Trang

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

HAI NHÂN VẬT CHÍNH – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Giáo chủ Trương Vô Kỵ do nam tài tử Lương Triều Vỹ thủ vai 
và quận chúa Triệu Mẫn do tài tử Lê Mỹ Nhàn diễn.

Đây là cảnh quay hai nhân vât chính là nam tài tử Lương Triều Vỹ thủ vai giáo chủ Trương Vô Kỵ, và nữ tài tử là quận chúa Triệu Mẫn do tài tử Lê Mỹ Nhàn thủ diễn. Hiện trường là một địa điểm cuả tỉnh Thiểm Tây. Đoàn quần hùng Minh Giáo từ Côn Luân qua Ngọc môn Quan đến địa giới tỉnh Cam Túc rồi vào Thiểm Tây mục đích là đi đón Kim mao Sư vương Tạ Tốn ngoài Băng Hoả đảo. Chỗ dùng để quay phim này rất gần Lục Liễu sơn trang cơ ngơi riêng cuả quận chúa Triệu Mẫn. Dọc đường quan lộ theo chiều Tây Đông, bên lề đường có một cái Đình. Cái đình này thuộc loại mộc đình, làm bằng gỗ, chu vi khoảng 5m, chỉ có mái lá và một cây cột cái, chung quanh trống không, đôi khi có một chiếc băng dài bằng gỗ ngồi được khoảng 4 đến 5 ngườì, nhiều điạ phương thì cũng có như vậy, nhưng nếu lợp ngói thì là cầm đài để cho các vị tài tử ngồi đánh đàn, có nơi lợp ngói goị là thạch đình. Ba cái máy camera đã được chuẩn bị phim pheo sẵn, chỉ cần thấy tay cuả Trương đạo diễn gõ nhẹ vào cái bảng gỗ nghe cách một tiếng cùng tiếng hô [action] là máy rè rè quay ngay. Tất cả là có ba cameramen, một máy chĩa vào mộc đình quay quận chúa giả nam trang và Bát thần tiễn, một máy quay về phía Tây quay phái đoàn Minh Giáo do giáo chủ Trương Vô Kỵ, tả sứ Dương Tiêu, Bạch Mi Ưng Vương và Thanh Dực Bức Vương dẫn dầu, một máy quay về phía Đông  để quay đoàn lính Mông Cổ vừa cưỡi ngựa vừa uống rượu, vừa lấy roi đánh vào lưng dân Hán, còn phía dưới thì lính Mông Cổ lấy dây cột năm ba người dân Hán lại với nhau bất kể lớn bé già trẻ, vừa đá đít, vừa lấy giáo đâm vào lưng kéo lê đi trên mặt đất. Cô gái giả nam trang ngồi trong mộc đình nói:
- Các ngươi ra bảo với chúng nó rằng “thanh thiên bạch nhật như thế này, mà làm những điều thô bỉ như vậy thì không thể coi được! Lệnh thả tất cả những người dân Hán vô tội đó ra!”

DƯỜNG NHƯ CÓ… - Tùy bút Nguyễn Đại Hoàng



1. Có những bài thơ bay đi trong sương mù năm tháng. Những bài thơ ít chữ kiệm lời mà không gian trong đó sao mà mang mang rộng lớn, thời gian trong đó sao mà ngưng đọng mông lung, bầu trời cảnh vật trong đó sao mà phảng phất phôi pha nét xa xưa kỳ tuyệt- như những bức tranh của danh họa Nga Isaac Levitan (1860 -1900) về những cánh rừng Bạch dương hay những độ Thu vàng.
 

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN - Châu Thạch




MƯA KHỎA THÂN GIỮA BỤI TRẦN
  
Mưa khỏa thân - giữa bụi trần
Giọt như khóc - giọt phân vân kiếp người
Bên này mưa có biếng cười
Bên kia mưa ngủ quên lời yêu thương
Em khuấy mưa - giữa vô thường
Anh giam câu hứa dặm trường lụy mưa
Lời mồ côi - ủ mầm xưa
Trói mưa trần trụi người chưa thấy về
Mưa lay gió cả bốn bề
Đông tây nam bắc nhiêu khê ơi buồn
Giọt sám hối - giọt trào tuôn.
Cho anh nợ một giọt chôn mộ tình.
                
                                  Dung Thị Vân
 
ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN                                                                                                        Châu Thạch

Buổi trưa mùa hạ. Nóng ngủ không được. Đọc bài thơ về mưa cho lòng mát hơn. Không ngờ, đọc bài  thơ “Mưa Khoả Thân Giữa Bụi Trần” của Dung thị Vân làm ngủ không được thêm. Ngủ không được là vì cái tựa đề của bài thơ và bài thơ khó hiểu quá. Ngủ không được cũng tại vì bài thơ khó hiểu mà lại cảm thấy hay, thấy thích thú, thấy tâm hồn rung động, kích thích trí suy tư của mình.

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2023

KHA VÀ EM, XIN MỘT LỐI VỀ GIỮA TIM EM – Thơ Khê Kinh Kha


   
                   Nhà thơ Khê Kinh Kha


Kha và Em
 
tôi và em tuy hai mà một
Nên em buồn tôi có vui đâu
Khi mùa thu rơi đầy lá úa
em thẩn thờ Kha cũng âu sầu
 
Kha và em tuy hai mà một
Kha phương này ngồi ngắm sao đêm
Sao nơi kha chứa đầy thương mến
sẽ rơi tình vào trái tim em
 
Kha và em tuy hai mà một
hai con tim một thuở yêu nhau
hai phương trời nhưng chung nỗi nhớ
tình đã trao mộng ước dài lâu
 
Kha và em tuy hai mà một
hai phương trời xa qúa em ơi
nhớ nơi kha bao la như biển sóng
tình nơi em thương nhớ có lên đầy?
 
kha và em tuy một mà hai
hai con tim thổn thức bao ngày
tim nơi kha nhỏ từng giọt lệ
tim nơi em mưa có giăng đầy?
 
anh và em tuy một mà hai
em trách hoài nên mộng thêm vơi
em hững hờ nên đời quá tội
chua xót nào như cỏ mọc muôn nơi
 
kha và em tuy hai mà một
em và kha tuy một mà hai
ôi xa cách tình ngàn hoang vắng
đời cô liêu chỉ một mình anh
mai hồn chết bên bờ hiu quạnh
xin gió trời đưa tình kha về bên em
 

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

GIỐNG QUÁ ĐI THÔI – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Tiểu Chiêu lên làm Tổng giáo chủ Minh giáo Ba Tư


Một lúc sau thì nhị hiệp Dư Liên Châu phái Võ Đang nói với quần hùng:
- Thời gian có lẽ không còn dài nữa, xin phép hai vị giáo chủ và phó giáo chủ, cho tại hạ gặp riêng nguyên giáo chủ Trương Vô Kỵ có chuyện cần bàn riêng về nội bộ cuả phái Võ Đang. 
Hai người đứng ôm quyền chào rồi đi chỗ khác.

TA ĐÃ NGHE... - Thơ Quang Tuyết


  
            Nhà thơ Quang Tuyết


TA ĐÃ NGHE
 
Ta vẫn nhớ một thời tuổi nhỏ
Chưa một lần chạm mắt nhìn nhau
Ngây thơ quá hay vì say tình ảo
Để rồi quên theo màu áo úa nhàu
 
Ta vẫn nhớ phút tình cờ gặp lại
Giữa phồn hoa muôn vạn ánh đèn màu
Ôi ký ức rong rêu thời tuổi mộng
Lúc xa rồi mới chợt thấy lòng đau
 
Ta đã nghe ngàn lời tha thiết
Như gió reo thăm thẳm tự biển sâu
Như thảnh thức nhịp sóng tình muộn vỗ
Ôm cô đơn trong hạnh phúc mỗi chiều
 
Ta đã nghe nồng hương mùi cỏ dại
Phả vào mơ tống biệt nỗi cô liêu
Nghe vị ngọt nồng nàn trên môi héo
Nghe mưa reo thần thoại tuổi xuân kiều
 
                                          Quang Tuyết
                                               (2012)

VỀ DƯƠNG THU HƯƠNG - Pham Mylan

 


Mấy hôm nay thiên hạ xôn xao bàn tán về giải thưởng Cino Del Duca Thế giới của Viện Hàn lâm Pháp trao tặng cho nhà văn Dương Thu Hương, hiện đang sống tại Pháp. Giải thưởng này trị giá lên tới 200.000 € (hơn 5 tỷ đồng). Giá trị (hiện kim) lớn khiến người ta tò mò giải thưởng này như thế nào, có xứng tầm quốc tế không?

GIỮA MÙA NẮNG VÀNG - Thơ Nguyễn Đức Sơn


  
GIỮA MÙA NẮNG VÀNG
 
giữa mùa nắng vàng hiu hắt
về đây đôi mắt dịu hiền
về đây cả bàn tay đẹp
đi tìm thăm xứ người em
 
ngõ hẹp lối vào gác trọ
chiều trưa nhạt nắng bên thềm
bỗng dưng sao lòng se thắt
vương vương đếm mấy nỗi niềm
 
gặp nhau sao mà không nói
tuổi hiền mà cũng lao đao
ơ kia làm sao chị khóc
tình em vẫn như dạo nào
 
chị bảo rằng đây mưa nắng
bốn mùa em có buồn không
em cười làm sao cay đắng
chị ơi lệ ở trong lòng
 
chị hỏi rằng đây mưa nắng
bốn mùa em không buồn sao
đêm đêm sao nhiều sương trắng
em như nằm thấy kiếp nào
 
chị hỏi rằng đây hoang vắng
biết rồi em có sầu vơi
đêm đêm ai người tâm sự
tha hồ mà đếm sao rơi
 
mai mốt chị về phố cũ
chị ơi thương chị làm sao
vì em có mình chị đó
làm sao lòng không nghẹn ngào
 
mai mốt chị về phố cũ
biết lòng ngày mai ra sao
em ngại đất trời dâu bể
lòng ta rồi cũng bể dâu
 
       Nguyễn Đức Sơn

TRỞ VỀ PHÁ TAM GIANG - Thơ Phạm Ngọc Lư

Anh Phạm Ngọc Lư sinh năm 1946 (Bính Tuất) ở Vĩnh Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên. Ngụ cư Đà Nẵng từ 1994.
Cựu sinh viên Hán Học Viện và Đại học Văn khoa Huế.
Tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm Quy Nhơn.
Bước vào con đường văn chương (viết trên các tạp chí Văn, Khởi Hành, Ý Thức, Bách Khoa) trong những năm sống và dạy học ở Tuy Hòa trước năm 1975.
Anh đi về miền miên viễn ngày 27-5-2017 tại Đà Nẵng.

   
           Nhà thơ Phạm Ngọc Lư

 
TRỞ VỀ PHÁ TAM GIANG
 
Phá Tam Giang, phá Tam Giang
Gió hiu hiu sóng gợn mơ màng
Trời vẫn xanh màu xanh cố cựu
Mây trầm ngâm, khói nước miên man
 
Mười năm dong ruổi mòn đất khách
Về cố hương chiều xế nắng tàn
Bỏ nón, tháo giày, xăn tay áo
Rửa phong trần thẹn với Tam Giang
 
Kè đá rêu xưa ngâm bến cũ
Còn người đi người đợi đò ngang
Còn xóm chài lưa thưa mành lưới
Còn nhấp nhô thuyền thúng thuyền nan
 
Không còn người chèo đò năm xưa tóc bạc
Cô lái đò chiều nay trán nhăn
Trừng mắt nhìn ta trách móc
“Mười mấy năm chú mới về làng!”
 
Mười mấy năm? Phải rồi, ta quên mất
Cái thuở áo cơm trở mặt phụ phàng
Điêu đứng năm Mùi ra đi năm Tuất
Ra đi mưu cầu y thực
Trở về nặng trĩu gian nan
 
Nhớ buổi ra đi thân tình đưa tiễn
Vợ xếp câu thơ chị gói khúc đàn
Đệ tử mươi người tung hô dâng rượu
Thôn nữ vài em gởi gắm gió trăng
Mẹ tóc trắng nhìn theo lặng lẽ
Con tóc xanh hai đứa dùng dằng
Ta mím môi, chỉ Tam Giang thề hẹn
Không là Tương Như mà khí khái dâng tràn
Bước xuống thuyền nhìn trời cao dõng dạc
Gõ mạn thuyền ngâm khúc "Hành phương Nam"
 
Hành phương Nam, hành phương Nam
Mười mấy năm tấm cám, thau vàng
Thấp cao danh lợi
 
Chí khí dở dang
Tơi tả bao phen buồn thân thế
Đắng cay mấy bận khiếp hồng nhan
Mưa miền Nam, nắng miền Nam
Trông mây thấp thỏm, nghe gió bàng hoàng
Mười mấy mùa trôi qua không nhớ
Quá đổi mưa đau
Quá nhiều nắng khổ
Lẽ nào Trời bỏ ta chăng?
Đọc thơ Nguyễn Bính chua tâm sự
Đọc lại thơ mình thẹn gió trăng
Chén rượu quê người sao mà bạc
Ân tình đất khách lắm đa đoan
 
Chiều nay về... bên phá Tam Giang
Phía bờ Đông vẫn xóm vẫn làng
Mười mấy năm còn ai trông ngóng
Mười mấy năm mỏi mòn ước vọng
Mẹ có thương con gió bụi lầm than?
Chị có xót em một đời thất chí?
Em không buồn ta?
Sao lòng ta phai nhạt đá vàng!
 
Phá Tam Giang, ôi phá Tam Giang!
Gió hiu hiu sóng gợn mơ màng
Nước vẫn mặn mòi, mây quen thuộc
Sao lòng ta sóng gió ly tan
Xin xấu hổ với lời thề ngày trước:
“Không công danh bất phục hoàn”
Xin biết ơn cô lái đò nhân hậu
Còn thương ta mời ta quá giang
Thôi rửa hết phong trần nơi bến nước
Để trở về... đứng khóc dưới hương quan!
 
                                         1996
                                 Phạm Ngọc Lư
                       (Trích từ thi tập Đan Tâm)

 

TÌNH NỒNG SAY - Nhạc Khê Kinh Kha , Ý Lan trình bày

 
   


TÌNH NỒNG SAY
 
vươn tay anh hái trăng vàng
cài lên (cài lên) mái tóc cho nàng (là nàng) thêm duyên
yêu em anh đón mây ngàn
anh đem (là đem) dâng giữa tim nàng (là) tình nồng say
giăng tay anh hứng (ánh) mặt trời
tô môi (là môi) em thắm cho đời (là đời) thêm hương
à ơi anh đã (anh đã) yêu nàng
từ nay thề ước mặn nồng lứa đôi
 
yêu em, yêu cả đất trời
yêu em, yêu cả cuộc đời
yêu nhau, yêu nhau em hỡi một đời (là đời) có nhau
có nhau giữa chốn đường trần
có yêu thương trong trái tim nồng
có trăm năm trong nghĩa tình nồng em ơi
 
yêu em chia sẻ trần gian
dù bao (dù bao) mưa nắng một lòng (là lòng) thủy chung
yêu em anh hiến dâng nàng
con tim (là tim) son sắt dâng nàng là tình trăm năm
tình tang con bướm qua mành
ngàn năm sông núi, trọn tình lứa đôi
 
                                                                    Khê Kinh Kha


       

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

TRỐN NÓNG – Thơ Lê Phước Sinh


  
TRỐN NÓNG
 
Ve cũng lười ca cẩm
dù đến mùa động tình
trốn tìm chùm lá rậm
ngủ một giấc đã đời...
 
Lê Phước Sinh

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

DƯƠNG ĐỈNH THIÊN – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


          Dương Đỉnh Thiên “thánh mọc sừng” - giáo chủ đời 33 của Minh Giáo

Nhân vật giáo chủ Dương Đỉnh Thiên trong bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký gồm có tám tập được nhắc tới ba lần không dài lắm. 
Lần thứ nhất ngoài Linh xà Đảo, Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn kể cho các con cháu nghe. 
Lần thứ ba thì ở sau lưng khuôn viên chùa Thiếu Lâm chỗ mà có ba cây thông già, nơi ba vị Thái thúc sư tổ ngồi luyện võ công là Độ Nạn, Độ Ách và Độ Kiếp. Một trong ba vị thần tăng này hoan hỉ nói với giáo chủ Trương Vô Kỵ rằng:
- Cách đây vài chục năm về trước, chúng tăng đã có dịp vinh dự trao đổi võ công với giáo chủ đời thứ ba mươi ba của Minh Giáo là Dương Đỉnh Thiên, vậy nay giáo chủ Trương vô Kỵ đời thứ ba mươi tư đến đây để trả món nợ ngày xưa chăng? Nếu vậy thì bọn bần tăng rất lấy làm trân trọng hân hạnh để tiếp chiêu.
 

LÀ EM LÃNG TỬ BÓNG ĐÊM... - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


  
               Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
 

LÀ EM
 
Không là rượu mà xúi anh ngất ngưởng
Túy lúy say anh đặt cược 4 chân giường
Lúng liếng mắt gọi bờ môi thơm mọng
Em là ai mà ngật ngưỡng cả Thiên đường?!
 
Định Công, 16:29 ngày 25/04/2023
 
 
BÙA MÊ CHỊ THẢ
 
Chị thả bùa mê vào đáy chén
Để anh ngụp lặn đến bây giờ
Anh khóc. Anh cười. Anh ngây dại
Chị lần tràng hạt lựa vần Thơ.
 
Hà Nội, 16:36 ngày 20/04/2023
 
 
BÓNG ĐÊM
 
Đem nhốt trần truồng cái bóng đêm
Chợt nghe lạnh lạnh gió lách thềm
Chợt nghe ẩm ướt mùi chăn đệm
Chợt vấp bóng mình xõa bóng đêm!
 
Định Công, 11:33 ngày 19/04/2023
 
 
LẠ LẠ LÀ ...
(Với N.C.H)
 
Sao chẳng 15? Cứ 13?
Khổ người lớn tuổi nghĩ chả ra
Loanh quanh hò hẹn chi mà lạ
Đêm! Chỉ một đêm? Lạ lạ là...
 
Làng Đá, 23:45 ngày 08/04/2023
 
 
ĐỢI DUYÊN...
(Tặng Đặng Tuấn Anh)
 
Gán cả Xuân thì vào cửa đợi
Mà duyên xộc xệch ở xa vời
Nào ai thuật số cao tay nới
Để Kỵ-Đẩu Quân (1) se sẽ cười?!
 
Hà Nội, 09:38 ngày 14/04/2023

-----
(1): là ám tinh Hóa Kỵ: chủ sự xảo trá, ích kỷ và ác tinh Đẩu Quân: chủ sự cô độc, khó tính trong khoa Tử vi.
 
 
LÃNG TỬ...
(Tặng Mạc Phong Tuyền)
 
Nguyệt (1) đáo Tỵ cung (2) hội chữ Canh (3)
Mệt người lãng tử áo mỏng manh
Năm canh gió lạnh lùa vai lạnh
Tiết Xuân thắc thỏm ngọn gió lành!
 
Hà Nội, 01:59 ngày 14/04/2023

------
(1): là sao Thái Âm (Nguyệt) trong khoa Tử vi
(2): là 1 trong 12 cung của lá số Tử vi
(3): là 1 trong 10 Can của phép tính Âm dương Ngũ hành.
 
                                                              Đặng Xuân Xuyến

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

ĐỢI EM TỪ LÂU – Thơ Phan Quỳ


  
          Nhà thơ Phan Quỳ
 

ĐỢI EM TỪ LÂU
 
Ta đợi từ lâu em reply
Tìm trong message mỏi mong hoài.
Thấy em green light đầy hy vọng
Accept đi nhé, đã bao ngày.
 
Cuộc đời huyễn mộng, chẳng long time.
Em hãy nhìn xem một profile
Ta naivete, clear như suối.
Em cứ look for một quý ngài?
 
Em ạ, ageing chẳng chừa ai,
Wrinkle lên mắt lộ tàn phai
Ta lo mirror nhìn em khóc.
Ta biết làm gì dry mắt nai?
 
Em ơi, darkness rồi sunlight
Yesterday nối tiếp một sớm mai
Chẳng phải today ta chờ đợi.
All days after till next life.
 
Em có nghe lời "drunken" guy?
Chẳng phải say mèm drinking wine.
Say tình, say mộng hình face ấy.
Ta thấy quanh mình dreaming smile.
 
Ta nghe trong gió a long sign
Em đó ta đây, seperated sky
Ta send em nhiều nhiều messages
Em có take không tâm tình này?
 
Ta về tìm lại một trang face
Thấy dáng em cười trong gió bay.
Darling, hồn mộng, excessively miss
Nỗi nhớ biến ta thành crazer

                                 Phan Quỳ

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (11) - Nguyên Lạc

                                                  (Kỳ cuối)
 


LỜI KẾT
 
Trong các phần trên, chúng ta đã tản mạn về rượu phương Tây, giờ xin sơ lược vài hàng về Đông phương.
 
1. Rượu trong văn học Trung Quốc
 
Văn học Trung Quốc qua bao thời đại không thiếu thơ văn ca ngợi rượu. Thậm chí rất nhiều. Thông thường người ta chia ra làm ba cách uống rượu: tục tửu, thường tửu và tiên tửu. Tục tửu là uống đến chỗ phóng đãng bừa bãi, không làm chủ được mình. Thường tửu là uống xong cho sảng khoái, uống chỉ vì thích uống mà thôi. Tiên tửu là uống rượu như một thứ trợ hứng để bàn về thi ca, nghệ thuật nhằm di dưỡng tinh thần. Đến Kim Dung thì chén rượu lại được điểm xuyết thêm một phần ý vị nữa: đó là chén rượu lãng mạn hào hùng giữa chốn giang hồ. Đối với cuộc sống rong ruỗi phiêu bạt của khách võ lâm, có thể trong buổi tiễn đưa hoặc buổi trùng lai thiếu tiếng đàn tiếng hát, nhưng chắc chắn trong nỗi buồn li biệt hay trong niềm vui hội ngộ đó luôn luôn có rượu. Chung quanh chén rượu và ngay trong chén rượu có biết bao nhiêu tâm sự của muôn vạn mãnh đời. Khắp võ lâm, từ trà đình tửu quán cho đến chốn núi thẳm rừng sâu, hễ nơi đâu có mặt hảo hán giang hồ là y như nơi đó có rượu.
Một điều đáng ghi nhận là trong tác phẩm Kim Dung, hầu như những nhân vật nào đam mê rượu cũng đều có tâm hồn hào sảng, phóng khoáng. Đó là một Tiêu Phong kiêu dũng, một Hồng Thất Công cương trực, một Lệnh Hồ Xung khoáng đạt, một Đan Thanh hào phóng v.v… Bang chủ Hồng Thất Công do tính ham rượu và nhậu nhẹt nên bị Hoàng Dung dùng mẹo lừa để ông phải truyền tuyệt kĩ “Hàng long thập bát chưởng” cho Quách Tĩnh. Đoàn Dự khi lang bạt giang hồ tìm Vương Ngọc Yến, thấy Tiêu Phong ngồi uống rượu trên Tùng hạc lâu mà sinh cảm mến, cùng nhau uống rượu rồi kết làm huynh đệ. Đó là cách uống rượu hào sảng của khách anh hùng. Đoàn Dự dùng Thiếu trạch kiếm để tiết hết rượu ra khỏi người theo đầu ngón tay út mới có thể đối ẩm với “đại tửu lâm cao thủ” là Tiêu Phong. Đó là cách uống rượu đầy tiểu xảo mà Đoàn Dự vô tình phát hiện.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

DƯƠNG TIÊU, KỶ HIỂU PHÙ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Dương Bất Hối vừa nói với Ân Lê Đình vừa giơ tay:
- “Nếu Ân Lục Thúc muốn báo thù cho mẹ cháu, thì cứ mang kiếm giết chết lão ni Diệt Tuyệt Sư Thái chưởng môn nhân phái Nga My đó đi!”
Ân Lê Đình bỏ Dương Tiêu chạy về phía Diệt Tuyệt sư thái vừa thở vừa ngừng lại, thì sư thái nói:
- Đúng là ta hạ thủ Kỷ Hiểu Phù đó! Ta làm như vậy chẳng qua là rửa nhục cho đại hiệp phái Võ Đang mà thôi. Nếu không tin thì đại hiệp cứ thử hỏi cô nương vừa rồi tên là gì thì rõ?

KINH VÔ TỰ - Thơ Tịnh Bình


  
          Nhà thơ Tịnh Bình
 

KINH VÔ TỰ
 
Cuộc trăm năm quay đầu nhìn lại
Có ra gì bụi cát nhỏ nhoi thôi
Dẫu đôi lúc ngỡ mình là tất cả
Bạn cùng trăng và mộng cùng thơ
 
Bốn mùa nào biết chi xuân hạ
Thây đứng thịt ngồi lại uống ăn
Chuông rè ấm sứt nằm vô dụng
Lăn lóc cười khì đám cỏ xanh
 
Kinh vô tự tặng người hay chữ
Góc lặng vườn chùa chú sẻ nâu
Dấu chấm nhỏ bên đời cô quạnh
Hót một mình và vẩn vơ chơi...
 
                           TỊNH BÌNH
                             (Tây Ninh)