Có những bài thơ rất dài nhưng đọc xong không để lại
trong lòng ta gì cả. Ngược lại, có những bài thơ chỉ có 2 câu nhưng đọc xong để
lại trong lòng ta nhiều cảm xúc bâng khuâng, khiến ta cứ suy tư mãi.
Sáng nay tôi đọc được bài thơ có 2 câu như thế trên trang facebook của Khúc Thụy Du tức nữ sĩ Trần Mai Ngân. Hai câu thơ kèm tấm ảnh dẹp của tác giả. Bài thơ có hai câu thơ như sau:
Sáng nay tôi đọc được bài thơ có 2 câu như thế trên trang facebook của Khúc Thụy Du tức nữ sĩ Trần Mai Ngân. Hai câu thơ kèm tấm ảnh dẹp của tác giả. Bài thơ có hai câu thơ như sau:
CỜ TƯỚNGNhư con Tốt thí qua sôngTiến, ngang đi mãi hư không chẳng về!
Với câu thơ “Như con Tốt thí qua sông” nhà thơ Trần Mai Ngân phản ảnh, tố cáo hành vi xấu của con người, đẩy những thân phận yếu đuối đi vào chổ hiểm nguy, chổ chết, hy sinh họ cho lợi ích của mình. Câu thơ thứ hai “Tiến, ngang đi mãi hư không chẳng về” mới khơi gợi cảm xúc trong lòng ta về sự phủ phàng của những thân phận làm Tốt.
Hư không trong đạo Phật quan niệm là tánh không của vạn
vật. Mọi vật đều không có hình tướng, không có sở đắc nghĩa là không có cái
mình nắm được, không có cái gì giữ lấy được lâu bền.
Kinh Thánh trong sách Truyền Đạo nói về sự hư không dễ
hiểu hơn:
“1. Lời của người truyền đạo, con trai của Đa-vít, vua tại Giê-ru-sa-lem. 2. Người truyền đạo nói: Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không. 3. Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi? 4. Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn. 5. Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc. 6. Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó. 7. Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa. 8. Muôn vật thảy đều lao khổ, loài người không thế nói ra được; mắt không hề chán ngó, tai chẳng hề nhàm nghe.”
“13. Ta chuyên lòng lấy sự khôn ngoan mà tra khảo mọi việc làm ra dưới trời; ấy là một việc lao khổ mà Đức Chúa Trời đã giao cho loài người để lo làm. 14. Ta đã xem thấy mọi việc làm ra dưới mặt trời; kìa, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi. 15. Vật chi đã cong vẹo không thể ngay lại được, và vật gì thiếu không thể đếm được. 16 Ta nói trong lòng rằng: Nầy, ta đã được sự khôn ngoan lớn hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem; thật lòng ta đã thấy nhiều sự khôn ngoan và tri thức. 17. Ta cũng chuyên lòng học biết sự khôn ngoan, và biết sự ngu dại điên cuồng; ta nhìn biết điều đó cũng là theo luồng gió thổi. 18. Vì nếu sự khôn ngoan nhiều, sự phiền não cũng nhiều; ai thêm sự tri thức ắt thêm sự đau đớn.”
“1. Lời của người truyền đạo, con trai của Đa-vít, vua tại Giê-ru-sa-lem. 2. Người truyền đạo nói: Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không. 3. Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi? 4. Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn. 5. Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc. 6. Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó. 7. Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa. 8. Muôn vật thảy đều lao khổ, loài người không thế nói ra được; mắt không hề chán ngó, tai chẳng hề nhàm nghe.”
“13. Ta chuyên lòng lấy sự khôn ngoan mà tra khảo mọi việc làm ra dưới trời; ấy là một việc lao khổ mà Đức Chúa Trời đã giao cho loài người để lo làm. 14. Ta đã xem thấy mọi việc làm ra dưới mặt trời; kìa, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi. 15. Vật chi đã cong vẹo không thể ngay lại được, và vật gì thiếu không thể đếm được. 16 Ta nói trong lòng rằng: Nầy, ta đã được sự khôn ngoan lớn hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem; thật lòng ta đã thấy nhiều sự khôn ngoan và tri thức. 17. Ta cũng chuyên lòng học biết sự khôn ngoan, và biết sự ngu dại điên cuồng; ta nhìn biết điều đó cũng là theo luồng gió thổi. 18. Vì nếu sự khôn ngoan nhiều, sự phiền não cũng nhiều; ai thêm sự tri thức ắt thêm sự đau đớn.”
Bài thơ 2 câu của Trần Mai Ngân được 73 lời khen ở phần
bình luận, nhưng tôi chỉ thích lời bình luận của Chihieu Bui: “... Qua sông mới được tung hoành/ Đi mãi rồi
cũng trở thành hư không!”. Đây cũng là hai câu thơ mang đầy đủ ý nghĩa của
hư không trong kiếp sống không chỉ của con Tốt trong cờ tướng mà cả kiếp sống của
mọi sinh linh trên đời nầy.
Trong pháp môn thiền tông của đạo Phật, những câu thơ
ngắn như thể thường là của một vị thiền sư dùng để khai ngộ đệ tử của mình “Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật”. Tất nhiên Trần Mai Ngân không phải là một thiền
sư, tôi cũng không là một Phật tử, nhưng bài thơ hai câu của tác giả làm tôi
liên nghĩ đến những câu thơ của Dung Thị Vân:“Cảm ơn người/Bên đây bờ vĩnh tận/ Những tàn phai/Ta chưa kịp cựa mình”,
hay 4 câu thơ của ZuLu DC:“Khi về đứng
giữa bờ thiên cổ/ Thấy những tàn phai thân ái xưa/Thấy những bâng khuâng còn
sót lại/Nói cười như thể trong cơn mơ”.
Những câu thơ như thế của Trần Mai Ngân, của Dung Thị
Vân, của ZuLu DC đều nói về hư không, hư không của vạn vật và hư không chính ở
lòng ta, nó là vô thường, là sinh, trụ, dị, diệt, nó là Khổ Đế trong Tứ Diệu Đế của nhà Phật và nó
cũng là hình phạt của Thương Đế khi con người phạm tội ăn trái cấm trong vườn Địa
Đàng. Ôi! Thơ ngắn mà hay, hay bởi vì nó dồn chứa triết lý, nó khơi gợi suy tư,
nó bắt tâm tư ta thấy môt cõi tàn phai, thấy một miễn vĩnh tận, biết một chốn
hư không mà ai cũng sẽ đến để trong hiện tại, có con đường ta đi mà ta phải chọn
đúng để có một nơi ta đến tốt đẹp ở đời sau.
Châu Thạch
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ