Dẫn nhập:
Một hôm,
tình cờ đọc được một bài thơ của ông
thi sĩ Trần Hoài Thư, lòng tui bồi hồi quá
mạng!
Bạn
đến thăm kéo ra chụp
ảnh
Ta lựa cây hồng sai trái làm
phông
Bởi đời ta giờ thảm
thiết quá chừng
Nên vịn lá cành trang hoàng đở tủi
Hãy nhìn đầu ta một vùng trắng
phủ
Hãy
nhìn tóc ta, sợi ngắn
sợi dài
Đã gần hai năm bỏ phế tóc
tai
Đời thảm quá lấy
ai mà “trang điểm”?
Trời! Sao thảm quá vậy ông Trần? Như mộng, huyễn, bào, ảnh thôi!
Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh (Lý Bạch)
Ở đời như giấc chiêm bao
Cái
thân còn đó, lao đao làm gì? (Tản Đà)
Đời như giấc chiêm
bao, hãy vui lên đi, hãy nâng ly cùng nhau hát: Một "chăm" em ơi, dzô dzô một
"chăm" phần "chăm",
rồi
cùng Nguyên Lạc
tui "loạn bàn" về chữ nghĩa chút
chơi cho vui.
Nào, chúng ta cùng "ngâm kíu" về hai chữ Tửu Sắc:
TỬU (RƯỢU)
1.
Vấn nạn về rượu
"Rượu
có từ hồi nào? Có người
cho rằng rượu có từ thời
đá mài (neolithic). Nhằm nhò gì, mới
đây , người ta còn phát hiện cà tỉ tỉ rượu
trong đám mây ở trung tâm dải
Ngân Hà, có điều thiên tửu
vô biên này cách trái đất chừng
30.000 năm ánh sáng. Còn tôi, tôi nghĩ khác, đơn giản
mà chắc ăn hơn, có cỏ cây
hoa quả là có rượu. Chẳng
phải những trái cây chín mọng
sẽ lên men rượu đó sao?
Vậy
ai là người uống rượu đầu
tiên? Có người dựa vào Kinh Thánh để nói
rằng, đó là ông Noah thoát nạn
trên một con tàu trong trận
Đại hồng thủy,
đã tình cờ chế được rượu nho và uống
say bí tỉ. Tôi cũng nghĩ khác luôn. Chính ông Adam là người đầu
tiên uống rượu. Adam nghe lời
xúi (dại) của bà Eva ăn trái cấm,
gây biết bao phiền toái cho con
cháu đời sau. Cái này Kinh Thánh chép, chứ không
phải tôi bịa.
Nhưng
tôi cứ tự hỏi,
một đấng trượng phu dám
cắt phăng cái xương sườn của
mình để đổi lấy
niềm hoan lạc lứa
đôi như ngài Adam, tổ tiên loài người,
chẳng lẽ lại
nghe lời đàn bà xúi bẩy?
Dù gì thì Adam cũng là đứa con đầu
tiên của Thượng đế đâu
dễ gì nhẹ dạ như
thế. Vườn Địa đàng đầy
hoa thơm cỏ lạ, trái cây mơn mởn..
Eva chắc (chắn) đã chuốc
rượu cho Adam (lả lơi mời
mọc Adam ăn trái chín lên men). Khổ thân
ngài Adam, ngà ngà rồi thì trái cấm
cũng như trái…xoài, đâu còn ngán ai nữa
mà không dám ăn. Tôi ngờ rằng
Kinh Thánh chép thiếu đoạn
này, hay tam sao thất bổn
gì đó.
Con
cháu Adam muôn đời sau vẫn
không rút ra được bài học của
tổ tiên, uống rượu là cứ phụ nữ kè
kè bên hông." (Vũ Thế Thành)
Chí
lí! Tui bái phục sư phụ Vũ, đúng là lời vàng
tiếng ngọc: "uống rượu là cứ phụ nữ kè
kè bên hông"! Nhưng Rượu và Sắc phải luôn
đi đôi với nhau chớ, do đó
mới có thành ngữ Tửu Sắc,
phải không?
2. Uống rượu, say rượu
Thơ
rằng:
Uống
xong ly rượu cuối cùng
Bỗng nhiên chợt
nhớ đã từng
đầu tiên
Uống như uống nước
ngọc tuyền
Từ đầu tiên mộng
tới phiền muộn
sau
Uống xong ly rượu
cùng nhau
Hẹn rằng mai sẽ quên
nhau muôn đời...
Tình
điên ấy ít nhiều em có thấy
Rất nhiều lần
em có thấy có nghe
Có nghe nói rằng Trích Thiên thuở
ấy
Có nghe rằng Phạm Thái thuở
nào
Họ nốc rượu lu bù em có
biết
Bởi vì sao mà tự
diệt đời mình
Một tập thơ sầu
ngâm sảng sảng
Vài nai rượu kếch ních tỳ
ty
Chết về Tiên Bụt
cho xong kiếp
Đù ỏa trần gian! sống
mãi chi
(Thi
tập Như sương - Bùi Giáng)
Và
đây, say rượu của cụ Vũ Hoàng Chương:
Say đi em, say đi em
Say
cho lơi lả ánh đèn
Cho
cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác
thịt
Rượu,
rượu nữa, và quên, quên hết
Ta
quá say rồi
Sắc
ngã màu trôi
...
Em
ơi lửa tắt bình khô rượu
Ðời vắng
em rồi say với ai!
(Vũ
Hoàng Chương)
Say
với ai? Đúng là vấn nạn lớn!
À
phải rồi, cụ hãy say với ông
thần sư phụ Linh Phuơng tui, ổng cũng đang sầu đời:
Buồn quá hôm nào ta đi nhậu
Say xỉn xe tông cán nát người
Mặt lộ đen ngòm từng vũng máu
Đỏ hồng chẳng khác trái tim thơ
.
Vướng mắt em hồng nhan tri kỷ
Khói sầu đời thương ta trắng tay
Thi sĩ trắng tay thi sĩ tận
Anh hùng mạt vận anh hùng rơm
Ngửa mặt khóc cười theo năm tháng
Đời sầu ta lại sầu đời hơn
(Sầu Đời -Linh Phương)
TỬU-SẮC
1. Rượu -
Gái
Tửu-Sắc (Rượu-Gái)
cặp đôi này không thể rời nhau được,
có cái này phải có cái kia thì cõi đời này mới vui được, phải không?
Thành
ngữ "In-gờ-lít" (English):
"Liquor is the best medicine".("Gụ"
là liều
thuốc
vạn
năng) là câu mà tôi tâm đắc nhất.
Ông Chai-ni (Chinese) cũng "ngôn"
:
-
Tửu phùng tri kỷ thiên
bôi thiểu (Gặp người tri kỷ ngàn ly rượu cũng thiếu)
Thoại bất đồng tâm... cũng hổng
sao ((Nói chuyện không hợp...
cũng hổng sao - Châm ngôn của cảc ông/ bà bán
hàng: Dealer) [*]
-
Nam vô tửu như kỳ vô
phong (Đàn
ông không rượu như cờ không gặp gió)
Cụ Tản
Đà đã từng
"vấn":
Đời
đáng chán hay không đáng chán?
Cất
chén quỳnh riêng hỏi
bạn tri âm.
Chén
quỳnh
là "dạ quang
bôi", là chén "gụ" chứ còn
gì nữa
các bạn.
(Bồ đào
mỹ tửu
dạ quang
bôi...)
Những điều trên chứng
tỏ "gụ"
rất
quan trọng,
là "một
bộ phận
không nhỏ"
đối
với
sinh hoạt
hàng ngày của
chúng ta (tứ khoái:
ăn / uống,
ngủ...
) phải
không?
Vậy,
nào mời
các bạn
cùng tôi "gầy
sòng ".
Trước
khi nhập
tiệc,
chúng ta hãy ngâm nga thơ phú Hán Việt chơi.
Bồ đào
mỹ tửu dạ quang
bôi
Dục
ẩm tì bà mã thượng
thôi
Tuý
ngoạ sa trường quân mạc
tiếu
Cổ lai
chinh chiến kỷ nhân hồi
(Vương
Hàn)
Rượu
bồ -
đào chén dạ quang
Muốn
say đàn đã rền
vang giục
rồi
Sa
trường
say ngủ ai
cười
Từ xưa
chinh chiến
mấy
người
về đâu
(Trần
Trọng
San dịch)
- Number one, số dzách!
Tuý
ngoạ sa trường quân mạc
tiếu
Cổ lai
chinh chiến kỷ nhân hồi
Ngâm
xong lòng chợt
bồi
hồi
Hồi
chi hồi
mãi hồi
hoài
dzậy
cha?
Hồi
chi cho má nó la!
-
Tại
sao má nó la?
-
Vậy
chớ các
bạn không
nghe người
ta hát sao:
Anh
về trên đôi nạng
gỗ
Anh
về dang dở đời em.
(Để trả lời
một
câu hỏi
- Phạm
Duy - Linh Phương)
"Dang
dở đời em" thì em phải
la trời
chớ sao!
"Théc méc" cái nỗi gì ? Đời
mà!
-
Bây giờ
tới
phiên tui ngâm đây:
Bồ đào
mỹ tửu nó dụ tôi
Dục
ẩm lên giường thượng
mã thôi
"Xí
quách" lặt lè xin cố chịu
Cổ lai
mỹ nữ mấy
ai "xù"
Xí
quách là xương cốt.
Xù là từ chối,
là "em chả"
đó quí vị
2.
Dục
Câu
thơ trên cho thấy
sự liên
quan "thấm
thiết"
giữa
"gụ"
và gái, nên mới
có thành ngữ Tửu
Sắc.
Mà có Sắc
thì phải
có Dục.
Ai thấy
hoa đẹp
mà không muốn
hái, không muốn
giữ riêng
cho mình.
Dục
là đầu
mối
của
đau khổ,
sân si như lời
Phật
đã dạy:
"Phải
tiết
dục,
phải
buông bỏ".
Nhưng khó lắm
đa!
Chuyện
rằng:
Có
hai nhà sư đang bước trên đường,
chợt dừng lại
vì thấy phía trước
có một người con gái đang ngại
ngùng trước một vũng nước,
không dám lội qua. Nhà sư hơi
trội tuổi hơn vội
vàng đi tới, ôm nâng người
con gái lên, lội qua vũng nước,
rồi nhẹ nhàng thả cô
gái xuống. Nét mặt vẫn
thanh thản, sư tiếp tục
cất bước. Nhà sư trẻ hơn
vội vàng chạy theo. Hai sư lặng
lẽ tiếp tục
rảo bước. Một
lúc sau, với vẻ mặt
hơi bức bối, sư trẻ mở miệng
nói:
-
Huynh đã quên giới cấm
rồi sao ? Sao dám ôm ?
-
Ủa! Ta đã buông bỏ rồi
, đệ vẫn còn
"túm" nó sao ?
(Theo Góp Nhặt
Cát Đá của
Đổ Đình
Đồng)
3.
Phá mồi
Tiếp
tục
nào!
Hiu
hiu gió thổi đầu non
Mấy
thằng uống "gụ"
là con Ngọc hoàng
Ngọc
hoàng ngồi tựa ngai vàng
Thấy
con uống "gụ"
hai hàng lệ sa...
Chúng
mày sẽ chết với
ta!
- Thiên Lôi đâu ?
- Dạ, muôn tâu Bệ hạ.
-
Mau xuống
dưới
trần
gian chém chết
mấy
thằng
uống
"gụ"
cho tau. Có quá nhiều sớ than
phiền
chúng rồi.
- Da, tuân lệnh.
Cấp
búa Tầm
sét, Thiên Lôi vội
vàng cỡi
mây bay xuống
trần
gian. Gần
tới,
Thiên Lôi vén mây, nhìn thấy một
đám nhậu
la ó đinh tai, nhức
óc: dô dô dô... Giận quá, Thiên Lôi đưa búa lên... chợt
ông vội
vàng thu búa lại,
trố mắt
nhìn xuống
rõ kỹ.
Mặt
có vẻ phân
vân, ông vội
vàng bay trở lại
Thiên Đình xin yết
kiến
Ngọc
hoàng .
- Sao! Thi hành lệnh
của
ta chưa? Hử?
-
Dạ chưa
?
- Tại sao?
- Dạ, Ngài bảo
chém chết
mấy
thằng
uống
"gụ"
quậy
phá, nhưng trong đám có một thằng
không chịu
uống
, mà chỉ gắp
mồi.
Nếu
chém lỡ trúng
nó sao?!
Ngọc
hoàng đập
bàn quát :
- Chém chết cha thằng
phá mồi
đó cho tau ."Gụ"
sao không chịu
uống,
mà chỉ lo
gắp
mồi!
4.
Dục phá sầu thành
tu dụng tửu (Muốn phá
thành sầu phải dùng rượu)
Rượu
ngon ta uống dài dài
Tôm
khô củ kiệu làm mồi
đưa cay
Dzô
dzô!
Thơ
rằng:
Vỗ bụng cười vang nhìn hàng dây thép
Rượu uống hết rồi sao chẳng thấy say
Nằm gác cẳng lên
ngâm thơ tứ tuyệt
Thuốc cũng hết rồi buồn rớt không hay
(Chiều nằm trên
Lô Cốt - Hồ Chí Bửu)
Buồn quá,
tính uống rượu say để quên đời, nhung
"rượu uống hết rồi sao chẳng thấy say", buồn vẫn hoàn buồn!
Than ôi!
Và
những ông thần này nữa:
Dăm
thằng khùng họp nhau bàn
chuyện lớn
Gánh sơn hà toan chất thử lên
vai
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai
.
Bình minh tới một chàng
bừng tỉnh giấc
Thấy chiến trường la liệt xác anh em
Năm
tráng sĩ bị mười chai quất gục
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm
.
Sàn gác trọ những tâm hồn bão
nổi
Những hào hùng uất hận gối lên
nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới:
Ta làm gì cho hết nửa đời sau?
(Thơ
Cao Tần)
Làm
gì? Tâm hồn bão nổi rồi cũng sẽ êm đềm
trôi theo dòng
đời lặng lẽ vô tình thôi.
Tất cả rồi sẽ phôi phai!
Lịch sử cũng vô
tình thế đó
Người qua sông
không nhớ con đò
(Thơ
Trần Hoài Thư)
Vì
sông nên phải lụy đò, nhưng qua sông rồi, còn
ai nhớ tới con đò. Đôi khi còn nhận chìm
luôn nó để người khác không qua sông được.
Ôi tình đời!
Tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có Sắc, Tình
tồn tại thôi. Đó là chân lý muôn đời.
Và
nhờ đó,
nhân loại mới tồn tại.
SẮC BẤT BA ĐÀO
Hai
câu Hán Việt
sau đây chắc
ai cũng tâm đắc:
Vũ
vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc
bất ba đào dị nịch
nhân
Nào cùng "loạn bàn"
cho vui.
1.
Vũ vô kiềm tỏa
năng lưu khách
(Gió mưa không có then khóa mà giữ được khách)
Ý
câu nầy
đưa ta đến
bài thơ tình rất
đẹp
của
thi sĩ Nguyên Sa:
Tháng
sáu trời mưa, trời mưa không dứt
Trời
không mưa anh cũng lạy trời
mưa
Anh
lạy trời mưa phong toả đường
về
Và
đêm ơi xin cứ dài vô tận
...
Lạy
trời
mưa để em
đừng
về được, để em ở lại!
"dzồi"
đêm dài vô tận
để mần
chi?
-
Thuyền quyên ứ hự ấy mà.
Giang
sơn một gánh giữa đồng
Thuyền quyên ứ hự anh hùng
nhớ chăng
(Nguyễn Công
Trứ)
Đúng
không? Ôi tình!
2.
Sắc bất ba đào dị nịch
nhân (Nhan sắc không phải
sóng lớn
mà dìm chết
người)
Từ đây ta mới có thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" (Nhất cố khuynh nhân thành/Tái cố khuynh nhân quốc) mới có
truyền thuyết về tuyệt thế giai nhân:
Tứ đại mỹ nhân là cụm từ dùng để tả 4 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc: Tây
Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và
Dương Quý Phi.
Sắc đẹp của họ được mô
tả qua 4 cụm từ nổi tiếng theo
thứ tự là:
- Trầm ngư: có nghĩa là cá thấy quên bơi, chìm sâu dưới nước - Tây Thi
- Lạc nhạn: có nghĩa là chim nhạn thấy quên bay, sa xuống đất - Chiêu Quân
- Bế nguyệt: có nghĩa là mặt trăng thấy phải giấu mình - Điêu Thuyền
- Tu hoa: có nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ - Dương Quý
Phi
Nhưng sao tui nghi ngờ quá các bạn! Ai mà không tự khen, "tự sướng", tự tâng
bốc mình?.
Nhất là
các ngài "nước lạ", "nước
chính
giữa". Rồi các
cụ nhà
mình copy y chang, khiến dân
Việt mình tưởng thiệt.
Tại sao tui nói vậy?
- Số là có ngài Will Durant - sử gia well-known (nổi tiếng) của xứ Huê Kỳ -
trong Lịch Sử Văn Minh Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê dịch) đã cho biết: Nhan sắc của Dương Quí
Phi cũng "thường thường bậc
trung" thôi. Thân thể của
Dương bà
còn hơi đẫy đà, bụng phệ chớ không "đáy thắt lưng ong" như gái Việt mình.
Mời đọc đoạn văn này:
[... Ông vua có
tiếng nhất thời đó
là Đường Minh Hoàng,
giữ ngôi
khoảng bốn chục năm
(713-756), trừ vài lúc gián đoạn. Con người đó đầy mâu thuẫn như chúng ta, làm thơ mà lại chinh phục các nước xa, bắt Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư, Turkestan phải nộp cống; ông bãi bỏ tử hình, cải cách toà án và khám đường, đánh thuế thật nặng, che chở thi sĩ, nghệ sĩ, học giả, mở một nhạc
phủ trong Lệ viên (vườn lê).
Hồi mới lên ngôi, ông sống khắc khổ, dẹp các xưởng tơ lụa, cấm cung nữ bận gấm vóc,
đeo vàng ngọc. Về cuối đời,
ông sống như hạng người hưởng lạc, yêu
nghệ thuật và
các thứ xa hoa lộng lẫy, sau cùng
ông hi sinh ngai vàng vì nụ cười
của Dương Quí Phi.
Khi gặp nàng, thì ông đã lục tuần mà nàng mới hai mươi bảy tuổi; trước đó,
nàng đã làm tì thiếp
trong mười năm của người con trai thứ mười tám
của ông
[Thọ vương tên Mạo]. Nàng mập, bụng phệ, quấn tóc mượn, nhưng ông yêu nàng vì nàng bướng bỉnh, tính tình thất thường, chuyên đoán và hỗn láo. Nàng cho ông cái vinh
dự được yêu
nàng, giới thiệu họ hàng
nội ngoại của nàng
với ông và cho phép ông phong cho mỗi người một nhàn chức [chức vị ngồi mát ăn bát vàng] tại triều đình. Minh Hoàng gọi nàng là “Thái Chân”, học được của nàng nghệ thuật huy hoắc tiền của. Từ đó,
đức “Thiên
tử” càng
bỏ bê
việc nước, giao hết quyền
hành
cho một người anh họ nàng
là Dương Quốc Trung, một kẻ
bất tài, tham nhũng;
và trong khi dông tố tụ
lại chung quanh thì “Thiên tử” cứ truy hoan hết đêm
lại ngày.
Một tên cận thần gốc Phiên tên An Lộc Sơn cũng yêu Dương Quí Phi, được Minh Hoàng tin cậy, phong làm Tiết Độ Sứ các tỉnh miền Bắc, và cho chỉ huy đạo quân thiện chiến nhất của Trung Hoa. Bỗng An Lộc Sơn tự xưng đế,
kéo
quân về Trường An; bấy lâu
người ta lơ là
sự phòng
vệ kinh đô.
Minh Hoàng phải bỏ kinh đô
chạy vào
đất Thục; đến Mã
Ngôi, các tướng sĩ oán
hận giết Dương Quốc
Trung và bà con họ hàng của Quí Phi, rồi giằng Quí Phi khỏi tay nhà vua, giết nàng trước mắt ông truyền ngôi cho con là Túc Tôn. Bọn lính Phiên của An Lộc Sơn cướp phá
Trường An, giết hết dân
chúng, không phân biệt
già trẻ,
trai gái triệu người mất mạng trong vụ đó.
Rốt cuộc, loạn đó
bị dẹp: An Lộc Sơn bị
con là Khánh
Tự giết để cướp ngôi;
Khánh Tự lại bị tướng là
Sử Tư Minh giết, rồi
chính Sử Tư Minh cũng lại bị con là Triều Nghĩa giết do đó thế của chúng yếu đi, và vào khoảng năm 762, cuộc nổi loạn tự tàn
dần; Minh Hoàng
đau xót trở về kinh đô
mà nhìn cảnh tan hoang. Ít
tháng sau ông chết ở đó....]
- [Lịch Sử Văn Minh Trung Quốc - Will
Durant/ Nguyễn Hiến Lê dịch]
Nhan sắc của Dương Quý Phi "bình thường" thôi, vậy mà cũng có một thi sĩ nổi tiếng của "nước lạ" mần thơ ca tụng, được vua Đường thưởng cho cả ký vàng. Sướng chưa?
Này nhé:
Vân
tưởng y thường hoa tưởng
dung/ Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
(Mây ngỡ áo xiêm, hoa ngỡ dáng mặt/ Gió xuân lướt qua hiên, hoa đẫm sương đẹp)
Và:
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan/ Trường đắc quân
vương đái tiếu khan
(Danh hoa nghiêng
nước sánh
đôi vui/ Để xứng quân vương một nụ cười)
Chữ "khuynh quốc" trong câu thơ để "nịnh" Dương Quí Phi đó.
(Thanh bình điệu - Lý Bạch)
-- Có vấn nạn này ông ạ!
-- Vấn nạn gì?
-- Nhan sắc của Dương Quí Phi cũng
"thường thường bậc
trung" như ông sử gia Durant nói, vậy thì tại sao vua Đường say mê bà ta như điếu vậy?
-- Chắc có lẽ bà ta...
có nghề.
-- Nghề gì?
-- Thì nghề Tú Bà dạy cho Thúy Kiều chứ nghề gì.
Nhớ không, trong Truyện Kiều-Nguyễn Du:
"Nghề chơi cũng lắm công phu (1201)
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều (1202)
...
Này con thuộc lấy làm lòng (1209)
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán, hoa chê
Cho lăn lóc đá,
cho mê mẫn người.”(1212)
-- À ra vậy. Thiện tai, thiện tai!
Thiển nghĩ:
Dương Quý Phi nhan sắc đã như vậy, vậy thì 3 "đại mỹ nhân" của "nước lạ”
còn lại chắc cũng
giống vậy,
cũng same same thôi, phải không? Cẩn thận
nha các bạn:
Đừng
nghe những
gì "nước
lạ"
nói, hãy nhìn kỹ những gì "nước lạ" làm! Các
ngài ấy thâm lắm, đã viết ra "Tam Thập Lục
Kế" đó, nào là "Rút cũi đáy nồi", "Gắp lửa
bỏ tay người", v.v... Khiếp lắm, "Quân Vương" (tiếng Ý: Il Principe, tiếng Anh: The Prince) của Niccolo
Machiavelli cũng chịu
lép vế đó nha.
Hãy cẩn trọng!
BẢY CHỮ TÁM NGHỀ
"Bảy chữ, tám nghề" là những mánh khóe, thủ đoạn mà Tú Bà dạy cho nàng Kiều
khi ở lầu xanh thuộc nằm lòng, áp
dụng để làm sao cho khách làng chơi mê mẫn mà đổ hết bạc tiền, tiêu hết cơ nghiệp vào trò chơi hương phấn.
Nhân chuyện
nói Dương Quý Phi
"có nghề"
, ta thử "lạm bàn" về " Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề" xem
sao.
. Vành ngoài 7 chữ
Có thể giải thích “vành ngoài” là nghệ thuật khiêu gợi bằng ngôn ngữ, tình cảm, nói năng, hát xướng; bằng những cái liếc mắt đưa tình, bằng những ôm ấp nhẹ nhàng nũng nịu... mà Tú Bà truyền dạy cho Kiều.
Vành ngoài bao
gồm 7 chữ sau đây: Khốc, Tiễn, Thích, Thiêu, Giá, Tẩu, Tử.
1. Khốc 哭:
Có nghĩa là khóc, dùng nước mắt để làm động lòng thương cảm của khách. Vũ khí của phụ nữ chính là nước mắt – một câu ngạn ngữ nổi tiếng của
phương Tây, và ở đây Đông Tây đã gặp nhau.
2. Tiễn 揃 : Có nghĩa là cắt. Mỗi người cùng cắt một mớ tóc, kết thành một sợi rồi chia cho nhau buộc vào hai cánh tay, làm lễ “kết tóc” biểu tỏ thủy chung bền chặt, thể hiện lòng chân thành khiến khách không nỡ bỏ đi.
3. Thích 刺: Có nghĩa là đâm, chích. Lấy cây trâm chích vào cổ tay hay trên bắp đùi những câu yêu đương, thề thốt. Cũng giống như
phong trào xăm tên người yêu lên cơ thể mình ở phương Tây vậy.
4. Thiêu 烧: Có nghĩa là đốt. Dùng hương đốt giả bộ thề nguyền rồi
chích vào tay mình và tay khách để tỏ dạ chung tình . Có sáu vị trí để thiêu :
a) Bụng kề bụng gọi là
"chính nguyện đồng tâm"
b) Đầu chụm đầu gọi la "chính
nguyện
kết tóc"
c) Tay tả mình khít với tay tả khách gọi là "hứa nguyện liên tình bên
tả"
d) Tay hữu mình liền với tay hữu khách gọi là "hứa nguyện liên tình bên hữu"
e) Đùi tả mình khít với đùi hữu khách gọi là "hứa nguyện giao đùi bên tả"
f) Đùi hữu mình khít với đùi tả khách gọi là "hứa nguyện giao đùi bên hữu"
5. Giá 嫁: Có nghĩa là cưới hỏi làm vợ chồng. Tức là sau khi điều tra được gia cảnh giàu có của khách thì thề non, hẹn biển để khách bỏ ra một khoản tiền lớn cưới mình về.
6. Tẩu 走: Có nghĩa là chạy. Đây là kế “đà đao”. Tức là khi dan díu đã lâu và thấy khách đã hết tiền, tiền chuộc chẳng có mà tiền chơi cũng không. Thì khi đó sẽ giả vờ thề thốt với khách là sẽ cùng nhau bỏ trốn. Hẹn khách gặp mặt ở chỗ nào đó,
nhưng kỳ thực không đến mà sẽ báo cho quan binh hay chủ nợ đến để bắt. Đây là một cách tống khứ khách hết tiền đi.
7. Tử 死: Có nghĩa là chết. Tức là đem
cái chết
ra thề thốt cho khách tin là
mình yêu, chỉ biết có khách thôi, nếu không tin thì chết ngay tại chỗ.
. Vành trong 8 nghề
"Vành trong” chính là nghệ thuật chăn gối: những kinh nghiệm thiết thực Tú Bà đúc kết, truyền lại các Kiều nữ áp dụng, để giúp khách đạt được đỉnh trong "cuộc mây mưa".
Tám tuyệt kỹ về phòng the là:
1. Kích cổ thôi hoa (击鼓催花: đánh trống giục hoa):
Điển tích này xuất phát từ thời Võ Tắc Thiên, khi mùa xuân hoa
trong vườn thượng uyển không nở, bà cho quân lính đánh trống dồn dập ép hoa phải nở.
Áp dụng vào nghệ thuật phòng the, nàng có thể giúp đỡ chàng nếu chàng “yếu sức” hay chàng chỉ “ngắn, nhỏ” mà thôi. Với tư thế “cưỡi ngựa”, nàng
hãy ngồi
lên người chàng, ép chặt vào
chàng và chủ động tốc độ dồn dập để chàng
mau đạt
đến sự “mỹ mãn”.
2. Kim liên song tỏa (金莲双锁: sen vàng khóa chặt):
Nếu chàng có “của quý ” gồ ghề, khỏe mạnh, kéo quá dài cuộc yêu thường sẽ khiến cho nàng mệt mỏi. Chi bằng, nàng dùng
chiêu “Kim liên song tỏa”, khép chặt hai chân (cơ đùi thường khỏe hơn cơ vòng) để tăng thêm độ kích thích lên chàng, cả hai sẽ mau chóng chạm đỉnh yêu đương.
3. Đại triển kỳ cổ (大展旗鼔: mở tung cờ trống):
Mở tung cờ trống tức là cả hai không ai nhường ai, dồn dập “tấn công” lẫn nhau. Nàng hãy cuồng nhiệt đáp trả lại chàng bằng cách nẩy người hoặc ôm siết lấy chàng, không thụ động. Điều này rất thích hợp nếu chàng và nàng đều thích sự mạnh mẽ và tốc độ cao.
4. Mạn đả khinh xao (慢打輕敲: chậm đánh khẽ rung):
Nếu chàng thích nhẹ nhàng, từ tốn thì dùng phương pháp "chậm đánh khẽ rung": Mỗi khi chàng
“đi vào”, nàng hãy chậm rãi giữ chàng lại lâu hơn một chút rồi “co chặt” và “mở ra”. Lúc này, cảm giác gần gũi, đằm thắm sẽ khiến
cả hai đều hạnh phúc.
5. Khẩn soan tam trật (緊薂三秩: ba lần đổi thế):
Nếu chàng mắc vào trường hợp “chưa đi đến chợ đã rơi hết tiền”, tức là quá mau chóng “kết thúc trận đấu” mà chưa thỏa mãn cả hai, thì sau vài nhịp, nàng
nên chủ
động đổi tư thế để chàng dừng cảm xúc lại và kéo dài cuộc yêu.
Nàng có thể vòng chân ôm chặt chàng, đồng thời khóa chặt "cậu nhỏ", để chàng đủ thời gian cảm nhận cảm xúc êm
dịu
với nàng.
6. Tả chi hữu trì (左搘右持: tay mặt ôm, tay trái giữ):
Khi chàng quá “ham” chiến đấu, khiến nàng bị tổn hao sức lực, hoặc làm đau nàng; thay vì có thể làm chàng “mất hứng” dù lời phàn nàn có nũng nịu đến đâu chăng nữa, nàng có thể sử dụng cách này: Chủ động ôm chàng và giữ chàng chậm lại; việc làm này của nàng có thể khiến chàng cảm thấy cả hai hòa hợp và lắng nghe nhau, tăng thêm sự gắn bó giữa hai người.
7. Tả tâm truy hồn (鎖心追魂: khóa lấy tâm, theo dõi hồn):
Đây chính là lời khuyên nàng nên theo dõi cảm xúc của chàng và cộng hưởng cùng chàng.
Khi nhận
biết được chàng đang “tăng tốc”, nàng có thể vận dụng cả “thân” lẫn “tình”, tức là phối hợp với chàng tăng cao nhịp độ yêu,
“siết”
chàng nhiều hơn, nhanh hơn, đồng thời thể hiện cảm xúc của nàng thông qua nét mặt, hơi thở, tiếng rên khẽ… khiến chàng thêm hào hứng, đê mê ... để “về đích” cùng nhau.
8. Nhiếp thần siểm tỏa (攝神諂坐: dềnh dàng cướp vía):
Với nam giới, thì khi yêu, người mình yêu luôn xinh đẹp nhất thế gian. Và chính vì đàn ông yêu bằng mắt, nên những thể hiện
bên ngoài thông qua ngoại hình, hành động, cử chỉ, tư thế khêu gợi… của nàng, đều có tác dụng khiến chàng say mê
và ân ái thêm nồng nàn. Đừng quên dùng ngôn ngữ cơ thể trong cuộc yêu, đừng bỏ qua việc “tạo dáng” sao cho thật hấp dẫn với chàng, và đừng quên “nhịp điệu cơ thể” sẽ khiến chàng mê
mẩn.
Các bạn nghĩ sao về "Bảy chữ tám nghề" Tú Bà dạy cho Kiều nữ?
LỜI KẾT
Bài loạn bút cũng khá dài, xin phép được ngưng nơi đây, mong
các bạn "mua vui cũng được một vài trống canh". Hẹn ngày
"tái nạm".
Laughter
is the best medicine in the world. So keep Smiling! (Nụ cười là liều thuốc vạn năng, hăy luôn mỉm
cười!)
Nguyên Lạc
...........................
[*] Hai câu thơ đúng là:
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Thoại bất đầu cơ bán cú đa
Hai câu thơ trên là của Âu Dương Tu (1007 - 1072)
thời Tống ở Trung Quốc:
(Uống rượu mà gặp bạn hiểu mình thì ngàn ly cũng còn ít
Nói chuyện mà không hợp nhau thì nửa câu cũng đã
nhiều)
Rượu gặp tri âm ngàn chén thiếu
Tiếng không đồng điệu nửa câu thừa.
Tham khảo:
Lịch sử văn mình
Trung Quốc (Nguyễn
Hiến Lê - Will Durant), Vũ Thế Thành, BS Hồ Đắc Duy, Đổ Đình Đồng,
Facebook...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ