Trang

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023

ĐẾ HỆ THI CỦA VUA MINH MẠNG - Đoàn Như Tùng Tony


Kim sách Đế Hệ Thi

Vua Minh Mạng đã tìm ra phép đặt tên đôi, theo đó, người kế nghiệp khi nối ngôi, có thể lấy một chữ làm tên, lấy chữ Nhật làm nghĩa tượng trưng ngôi vua. Dòng đế (Đế hệ) được kế thừa đế nghiệp và dòng thân (Phiên hệ) là để bảo vệ Đế hệ. Vua đã thảo 11 bài thơ, gồm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi. Đế hệ thi có 20 chữ với ý nghĩa tốt lành và uyên bác, dùng làm từ đứng trước cho 20 đời nối tiếp sau kể từ đời vua Minh Mệnh gồm:

Miên, Hồng (Hường), Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thụy (Thoại), Quốc, Gia, Xương

Theo phép này, tất cả con trai của vua Minh Mệnh đều phải có từ đứng trước là Miên, sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Miên đều phải có tên bắt đầu bằng Hồng (Hường), sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Hường lại lấy từ đứng trước là Ưng, sau là tên do Hoàng gia đặt... cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ Đế hệ.
Với Đế hệ thi, vua Minh Mệnh mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm. Tuy nhiên, cuối cùng, dừng lại ở chữ Vĩnh, tức thế hệ thứ 5, đời vua thứ 13 triều Nguyễn.

1. Về cách đặt tên trong họ Nguyễn Phúc
Sách Nguyễn Phúc tộc thế phả do Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc xuất bản (Nxb Thuận Hóa – Huế, 1995) cho biết: Khi Đức Thái Tổ Nguyễn Hoàng dựng nghiệp tại phương Nam, truyền ngôi cho con là Đức Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên thì con cháu đời sau mới thực sự ghép chữ “Phúc” vào với họ Nguyễn dựng nên họ Nguyễn Phúc. Sau này, đến thời Thánh Tổ Minh Mạng (Mệnh) lên kế nghiệp, nhà vua đã cho lập Tôn Nhơn Phủ để coi sóc các người trong họ, lập Ngọc phả để ghi tên những người thân thuộc, dùng chữ “tông thất” để gọi những người cùng họ với nhà vua. Ngoài ra còn phân biệt thân, sơ bằng cách phân chia thành Đế hệ và Phiên hệ – Tiền hệ và Chính hệ.

Kim sách Đế Hệ Thi

Tiền hệ hay gọi tắt là Hệ dùng để chỉ con cháu của các Đế từ Thái Tổ đến Duệ Tông (Nguyễn Phúc Thuần), gồm 9 đời (tức con cháu thuộc chín chúa xưng vương ở phương Nam).
Chính hệ là con cháu của Thế Tổ Gia Long trở về sau. Trong Chính hệ phân làm hai: Đế hệ chỉ con cháu của Đức Thánh Tổ Minh Mạng. Phiên hệ (“phiên” là hàng rào) ý nói làm phên rào cho hoàng gia để chỉ con cháu của anh em Đức Thánh Tổ.
Cách đặt tên trong Đế hệ đã được khái quát thành một bài thơ gọi là Đế hệ thi, đó là:
 
Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thụy Quốc Gia Xương
 
  

Khi ban bố cách đặt tên này, vua Minh Mạng đã nói: “Trẫm không dám so sánh với nhà Chu xưa ở Trung Nguyên bói năm được 700 năm, bói đời được 30 đời. Nhờ các tiên đế ta tích nhân đức, chính sự ân huệ tốt họ Nguyễn Phúc được cội sâu gốc bền, nghiệp lớn tốt thịnh. Trẫm chỉ giơ tay lên trán cầu trời cho từ nay về sau con cháu ta nhận nối cơ đồ lớn, hưởng được 500 năm, tức là hơn 20 đời, chẳng dám mong nhiều hơn” (Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng: Các triều đại Việt Nam Thế hệ đầu theo Đế hệ thim, Nxb Thời Đại, 2013, tr. 323-324).
 
Kim sách Đế Hệ Thi

2. Các vị hoàng đế nhà Nguyễn theo Đế hệ thi

Như vậy, vua Minh Mạng muốn sau mình, vương triều Nguyễn sẽ truyền tới 20 đời và 500 năm. Thế nhưng nhà Nguyễn đã Thế hệ đầu theo Đế hệ thi dừng lại ở chữ Vĩnh – đời thứ 5 với 11 vị hoàng đế (bao gồm cả chi khác và thế hệ trước, tức không tuần tự).
Thế hệ đầu theo Đế hệ thi là Hoàng đế thứ 3 Thiệu Trị – Nguyễn Phúc MIÊN Tông.
Thế hệ thứ 2 có 2 vị vua là Hoàng đế thứ 4 Tự Đức – Nguyễn Phúc HỒNG Nhậm và Hoàng đế thứ 6 Hiệp Hòa – Nguyễn Phúc HỒNG Dật.
Thế hệ thứ 3 gồm 4 vị vua: Hoàng đế thứ 5 Dục Đức – Nguyễn Phúc ƯNG Chân; Hoàng đế thứ 7 Kiến Phúc – Nguyễn Phúc ƯNG Đăng; Hoàng đế thứ 8 Hàm Nghi – Nguyễn Phúc ƯNG Lịch; Hoàng đế thứ 9 Đồng Khánh – Nguyễn Phúc ƯNG Kỷ.
Thế hệ thứ 4 có Hoàng đế thứ 10 Thành Thái – Nguyễn Phúc BỬU Lân và Hoàng đế thứ 12 Khải Định – Nguyễn Phúc BỬU Đảo.
Thế hệ thứ 5 có 2 hoàng đế là Hoàng đế thứ 11 Duy Tân – Nguyễn Phúc VĨNH San (con của hoàng đế Thành Thái – BỬU Lân) và vị hoàng đế cuối cùng, hoàng đế thứ 13 Bảo Đại – Nguyễn Phúc VĨNH Thụy (con trai của hoàng đế Khải Định – BỬU Đảo).
Bài thơ Đế hệ thi trong Nguyễn Phước tộc thế phả đã dịch nội dung ý nghĩa thành thơ như sau:

Huấn nghiệp lớn do Tổ Tiên gầy dựng
Gắng giữ gìn cho xứng ân sâu
Phồn vinh thịnh đạt dài lâu
Anh tài hiền đức cùng nhau bảo toàn
Đời đời nối nghiệp tiền nhân
Nước nhà hưng thịnh muôn phần phát huy.
 
Bài thơ này gồm 20 chữ. Từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng, mỗi chữ có một ý nghĩa sâu xa. Người ta đã truyền lại lời giải thích của vua Minh Mạng theo từng chữ thành câu thơ như sau:
1.MIÊN: Trường cửu phước duyên trên hết.
2.HƯỜNG: Oai hùng đúc kết thế gia.
3.ƯNG: Nên danh xây dựng sơn hà.
4.BỬU: Bối báu lợi tha quần chúng.
5.VĨNH: Bền chí hùng anh ca tụng.
6.BẢO: Ôm lòng khí dũng bình sanh
7.QUÝ: Cao sang vinh hạnh công thành.
8.ĐỊNH: Tiên quyết thi hành oanh liệt
9.LONG: Vương tướng rồng tiên nối nghiệp.
10.TRƯỜNG: Vĩnh cửu nối tiếp giống nòi.
11.HIỀN: Tài đức phúc ấm sáng soi.
12.NĂNG: Gương nơi khuôn phép bờ cõi.
13.KHAM: Đảm đương mọi cơ cấu giỏi
14.KẾ: Hoạch sách mây khói cân phân.
15.THUẬT: Biên chép lời đúng ý dân.
16.THẾ: Mãi thọ cận thân gia tộc.
17.THOẠI: Ngọc quí tha hồ phước lộc.
18.QUỐC: Dân phục nằm gốc giang san.
19.GIA: Muôn nhà Nguyễn vẫn huy hoàng
20.XƯƠNG: Phồn thịnh bình an thiên hạ.
Khi đặt tên kép cho cháu chắt của vua Minh Mạng thì cứ lấy tên chính của người đó ghép với một chữ trong bài thơ “Đế hệ thi” theo thứ tự từng đời từ cao xuống thấp, mỗi đời một chữ. Khi có tên kép rồi thì có thể không cần ghi họ (họ coi như được ẩn) người ta vẫn hiểu đó là thuộc họ tộc Nguyễn Phước. Thí dụ: Miên Tông là vua Thiệu Trị (con vua Minh Mạng). Ghi đầy đủ là Nguyễn Phước Miên Tông; Vua Tự Đức là Hường Nhậm (Hường hoặc Hồng đều như nhau), là con vua Thiệu Trị; Ưng Chân là vua Dục Đức (con nuôi của vua Tự Đức, con đẻ của Nguyễn Phước Hồng Y); Bửu Lân là vua Thành Thái, con vua Dục Đức, tức NP. Ưng Chân); Vĩnh Thụy là vua Bảo Đại (con vua Khải Định tức là NP Bửu Đảo).
Những người không làm vua nhưng thuộc dòng đế hệ của vua Minh Mạng cũng được đặt tên kép (theo hàng từng đời, từng chữ) và được ẩn họ như thế. Thí dụ: Nhà thơ Ưng Bình (hiệu Thúc Dạ Thị) là con cụ Nguyễn Phúc Hồng Thiết, cháu nội cụ Nguyễn Phúc Miên Trinh (Nhà thơ Túy Lý Vương). Nhà Hán học: Vĩnh Cao là con cụ Bửu Kế.
Như vậy bài “Đế hệ thi” của vua Minh Mạng chỉ mới thực dụng được câu đầu tiên “Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh” thì đã hết chế độ nhà vua ở Việt Nam. Tuy vậy, sự ảnh hưởng của tục lệ này khá đậm nét ở Huế nên trong thực tế xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người ở thế hệ sau của Hoàng tộc Minh Mạng vẫn thích đặt tên kép để kỷ niệm nguồn gốc tổ tông là con cháu nội nhà vua nhưng vẫn kèm theo họ Nguyễn Phước.
 
KIM SÁCH ĐẾ HỆ THI
Chất liệu: Vàng
Kích thước: Chiều dài: 23.2cm, Chiều rộng: 13.7cm, Bề dày: 1.6cm; Nặng: 4,232gr
Niên đại: Năm 1823, đời vua Minh Mạng, triều Nguyễn
Công nhận: Là Bảo vật quốc gia theo quyết định số: 1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Kim sách Đế Hệ Thi

Kim sách Đế hệ thi làm theo khổ chữ nhật đứng. Sách có 13 tờ, tờ bìa trước, bìa sau chạm hình rồng mây và 11 tờ ruột khắc sách văn.
Dưới triều Nguyễn, vua Gia Long đã quy định cách viết tộc phả nhà Nguyễn: con cháu Nguyễn Hoàng vào Nam thì chép theo họ tôn thất Nguyễn Phúc; con cháu của Nguyễn Hoàng ở Bắc và các chi trước Nguyễn Hoàng ở Thanh Hóa thì thuộc về họ Nguyễn Hựu. 

Kim sách Đế Hệ Thi

Theo truyền thống đó, năm Quý Mùi (1823), để giữ nghiệp lâu dài cho mình và con cháu, vua Minh Mạng đã tìm ra phép đặt tên đôi, theo đó, người kế nghiệp khi nối ngôi, có thể lấy một chữ làm tên, lấy chữ Nhật làm nghĩa tượng trưng ngôi vua. Dòng đế (Đế hệ) được kế thừa đế nghiệp và dòng thân (Phiên hệ) là để bảo vệ Đế hệ. Vua đã thảo 11 bài thơ, gồm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi. Đế hệ thi có 20 chữ với ý nghĩa tốt lành và uyên bác, dùng làm từ đứng trước cho 20 đời nối tiếp sau kể từ đời vua Minh Mệnh gồm:

Miên, Hồng (Hường), Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thụy (Thoại), Quốc, Gia, Xương

Theo phép này, tất cả con trai của vua Minh Mệnh đều phải có từ đứng trước là Miên, sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Miên đều phải có tên bắt đầu bằng Hồng (Hường), sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Hường lại lấy từ đứng trước là Ưng, sau là tên do Hoàng gia đặt... cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ Đế hệ.
Với Đế hệ thi, vua Minh Mệnh mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm. Tuy nhiên, cuối cùng, dừng lại ở chữ Vĩnh, tức thế hệ thứ 5, đời vua thứ 13 triều Nguyễn.
 
                                                         Đoàn Như Tùng Tony sưu khảo
 *
Nguồn Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ