“Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”
Chữ “trí” không viết hoa là thừa - vì đã lòng lại thêm trí để nhớ …
“Lòng Trí bâng khuâng sực nhớ làng”
(Chỉ cần viết hoa hay viết thường đã làm hiểu sai lạc hẳn ý của câu thơ)?
Hành trình đến với thơ Hàn Mạc Tử là cuốn sách được sưu tầm và biên soạn bởi Dzũ Kha - người nổi tiếng với biệt danh "Người giữ lửa thơ Hàn", và cũng là người yêu thơ Tử đến độ đã dựng lều cỏ cạnh nơi an nghỉ cuối cùng của thi sĩ để ngày ngày đàm đạo với du khách về đời và thơ của Hàn Mạc Tử.
Trong cuốn Hành trình đến với thơ Hàn Mạc Tử chỉ dày 184 trang này, ngoài những bài thơ hay được chọn lọc của Hàn Mạc Tử, ngồn ngộn trong đó còn là những tài liệu và hình ảnh quý giá của Hàn Mạc Tử hoặc viết về ông. Đó là những hồi ức của em ruột thi sĩ là Nguyễn Bá Tín về kỷ niệm thuở thiếu giữa hai anh em. Đó là bút tích của thi sĩ họ Hàn về bài thơ nổi tiếng Ở Đây thôn Vĩ Dạ tặng cho mối tình đầu Hoàng Thị Kim Cúc hay là hình ảnh bút tích cuối cùng của thi sĩ tặng cho Nguyễn Văn Xê trong những ngày cuối đời đau đớn vì bệnh tật. Đó là hình ảnh của những người tình ngoài đời và người tình trong thơ của Hàn Mạc Tử, như Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương, ... Đó là hình ảnh của căn phòng tại khu điều trị phong Quy Hòa (Quy Nhơn - Bình Định) nơi Hàn Mạc Tử trút hơi thở cuối cùng vào ngày 11-11-1940, ...
Từ Trí ở đây không thể là tên người, khi câu trên đã vô danh hóa:
Trả lờiXóaKhách xa lúc mùa xuân chín. Tất nhiên người ta biết KHÁCH đây là tác giả (đồng thời đại diện cho các khách), việc gì còn phải xưng tên một cách vụng về ở câu sau, bó hẹp cảm xúc vào một tác giả TRÍ, trong khi để câu thơ nói lên rằng khách nào trong hoàn cảnh ấy cũng bâng khuâng nhớ làng, sẽ khái quát hơn và hay hơn bao nhiêu! Lòng là khả năng cảm nhận, Trí là khả năng suy xét. Tóm lại sự nhớ làng xâm chiếm toàn suy nghĩ và cảm nhận của người khách xa.