KỲ 11
Trước tiên, Thương Thương là nhân vật trữ tình chính yếu
trong Cẩm châu duyên – thi tập cuối đời của Hàn Mạc Tử. Tập ấy có 2 bài thơ Nỗi
buồn vô duyên và Tiêu sầu, cùng 2 vở kịch thơ Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội.
Ngay từ đầu tập, Thương Thương xuất hiện tợ hồ một hình tượng ám ảnh thi nhân hết
sức da diết:
Chiều nay tàn tạ hồn hoa,Nhớ Thương Thương quá xót xa tâm bào!
Nhân vật này có nguyên mẫu ra sao trong thực tế?
Công trình biên khảo về Hàn xuất hiện sớm nhất là cuốn Hàn Mạc Tử của Trần Thanh Mại (NXB Võ Doãn Mại, Sài Gòn, 1942) ghi nhận:
“Cuối năm 1939, bạn chàng, Trần Thanh Địch, gửi thư giới thiệu với thi sĩ một người thiếu nữ Huế, bảo là tên Thương Thương. Tôi nói ‘bảo là’, vì kỳ thực, đấy chỉ là một cái tên mượn. Thanh Địch đã chụp lấy cái tên đầu tiên đến dưới ngọn bút của chàng, cái tên của một người cháu gái nhỏ thường rất mến phục thơ của nhà thi sĩ (…). Dẫu sao, cái người thực mang tên ấy hoàn toàn không hay biết gì hết! (…) Thế là bắt đầu một cuộc giao thiệp bằng thư tín giữa nhà thi sĩ và người con gái ấy, hay nói cho đúng, cô bé em ấy, vì thuở ấy Thương Thương chỉ là một cô bé mới lên 12 tuổi, một cuộc giao thiệp thưa thớt và nghiêm trang, trong ấy người con gái vâng theo lời chú, trả lời qua loa nhà thi sĩ ở trong phạm vi văn thơ. Ấy thế mà một nguồn thơ mới ở Hàn Mạc Tử cũng dấy lên được, hết sức bồng bột dồi dào.”
Kỳ thực, chuyện vậy mà… không phải vậy! Lúc bấy giờ, dẫu Trần Thanh Mại khá tỏ tường nội vụ, song phải viết lệch nhiều chi tiết vì lý do tế nhị. Điều oái ăm là mọi người, trong đó có cả thân bằng quyến thuộc của Hàn, bấy lâu cứ theo Trần Thanh Mại mà viết về Thương Thương không đúng sự thật!
Trong hồi ký Đôi nét về Hàn Mạc Tử (sđd), Quách Tấn ghi:
“Thương Thương là một nữ học sinh 12 tuổi ở Huế, em ruột Trần Tái Phùng và cháu gọi Trần Thanh Địch bằng chú. Nhận thấy Mộng Cầm đi lấy chồng, để lại trong tâm hồn Tử một lỗ trống mà Mai Đình không thể che lấp nổi, Trần Thanh Địch bèn mượn tên Thương Thương, giới thiệu cùng Tử là một giai nhân rất yêu quý thơ Tử. Rồi thỉnh thoảng Tử nhận được đôi bức thư ký tên Thương Thương, lời đoan chính, ý đôn hậu. Chỉ nghe cái tên kiều diễm, chỉ đọc chút lòng thơm thảo mà Tử đem lòng yêu tha thiết, yêu đến nỗi quên cả Mộng Cầm.”
Hoàng Diệp soạn cuốn Hàn Mạc Tử (sđd), cũng ghi:
“Thương Thương, họ Trần, tên một nữ sinh Đồng Khánh – Huế, mới 12 tuổi, thuộc một gia đình quý phái ở cố đô. Đây chỉ là một trò chơi của ông Trần Thanh Địch.”
Giới thiệu Tuyển tập Hàn Mạc Tử (NXB Văn Học, Hà Nội, 1987), Chế Lan Viên cũng ghi không khác:
“Thương Thương, cháu gọi Địch bằng chú ruột, là một cô bé mới 12 tuổi. Địch bịa ra đây là một cô gái lớn, là độc giả yêu thơ, lại viết thư cho Tử, cốt cho Tử vui mà sống.”
Ngay cả Nguyễn Bá Tín, em ruột Hàn, trong hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (sđd), cũng ghi tương tự:
“Cái tên đáng yêu đó chỉ là một thứ trò đùa tao nhã, không ác ý của một gia đình thượng lưu, mà người bạn tâm giao của Hàn Mạc Tử đã mở cho anh một chân trời mới để xem thiên tài của anh dẫn đưa đến đâu.”
Cứ thế, hàng loạt sách báo nối nhau trượt dài theo đường ray chệch.
Theo tư liệu gia đình, Trần Thị Thương Thương chào đời ngày 8-10-1924 nhằm mùng 10 tháng 9 Giáp Tý (1). Nàng là con thứ 7 của tham tá Trần Thanh Đạt (1891 – 1968), tức Trần Công Toại, hiệu Nhược Thủy, tự Lương Khanh. Mẹ của Thương Thương là Đặng Thị Huề (1894 – 1965).
Công trình biên khảo về Hàn xuất hiện sớm nhất là cuốn Hàn Mạc Tử của Trần Thanh Mại (NXB Võ Doãn Mại, Sài Gòn, 1942) ghi nhận:
“Cuối năm 1939, bạn chàng, Trần Thanh Địch, gửi thư giới thiệu với thi sĩ một người thiếu nữ Huế, bảo là tên Thương Thương. Tôi nói ‘bảo là’, vì kỳ thực, đấy chỉ là một cái tên mượn. Thanh Địch đã chụp lấy cái tên đầu tiên đến dưới ngọn bút của chàng, cái tên của một người cháu gái nhỏ thường rất mến phục thơ của nhà thi sĩ (…). Dẫu sao, cái người thực mang tên ấy hoàn toàn không hay biết gì hết! (…) Thế là bắt đầu một cuộc giao thiệp bằng thư tín giữa nhà thi sĩ và người con gái ấy, hay nói cho đúng, cô bé em ấy, vì thuở ấy Thương Thương chỉ là một cô bé mới lên 12 tuổi, một cuộc giao thiệp thưa thớt và nghiêm trang, trong ấy người con gái vâng theo lời chú, trả lời qua loa nhà thi sĩ ở trong phạm vi văn thơ. Ấy thế mà một nguồn thơ mới ở Hàn Mạc Tử cũng dấy lên được, hết sức bồng bột dồi dào.”
Kỳ thực, chuyện vậy mà… không phải vậy! Lúc bấy giờ, dẫu Trần Thanh Mại khá tỏ tường nội vụ, song phải viết lệch nhiều chi tiết vì lý do tế nhị. Điều oái ăm là mọi người, trong đó có cả thân bằng quyến thuộc của Hàn, bấy lâu cứ theo Trần Thanh Mại mà viết về Thương Thương không đúng sự thật!
Trong hồi ký Đôi nét về Hàn Mạc Tử (sđd), Quách Tấn ghi:
“Thương Thương là một nữ học sinh 12 tuổi ở Huế, em ruột Trần Tái Phùng và cháu gọi Trần Thanh Địch bằng chú. Nhận thấy Mộng Cầm đi lấy chồng, để lại trong tâm hồn Tử một lỗ trống mà Mai Đình không thể che lấp nổi, Trần Thanh Địch bèn mượn tên Thương Thương, giới thiệu cùng Tử là một giai nhân rất yêu quý thơ Tử. Rồi thỉnh thoảng Tử nhận được đôi bức thư ký tên Thương Thương, lời đoan chính, ý đôn hậu. Chỉ nghe cái tên kiều diễm, chỉ đọc chút lòng thơm thảo mà Tử đem lòng yêu tha thiết, yêu đến nỗi quên cả Mộng Cầm.”
Hoàng Diệp soạn cuốn Hàn Mạc Tử (sđd), cũng ghi:
“Thương Thương, họ Trần, tên một nữ sinh Đồng Khánh – Huế, mới 12 tuổi, thuộc một gia đình quý phái ở cố đô. Đây chỉ là một trò chơi của ông Trần Thanh Địch.”
Giới thiệu Tuyển tập Hàn Mạc Tử (NXB Văn Học, Hà Nội, 1987), Chế Lan Viên cũng ghi không khác:
“Thương Thương, cháu gọi Địch bằng chú ruột, là một cô bé mới 12 tuổi. Địch bịa ra đây là một cô gái lớn, là độc giả yêu thơ, lại viết thư cho Tử, cốt cho Tử vui mà sống.”
Ngay cả Nguyễn Bá Tín, em ruột Hàn, trong hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (sđd), cũng ghi tương tự:
“Cái tên đáng yêu đó chỉ là một thứ trò đùa tao nhã, không ác ý của một gia đình thượng lưu, mà người bạn tâm giao của Hàn Mạc Tử đã mở cho anh một chân trời mới để xem thiên tài của anh dẫn đưa đến đâu.”
Cứ thế, hàng loạt sách báo nối nhau trượt dài theo đường ray chệch.
Theo tư liệu gia đình, Trần Thị Thương Thương chào đời ngày 8-10-1924 nhằm mùng 10 tháng 9 Giáp Tý (1). Nàng là con thứ 7 của tham tá Trần Thanh Đạt (1891 – 1968), tức Trần Công Toại, hiệu Nhược Thủy, tự Lương Khanh. Mẹ của Thương Thương là Đặng Thị Huề (1894 – 1965).
Trần
Thanh Đạt (1891 – 1968), thân phụ của Thương Thương
Là anh ruột cùng cha khác mẹ của hai nhà văn Trần Thanh Mại và Trần Thanh Địch, ông Trần Thanh Đạt từ tháng 2-1940 làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận, đến tháng 3-1949 về lại Huế nhậm chức Đệ nhị Tao đàn Hành lễ Đại sứ và tiếp đó kiêm nhiệm Thượng thư Bộ Học.
Như vậy, năm Kỷ Mão 1939, lúc bắt đầu liên hệ thư tín với Hàn Mạc Tử thì Thương Thương đã 15 tuổi tây, 16 tuổi ta và học lớp đệ nhất niên (1ère année) ban Thành chung (Enseignement primaire supérieur) trường Đồng Khánh ở Huế. Thời điểm nọ, ông Trần Thanh Đạt làm Tham tri Bộ Học.
Nhà văn Trần Thanh Địch tâm sự cùng tôi:
– Rất nhiều sách báo viết sai mà chưa ai cải chính. Tuổi của Thương Thương là một điểm sai. Hoàn cảnh và điều kiện xảy ra câu chuyện, thiên hạ cũng viết sai nốt. Thực tế lúc ấy, cuối năm 1939, Thương Thương nói với tôi: “Khi mô chú gởi thư cho anh Trí, nói giùm em có lời thăm, chú hí.” Cách xưng hô thân mật trong gia đình tôi vậy đó, gọi chú, xưng em, chứ không xưng cháu. Tôi bảo: “Rứa thì em viết thư thẳng cho Trí, rồi bỏ chung vô bì thư chú, có tốt hơn không? Viết thăm bình thường thôi mà. Nếu nói thêm đôi cảm nghĩ về một bài thơ nào nữa, càng hay.” Xin nhớ rằng thư và thơ Hàn gửi tôi, Thương Thương cùng mọi người trong nhà đều đọc ké chơi, và ai nấy đều rất thích thơ Hàn, nhất là Trần Tái Phùng – anh cả của Thương Thương. Thư gửi đi, chỉ sau một tuần đã thấy trong lá thư Hàn trả lời tôi có kèm mảnh giấy trả lời Thương Thương đề ngày 23-1-1940: “Thương Thương, cái tên thi vị quá chừng. Thương Thương là một bài thơ, hơn nữa, một nguồn thơ bất tuyệt. Những hàng chữ đơn sơ của em cũng rung cảm được tâm hồn anh. (…) Ở lòng anh có Thương Thương, nghĩa là có thơ, có nguồn thơ vĩnh viễn đấy.”
Từ đó, Hàn tập trung làm thơ, viết kịch về cháu gái của tôi, tích góp thành tập Thương Thương, sau đổi là Cẩm châu duyên. Nhớ một bức thư đề ngày 11-3-1940, Hàn còn bạo dạn viết cho Thương Thương: “Từ nay, hình ảnh em sẽ đến với anh mãi trong trí tưởng. Em sẽ là Nàng Thơ của anh. Cứ nghĩ đến em, thế là vui sướng lắm rồi, quên hết cuộc đời tân khổ, gian lao. Mà sau này, văn thơ anh ảnh hưởng ở em, nếu có chút giá trị gì đối với văn học, cái công của em không phải là nhỏ.” Quả thật, cơ duyên đưa đẩy hoàn toàn tự nhiên, ngẫu nhiên, chứ chẳng phải do tôi “đạo diễn” để “cứu bạn” như thiên hạ suy diễn. Mặc dù tôi rất thân, rất quý Hàn, nhưng cái gì mình không có thì nhận sao được?
– Người ngoài cuộc bị nhầm lẫn, đã đành. Vậy cớ gì ông Trần Thanh Mại, người ngay trong gia đình, lại nêu lắm chi tiết thiếu chính xác?
Nghe tôi thắc mắc, Trần Thanh Địch cười:
– Tất nhiên anh Mại biết rõ, nhưng chính vì người trong gia đình nên anh ấy phải viết lệch một số điểm. Chuyện này hơi tế nhị. Phanxipăng đã hỏi thì tôi không thể lờ đi. Số là hồi đó ở Huế, nhất là trong các trường trung học như Khải Định (2), Đồng Khánh (3), Việt Anh, Thuận Hóa, Hồ Đắc Hàm, Pellerin (4), Providence (5), rộ lên phong trào chép thơ rồi chuyền tay nhau. Nào thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Nam Trân. Nào thơ Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mạc Tử, v.v. Đều là những bài thơ đã đăng báo, in sách. Thế mà, thật ngạc nhiên, chẳng hiểu sao bản thảo tập Duyên kỳ ngộ của Hàn gửi cho tôi, chưa đầy một tháng sau thì nam nữ học sinh ở Huế đã chép đủ. Tập này, tôi chỉ đưa Trần Tái Phùng đánh máy 3 bản. Một bản, Phùng giữ. Một bản, tôi giữ. Bản còn lại, anh đốc Thúy giữ.
Đốc Thúy tức nhà giáo Nguyễn Đình Thúy (1906 – 1944), bấy giờ dạy toán tại trường Khải Định, là chồng của Trần Thị Hồng Cẩm (1910 – 1974), chị cả của Trần Thị Thương Thương.
Đốc
Thúy tức nhà giáo Nguyễn Đình Thúy
Soạn giả sách Tìm
hiểu truyện ngắn tiếp:
– Chắc anh đốc Thúy phổ biến hẹp trong mấy lớp đệ tam (6), đệ nhị (7) ở trường Khải Định, ngờ đâu lan sang cả bên trường Đồng Khánh. Mở đầu Duyên kỳ ngộ, Hàn viết: “Kịch này xảy ra ở chỗ nước non thanh tú, chỉ có Hàn Mạc Tử và nàng Thương Thương đóng kịch thì mới nổi.” Trong kịch bản, Hàn với Thương Thương có bao cảnh “cảm động” chen “thổn thức”. Vở kịch thơ này được Hàn đề rõ: “Tặng Thương Thương, người lụa bến sông Hương.” Rắc rối phát sinh từ đấy!
– Rắc rối thế nào ạ?
– Lưu ý rằng Thương Thương là tiểu thư con quan ở Huế, lại là con của Tham tri rồi Thượng thư Bộ Học, tương đương Thứ trưởng và Bộ trưởng Bộ Giáo dục bây giờ. Rất ngại trước tin đồn thổi về “tình duyên” Thương Thương với “thi sĩ cùi”, một phần có thể ảnh hưởng uy tín gia đình, phần khác e gây bất lợi cho việc học hành của Thương Thương, nên Trần Tái Phùng buộc lòng phải viết thư phân trần với Hàn, đề nghị Hàn đừng nhắc đến em gái mình trong tác phẩm nữa. Đó là lý do khiến Hàn bỏ dở kịch thơ Quần tiên hội. Còn anh Mại ít lâu sau viết sách Hàn Mạc Tử, sở dĩ biết rõ cháu mình vào năm 1939 đã 15 tuổi tây, 16 tuổi ta, song vẫn nói ém, nói che chắn rằng “cô bé” chỉ 12 tuổi thôi. Thiên hạ đâu hiểu hết nội tình, lại chẳng điều nghiên cặn kẽ, nên theo đó mà viết sai đến tận bây giờ!
– Chắc anh đốc Thúy phổ biến hẹp trong mấy lớp đệ tam (6), đệ nhị (7) ở trường Khải Định, ngờ đâu lan sang cả bên trường Đồng Khánh. Mở đầu Duyên kỳ ngộ, Hàn viết: “Kịch này xảy ra ở chỗ nước non thanh tú, chỉ có Hàn Mạc Tử và nàng Thương Thương đóng kịch thì mới nổi.” Trong kịch bản, Hàn với Thương Thương có bao cảnh “cảm động” chen “thổn thức”. Vở kịch thơ này được Hàn đề rõ: “Tặng Thương Thương, người lụa bến sông Hương.” Rắc rối phát sinh từ đấy!
– Rắc rối thế nào ạ?
– Lưu ý rằng Thương Thương là tiểu thư con quan ở Huế, lại là con của Tham tri rồi Thượng thư Bộ Học, tương đương Thứ trưởng và Bộ trưởng Bộ Giáo dục bây giờ. Rất ngại trước tin đồn thổi về “tình duyên” Thương Thương với “thi sĩ cùi”, một phần có thể ảnh hưởng uy tín gia đình, phần khác e gây bất lợi cho việc học hành của Thương Thương, nên Trần Tái Phùng buộc lòng phải viết thư phân trần với Hàn, đề nghị Hàn đừng nhắc đến em gái mình trong tác phẩm nữa. Đó là lý do khiến Hàn bỏ dở kịch thơ Quần tiên hội. Còn anh Mại ít lâu sau viết sách Hàn Mạc Tử, sở dĩ biết rõ cháu mình vào năm 1939 đã 15 tuổi tây, 16 tuổi ta, song vẫn nói ém, nói che chắn rằng “cô bé” chỉ 12 tuổi thôi. Thiên hạ đâu hiểu hết nội tình, lại chẳng điều nghiên cặn kẽ, nên theo đó mà viết sai đến tận bây giờ!
Liên quan Thương Thương, tôi còn nhận thấy rằng không chỉ những điểm vừa nêu, mà một số chi tiết khác cũng bị bao tài liệu viết thiếu chính xác. Chẳng hạn từ tháng 12-1940 đến tháng 3-1942, giai đoạn Trần Thanh Đạt vào Bình Thuận nhậm chức Tuần vũ, thì Thương Thương vẫn lưu lại Huế, ở với gia đình người chị đầu là Trần Thị Hồng Cẩm – vợ nhà giáo Nguyễn Đình Thúy – để tiếp tục học trường Đồng Khánh. Trong mối liên hệ với Hàn, nữ sinh Thương Thương biết mọi diễn tiến, chứ nào phải “hoàn toàn không hay biết gì hết” như có kẻ nhầm tưởng.
Đặc biệt, tin Hàn tạ thế trong Bệnh viện Quy Hòa ở Bình Định ngày 11-11-1940 chẳng mấy chốc đã loan khắp nơi, há lẽ Thương Thương bấy giờ không biết? Thế mà trong sách Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử (NXB Văn Học, Hà Nội, 1997, trang 113), Phạm Xuân Tuyển viết:
“Rồi đến những ngọn gió lành lạnh giao mùa đông xuân bắt đầu thổi về trên quê hương cá mắm, Thương Thương khi ấy cùng anh chị từ Huế đã vào sửa soạn ăn Tết (8) với cha mẹ ở Phan Thiết thì ‘nàng Quỳnh Tiên’ (9) sửng sốt biết tin ‘chàng Huyền Tiên’ (10) đã ly trần lúc tình cờ đọc những bài thơ khóc Hàn Mạc Tử (trong đó có bài chú Địch và anh Phùng của Thương Thương) nơi các số báo Người Mới ở ngay trong thư phòng tỉnh đường của cha mình.”
Cứ theo đà suy diễn vô căn cứ, Phạm Xuân Tuyển tiếp tục
đẩy đưa ngòi bút xa rời sự thật (sđd, trang 114):
“Năm 1941, Trần Thanh Địch vào Sài Gòn làm báo và thường xuyên ra thăm anh chị cùng các cháu ở Phan Thiết. Trong dịp hè, chú cháu (kẻ từ Huế vô, người ở Nam ra) gặp gỡ và tổ chức đi chơi các thắng cảnh xứ biển mặn (…). Và tôi (11) chắc chắn nhà báo họ Trần đã không đè nén được xúc động khi đưa cháu Thương Thương đến những nơi bạn mình (12) đã cùng người yêu Mộng Cầm ‘tâm tình’ gần 100 tuần lễ.”
Về hai đoạn vừa trưng, đích thân nhà văn Trần Thanh Địch nhận xét:
– Phạm Xuân Tuyển viết quá ẩu! Ngay sau khi Hàn mất, một người đồng bệnh với Hàn tại Quy Hòa là Nguyễn Văn Xê liền theo di ngôn của Hàn, viết thư tin cho Quách Tấn ở Nha Trang và Trần Thanh Địch ở Huế. Nhận tin buồn, tôi lập tức báo cho Trần Tái Phùng và cả nhà, trong đó có Thương Thương. Ngay các số báo Người Mới tưởng niệm Hàn (13) thì Phùng và anh đốc Thúy bày đầy phòng khách trong nhà, mắc chi Thương Thương đợi tới năm sau vào Phan Thiết mới đọc? Còn giai đoạn tôi vào Sài Gòn làm báo, thú thật, chưa bao giờ ra Phan Thiết mà gặp Thương Thương, chứ khoan nói chuyện cùng vãn cảnh!
Cũng nên thêm rằng năm Ất Dậu 1945, Trần Thị Thương Thương kết hôn với Phạm Quỵ – một luật sư gốc Hà Tĩnh. Hai vợ chồng sống hạnh phúc, sinh 5 con, gồm 4 gái và 1 trai.
Trước năm 1975, tại Sài Gòn, luật sư Phạm Quỵ làm việc tại Tòa Thượng thẩm, còn Thương Thương giảng dạy tại trường nữ trung học Gia Long. Sau năm 1975, cả nhà Thương Thương di trú sang Hoa Kỳ. Đến năm 1994, người lụa bến sông Hương sang Pháp an dưỡng tuổi già và thỉnh thoảng về Việt Nam thăm thân quyến.
Phanxipăng
“Năm 1941, Trần Thanh Địch vào Sài Gòn làm báo và thường xuyên ra thăm anh chị cùng các cháu ở Phan Thiết. Trong dịp hè, chú cháu (kẻ từ Huế vô, người ở Nam ra) gặp gỡ và tổ chức đi chơi các thắng cảnh xứ biển mặn (…). Và tôi (11) chắc chắn nhà báo họ Trần đã không đè nén được xúc động khi đưa cháu Thương Thương đến những nơi bạn mình (12) đã cùng người yêu Mộng Cầm ‘tâm tình’ gần 100 tuần lễ.”
Về hai đoạn vừa trưng, đích thân nhà văn Trần Thanh Địch nhận xét:
– Phạm Xuân Tuyển viết quá ẩu! Ngay sau khi Hàn mất, một người đồng bệnh với Hàn tại Quy Hòa là Nguyễn Văn Xê liền theo di ngôn của Hàn, viết thư tin cho Quách Tấn ở Nha Trang và Trần Thanh Địch ở Huế. Nhận tin buồn, tôi lập tức báo cho Trần Tái Phùng và cả nhà, trong đó có Thương Thương. Ngay các số báo Người Mới tưởng niệm Hàn (13) thì Phùng và anh đốc Thúy bày đầy phòng khách trong nhà, mắc chi Thương Thương đợi tới năm sau vào Phan Thiết mới đọc? Còn giai đoạn tôi vào Sài Gòn làm báo, thú thật, chưa bao giờ ra Phan Thiết mà gặp Thương Thương, chứ khoan nói chuyện cùng vãn cảnh!
Cũng nên thêm rằng năm Ất Dậu 1945, Trần Thị Thương Thương kết hôn với Phạm Quỵ – một luật sư gốc Hà Tĩnh. Hai vợ chồng sống hạnh phúc, sinh 5 con, gồm 4 gái và 1 trai.
Trước năm 1975, tại Sài Gòn, luật sư Phạm Quỵ làm việc tại Tòa Thượng thẩm, còn Thương Thương giảng dạy tại trường nữ trung học Gia Long. Sau năm 1975, cả nhà Thương Thương di trú sang Hoa Kỳ. Đến năm 1994, người lụa bến sông Hương sang Pháp an dưỡng tuổi già và thỉnh thoảng về Việt Nam thăm thân quyến.
........
CHÚ THÍCH:
(2) Trường Khải Định nay là trường Quốc Học.
(3) Trường Đồng Khánh nay là trường Hai Bà Trưng.
(4) Trường Pellerin / Bình Linh nay là Học viện Âm nhạc Huế.
(5) Trường Providence / Thiên Hựu nay là Đại học Khoa học Huế.
(6) Đệ tam: tương đương lớp 10 hiện nay.
(7) Đệ nhị: tương đương lớp 11 hiện nay.
(8) Tân Tị 1941.
(9) Quỳnh Tiên chỉ Thương Thương.
(10) Huyền Tiên chỉ Hàn Mạc Tử.
(11) Phạm Xuân Tuyển.
(12) Hàn Mạc Tử.
(13) Từ số 4 (16-11-1940) đến số 7 (7-12-1940).
Nguồn:
https://phanxipang.wordpress.com/2012/10/page/3/
https://phanxipang.wordpress.com/2012/10/page/3/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ