TRUNG NGUYÊN TIẾT
Từ đời thượng cổ, Rằm Tháng Bảy là ngày Lễ Tế Tổ 祭祖節, cúng tế ông bà vì đã bắt đầu mùa thu hoạch; Và vì tháng bảy là tháng bắt đầu cho giữa năm về sau nên được gọi là TRUNG NGUYÊN TIẾT 中元節; Ta gọi là Tiết Trung Nguyên. Theo thuyết TAM NGUYÊN 三元 của Đạo Giáo bắt nguồn từ đời Đông Hán là: Thiên quan thượng nguyên tứ phước, Địa quan trung nguyên xá tội, Thủy quan hạ nguyên giải ách 天官上元賜福,地官中元赦罪,水官下元解厄.
Thượng Nguyên (Rằm tháng giêng) tế các quan
trên trời nhờ ban phước lộc; Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) tế các quan dưới đất
mong được xá tội; Hạ Nguyên (Rằm tháng mười) tế các quan dưới nước cầu xin giải
hết mọi tai ách. Sau đời Hán khi Phật giáo đã du nhập và được tryền bá rộng rãi
trong dân gian rồi, thì gọi ngày Rằm Tháng Bảy là ngày VU LAN BỒN TIẾT 盂蘭盆節, ta gọi là ngày Lễ Vu Lan, ngày xá tội
vong nhân là tha tội cho người chết, nên mới có tục lệ cúng Cô hồn Ngạ qủy 孤魂餓鬼, là các hồn phách cô đơn và những con ma
đói.
Theo Kinh Chu Dịch, thì số 7 là con số của biến hóa phục
sinh:
"Phản phúc kỳ đạo, thất nhựt
lai phục, thiên hành dã"
反覆其道,七日來複,天行也。
Có nghĩa:
Cái đạo ngược xuôi tuần hoàn, trong bảy ngày sẽ trở lại, đó là vận hành của trời.
Cái đạo ngược xuôi tuần hoàn, trong bảy ngày sẽ trở lại, đó là vận hành của trời.
Nên số 7 là số DƯƠNG, khí dương của trời đất tiêu hao
và mất đi thì trong 7 ngày sẽ tái sinh có lại. Đó là sự tuần hoàn của ÂM DƯƠNG
TIÊU TRƯỞNG 陰陽消長. Số 7 còn có sắc thái thần
bí riêng mình như : Trên trời thì có THẤT TINH 七星,
con người thì có THẤT TÌNH 七情,
Cơ thể thì có THẤT KHIẾU 七竅,
đến âm nhạc cũng có THẤT ÂM 七音,
màu sắc cũng có THẤT SẮC 七色
(7 màu)... Nên theo Đạo giáo thì Tiết Trung Nguyên là ngày 14 (7+7) tháng 7,
còn Tiết Vu Lan Bồn là ngày 15 (rằm) tháng 7.
Tóm lại, tháng 7 là tháng bắt đầu thu hoạch nông phẩm;
Người nông dân ngày xưa tin tưởng vào việc nông phẩm bội thu là do thần linh tổ
tiên phù hộ, nên mới nhân dịp đầu Thu dùng những nông phẩm mới thu hoạch được
hiến dâng lên để cúng tế ông bà tổ tiên cầu mong cho năm sau lại được mùa bội
thu; Vì thế mà hình thành ngày Rằm Tháng Bảy là ngày LỄ TẾ TỔ. Đến đời Đông Hán
theo thuyết "TAM NGUYÊN" của Đạo Giáo nên mới gọi TIẾT TRUNG NGUYÊN;
Kịp đến khi Phật Giáo hòa nhập vào dòng tín ngưỡng của dân gian, thì ngày Rằm
tháng bảy mới được gọi là LỄ VU LAN BỒN. Ba cái tục lệ tín ngưỡng nầy truyền đến
đời Đường thì hợp nhất lại vào ngày Rằm Tháng Bảy: Dân gian thì cúng tế ông bà
tổ tiên; Đạo giáo thì cúng tế các Địa Quan, các thần linh dưới đất để cầu xá tội;
Phật Giáo thì cúng cô hồn ngạ qủy, xá tội vong nhân. Nói chung, tất cả mục đích
cuối cùng đều xoay quanh hiếu đạo và nhớ đến cha mẹ ông bà tiên tổ mà ăn ở cho
phải đạo làm người.
Đến tháng bảy thì mọi người đều muốn trở thành hiếu tử, ai cũng tỏ ra hiếu kính đối với ông bà cha mẹ như bài thơ "Trung Nguyên Tiết" 中元節" của Tống Học Nghĩa 宋學義 sau đây:
Đến tháng bảy thì mọi người đều muốn trở thành hiếu tử, ai cũng tỏ ra hiếu kính đối với ông bà cha mẹ như bài thơ "Trung Nguyên Tiết" 中元節" của Tống Học Nghĩa 宋學義 sau đây:
草木升溫金漫坡, Thảo mộc thăng ôn Kim Mạn Pha,
借籌祭祖賞山河。 Tá trù tế tổ thưởng sơn hà.
百思不解紅塵事, Bách tư bất giải hồng trần sự,
一到中元孝子多。 Nhất đáo Trung Nguyên hiếu tử đa !
Có nghĩa:
Kim Mạn lên gò ấm cỏ hoa,
Trên cao cúng Tổ ngắm sơn hà.
Nghĩ hoài không hiểu đời sao lạ...Hễ đến Trung Nguyên hiếu tử đa !
Thường các lễ hội cúng bái cầu đảo đều diễn ra ở bên ngoài các Đạo Quán 道觀 (là Chùa của các đạo sĩ tu luyện) với các tục lệ như thả đèn trời, thả đèn hoa đăng dưới nước... cùng với các nghi thức Tế Địa Quan của các Đạo Trưởng như trong bài thơ "Trung Nguyên Nhật tặng Trương Tôn Sư 中元日贈張尊師" của Lệnh Hồ Sở 令孤楚 như sau:
偶來人世值中元, Ngẫu lai nhân thế trực Trung Nguyên,不獻玄都永日閒。 Bất hiến Huyền Đô vĩnh nhật nhàn.寂寂焚香在仙觀, Tịch tịch phần hương tại tiên quán,知師遙禮玉京山。 Tri sư dao lễ Ngọc Kinh san.
Có nghĩa:
Nhân gian nhằm lễ Trung Nguyên,
Huyền Đô tạm gác lặng yên cả ngày.
Khói hương đạo quán không ai,
Biết thầy đã lễ tận đài Ngọc Kinh.
Ngọc Kinh Sơn là tên của núi Huyền Đô nằm trong dãy núi Côn Luân. Theo Đạo Giáo tương truyền đây là nơi của những người đắc đạo thành tiên ở, là nơi giáp ranh với Thiên đình trên trời.
Việt Nam ta không có lệ thả đèn trời, nhưng trong dân gian lại có tục Thắp Đèn Trời, có nghĩa là khi thắp nhang cúng xong thì để yên các ngọn đèn và hương hoa ở ngoài trời cho đến sáng, như câu ca dao Nam Bộ sau đây:
Mỗi năm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con !
Đây cũng là cách đơn giản chân thành biểu hiện tấm lòng của người con hiếu thảo đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.
Phật dạy rằng:
“Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”
Theo lời Phật, mẹ ngài được giải thoát. Phật cũng dạy
rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp
盂蘭盆法 ).
Từ đó ngày lễ VU LAN ra đời.
Trong khi Phật giáo thí thực cho các cô hồn ngạ qủy bằng
ngũ cốc rau củ hoa quả, thì Đạo giáo lại cúng bằng "tam sên", đọc trại
của từ TAM SANH 三牲
là Heo, Gà, Cá. Nhớ hồi nhỏ khi thấy mấy ông thợ mộc động thổ cất nhà thường
cúng "tam sên" bằng: Một miếng thịt ba rọi luộc, một quả trứng gà và
một con khô mực (hay một con tôm luộc) để tượng trưng cho TAM SANH; Còn ở các Đạo
quán thì lại cúng rất linh đình với: Một con heo quay, một con gà luộc và một
con cá rán; Các Đạo quán lớn cúng bằng NGŨ SANH 五牲
thì thêm một con bò và một con dê thui nữa ! Ta hãy nghe bài thơ "Trung
Nguyên Tiết Hữu Cảm" 中元節有感 của Vương Khải Thái 王凱泰 đời
Thanh thì sẽ rõ:
道場普渡妥幽魂, Đạo tràng phổ độ thỏa u hồn,
原有盂蘭古意存。 Nguyên hữu Vu Lan cổ ý tồn.
卻怪紅箋貼門首, Khước quái hồng tiên thiếp môn thủ,肉山酒海慶中元。 Nhục sơn tửu hải khánh Trung Nguyên!
Có nghĩa:
Đạo tràng phổ độ u hồn,
Vu Lan cổ ý trường tồn mãi đây.
Lạ thay giấy đỏ dán đầy,
Núi thịt biển rượu mừng ngày Trung Nguyên !
Hẹn bài viết tới !
杜紹德
Đỗ Chiêu Đức
CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ BÀI PHIẾM LUẬN CÔNG PHU, THÚ VỊ!
Trả lờiXóaCÁM ƠN CHỦ TRANG ĐÃ GIỚI THIỆU!