dấu: sắc (´), hỏi (?), huyền (‘), ngã (~), nặng (.) và không dấu dành cho thanh ngang (phù-bình).
 
* THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT SỬ DỤNG THEO BẢNG CHỮ CÁI LA TINH:

Tiếng Việt sử dụng bảng chữ cái Latin và có sáu thanh điệu được ghi bằng các dấu thanh đặt trên hoặc dưới nguyên âm chính: huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng và không dấu (tức không có dấu nào cả). Ta có thể nói tiếng Việt thông thường có 6 thanh điệu và được ghi bằng 5 dấu thanh.
Sáu thanh điệu tiếng Việt được xếp vào 2 nhóm: thanh bằng và thanh trắc
 
THANH BẰNG
 
Thanh bằng là thanh điệu bằng phẳng, không có sự cao giọng hay thấp giọng khi đọc. Và là những thanh điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường nào.
Thanh bằng gồm những tiếng hay chữ không có dấu (gọi là thanh ngang) và những tiếng hay chữ có dấu huyền.
 
- Thanh ngang: thanh ngang hay còn gọi là thanh không dấu hoặc gọi là thanh không được thể hiện dấu trên chữ. Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép.
Ví dụ: cam, xuân, đông, công ty, mưa xuân,….
Nhưng thanh bằng không được thể hiện trên các âm tiết như: lach, bach, bat, lac, nhac, hat, het, bêt,….
 
- Dấu huyền: dấu huyền là một dấu thanh nằm trên các nguyên âm trong tiếng Việt. khi thể hiện trên các nguyên âm thì phát ra âm với giọng đi xuống. Dấu huyền được viết bằng một gạch ngang chéo từ trái sang phải.
Dấu huyền thấp hơn thanh ngang một bậc, dấu này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép và đọc với giọng nặng hơn thanh ngang.
Ví dụ về dấu huyền: cà, sàn, đầm, bằng, bà, bàn, ….
 
THANH TRẮC
 
Thanh trắc là thanh điệu không bằng phẳng. Thanh này có âm diệu diễn biến phức tạp trong thanh điệu. thanh này khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng và không đồng đều.
Thanh trắc được thể hiện bằng các tiếng hay chữ có các dấu gồm: dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, gấu nặng.
- Dấu hỏi: dấu này có thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, dấu hỏi có điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Dấu hỏi thường xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép.
Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp, hổn hểnh, cảm ơn, thể hiện,….
- Dấu ngã: dấu ngã là dấu có thanh điệu thuộc âm vực cao. Dấu này bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn, có thêm động tác nghẽn thanh hầu khi phát âm.
Dấu này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép và đọc với giọng nặng hơn thanh ngang.
Ví dụ: ngã, vẽ, xã, mãn nhãn, sững sờ,….
Dấu ngã không được thể hiện trên các âm tiết như: lach, bach, bat, lac, nhac, hat, het, bêt,….
- Dấu sắc: dấu sắc là dấu có thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, dấu này có điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Đồng thời khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu khi đọc.
Dấu sắc có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết.
Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm,….
- Dấu nặng: dấu nặng là dấu có thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, dấu này có điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn.
Dấu nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết.
Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục trặc, bẹp ruột
 
* THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT TRONG ÂM HÁN VIỆT
 
Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ thanh điệu (tone-language). Nguyên thủy có 8 thanh điệu bao gồm 2 yếu tố: âm vực và âm điệu. Âm vực có 2 mức độ: phù (cao) và trầm (thấp). Âm điệu được chia thành bằng và trắc. Bằng là bình. Trắc gồm thượng, khứ, nhập. Nhân 2 âm vực với 4 âm điệu, ta được 8 trường hợp. Xin mượn một ví dụ của Cao Xuân Hạo (1998:82) "an", "ản", "án", "àn", "ãn", "ạn", "át", "ạt"
 
Trong tiếng HánViệt trước đây có bốn thanh: Bình , Thượng , Khứ , Nhập ; mỗi thanh có hai bậc là phù và trầm (hoặc thanh /trộc ; thượng /hạ 下)

 Bình { Ngang  Thượng { Hỏi  Khứ { Sắc khứ  Nhập { sắc nhập  (Cao)
 Huyền  Ngã  Nặng khứ  nặng nhập  (Thấp)

Như vậy, tổng cộng có 8 thanh bậc: phù bình (浮平), trầm bình (沈平), phù thượng (浮上), trầm thượng (沈上), phù khứ (浮去), trầm khứ (沈去), phù nhập (浮入), trầm nhập (沈入).
 
1. Thanh bình: Có hai bậc, phù và trầm.
Thanh bình bậc phù (phù bình hay âm bình) là những tiếng không dấu, tức thanh ngang. Ví dụ: (a), (hương).
Thanh bình bậc trầm (trầm bình hay dương bình) là những tiếng có dấu huyền. Ví dụ: (đà), (điền), (thần).
Điều cần chú ý là các chữ thanh ngang bắt đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v đều thuộc "trầm bình" ("hạ bình") trong cách áp dụng phiên thiết (Lê Ngọc Trụ) như minh , nhân , vân , nếu không sẽ sai về bậc thanh. Điều này rất ít tác giả nhấn mạnh.

2. Thanh thượng: Có hai bậc, phù và trầm.
Thanh thượng bậc phù (phù thượng) là những tiếng có dấu hỏi. Ví dụ: (bả), (hải), (trảm).
Thanh thượng bậc trầm (trầm thượng) là những tiếng có dấu ngã. Ví dụ: (mẫu), (nữ), (ngữ).

 3. Thanh khứ:
Thanh khứ bậc phù (phù khứ) là những tiếng có dấu sắc. Ví dụ: (đấu), (phóng), (tiến).
Thanh khứ bậc trầm (trầm khứ) là những tiếng có dấu nặng. Ví dụ: (đại), (tại), (vọng).

4. Thanh nhập:
Thanh nhập bậc phù (phù nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu sắc. Ví dụ: (đáp), (thiết), (trách), (tróc).
Thanh nhập bậc trầm (trầm nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu nặng. Ví dụ: (đạp), (diệt), (thạch), (trạc).

*
Cứ liệu thống kê về nguồn gốc của 8 thanh trong cách đọc Hán-Việt, chúng ta có bảng sau:

BÌNH: Ngang, Huyền,            
THƯỢNG: Hỏi, Ngã            
KHỨ: Sắc khứ, Nặng khứ     
NHẬP: Sắc nhập (Cao), Nặng nhập (Thấp)

Có thể liệt kê 8 thanh điệu đọc âm Hán Việt như sau:
Ngang, Huyền, Hỏi, Ngã, Sắc khứ, Nặng khứ, Sắc nhập, Nặng nhập.   
                                                                                           La Thụy

*
THAM KHẢO:
 
- Huình Tịnh Của (1895) Đại Nam quấc âm tự vị. Rey, Curiol & Cie: Saigon
- Nghiên cứu về chữ Nôm của Lê Văn Quán (Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1981)
- Đào Duy Anh: Hán Việt Từ điển.
- Lê Ngọc Trụ: Lối đọc chữ Hán Tập san Đại học Văn Khoa (Sài Gòn) 1968
- Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1979
- Lê Văn Quán: Nghiên cứu về chữ Nôm, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1981.
- Trẩn văn Chánh: Từ điển Hán Việt, Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 1999

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ