Trang

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

VÀI Ý KIẾN VỀ CUỐN “NGÓN TAY VÀ MẶT TRĂNG: NÓI VỚI 18 TÁC GIẢ GIAO ĐIỂM” CỦA ÔNG ĐỖ MẠNH TRI - Trần Chung Ngọc

(Trích trong cuốn “Phê bình những bài phê bình cuốn ‘Đối thoại với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II  Tập 2’ ” – Trả lời ông Đỗ Mạnh Tri Giao Điểm Xuất Bản 1997)

              
             
            
Tôi vừa đọc xong cuốn "Ngón Tay và Mặt Trăng: Nói Với 18 Tác Giả Giao Điểm" của ông Đỗ Mạnh Tri, do nhóm thân hữu của ông tái bản tại Cali, mùa hè 1997. Là một trong 18 tác giả Giao Điểm, tôi đã lắng tai nghe một cách trân trọng, và phân vân tự hỏi: có nên góp ý kiến với ông Đỗ Mạnh Tri và có cần thiết hay không? Thực ra thì không cần thiết, vì cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ II: Nhân Đọc Cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng", (từ đây về sau được viết gọn là "Đối Thoại.."), Giao Điểm xuất bản từ cuối 1995, đến nay đã được gần 2 năm. Hồi ứng của độc giả cho biết đa số đón nhận cuốn sách này với nhiều thiện cảm và đã ủng hộ Giao Điểm về vật chất cũng như về tinh thần. Để đáp ứng sự đòi hỏi của độc giả, Giao Điểm đã phải tái bản cuốn sách này ngay sau khi phát hành ấn bản đầu tiên. Sự kiện đa số độc giả có cảm tình với cuốn "Đối Thoại.." cũng dễ hiểu, vì cuốn "Đối Thoại..." không phải là tiếng nói của bất cứ một tổ chức tôn giáo hay lực lượng dân tộc nào, nhưng cuốn "Đối Thoại.." đã phần nào nói lên tâm tư của những người Việt yêu nước, phản ánh một tinh thần bất khuất truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là tiếng nói trí thức phát huy tinh thần dân tộc, tinh thần vô úy, của một số người cảm thấy mình có trách nhiệm phải trả lại những sự thực cho lịch sử, những sự thực đã bị xuyên tạc và bóp mép bởi những chính quyền thực dân đô hộ, hay chính quyền tôn giáo trị dựa vào thế lực tư bản và ngụy trang dưới chiêu bài chống Cộng như chính quyền Ngô Đình Diệm... Tiếng nói này cất lên với tinh thần tôn trọng sự thực, bất kể những sự thực này liên hệ đến vấn đề tế nhị tôn giáo của một thế lực toàn cầu, vừa mạnh về chính trị, vừa giàu có về tiền bạc, như Giáo hội Công Giáo. Tiếng nói này cất lên không ngoài mục đích giải hoặc và khai sáng tâm tư của một số người mà vì hoàn cảnh éo le của lịch sử cũng như vì thiếu một sự hiểu biết chính xác về tôn giáo của mình nên đã bị lừa dối, mê hoặc để đi vào con đường xa lìa dân tộc như lịch sử đã chứng minh, và sống như người ngoại quốc trên chính đất nước của mình. (Nguyễn Văn Trung: "Nhận Định 1, Nam Sơn, Saigon").
 
Và như vậy, tiếng nói này nhằm đẩy mạnh tinh thần hòa hợp dân tộc, đoàn kết tôn giáo, giữa những con người hiểu biết, có can đảm đối diện và chấp nhận sự thực để mà chuyển hóa, trong thời đại văn minh tiến bộ của nhân loại. Cho nên, muốn nói gì với 18 tác giả Giao Điểm thì nói, ông Đỗ Mạnh Tri cũng không thể thay đổi được những sự kiện trên.
 
Trước đây tôi cũng đã đọc bài “Đọc "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phaolô II"” của ông Đỗ Mạnh Tri, đăng trên tờ Đất Mẹ, số 66, tháng 12, 1996, trg. 47-51. Bài này được báo Đất Mẹ giới thiệu là một bài trình bày sâu sắc và thâm thúy. Ông Nguyễn Văn Chức, trong một bài viết trên tờ "Thế Giới Ngày Nay", Số 139, Xuân Đinh Sửu, cũng khen bài này là "vô cùng sâu sắc, trí thức và chững chạc, vạch ra cái ý đồ, cái bất lương của những tác giả viết trong cuốn "Đối Thoại.." mà ông cho là của "Nhóm Giao Điểm". Bài đó nay được dùng làm phần mở đầu cho cuốn "Ngón Tay và Mặt Trăng". Tuy không cần thiết đối với ông Tri, nhưng bài phân tích sau đây có thể giúp cho những độc giả đã đọc cuốn "Đối Thoại.." cũng như những độc giả tha thiết tới một vấn nạn nhức nhối của dân tộc, có một cái nhìn rộng rãi và chính xác về một số luận điểm và ý kiến của ông Đỗ Mạnh Tri trong cuốn "Ngón Tay Và Mặt Trăng".
 
Thú thực, đây là lần đầu tiên tôi được đọc một văn phong tương đối nghiêm chỉnh từ một trí thức Việt Nam theo Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Roman Catholicism). Tôi thích dùng từ này của Đỗ Thuận Khiêm để chỉ Công Giáo và trong bài này tôi xin dịch Christianity là Ki-Tô Giáo, nguồn gốc chung của Ca-Tô Giáo Rô-Ma, Tin Lành (Protestantism), và Chính thống giáo (Orthodox Christianity). Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy một kiến thức khá rộng rãi, trong đó có những tư tưởng cởi mở đáng kính phục. Nhưng đọc kỹ thì tôi thấy những lời lẽ cởi mở này chỉ là lớp sơn ngoài che dấu một cái gì ở bên trong, và mục đích chính là để lạc dẫn người đọc, vì chúng không phản ánh sự thực mà tất cả chỉ là những cảm tính, ý kiến cá nhân, không phù hợp với sự hiểu biết của con người về các vấn đề liên hệ. Và điều đáng tiếc nhất là cái kiến thức rộng rãi của ông mang nặng ảnh hưởng của một quá trình đào luyện trong cái nôi của Ca-Tô Giáo Rô-Ma, cho nên trong nhiều đoạn, tác giả đã làm mất đi tính cách thuyết phục của những lý luận, vì tác giả đã dựa nhiều vào cảm tính riêng, vào những trích dẫn từ Thánh Kinh, nhiều khi ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), coi đó là những chân lý tuyệt đối mà người nào cũng phải tin và chấp nhận. Cho nên ông Tri đã đưa ra những lời khẳng định chắc nịch như Thiên Chúa thế này, Thiên Chúa thế nọ, Giêsu đúng là con Thiên Chúa giáng trần, đã thắng được sự chết, v...v.., những điều mà ông tin là sự thực vì đã được dạy như vậy từ nhỏ, tất cả đều là những khẳng định dựa vào một niềm tin tôn giáo mà ông cho là một cách sống chết, không cần biết, không cần hiểu. Đọc cuốn sách của tác giả tôi cảm thấy rất quen thuộc vì tôi đã đọc khá nhiều lý luận của các nhà bảo vệ tín lý Ca-Tô Giáo Rô-Ma. về cách giải thích Thánh Kinh cho phù hợp với những tiến bộ của khoa học và văn minh của nhân loại, về cách trích dẫn Thánh Kinh ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), về cách diễn giải những chuyện trong Thánh Kinh mà nội dung không có lợi cho tư cách của Chúa Jesus, về cách mượn những tư tưởng của các tôn giáo khác mà họ chỉ hiểu một cách phiến diện, hời hợt v...v... Đó là những nhận xét tổng quát của tôi về cuốn "Ngón Tay và Mặt Trăng" của ông Đỗ Mạnh Tri. Sau đây tôi sẽ đi vào phần phân tích một số điểm trong cuốn sách để chứng minh những nhận xét trên. Lẽ dĩ nhiên, tôi không thể nào phân tích đầy đủ tất cả những luận điểm nằm trong cuốn sách, vì như vậy tôi cần viết một cuốn dày gấp ba. Cho nên, tôi chỉ luận những điểm mà tôi cho là đáng để tôi phê bình, phần lớn những luận điểm này thuộc lãnh vực luận lý (logic), hoặc lãnh vực hiểu biết, trong ánh sáng của những tài liệu hiện hữu và của sự phân tích khoa học.
 
Đại cương thì khi viết cuốn "Ngón Tay và Mặt Trăng" ông Đỗ Mạnh Tri đã vấp phải bốn sai lầm căn bản, ngoài những sai lầm khác thuộc về lịch sử và nhận thức các sự kiện lịch sử.
 
Điểm sai lầm quan trọng và căn bản đầu tiên của Ông Đỗ Mạnh Tri, cũng như của Đất Mẹ và ông Nguyễn Văn Chức, là cho rằng các tác giả viết trong cuốn "Đối Thoại.." thuộc một nhóm mà họ gọi là "nhóm Giao Điểm" và viết trong tuyển tập với một ý đồ nhất quán. Và từ cái giả định sai lầm này ông đã đi đến những kết luận sai lầm. Chứng minh?
 
Ông Đỗ Mạnh Tri mở đầu cuốn sách như sau:
 
"Tuyển tập của Giao Điểm gồm 18 tác giả Việt Nam. 12 tại Hoa Kỳ (trong số này 7 tại Cali), 1 ở Saigon, 1 ở Đan Mạch, 1 ở Úc, 3 ở Pháp".
 
Chi tiết này nói lên một sự kiện: những tác giả ở các nơi khác nhau trên thế giới viết trong tuyển tập chỉ là những cá nhân đáp lại lời kêu gọi của Giao Điểm viết về những phản ứng cá nhân và cách tiếp cận vấn đề khi đọc cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng" (BQNCHV) của John Paul II. Nếu tôi không lầm thì Giao Điểm đã gửi thư mời khoảng 50 người viết cho tuyển tập, nhưng chỉ có độ 20 người đáp ứng. Như vậy, cho rằng có một nhóm Giao Điểm với một ý đồ rõ rệt, nhất quán, thì đó chỉ là một tiên kiến, hoặc là một sự cố ý dựng lên một người rơm để mà có cái quật xuống, và đây mới chính là một ý đồ rõ rệt khi người ta không thể phản bác những luận cứ bàn về những chủ đề nêu ra trong cuốn "Đối Thoại.."
 
Chính bản thân tôi, khi nhận lời viết cho tuyển tập, tôi không hề biết là ai sẽ viết cho tuyển tập, và trong số những tác giả viết trong tuyển tập có rất nhiều người tôi chưa từng gặp mặt hay liên lạc, và chỉ mới biết một vài người sau khi tuyển tập ra đời. Điều này chứng tỏ những người viết trong tuyển tập không thuộc một nhóm nào hết, và cuốn "Đối Thoại.." chẳng qua chỉ là một tập hợp những bài viết của những người đáp ứng lời mời của Giao Điểm, những người cảm thấy mình có trách nhiệm nói lên một tiếng nói trước một vấn đề thời đại để giải hoặc. Đây là một sắc thái đặc thù của Phật Giáo Việt Nam: Phật Giáo Việt Nam không có một tổ chức chặt chẽ, không có một giáo hội toàn trị, không có sự chỉ đạo văn hóa hay kiểm duyệt, nhưng khi cần thì Phật tử luôn luôn kết hợp với nhau, kết hợp trí thức chứ không phải là kết bè kết đảng hay kết nhóm, để hoạt động cho mục đích chung. Lịch sử đã chứng minh như vậy trong nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước.
 
Điểm sai lầm quan trọng thứ hai là ông Đỗ Mạnh Tri phân tích "Lời Mở Đầu" trong cuốn "Đối Thoại..." , một sự phân tích dưa trên một mặc cảm, phần nhiều sai lạc vì không nắm được ý trong "Lời Mở Đầu", và dùng tiểu xảo trích dẫn vài đoạn nằm ngoài toàn bộ vấn đề rồi từ đó suy diễn ra một ý đồ của cái gọi là "nhóm Giao Điểm". Ông viết:
 
"Nội dung chủ yếu của cuốn sách trình bày ngay trong lời mở đầu."
 
Nhận định như vậy là hoàn toàn sai. Nhận định như vậy là dựa trên một tiền đề hoang tưởng: có một nhóm gọi là nhóm Giao Điểm gồm các tác giả viết trong "Đối Thoại..", và cuốn "Đối Thoại.." có một nội dung nhất quán. Từ giả định sai lầm này ông Tri đã đi đến kết luận là nội dung chủ yếu của cuốn "Đối Thoại.." nằm trong lời mở đầu, trong khi 18 bài viết trong cuốn "Đối Thoại.." có 18 nội dung khác nhau. Thật ra lời mở đầu là của Giao Điểm và phần lớn nói về lý do và mục đích thực hiện tuyển tập chứ không tóm tắt nội dung các bài viết trong tuyển tập, một điều khó có thể thực hiện vì cấu trúc đặc biệt của cuốn "Đối Thoại.."
 
Thật vậy, đọc cuốn "Đối Thoại..", người đọc nhận thấy ngay là cuốn này không có một nội dung nhất quán, văn phong không đồng đều, cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn khác nhau, không luận trên cùng một chủ đề. Có thể nói, mỗi bài trong cuốn "Đối Thoại.." có một nội dung riêng biệt, phản ánh phản ứng và cách tiếp cận vấn đề của mỗi tác giả khi đọc cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng" của John Paul II. Cho nên, với cấu trúc như vậy, ta chỉ có thể nói đến nội dung của mỗi bài chứ không thể nói đến nội dung của cả cuốn sách. Đây là một điểm yếu của cuốn "Đối Thoại.." nhưng lại là điểm son của Giao Điểm, vì Giao Điểm đã tôn trọng quyền tự do trí thức của các tác giả, để cho các tác giả tự do trình bày quan điểm của mình mà không bị gò bó trong một chủ đề nhất định, hay là phải viết dưới sự chỉ đạo của Giao Điểm. Do đó, trong lời mở đầu, Giao Điểm đã viết rất đúng trong lời giới thiệu tổng quát sau đây:
 
"..tuyển tập chỉ giới hạn trong những nhận thức cá nhân của một số học giả Việt Nam về những quan điểm của Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II khi đề cập đến đạo Phật mà thôi."
 
Câu này không cho chúng ta biết nội dung các bài trong tuyển tập và độc giả sẽ không thể biết gì về nội dung các bài này nếu không đọc chúng.
 
Nhưng ông Đỗ Mạnh Tri đã dựa vào câu trên để đưa ra một nhận xét như sau:
 
"Thật ra trong tác phẩm, các tác giả không tự hạn chế vào điểm này. Chẳng những thế, nhiều khi nó chỉ là một cái cớ để các tác giả bàn về rất nhiều chuyện khác và đặt một loạt vấn đề; những vấn đề hóc búa nan giải như thời gian, không gian, thiện ác, triết lý Đông Tây, hữu hạn vô hạn..., những vấn đề liên quan đến lịch sử KiTô giáo; đến Kinh Thánh và tính phản khoa học của Kinh Thánh, nhất là những tội ác của KiTô giáo. Ngoài ra người đọc vô tư có thể bỡ ngỡ thấy nêu những vấn đề xa lạ với chủ đề của tập sách như dư đảng Cần Lao, chuyện chống Phật Giáo (?) ở hải ngoại."
 
Nhận xét trên của ông Tri có thể đúng một phần vì có những chi tiết xa lạ với chủ đề, nhưng những chi tiết này chỉ là những chuyện ngoài lề và chiếm một tỷ lệ nhỏ nhoi không đáng kể, còn phần lớn nội dung các bài trong cuốn "Đối Thoại..." quả thực đã phản ánh nhận thức cá nhân trước những lời phê bình của Giáo Hoàng về Đức Phật và Phật Giáo. Trong những nhận thức này, mỗi tác giả có một cách tiếp cận vấn đề riêng, nhìn vấn đề dưới một góc cạnh riêng, và trình bày tư tưởng của mình một cách riêng biệt, độc lập, không có sự chi phối hay chỉ đạo của bất cứ ai khác. Nhiều khi, trong khi trình bày vấn đề, người viết không thể tránh được việc khai triển chủ đề vì vấn đề này kéo theo vấn đề khác. Một thí dụ điển hình: Giáo Hoàng đã dựa vào Thánh Kinh và những tín lý trong CaTô Giáo Rô Ma để viết về Đức Phật và Phật Giáo. Vậy khi bình luận về những quan điểm này, khó mà có thể tránh không nói tới các tín lý trong CaTô giáo Rô Ma hay tới Thánh Kinh. Một thí dụ điển hình khác: Cũng trong chương nói về Đức Phật và Phật Giáo, Giáo Hoàng nói về khoa thần bí KiTô giáo xây dựng Giáo hội thành một công đoàn của đức ái, và rằng những thành quả của khoa học và kỹ thuật đã đồng thời đâm rễ sâu trong Mạc Khải của KiTô giáo, thì khi bình luận về những điều nhận vơ này chúng ta không tránh khỏi việc xét đến lịch sử chứa đầy tội ác của Ki Tô giáo, phản ánh cái "đức ái" đặc biệt của KiTô Giáo, cái đức ái đã gây nên những cảnh xương chất thành núi, máu chảy thành sông trong lịch sử loài người, cũng như những điều mạc khải mù tịt về khoa học trong Thánh Kinh và chính sách chống khoa học của Giáo hội KiTô. Và đây là những sự kiện lịch sử, không phải là những luận cứ vu vơ đưa ra cốt chỉ để phản bác những lời nhận vơ của Giáo Hội. Sự khai triển các chủ đề như trên là điều cần thiết trong nghệ thuật thảo luận để bảo vệ những luận cứ đưa ra chứ không phải vin vào một cớ nào, vì thực ra, nếu định tâm công kích thì thiếu gì cớ mà phải dựa vào từ "đối thoại". Cho nên, không thể lên án là một số luận điểm như trên đã đi xa chủ đề, vì những luận điểm này có mục đích khai triển và làm sáng tỏ vấn đề.
 
Sau đó ông Đỗ Mạnh Tri bàn về danh từ "đối thoại.." và viết như sau:
 
"Tại sao Giao Điểm muốn "đối thoại" với Gioan Phaolô II? Có ba lý do:
 
1. Đối thoại là bước đầu của hoà bình và phát triển.
2. Đối thoại để tìm chân lý.
3. Lý do thiết thân nhất của Giao Điểm là hoàn cảnh Việt Nam.
Cả ba lý do đều dễ hiểu.
 
Nhưng tại sao tôi thấy bị khựng lại ngay từ những trang mở đầu? Tôi không hiểu từ "đối thoại" ở đây có nghĩa gì?
 
Tha thiết với hòa bình và phát triển, cho rằng muốn tiến tới đó phải khởi đầu bằng đối thoại, thật chí lý...Nhưng sao lời lẽ không đi đôi với thiện ý? Theo nhận xét của Giao Điểm, Giáo Hoàng "đã ngoạn mục hé mở cánh cửa đối thoại""Do đó, Giao Điểm sẽ mở toang cánh cửa" đó ra. Đã hé mở lại hé mở cách ngoạn mục. Hiểu thế nào đây? Bình thường, nếu người ta chỉ hé mở thì mình bỏ qua, không nên mở toang như muốn xông vào. Làm vậy không tương xứng với thái độ người quân tử, càng không phù hợp với người Phật tử vốn không ưa tranh chấp."
 
"Tôi không hiểu từ "đối thoại" ở đây có nghĩa gì?" là một khẳng định của ông Đỗ Mạnh Tri, không phải là một câu hỏi. Trên nguyên tắc, câu này không đòi hỏi một sự giải thích hay trả lời, nhưng tôi muốn bàn về cái thắc mắc này của ông.
 
Hiểu từ "đối thoại" như thế nào tùy thuộc ở tâm cảnh và trình độ của người đọc. Đối với một số tín đồ Việt Nam của CaTô Giáo Rô-Ma thì "đối thoại" với Giáo Hoàng là một chuyện không tưởng, vì trong tôn giáo này không làm gì có chuyện các tín đồ đối thoại với Đức Thánh Cha, mà chỉ có chuyện tuân phục những Tông Huấn của Ngài. Thí dụ: theo ông Nguyễn văn Chức, một đại trí thức CaTô Việt Nam, thì "đối thoại" với Giáo Hoàng là mang tội bất kính, là phường vô lại hay vô giáo dục (Xin đọc bài "Một Khuôn Mặt Siêu Việt Trong Một Thế Giới Hữu Hạn: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II", Thế Giới Ngày Nay, số 139, trg. 51).
Quan niệm này phản ánh tâm cảnh của một thuộc hạ nô lệ tôn giáo thời Trung Cổ, cái tâm cảnh có một khuyết tật (an astrolabe mind) theo nghĩa có thể có những kiến thức về các lãnh vực khác của thế kỷ 20, nhưng riêng về lãnh vực tôn giáo thì vẫn giữ một kiến thức của thời Trung Cổ, không hề biết đến hoặc không thể chấp nhận những sự tiến bộ và diễn biến xã hội của nhân loại về vấn đề tôn giáo. Ở trong những xã hội Âu Mỹ ngày nay, tín đồ CaTô không những đối thoại với Giáo Hoàng mà còn công khai chất vấn Ngài về những tín lý lỗi thời của CaTô Giáo Rô Ma, cùng công khai chống đối chỉ trích Giáo Hoàng về những hành động chính trị của Ngài. Chứng minh?
 
1. Một số phụ nữ Mỹ đã "đón tiếp" Giáo Hoàng bằng biểu ngữ "Hãy để những bài tán tụng Mary của Ngài ở ngoài buồng trứng của chúng tôi" (Keep your rosaries out of our ovaries) để phản đối tín điều cấm dùng thuốc ngừa thai của Vatican.
 
2. Một sinh viên đã "lên lớp" Giáo Hoàng John Paul II ngay giữa công trường Thánh Phêrô về vụ Giáo Hoàng tiếp Cựu Thủ Tướng Ý là Giulio Andreotti đang bị xử như là một Mafia. Các viên chức của Giáo Hội từ chối không bình luận về vụ này. ("The Orlando Sentinel", Dec. 14, 1995: 'Student Upbraids Pope, Leaving Vatican Stunned': Vatican City - After an unprecedented scene in St. Peter's Basilica in which a student "lectured" Pope John Paul II about a meeting with Italy's former Prime Minister, on trial for Mafia charges, Catholic Church officials Wednesday refused all comment.)
 
3. Hàng trăm thanh niên Đức ở Bá Linh đã gào lên những lời như "Hãy xuống Địa Ngục""Hãy thiêu sống Giáo Hoàng" vào mặt Giáo Hoàng và ném sơn vào xe Popemobile của Ngài ("The Orlando Sentinel", June 24, 1996: Hundreds of young anarchists from Berlin's lively underground scene screamed "Go to Hell" and "Burn the Pope" as the Polish pontiff, 76, rode toward the Brandenburg Gate in his pearl-white popemobile. Two paint bags hit the vehicle).
 
Cho nên, viết như ông Chức viết như trên thực sự đã để hiển lộ tâm cảnh của một thuộc hạ nô lệ, và ông cũng không nghĩ ra điều: tại sao một người phi CaTô lại phải kính trọng một người đã có những nhận định lắt léo đầy ác ý về tôn giáo của họ? (sẽ chứng minh trong một đoạn sau). Và khi Giáo hoàng "đối thoại" với những nhà truyền giáo Tin Lành bằng cách gọi họ là những "con chó sói đói mồi", phản ánh một trình độ đạo đức tôn giáo đặc thù của vị chủ chăn Ca Tô Giáo Rô Ma, thì ông Nguyễn Văn Chức nên xếp Giáo hoàng vào đẳng loại nào, với trình độ giáo dục như thế nào?
 
Một mặt khác, riêng đối với các Phật tử đã nằm lòng câu "Quách nhiên vô Thánh""Thánh Phàm như một" trong Phật giáo, thì đối thoại với "Đức Thánh Cha" là chuyện tự nhiên như tất cả các chuyện tự nhiên khác trên thế giới, nhất là khi Đức Thánh Cha lại viết những câu rất trần tục và vô nghĩa về Phật Giáo. Và những lời lẽ viết trong cuốn "Đối Thoại..", so với lời Giáo Hoàng gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là "những con chó sói đói mồi", thì còn lịch sự và nhã nhặn hơn nhiều. Kết luận: chúng ta không thể lấy tư cách của một thuộc hạ nô lệ để phê phán tư cách của một con người tôn trọng tinh thần tự do và bình đẳng.
 
Đối với một tín đồ CaTô, nhất là những người có cùng tâm cảnh của một thuộc hạ như trên, thì bất cứ ai viết ra những sự kiện về CaTô giáo mà họ không thể tin sự thực nó là như vậy, vì họ đã được nhồi vào óc từ nhỏ những hình ảnh ngụy tạo trái với sự thực, những sự kiện không hợp với trình độ hiểu biết của họ, thì đương nhiên phải là không có thiện ý. Họ không phân biệt nổi giữa một cuộc đối thoại nghiêm chỉnh với những tài liệu dẫn chứng bất khả phủ bác của những chức sắc CaTô và các học giả CaTô, và những điều vu khống vu vơ để đả kích. Thiện ý, theo ý họ, là người ngoại đạo chỉ có quyền nghe, còn các "Cha nhà thờ" thì tha hồ nói.
 
Thật ra thì chính tôi là người đã tự ý đổi lại chủ đề "Đối Thoại" của tuyển tập thành "Nhận Định..." khi viết bài "Bước Qua Ngưỡng Cửa Vô Minh" đăng trong tuyển tập. Không phải vì từ "đối thoại" không khớp mà vì không thể thực hiện, xét về mặt thực tế, chứ không phải là tôi "từ khước" đối thoại như ông Tri đã lên án tôi ở trong cuốn sách của ông. Tôi đã đưa ra 4 lý do không thể có cuộc đối thoại với GH John Paul II. 4 lý do tôi đưa ra đều rất sát với thực tế và dựa trên sự thực, mà sự thực thì nhiều khi hơi phũ phàng, cho nên có làm phật ý ông Tri thì cũng là điều dễ hiểu thôi.
 
Nhưng khi cuốn "Đối Thoại..." ra đời, đọc lời nói đầu của Giao Điểm tôi đã hiểu dụng ý của Giao Điểm khi dùng từ "Đối Thoại" và đây chính là một điểm son của Giao Điểm. Tôi nghĩ rằng không phải Giao Điểm không biết đến cái nghĩa thông thường của từ "Đối Thoại" trong tinh thần bao dung tôn giáo, nhưng Giao Điểm cũng thừa biết Giáo hội CaTô Giáo Rô Ma chưa bao giờ thực sự đi vào con đường Đối Thoại một cách thành thực (Đã được chứng minh trong bài "Cái Nhìn Của 1 Phật Tử Về Vấn Đề "Hợp Tác Tôn Giáo"", đăng trên nhiều tạp chí hải ngoại), cho nên Giao Điểm đã dùng cái nghĩa rộng và tổng quát hơn của từ "Đối Thoại": "Một sự trao đổi những ý kiến và quan niệm" (An exchange of ideas and opinions: The American Heritage Dictionary) để đưa ra một khẳng định về một thái độ, một lập trường. Lập trường này toát ra một tinh thần dân tộc, đó là tinh thần vô úy, bình đẳng của trí tuệ Phật Giáo.
 
Dùng từ "đối thoại", Giao Điểm, với tinh thần vô úy của Phật Giáo, đã đứng trên một vị thế bình đẳng để nói lên tiếng nói của mình. Chúng ta đều biết rằng, trong lịch sử cận đại Việt Nam, CaTô Giáo Rô Ma mà số tín đồ chỉ vào khoảng từ 5 tới 7 phần trăm dân số Việt Nam, đã dựa vào thế lực thực dân, thế lực của Tòa Thánh liên kết với thế lực tư bản, để leo lên địa vị độc quyền tôn giáo. Phật Giáo, tôn giáo của dân tộc, dưới sự áp bức của Thực dân và tay sai CaTô, chỉ được coi như một hiệp hội. Do đó, quyền lực của CaTô Giáo Rô Ma ở Việt Nam, nấp bóng thực dân và tư bản, đã khiến cho một số người dân e ngại trong thời kỳ nước nhà bị Pháp đô hộ và dưới chính thể độc tài với chủ trương diệt mọi tôn giáo khác để mở mang nước Chúa ở miền Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm. Cho nên, Giao Điểm đưa ra từ "Đối Thoại" để phá vỡ những e ngại còn sót lại trong dân gian Việt Nam đối với quyền lực của CaTô Giáo Rô Ma, đồng thời khẳng định một "chối bỏ dứt khoát" của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, đáp thẳng vào câu "Điều mặc khải này dứt khoát, con người chỉ còn có thể hoặc chấp nhận, hoặc chối bỏ" của John Paul II trong cuốn BQNCHV. Chưa kể là cái "điều mạc khải dứt khoát này" John Paul II cũng chỉ khẳng định khơi khơi vậy thôi chứ không có nghĩa là chính Thượng Đế đã mạc khải cho JPII. Tôi hiểu dụng ý của Giao Điểm đại khái là như vậy, hi vọng cái hiểu của tôi, tuy thiếu sót, nhưng không sai với sự thực là bao.
 
Điểm sai lầm quan trọng và căn bản thứ ba mà ông Đỗ Mạnh Tri phạm phải là ông viết sách phê bình các tác giả viết trong cuốn "Đối Thoại.." trong khi ông chưa hề đọc cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng" (BQNCHV) của John Paul II như ông đã thú nhận trong "Lời Đầu" của cuốn sách. Vì chưa đọc cuốn "BQNCHV" cho nên những lời phê bình của ông về những tác giả viết trong cuốn "Đối Thoại.." trở thành vô căn cứ, không có giá trị thuyết phục, vì độc giả có thể thấy rằng đây chẳng qua chỉ là phản ứng cá nhân của một tín đồ CaTô để biện hộ cho Giáo Hoàng của mình và cho một cuốn sách mà ông... chưa đọc.
 
Thật vậy, ông Đỗ Mạnh Tri bàn về chủ đề "Đối thoại để tìm chân lý" và viết:
 
"Con đường dẫn tới chân lý có lẽ trước hết là con đường giúp ta trút bỏ những lầm lẫn."
 
Rồi ông biện hộ cho Giáo Hoàng bằng lý luận sau đây:
Ông trích dẫn một đoạn viết về Phật Giáo của học giả Đào Duy Anh trong cuốn "Việt Nam Văn Hóa Sử Cương" rồi lý luận rằng:
 
"Đức Phật yếm thế, đạo Phật tiêu cực. Chắc các bạn không đồng ý với Đào Duy Anh cũng như các bạn không đồng ý với Gioan Phaolo II khi Ngài khẳng định rằng truyền thống Phật Giáo "đưa ra một nền thần học cứu rỗi hầu như độc nhất tiêu cực". Đức Giáo Chủ, cũng như học giả Đào Duy Anh, có thể có ngộ nhận khi nói về Phật Giáo. Nhưng ngộ nhận liên quan đến sự hiểu biết, đó là vấp váp hay lầm lẫn của một lý trí thiếu sáng suốt hay thiếu học hỏi. Xuyên tạc là việc làm có ý thức của kẻ có ác ý. Muốn đối thoại mà cho rằng người đối diện với mình có ác ý tức là từ khước đối thoại và viện cớ đối thoại để bút chiến."
 
Thứ nhât, ông Đỗ Mạnh Tri viết không sai: "Con đường dẫn tới chân lý có lẽ trước hết là con đường giúp ta trút bỏ những lầm lẫn." Phần lớn những bài viết trong cuốn "Đối Thoại.." không ngoài mục đích này. Giáo Hoàng đã có những nhận định sai lầm về Đức Phật và Phật Giáo, điều này nay đã rõ ràng, đại diện của Giáo Hoàng đã xin lỗi Phật Giáo. Vì chưa đọc cuốn BQNCHV nên ông Tri không thể thấy được rằng những bài trong cuốn "Đối Thoại.." phần lớn chẳng qua cũng chỉ là khai triển chi tiết về những lầm lẫn của Giáo Hoàng khi viết về Đức Phật và Phật Giáo. Như vậy chính là để giúp cho Giáo Hoàng trút bỏ những lầm lẫn. Có trút được hay không lại là chuyện khác. Và đây là thiện ý của những người tham gia viết cho tuyển tập, cho nên, thay vì trách các tác giả viết trong "Đối Thoại..", ông Đỗ Mạnh Tri nên cám ơn những tác giả này mới phải.
 
Thứ nhì, không nên so sánh Đào Duy Anh với Giáo Hoàng. Đào Duy Anh chỉ là một học giả, đơn phương viết cuốn "Việt Nam Văn Hóa Sử Cương", có viết sai lầm về Đức Phật và Phật Giáo cũng chẳng ai buồn để ý. Cũng như, từ trước tới nay, có biết bao nhiêu ngộ nhận và cố ý xuyên tạc về Phật Giáo do các nhà truyền giáo CaTô phổ biến nhưng cũng chẳng có ai để ý và phản bác. Và ngay cả gần đây, trước lời phê bình rất hạ cấp và có tính cách xuyên tạc, dè bỉu Phật Giáo của Hồng Y Ratzinger, người đứng đầu một cơ quan hậu thân của những Tòa Án xử Dị Giáo, và là cố vấn thân cận nhất của GH JPII, cũng chẳng có ai để ý và phê bình. Tôi không dịch, xin để nguyên văn để cho các bậc trí thức CaTô Việt Nam dịch sao để có thể biện hộ cho tư cách và đạo đức tôn giáo của Hồng Y Ratzinger. (Time, April 7, 1997, p. 21, VERBATIM: "Buddhism is a sort of spiritual autoeroticism" - Joseph Cardinal Ratzinger, one of the Pope's closest advisor, in the French weekly L'Express). Nhưng, Giáo Hoàng là vị chủ chăn của một tôn giáo lớn trên hoàn cầu, Ngài có cả một bộ tham mưu gồm những bộ óc thượng thặng của các Hồng Y trong đó Ratzinger là một, Tổng Giám Mục v...v... cố vấn Ngài về bất cứ vấn đề nào trên thế giới. Ở một vị thế như vậy Giáo Hoàng không thể viết càn về Giáo Chủ và tôn giáo của một tôn giáo lớn khác trên thế giới mà không tìm hiểu cặn kẽ về các vấn đề liên hệ trước, nhất là trong khi Tòa Thánh Vatican đã "ngoạn mục hé mở cánh cửa đối thoại", ngoạn mục vì từ trước tới nay, Giáo hội CaTô Giáo Rô Ma tự nhận là Giáo hội chân thật duy nhất trên thế giới, và cho rằng các tôn giáo khác chỉ có thể quỳ phục dưới chân Thánh giá của CaTô. Ngộ được, dù chỉ một phần nhỏ, cái tính chất đa dạng, đa tôn giáo của thế giới ngày nay, kể ra cũng là ngoạn mục rồi. Và Giao Điểm, khi "mở toang cánh cửa đối thoại" này, cũng không có mục đích nào khác hơn là làm cho sự "đối thoại" ngoạn mục hơn, nghĩa là giúp cho Giáo hoàng tỉnh ngộ hơn một chút. Đối thoại không chỉ thu hẹp trong mục đích hòa hợp tôn giáo bề ngoài mà là một phương tiện chính để soi sáng sự thật (Plato).
 
Thứ ba, ông ĐMT trách Giao Điểm là không tin ở thiện chí của Giáo Hoàng vì Giao Điểm cho rằng "thậm chí có trường hợp Giáo Hoàng còn xuyên tạc nội dung Giáo Pháp của đạo Phật" và do đó, chỉ mượn cớ đối thoại để bút chiến. Tôi không trách ông ĐMT đã trách lầm Giao Điểm vì ông đã khẳng định là chưa đọc tác phẩm BQNCHV của John Paul II trong "Lời Đầu" của cuốn sách. Nếu ông đã đọc tác phẩm BQNCHV thì ông sẽ thấy nhận định của Giao Điểm không sai, nghĩa là thực sự John Paul II đã cố ý xuyên tạc Giáo Pháp của đạo Phật. Sự xuyên tạc này nằm trong chính câu ông ĐMT viết ở trên: "..khi Ngài khẳng định rằng truyền thống Phật Giáo đưa ra "một nền thần học cứu rỗi hầu như độc nhất tiêu cực."
 
Ai cũng biết Phật Giáo là một đạo Giác Ngộ, không phải là một đạo cứu rỗi, cho nên nói về một nền "thần học cứu rỗi" trong Phật Giáo cũng như nói về "lông rùa" hay "sừng thỏ". Để cho vấn đề rõ ràng hơn, chúng ta hãy đi vào nguyên bản bằng tiếng Anh: "Nevertheless, both the Buddhist tradition and the methods deriving from it have an almost exclusively negative soteriology" mà tôi dịch là: “Tuy nhiên, truyền thống Phật giáo và những phương pháp tu tập dẫn xuất từ đó, cả hai đều có hầu như đơn độc một "thuyết cứu rỗi qua Chúa Ki-Tô" (soteriology) tiêu cực.” Theo tự điển thì Soteriology có nghĩa là: "Một ngành trong môn thần học về giáo lý cứu rỗi qua Chúa Ki-Tô" (Soteriology = A branch of theology concerned with the doctrine of salvation through Christ) và theo định nghĩa chính thức của CaTô Giáo Rô Ma trong cuốn Catholic Word Book do Catholic Information Service, Knights of Columbus, New Haven, Connecticut, xuất bản, thì Soteriology có nghĩa là: "Bộ môn Thần học khảo sát về nhiệm vụ và công cuộc của Chúa Ki-Tô như là Đấng Cứu Rỗi" (Soteriology = The division of Theology which treats of the mission and work of Christ as Redeemer). Từ những định nghĩa này chúng ta có thể thấy ngay rằng từ "soteriology" không thể có trên thế gian trước khi Chúa Con về chầu Chúa Cha. Để biện hộ cho JPII, chúng ta có thể cho rằng JPII không hiểu rõ nghĩa của từ "Soteriology". Nhưng, cho rằng Giáo Hoàng CaTô Giáo Rô Ma không hiểu nghĩa của từ Soteriology thì cũng như cho rằng Ngài không tin gì ở Chúa Giê Su. Cho nên, chúng ta phải kết luận như thế nào, tôi xin thỉnh ý ông Đỗ Mạnh Tri. Thứ đến, trong Phật Giáo có cái gì gọi là Soteriology hay không? Phật Giáo ra đời trước khi Chúa Ki-Tô sinh ra đời cả hơn 500 năm, vậy bằng cách nào mà Phật Giáo đưa ra "một nền thần học cứu rỗi qua Chúa Ki-Tô" độc nhất tiêu cực? Vậy tại sao JPII lại viết như trên khi mà nền thần học cứu rỗi này chỉ xuất hiện trên thế gian hơn 500 năm sau khi Phật Giáo ra đời ? Đây là một ngộ nhận do sự lầm lẫn của một lý trí thiếu sáng suốt hay thiếu học hỏi như ông ĐMT đã viết, hay là một sự cố ý xuyên tạc để đe dọa đám con chiên kém hiểu biết: đừng có theo Phật Giáo vì theo Phật Giáo là không được Chúa Ki-Tô cứu rỗi đâu đấy? Đây là một thủ đoạn chính trị theo chủ thuyết Machiavelli, chỉ cốt đạt được mục đích bất kể đạo đức tôn giáo. Cái thủ đoạn này không dừng ở câu trên, mà còn tiếp tục trong vài câu tiếp theo, những câu hoàn toàn vô nghĩa và ngớ ngẩn, ít ra là đối với các Phật tử:
 
“Chúng ta có thể tới gần Thượng Đế bằng con đường này không? Điều này không được nói tới trong sự "giác ngộ" thông truyền bởi Đức Phật". Phật Giáo đại để là một hệ thống "vô thần"” 
(Do we draw near to God in this way? This is not mentioned in the "enlightenment" conveyed by Buddha. Buddhism is in large measure an "atheistic" system).
 
Thượng đế chỉ là một quan niệm (concept), không phải là một khái niệm (notion), về tín ngưỡng tôn giáo, còn "giác ngộ" là một trạng thái tâm linh không thể nghĩ bàn, vì chỉ có người đã thực chứng, ngộ Đạo mới biết "giác ngộ" như thế nào, Giáo Hoàng biết gì về sự "Giác Ngộ" của Đức Phật mà dám bình luận về trạng thái tâm linh không thể nghĩ bàn, vượt qua mọi đối đãi nhị nguyên, Thánh (Thượng đế) phàm như một này. Chẳng vậy mà Linh Mục Gia Tô Thomas Hand đã phàn nàn: Ông ước mong Giáo Hoàng "có thể nói về Phật Giáo dựa vào kinh nghiệm bản thân. Ta không thể nói về bất cứ cái gì sâu sắc hiển nhiên như Phật Giáo mà không tự mình đi vào trong đó" (Rev. Thomas Hand, a Catholic priest, said he wished the pope "were able to speak about Buddhism from experience. You can't speak about anything as obviously profound as Buddhism without getting into it").
 
Tôi xin để cho các độc giả tùy nghi nhận định về vấn đề này. Riêng tôi, tôi không tin rằng đây là một sự lầm lẫn của một lý trí thiếu sáng suốt hay thiếu học hỏi. Và, tới đây chúng ta đã hiểu tại sao Tỳ Kheo Nalin de Silva ở Tích Lan lại cho rằng những lời nhận định của Giáo Hoàng về Phật Giáo là lắt léo với ác ý. (A Federation member, Nalin de Silva, said the Pope's remarks were malicious..)
 
Sau đó, ông Đỗ Mạnh Tri trích dẫn một đoạn khá dài trong lời nói đầu của Giao Điểm về lý do thứ ba: những sự kiện nhức nhối trong lịch sử cận đại Việt Nam, động cơ thúc đẩy Giao Điểm thực hiện cuốn "Đối Thoại..". Ông Đỗ Mạnh Trí không hề phân tích và phê bình về những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh Việt Nam trong thời cận đại mà Giao Điểm đưa ra là đúng hay không đúng. Ông suy diễn một cách hoang tưởng từ những sự thực bất khả phản bác về vai trò của Thiên Chúa Giáo trong lịch sử cận đại Việt Nam ra một ý đồ tưởng tượng của cái mà ông gọi là "nhóm Giao Điểm". Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của ông Đỗ Mạnh Trí:
 
“..Và dù có ngu lắm anh cũng không thể không hiểu rằng, muốn trở về với dân tộc, anh phải quay lưng lại cái mà Giao Điểm gọi là "vừa phi dân tộc, vừa phản dân tộc", phải cực lực chống đối những cái hay những người đã gây ra "vết thương chí tử" hoặc đương "xé nát thêm tình nghĩa đồng bào”.
 
Nếu ngôn ngữ còn có ý nghĩa rõ ràng Giao Điểm yêu cầu sáu triệu người công giáo Việt Nam phải chống lại Giáo Hoàng, phải bỏ đạo Công giáo nếu họ còn chút tình đồng bào, còn gắn bó với truyền thống văn hóa dân tộc, còn tha thiết với tiền đồ tổ quốc, tóm lại, nếu họ muốn còn là người Việt! Ngôn ngữ đó, thưa các bạn, dù sự kiện lịch sử, xã hội hiện tại và quá khứ thế nào đi nữa, cân nhắc cho kỹ, vẫn là thứ ngôn ngữ cấm đạo. Đánh giá ngôn ngữ đó, chỉ cần nhắc lại tiếng thở dài của Phan Bội Châu khi nhà chí sĩ nói về việc cấm đạo thời xưa: “Than ôi! Thời đại chưa khai hóa!"”
 
Viết như vậy là ông Đỗ Mạnh Tri đã dựng lên một người rơm để tự tay mình quật nó xuống đất. Tôi sẽ chứng minh điều này, nhưng trước hết tôi hãy bình luận về câu đầu trong đoạn trên. Trước hết, vấn đề là nếu có cái nào mà "vừa phi dân tộc, vừa phản dân tộc" thì chúng ta có nên quay lưng lại không, hay là chúng ta cứ tiếp tục đi theo con đường "vừa phi dân tộc, vừa phản dân tộc". Phi dân tộc ở đây chúng ta cần hiểu là không tương hợp với truyền thống dân tộc, và phản dân tộc là theo lệnh ngoại bang hay hỗ trợ ngoại bang bằng những hành động phản bội quốc gia, có phương hại đến chủ quyền của dân tộc, hoặc đặt quyền lợi dân tộc sau quyền lợi tín ngưỡng riêng tư. Lịch sử cận đại Việt Nam đã chứng tỏ cái nào là "vừa phi dân tộc, vừa phản dân tộc". Thứ đến, nếu có người nào hay thế lực nào tạo nên những "vết thương chí tử" cho dân tộc Việt Nam hay có những hành động cụ thể "xé nát thêm tình nghĩa đồng bào" thì chúng ta có nên chống người đó hay thế lực đó hay không, hay là chúng ta theo lệnh người đó hay thế lực đó để đâm sâu thêm vào vết thương chí tử hay xé nát thêm nữa tình nghĩa đồng bào? Chúng ta phải có chọn lựa nào để trở về với dân tộc? Vậy thì, có gì sai quấy khi Giao Điểm đưa ra trước tòa án lương tâm của chúng ta một chọn lựa chính đáng?
 
Sau đến, nếu ngôn ngữ còn có ý nghĩa, thì chúng ta phải hiểu rằng trong lời nói đầu, Giao Điểm chỉ trình bày lý do đã đưa đến việc thực hiện cuốn "Đối Thoại..", và những lý do này không phải là lời yêu cầu 6 triệu người Việt Nam theo Ca Tô Giáo Rô Ma chống Giáo Hoàng hay bỏ đạo. Đó chỉ là điều suy diễn lệch lạc của ông Đỗ Mạnh Tri dựa trên một mặc cảm, cái mặc cảm "vừa phi dân tộc, vừa phản dân tộc", và có vẻ như ông Đỗ Mạnh Tri không hiểu rõ về lịch sử Việt Nam cũng như truyền thống dân tộc Việt Nam. Truyền thống Việt Nam chưa bao giờ cấm người dân Việt Nam theo bất cứ một đạo nào chỉ vì lý do tôn giáo. Tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên đã ăn sâu vào đầu óc con người Việt Nam, nhất là Phật tử, cho nên cho rằng ngôn ngữ của Giao Điểm là một ngôn ngữ cấm đạo là không hiểu gì về Phật Giáo nói riêng, truyền thống dân tộc nói chung, chưa kể đến chuyện cấm đạo dưới các triều Nguyễn không liên hệ gì đến Phật Giáo. Thật vậy, dưới thời các triều Nguyễn, giới Nho sĩ cầm quyền, và Phật Giáo cũng bị những khó khăn hạn chế như mọi tôn giáo khác, nhưng chỉ có Ca Tô Giáo Rô Ma bị cấm đạo, điều này cho thấy nguyên nhân cấm đạo không phải là lý do tôn giáo. Thực ra là cụ Phan sống ở đầu thế kỷ 20, khi mà nước nhà đã bị Pháp đô hộ, nên những thông tin về Ki Tô giáo dựa theo thực dân Pháp và tay sai về việc cấm đạo rất là sai lạc và một chiều. Cho nên câu than của cụ Phan bắt nguồn từ một tấm lòng bao dung và nhân từ, chứ không phải từ những thông tin xác thực. Nếu cụ biết rõ bản chất của Ca Tô Giáo Rô Ma, hoạt động của các thừa sai Ca Tô và một số không nhỏ tín đồ Ca Tô trên đất Việt, trước, trong, và sau cuộc xâm lược của Pháp vào Việt Nam, và những nguyên nhân đưa đến việc cấm đạo mà tôi đã trình bày tạm gọi là đầy đủ trong bài "Ý Nghĩa Và Vai Trò Trí Thức Trong Phật Giáo", (Giao Điểm số 22, tháng 3, 1996) thì với lòng yêu nước cao độ của cụ, có lẽ cụ sẽ có một quan niệm khác về việc cấm đạo. Thực ra thì 15 năm sau khi thốt lời than trên cụ đã viết cuốn "Thiên Hồ, Đế Hồ" với một lời than não nuột khác: "Trời ơi! Chúa ơi!" (Xin đọc "Thiên Hồ! Đế Hồ!" , Lê Trọng Văn xuất bản).
 
Tiện đây, tôi cũng muốn luận về vấn đề "chống Giáo Hoàng""bỏ đạo Công Giáo (Ca Tô Giáo Rô Ma)" mà ông Đỗ Mạnh Tri nêu lên trong bài. Trước hết, trong 18 bài viết trong cuốn "Đối Thoại..", không có một câu nào đề nghị hay xúi dục gìáo dân chống đối Giáo Hoàng, bỏ đạo, hay cổ võ việc cấm đạo. Cấm đạo và tiêu diệt đạo khác là sản phẩm đặc thù của Ca Tô Giáo Rô Ma trong lịch sử nhân loại. Tôi có cần phải nêu lên hàng trăm tài liệu dẫn chứng hay không? Cho nên, tất cả chỉ là những suy diễn theo tiên kiến của ông Đỗ Mạnh Trí.
 
Thứ đến, có vẻ như ông Đỗ Mạnh Tri cho rằng, đối với những giáo dân Việt Nam, việc "chống Giáo Hoàng của họ" hay "bỏ đạo Công giáo (Ca Tô Giáo Rô Ma) của họ" là điều không tưởng. Có thể là như vậy vì trình độ giáo dân Việt Nam chưa đến mức như vậy. Lịch sử thế giới cho thấy, việc chống Giáo hoàng cũng như việc bỏ đạo là chuyện rất tự nhiên trong thế giới văn minh tiến bộ. Từ đầu thế kỷ 16, Luther đã đứng lên chống quyền hành của Giáo Hoàng, lập nên giáo phái Tin Lành, phủ nhận quyền lực tự phong của Giáo hoàng cũng như những giáo lý của CaTô Giáo. Kết quả là hàng trăm triệu tín đồ CaTô đã chống lại Giáo hoàng và bỏ đạo. Hiện nay, Âu Châu, trước là thành trì của Ca Tô giáo Rô Ma, nay hầu hết theo Tin Lành. Nước Pháp, trước là "trưởng nữ" của giáo hội Ca Tô Giáo Rô Ma mẹ với hơn 85% dân số theo đạo, nay còn chưa tới 25%. Cũng trong thế kỷ 16, Giáo hội Ca Tô La Mã tại Anh quốc đã tách ra thành Anh Giáo, không công nhận quyền hạn của Giáo Hoàng cũng như không theo các giáo điều của Tòa Thánh Vatican đưa ra. Điển hình là gần đây Giáo hội Anh đã tấn phong chức linh mục cho phái nữ bất kể sự phản đối của John Paul II. Ngoài ra, nhiều quốc gia Ca Tô ở châu Âu cũng chống Giáo hoàng và bỏ đạo Ca Tô Giáo La Mã. Thật vậy, trong cuốn "Tội Ác Và Vô Luân Trong Giáo Hội Ca Tô " ("Crime and Immorality in The Catholic Church", Lyle Stuart, Inc,. New York, 1962), Linh Mục Emmet McLoughlin nghiên cứu về tỷ lệ tội phạm Ca Tô, thường là cao so với tỷ lệ tín đồ Ca Tô trên dân số, trong nhiều tiểu bang trên nước Mỹ và trong nhiều nước trên hoàn cầu, đã đưa ra những bảng thống kê về những suy đồi không thể chối cãi trong Giáo hội Ca Tô, dựa vào tài liệu của chính quyền, và đưa ra một nhận định như sau:
 
"Trào lưu Cải Cách của Luther trong thế kỷ 16 chỉ là cao điểm thắng lợi của nhiều thế kỷ tranh đấu của hàng triệu người thực tình bất đồng ý với những đạo đúc cũng như giáo lý của La Mã. Nếu hoàn cảnh chưa chín mùi để nổi dậy, phong trào cải cách của Luther và nhiều người khác không thể lan rộng một cách nhanh chóng như vậy trong các quốc gia cấp tiến ở Âu Châu. Tất cả các dân tộc này đều theo Ca Tô Giáo Rô Ma nhưng họ không chấp nhận tội ác và vô luân của La Mã, của Giáo Hoàng và giáo sĩ đoàn.
 
Không phải chỉ vì ngẫu nhiên mà những dân tộc Ki-Tô Giáo đã trở thành và vẫn còn là những dân tộc đạo đức và tôn trọng luật pháp nhất trên thế giới, sau khi đã phủ nhận La Mã. Na-Uy, Thụy-Điển, Ích-Lan, Đan Mạch, Phần-Lan, Anh Quốc, Tô-Cách-Lan và Thụy-Sĩ, họ đã hiểu được là, hãy tin tưởng vào Thần Ca Tô, vào ý chí của chính họ , chứ không phải là tin tưởng vào sự xưng tội, luyện ngục, xá tội, những tràng hạt hay bài tán tụng Mary, mề đay và những thứ tương tự."
 
(Luther's Reformation in the 16th-century was merely the successful climax of centuries of struggle of sincere millions who disagreed as much with the morals of Rome as they did with its doctrine. If the soil were note ripe for revolt, the Reformation movement of Lutherans..and others could not have spread so rapidly through the most progressive nations of Europe. All of these peoples were Roman Catholics rejecting the crime and immorality of Rome, its pope and its clergy.
 
It is more than a coincidence that the Christian peoples that rejected Rome became and still are the most moral and law-abiding in the world. Norway, Sweden, Iceland, Denmark, Finland, England, Scotland and Switzerland..they have learned to rely on God and their own will power, and not on confession, purgatory, indulgences, rosaries, medals and the like.)
 
Hơn nữa, số Linh Mục và tín đồ CaTô bỏ đạo càng ngày càng nhiều trên khắp thế giới, điển hình là hiện nay ở châu Mỹ La Tinh, số tín đồ bỏ đạo để theo Tin Lành lên tới 8000 người mỗi ngày, làm cho Giáo Hoàng John Paul II lo sợ, không tự kiềm chế được, phải thốt ra những lời chỉ trích các nhà truyền giáo Tin Lành là "những con chó sói đói mồi, gây bất hòa chia rẽ trong cộng đồng Ca Tô của chúng ta" (John Paul denounces the Protestants as "ravenous wolves...causing discord and division in our (catholic) communities" Newsweek, Feb. 12, 1996). Câu này nay đã đi vào lịch sử cùng với vô lượng những lời tuyên bố cùng hành động phi đạo đức tôn giáo của các Giáo Hoàng trong lịch sử Ca Tô Giáo Rô Ma.
 
Điểm sai lầm hầu như cố ý căn bản thứ tư của ông Đỗ Mạnh Tri là ông đã dựng nên 18 người rơm để rồi tự tay mình quật chúng xuống. Sự sai lầm này nằm ngay trong tên của cuốn sách: "Ngón Tay và Mặt Trăng". Ông đã mượn điển "Ngón Tay Chỉ Trăng" trong Phật Giáo để gán cho 18 tác giả Giao Điểm mỗi người một ngón tay mà ông gọi là "ngón tay lông lá", rồi dựa vào đó để mà phê bình. Ông dùng điển này để tỏ ra rằng ta đây cũng hiểu về Phật Giáo, nhưng khi ông tương đồng hóa những bài viết của 18 tác giả Giao Điểm với những "Ngón Tay Chỉ Trăng", và với mục đích châm biếm, thì tôi cho là ngoài cái vẻ dỏm còn chứng tỏ một sự hiểu biết hời hợt về Phật Giáo. Nhưng đây chẳng qua ông cũng chỉ áp dụng một sách lược công truyền, tôi muốn nhắc lại lời phê bình John Paul II của Alan Senauke: "Những lời phê bình của JPII về Phật Giáo chẳng khác gì dựng lên những người rơm rồi quật chúng xuống" (The Pope's comments on Buddhism were little more than "setting up strawmen, then knocking them down"). Có lẽ tôi nên viết ra cho nó rõ ràng:
 
Trong Phật Giáo, trong điển "Ngón Tay Chỉ Trăng", "mặt trăng" chỉ "Chân Lý", cái chân lý mà Đức Phật đã ngộ được qua sự tu tập bản thân, và "ngón tay" chỉ Giáo Pháp, Kinh Điển Phật Giáo. Đức Phật đã khuyên các đệ tử của Người đừng có coi Giáo Pháp của Người, về sau được viết trên các Kinh điển, như là chân lý; có thể nhờ vào đó để đi tới chân lý chứ không chấp chặt vào đó như là chân lý. "Ngón tay chỉ trăng" cũng tiềm ẩn trong lời dạy sau đây của Đức Phật:
 
"Hỡi các Tỳ Kheo, các Thày hãy là ngọn đuốc và nơi nương tựa cho chính mình. Các thày đừng phó thác vào một chốn dung thân nào khác. Các thày hãy cương quyết chủ định vào chân lý. Hãy lấy chân lý làm ngọn đuốc và nơi nương tựa cho mình" (Kinh Đại Niết Bàn).
 
Đây là một giáo pháp đặc thù của Phật Giáo, không phải có thể áp dụng trong bất cứ trường hợp nào khác. Thí dụ: Giả thử một người nào đó có tư tưởng tiến bộ, muốn áp dụng điển "Ngón Tay Chỉ Trăng" vào Ki Tô Giáo, lấy mặt trăng chỉ Thượng Đế và ngón tay chỉ Thánh Kinh. Điều này không suôi, vì Thượng Đế không phải là một chân lý mà chỉ là một quan niệm của một thiểu số trên thế giới, và quan niệm này đã thay đổi rất nhiều qua nhiều thời đại (Xin đọc cuốn "A History of God" của Karen Armstrong). Một mặt khác, người Ki Tô giáo chấp chặt vào cuốn Thánh Kinh như là chứa đựng những chân lý tuyệt đối. Chẳng thế mà John Paul II đã dựa vào những trích dẫn từ Thánh Kinh ra và viết rằng: "Điều mặc khải này dứt khoát, con người chỉ còn có thể hoặc chấp nhận, hoặc chối bỏ". Và cũng vì tin vào thẩm quyền của cuốn Thánh Kinh mà nhân loại đã phải chịu đựng không biết bao nhiêu là thảm trạng qua những cuộc Thánh Chiến, những Tòa án xử dị giáo, những chính sách thực dân nhằm tiêu hủy các nền văn hóa khác v...v... như lịch sử thế giới đã chứng minh.
 
Tôi tin rằng 18 tác giả Giao Điểm không có ý định chỉ mặt trăng cho John Paul II bởi lẽ chính họ cũng chưa biết mặt trăng là gì. Những bài viết trong cuốn "Đối Thoại.." không phải là giáo pháp, kinh điển, cũng không có tính cách không thể sai lầm, mà chỉ là phản ứng của những cá nhân khi đọc cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng" của John Paul II. Nhưng một số lớn luận điểm trong đó đã dựa trên những tài liệu thành văn: những tác phẩm viết bởi chính những chức sắc trong CaTô Giáo RôMa như Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, và các học giả chuyên về tôn giáo, các giáo sư đại học, ngoài những tin tức trên báo chí và TV. Vậy nếu cho rằng đó là những "ngón tay lông lá" thì cũng được đi, những ngón tay chỉ vào một mặt trăng ở đáy nước, còn các tác giả Giao Điểm thì vô can.
 
Cũng vì chỉ hiểu một cách hời hợt về Phật Giáo như trên nên ông Đỗ Mạnh Tri đã viết như sau:
 
"Nhìn Thiên Chúa Giáo đã như vậy, khi nói về Phật Giáo, chưa hẳn tất cả 18 tác giả đã cố gắng chỉ trăng cho người đọc...."
 
Có ai chỉ trăng đâu, chỉ muốn vạch ra những sai lầm cố ý về Phật Giáo trong cuốn BQNCHV của John Paul II thôi.
 
Trên đây tôi đã phân tích và phê bình những điểm chính trong đoạn mở đầu của cuốn "Ngón Tay và Mặt Trăng". Tôi cho rằng kể ra như vậy cũng đủ để quý độc giả thấy ông Đỗ Mạnh Tri đã viết một cách "trí thức, chững chạc và sâu sắc", theo như những lời tâng bốc "phe ta" của Đất Mẹ và của ông Nguyễn Văn Chức, như thế nào? Tôi tin rằng quý vị độc giả có thừa khả năng phán đoán để nhận định vấn đề. Tuy nhiên, ông Tri đã viết một cuốn sách dày hơn 200 trang để nói với 18 tác giả Giao Điểm mà tôi chỉ phê bình đoạn mở đầu của cuốn sách thì quả là khiếm nhã và coi thường ông. Cho nên, tôi xin tiếp tục "góp ý kiến" về một số điểm khác trong cuốn sách của ông Đỗ Mạnh Tri, nhưng dưới một hình thức khác, để mua vui cùng quý độc giả. Sau mỗi ý kiến của ông Đỗ Mạnh Tri tôi lại có vài lời bàn ngang. Bàn ngang vì có thể đối với ông Tri những lời bàn này nghe ngang như cua, nhưng có bao nhiêu phần chính xác trong đó, có bao nhiêu phần hợp lý trong đó, lại xin để quý độc giả tùy nghi nhận định. Một mặt khác, trong phần này tôi không tránh khỏi sự trích dẫn một số tài liệu ngoại ngữ, mà tôi thì không phải là một chuyên gia về ngoại ngữ, nên trong phần dịch thuật có thể có những danh từ tôi dịch không đúng hoặc không được chỉnh, nhưng tôi luôn luôn kèm theo bản văn gốc để quý vị độc giả tham khảo. Vậy xin quý vị miễn cho cái phần phê bình những sơ sót lặt vặt trong khả năng chuyển ngữ của tôi. Sau cùng tôi xin quý độc giả tha thứ cho văn phong phóng túng của tôi trong phần sau đây để bàn về những đề tài tế nhị tôn giáo. Tôi quan niệm, đời sống của một cư sĩ mà lúc nào cũng phải giữ thân, khẩu, ý, thì mất vui rồi, dù chỉ là những cái vui tạm bợ.
 
Ông Đỗ Mạnh Tri khuyên không nên lẫn lộn tôn giáo với luân lý:
 
"Riêng về Giáo hội CG, người CG coi giáo hội của mình là hội Thánh, không phải vì gồm toàn những người thánh thiện. Số người CG trộm cắp, giết người v.v... chắc không kém những người phi tôn giáo hoặc theo một tôn giáo khác. Đừng lẫn lộn tôn giáo với luân lý. Thiếu gì những ông sư hổ mang, những thầy dòng tướng cướp. Người Phật tử thường nói: 80% người Việt Nam theo đạo Phật. Nếu có 80% người Việt Nam sống theo lời dạy của đức Phật thì nước nhà thành cảnh bồng lai từ lâu rồi."
 
Lời bàn của TCN:
 
Người ta thường hay đưa ra một lý luận để lạc dẫn những người nhẹ dạ: "Đạo nào cũng tốt, cũng dạy người ta làm lành tránh dữ, và trong đạo nào cũng có người xấu, đây chỉ là chuyện thường thôi." Khi xét một tôn giáo người ta không chỉ dựa vào vài điều "dạy làm lành tránh dữ" mà còn phải xét đến toàn bộ giáo lý của tôn giáo đó cùng đặt lên cán cân những phúc lợi cũng như bất hạnh mà tôn giáo đó mang tới cho nhân loại. Lý thuyết không chứng tỏ điều gì, chỉ những hành động của tôn giáo mới ảnh hưởng tới sự an sinh của nhân loại.
 
Cho nên, cái lý luận trên là một lý luận nhập nhằng, thường được dùng để che dấu những tội ác trong lịch sử tôn giáo, lừa dối những người kém hiểu biết vì nó chỉ nói một cách hời hợt tổng quát bên ngoài mà không đi sâu vào vấn đề.
 
Trong Phật giáo, một bậc xuất gia (sư) ăn thịt (không áp dụng cho một tông phái Mật Tông), uống rượu hay lăng nhăng với phái nữ, dù có sự thỏa thuận của phái nữ đã trưởng thành, thì chúng tôi gọi là sư hổ mang. Danh từ này để chỉ những người xuất gia chưa đủ nghị lực và định lực để thoát khỏi những cám dỗ vật chất thường tình ở ngoài đời. Danh từ này không đúng với thực trạng nhưng đã được dùng quen trong dân gian. Những ông sư hổ mang này đã phạm giới luật của giới xuất gia nhưng không phạm luật dân sự và luật về đạo đức trong xã hội, bởi vì các ông ấy không làm điều gì khác với người thường ở ngoài đời. Tu chưa nổi, thế thôi. Nếu áp dụng luật ăn thịt uống rượu này vào trong CaTô Giáo RôMa thì tất cả các chức sắc CaTô, từ Giáo Hoàng trở xuống cho tới các Linh Mục, đều phải gọi là Cha hổ mang cả, vì ai cũng ăn thịt, uống rượu thả dàn. Chúa thì biến nước thành rượu cho dân chúng uống, Đức Phật thì khuyên con người không nên uống rượu vì rượu có tác dụng làm mờ trí óc. Cho nên phải nói giới luật trong Phật Giáo rất khắt khe, và tiêu chuẩn đạo đức tu hành mà Phật tử đòi hỏi ở các bậc xuất gia cũng rất cao.
 
Một ông thày dòng làm tướng cướp đã vi phạm luật dân sự. Người thường ai cũng ăn thịt uống rượu và gần nữ sắc nhưng không phải ai cũng đi làm tướng cướp. Một thí dụ khác, nguyên trên Bắc Mỹ, cho tới năm 1992 đã có 400 ông Cha bị truy tố ra toà về tội "cưỡng bách tình dục" hay "quấy nhiễu tình dục" trẻ em và nữ tín đồ vị thành niên, và giáo hội đã phải bỏ ra 400 triệu đô la để dàn xếp ngoài tòa, nghĩa là chặn sự phổ biến các thông tin thuộc loại này càng nhiều càng tốt. Và ngay gần đây, ngày 25 tháng 7, 1997, báo Chicago Tribune đăng tin Giáo xứ CaTô ở Dallas bị phạt bồi thường cho các nạn nhân 120 triệu đô la về vụ một ông Cha Catô ở đó đã cưỡng bách tình dục 11 em phụ tế. (The Roman Catholic Diocese of Dallas was ordered Thursday to pay $120 million in damages to 10 former altar boys and the parents of another who were sexually abused by a Catholic priest.) (Tiền của giáo hội ở đâu mà nhiều thế? Những người cúng tiền cho nhà thờ cứ tưởng là để dùng vào các việc thiện, cứu giúp người nghèo đói.). 
Chưa kể là trong lịch sử CaTô Giáo RôMa có những ông Cha làm trưởng trại tù, cắt cổ và thiêu sống những người khác tôn giáo (Xin đọc và xem những hình ảnh trong cuốn "Vatican's Holocaust" của Avro Manhattan), có những bà sơ (Em hiền như ma sơ) ở Québec, Canada chọc thủng màng tai của cô nhi, làm em thành tàn tật để lãnh thêm tiền trợ cấp của chính phủ (Xin xem chương trình Prime Time của đài ABC trước đây), hoặc như ở Ái Nhĩ Lan, đánh đập cô nhi vì tội đái dầm, rội nước sôi vào cô nhi để phạt vì em đói quá phải đi ăn cắp thức ăn của thỏ mà các sơ nuôi (Tiền trợ cấp của chính phủ các sơ dùng để nuôi thỏ (món civet lapin khá ngon) và bỏ đói các em cô nhi, xin xem chương trình "60 Minutes" của đài CBS ngày 11 tháng 5, 1997), hoặc cung cấp dầu xăng để thiêu sống tập thể những người khác tôn giáo đã bị nhốt ở trong một Thánh đường (xin đọc tin ở Rwanda trên báo chí gần đây). Và ngay cả Vatican cũng là nơi cất dấu vàng của một số tội phạm chiến tranh trong đệ nhị Thế Chiến và dùng các tu viện để che dấu các tội phạm này và chuyển ra ngoại quốc (Chicago Tribune, July 23, 1997, Associated Press: ..A newly declassified document identifies the Vatican as a postwar repository used by the ousted Nazi puppet government of Croatia. In the first evidence of Vatican complicity in the handling of Holocaust loot, a document uncovered by researchers points to 200 million Swiss francs, mostly in gold coins, held for members of the deadly Ustasha after the fall of Nazi Germany) Ustasha là một tổ chức khủng bố do một số chức sắc CaTô Giáo RôMa ở Croatia cầm đầu, gồm có cả Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục. Tổ chức này đã tàn sát vào khoảng 700,000 dân Serb (theo Chính Thống giáo) và Vatican có liên hệ chặt chẽ với tổ chức này (Ustashas who controlled Croatia during the war exterminated hundreds of thousands of Serbs, Jews and Gypsies, and historians have denounced the Vatican for maintaining ties to the regime led by Ante Palevic.). Đó là một vài sắc thái của "Hội Thánh" mà theo ông ĐMT, có chiều kích tâm linh. Các tín đồ KiTô giáo có lẽ không bao giờ tự đặt cho mình vài câu hỏi: Có cái gì trục trặc ở đây? Tại sao trong những tôn giáo Đông phương như đạo Phật, đạo Lão, đạo thờ ông bà tổ tiên v..v.. lại không hề có những tội ác tương tự? Cùng là con người cả, tại sao đạo Chúa lại có thể sản xuất ra nhiều người ác ôn hơn là các tín đồ các đạo khác? Tại sao cái lịch sử đạo Chúa lại chứa nhiều tội ác như vậy? Có thể họ rất thỏa mãn với ơn "cứu rỗi" của Chúa cho riêng họ, và họ không cần phải để ý đến cái cộng đồng mà họ là một thành phần trong đó. Và cái điều khôi hài nhất là cứ ai đụng đến Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hoàng là họ lại hết sức bênh vực, đóng sập cửa vào mặt sự thực, và lên án người ta là chống CaTô, gây thù hận giữa các tôn giáo, có ý đồ cấm đạo v.v...
 
Chưa có ông sư hổ mang nào bị truy tố ra tòa về tội ăn thịt, uống rượu hay "zui zẻ" (have fun) với một nữ nhân mà không có sự ưng thuận của "nạn nhân". Và cũng chưa có ông sư nào phạm những tội ác ngập trời như trên, cho nên, đừng bao giờ nhập nhằng so sánh những "tội ác" của các ông sư hổ mang với những tội ác của những ông Cha, và cho rằng đạo nào cũng có người xấu như nhau. Bản chất của những cái xấu kể trên hoàn toàn khác nhau và mức độ cũng khác xa nhau.
 
Tôn giáo không phải là luân lý, căn bản thì đúng rồi, nhưng tôn giáo có quyền dạy con người những điều phi luân không? Phải chăng vì chủ trương phân biệt này mà con người an nhiên thỏa mãn với vài tín điều mà không đếm xỉa gi tới luân lý? Phải chăng cũng vì quan niệm này mà người ta vẫn coi giáo hội là Hội Thánh không đếm xỉa gì tới bao nhiêu cảnh máu chảy thành sông, xương chất thành núi, mà giáo hội đã gây ra cho nhân loại suốt 2000 năm nay? Nhưng tôn giáo là gì, phải chăng chỉ là tìm sự cứu rỗi cho riêng mình mà không cần để ý đến những ứng xử giữa con người và con người? Lịch sử còn đó, không thể mỗi lúc có thể làm cho con người quên đi những bất hạnh mà con người đã phải chịu đựng chỉ vì tôn giáo không đếm xỉa gì tới luân lý.
 
Lý luận của các nhà bảo vệ tín lý là tách rời tôn giáo ra khỏi luân lý. Tại sao? Bởi vì một tôn giáo thuộc loại "cứu rỗi" thì vấn đề luân lý không quan trọng. Chỉ có tin vào Chúa thì mới được cứu rỗi, còn đạo đức cách mấy nếu không tin thì Chúa cũng chê. Cũng vì vậy mà Jeffrey Dahmer (một tội phạm can tội giết 17 người và ăn thịt người, phút cuối tin ở Thần nên được lên Thiên đàng) và Westley Allan Dodd (một tội phạm can tội hãm hiếp, dùng cực hình hành hạ rồi giết một số trẻ con từ 4 đến 10 tuổi, trước khi bị treo cổ đã lấy lại niềm tin nơi Thần nên được Thần cứu rỗi cho lên thiên đường) [Có người hỏi: "Có thể nào một người suốt đời làm những việc xấu ác nhưng lúc cuối cùng tin ở Thần nên được Thần cứu rỗi?" Một nhà Thần Học Ca-Tô Giáo Rô-ma, Linh Mục Richard Neuhaus, đã trả lời: "Tuyệt đối là được." (Is it possible for a person who has led an evil life to be saved in a last-minute conversion? "The answer is absolutely it is," said the Rev. Richard Neuhaus, a Roman Catholic theologian.)] Ông Đỗ Mạnh Tri bênh vực Dahmer rằng:
 
"Mặc dầu những tội ác đã phạm, J. Dahmer vẫn có thể tìm lại được tâm, mà tâm là cửa Thiên đàng rồi."
 
Jeffrey Dahmer đâu có tìm lại được tâm mà chỉ tin ở Thần lúc cuối, conversion không có nghĩa là tìm lại được tâm. Ông Tri cũng không biết rằng những người này không hề hối hận về những tội ác mà mình đã làm. Dodd nói với những nhà cầm quyền là nếu được thả ra, hắn sẽ giết và hãm hiếp nữa và thích thú từng phút một của những hành động này. (Westley Allan Dodd abused children with NO SIGN OF REMORSE.. Dodd told authorities that if he were let loose, "I will kill and rape again and enjoy every minute of it").
Tin ở Chúa để được lên Thiên đàng không phải là tìm lại được tâm. Chẳng trách trong lịch sử CaTô Giáo RôMa người ta thản nhiên làm không biết bao nhiêu tội ác, vì đã có một bảo đảm là nếu kịp tin vào Chúa ở phút cuối thì sẽ được Chúa cứu rỗi, cho lên Thiên đàng. Ông Tri cũng trách tác giả Trần Văn Kha là không có tâm từ bi của Phật tử vì không muốn ở trên Thiên đàng cùng với Jeffrey Dahmer. Ông không hiểu rằng cái Thiên đàng mà Trần Văn Kha muốn nói là cái Thiên đàng của những người có ác tâm, đã phạm nhiều tội ác, không hề hối hận và được ở đó chỉ vì tin vào Chúa, chứ không phải là Thiên đàng của thiện tâm. Trong KiTô Giáo không hề có Thiên đàng của thiện tâm mà chỉ có Thiên đàng của những người tin vào Chúa bất kể đời sống đạo đức của họ ra sao.
 
Đừng lẫn lộn tôn giáo với luân lý. Phải chăng sự tách biệt trên là để biện minh cho những điều vô luân ở trong Thánh Kinh cùng những hành động vô luân của giáo hội như là một cơ quan chỉ đạo? Có cần tôi phải đưa ra những bằng chứng lịch sử và trích dẫn từ Thánh Kinh ra ở đây không? Về lịch sử CaTô giáo RôMa liên quan đến những tòa án xử dị giáo, Lord Acton đã nhận xét rằng:
 
"Các Giáo hoàng không những chỉ là những tên sát nhân có hạng, mà còn làm cho sự giết người thành một căn bản hợp pháp của giáo hội KiTô và là một điều kiện để được cứu rỗi."
 
(The popes were not only murderers in the great style, but they also made murder a legal basis of the Christian Church and a condition for salvation.)
 
Chúng ta có thể nói: ta không thể tổng quát hóa những hành động cá nhân với tôn giáo, vì cá nhân không đại diện cho tôn giáo. Nhưng nghĩ sao về những chủ trương của tập thể "Hội Thánh" hay của "Đức Thánh Cha" mà tín đồ thường coi như là đại diện của Chúa trên trần (Vicar of Christ) và tuân phục các tông huấn của Ngài. Ai, và cơ quan nào nắm trong tay cái chìa khóa mở cửa lên Thiên đàng, Thiên đàng của Dahmer, Dodd và nhà thần học CaTô Richard Neuhaus, và quyết định tín đồ phải tin như thế nào? Biện pháp tuyệt thông của Tòa Thánh có nghĩa gì? Cá nhân tín đồ có thể "trở về với Chúa" mà không cần đến giáo hội, đến giáo hoàng hay không? Đã có tín đồ CaTô Việt Nam nào dám tuyên bố: Chúa ở trong tôi, Chúa ở cùng tôi, tôi không cần phải có giáo hội hay giáo hoàng mới có thể trở về với Chúa ?
 
Đừng lẫn lộn tôn giáo với luân lý. Nhưng tôn giáo mà không có luân lý thì nó sẽ trở nên cái gì? Có lẽ chúng ta nên đọc đoạn sau đây của John E. Remsburg viết trong cuốn "False Claims":
 
Giáo hội và luân lý
 
"Giáo hội tự nhận rằng giáo hội là đoàn thể gìn giữ luân lý quần chúng - là cơ quan luân lý lớn của thế giới. Điều tuyên nhận này sai. Giáo hội không cổ súy luân lý. Giáo hội là một cơ chế mà đối tượng tuyên dạy là sự truyền bá đạo KiTô. KiTô giáo là một hệ thống tôn giáo (theo nghĩa tôn giáo độc thần của Tây phương. TCN), và tôn giáo và luân lý không phải là hai từ đồng nghĩa. Một tôn giáo là một hệ thống của lòng tin và thờ phụng một nhân vật tưởng tượng gọi là Thần (God); luân lý là sự ứng xử của con người như là những sinh vật trong xã hội đối với nhau. Tôn giáo liên hệ đến sự an sinh của con người trong một đời sau và trong một thế giới khác; luân lý là về sự an sinh của con người lúc này và ở đây. KiTô Giáo không để ý đến luân lý. Nhiều tín điều của tôn giáo này bản chất thật là trái với luân lý."
 
The Church and Morality
 
(It is claimed that the church is the conservator of public morals - the great moralizing agent of the world. This claim is false. The church is not the promoter of morality. The church is an institution whose professed object is the propagation of Christianity. Christianity is a system of religion, and religion and morality are not synonymous terms. A religion is a system of faith and worship pertaining to an imaginary being call God; morality pertains to the conduct of men as social beings in relation to each other. Religion is supposed to relate to the welfare of man in a future life and in another world; morality relates to the welfare of man now and here. Christianity ignores morality. Many of its dogmas are utterly demoralizing in their nature.)
 
Sau đó tác giả phân tích và phê bình các tín điều trong KiTô giáo như tội tổ tông, chuộc tội, thưởng phạt v..v.. Sau đây là một chút về tín điều "chuộc tội":
 
"Chúng ta hãy coi giáo lý về Chúa chuộc tội. Có bao giờ đầu óc nhân loại có một quan niệm nào mà tồi tệ hơn cái ý tưởng này? Ý tưởng về sự giận giữ của một Thần đầy tình thương chỉ có thể nguôi bớt bằng sự hy sinh của đứa con vô tội. Đây là một người cha có nhiều con; tất cả chúng đều là những tên hạ tiện thấp hèn (Thần tạo ra chúng theo hình ảnh của Ngài. TCN) trừ một đứa, một đứa thông minh và cao quý. Người cha nổi giận về tư cách của những đứa con kia đến độ cách duy nhất có thể hòa hợp với chúng là sui khiến chúng giết đi đứa con vô tội. Hành động sát nhân này đã chuộc mọi tội lỗi của chúng. Tắm trong máu của người anh em bị giết, chúng trở thành tinh khiết và thánh thiện. Bằng hành động sát nhân này chúng xứng đáng lấy lại được lòng yêu thương của cha chúng. Một giáo điều như vậy thật là đáng tởm đối với mọi ý niệm về công lý, đối nghịch với mọi nguyên tắc về luân lý."
 
(Take the doctrine of vicarious atonement. Has the human brain ever conceived a more infamous idea than this? The idea that the wrath of a merciful God can only be appeased by the sacrifice of his innocent son. Here is a father with a family of children; all of them are debased villains save one, a bright and noble boy. The father has become so enraged at the conduct of his vicious children that the only way he can become reconciled to them is by having them murder this innocent child. This murder atones for all their crimes. Washed in the blood of their murdered brother, they become pure and holy. By this act they merit and obtain the renewed affection of their parent. Such a doctrine is shocking to every sense of justice, is antagonistic to every principle of morality.)
 
Chưa kể là trong Cựu Ước có kể Thần đã trừng phạt những đứa con mình sinh ra bằng cách giết hết chúng trong một trận lụt cả, cả ông già bà cả, trẻ con và sơ sinh cũng không từ, trừ gia đình của một tên say rượu (Noah). Chẳng trách được nhắc đến luân lý là các nhà bảo vệ tín lý sợ như đỉa phải vôi, và trở giọng cãi chầy cãi cối: đừng lẫn lộn tôn giáo với luân lý.
 
Nếu 80% dân Việt Nam sống theo lời dạy của đức Phật thì nước nhà đã thành cảnh bồng lai từ lâu rồi. Đúng vậy, nhưng tại sao lại không theo? Vì chỉ có những người thượng căn mới có thể tu theo lời Phật dạy, còn dân chúng thông thường thì chỉ chịu ảnh hưởng của tinh thần và giáo lý Phật Giáo. Và lịch sử Việt Nam đã chứng tỏ tinh thần của Phật Giáo đã thấm vào đầu óc người Việt, tạo nên những lối sống, lối suy nghĩ, và một lòng yêu nước, yêu đồng bào rất cao, không đi giết hại người khác vì lý do tôn giáo, chưa hề liên kết hay làm tay sai cho bất cứ đoàn quân xâm lăng nào để đưa tới những hành động phản quốc, phản dân tộc. .
 
1. Ông Đỗ Mạnh Tri khen nhà thờ Đức Bà ở Paris đẹp:
 
"Tại sao không quên đi dù chỉ trong chốc lát, những ngón tay các bạn không chịu nổi để thử tưởng tượng ánh trăng của người khác? Tại sao chỉ nhìn vào cái vỏ bên ngoài mà không đếm xỉa gì đến cốt lõi? Hiểu gì về vẻ đẹp kỳ diệu của một thánh đường gothique thời Trung Cổ như nhà thờ Đức Bà Paris, Chartres khi ánh sáng chói chang biến dạng qua những cửa sổ ghép kính màu (vitraux), nếu chỉ nhất định đứng bên ngoài, bĩu môi nhìn từ xa và chỉ chú ý những chỗ rạn nứt, sứt mẻ? Làm sao cảm nhiệm được cuộc hôn phối nhiệm mầu giữa ánh sáng lung linh siêu thoát và sức nặng thâm u của một rừng đá vươn lên từ lòng đất, nếu trước khi ngắm nhìn những công trình kiến trúc ấy đã nhất định dán cho nó cái nhãn hiệu trung cổ, tối tăm, huyền hoặc, lạc hậu? "
 
Lời bàn của TCN:
 
Tôi đã nhìn ánh trăng trên trời, tôi cũng đã nhìn những ánh trăng dưới đáy nước. Nhưng đầu óc tôi còn tỉnh táo và còn khả năng suy luận nên tôi không tính chuyện "mò trăng đáy nước". Tôi cũng không chỉ nhìn ở cái vỏ ngoài mà đã nhìn kỹ, rất kỹ, vào cốt lõi. Cái cốt lõi này nằm trong lịch sử nhân loại, nằm trong các thư viện, nằm trong các tác phẩm của hàng trăm giới chức lãnh đạo tôn giáo cũng như của các học giả, giáo sư đại học. Cái cốt lõi này nằm trong những tài liệu dẫn chứng, trên dưới 300 tài liệu, ở trong cuốn "Đối Thoại.."
 
Cái vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà Paris chỉ có thể thưởng thức chứ không thể hiểu. Và cái vẻ đẹp này hoàn toàn tương đối. Cái mà mình cho là đẹp có thể không đẹp đối với người khác. Một mặt khác, nếu tôi để tâm tìm hiểu về mọi chi tiết liên quan đến nhà thờ Đức Bà: lịch sử, kiến trúc, tôn giáo, giáo điều, tín lý v..v.. , nghĩa là tìm hiểu về cốt lõi của nó, thì nó trở nên hết đẹp vì đằng sau cái vẻ nguy nga, huy hoàng tráng lệ ở bên ngoài là cả một lịch sử đen tối đã làm cho Âu Châu chìm đắm trong một thời đại hơn ngàn năm của sự man rợ và đen tối trí thức, là những cảnh tra tấn dã man nhất của lịch sử nhân loại, là những cảnh thiêu sống, là những đống xương khô, là những suối máu chảy. Cho nên, chỉ có thể viết: "Tôi cho rằng cái đó đẹp" chứ không thể khẳng định cái đẹp đó có tính phổ quát để mà chê trách người khác là không "hiểu" cái vẻ đẹp đó. Mà thực ra, nếu "hiểu" thì chẳng có cái gì có thể gọi là nhà thờ Đức Bà.
 
Tương tự, nhà thờ Đức Bà ở Saigon, nhà thờ lớn ở Hà Nội mà ông Tri nhắc tới trong cuốn sách, cũng nguy nga tráng lệ lắm. Nhưng nếu tôi biết rằng nhà thờ Đức Bà đã được xây trên đất cướp được của Chùa, và nhà thờ lớn Hà Nội xưa kia cũng là đất của Chùa Báo Thiên mà thực dân Pháp và tay sai đã dùng cường quyền áp bức để chiếm cứ xây nhà thờ, thì bao nhiêu vẻ đẹp nguy nga tráng lệ trở thành hết đẹp. Một ý nghĩ thoáng qua đầu: Giáo hội CaTô Giáo RôMa tại Việt Nam có nghĩ đến chuyện bồi thường hay trả lại những bất động sản của Phật Giáo mà Giáo hội đã cưỡng chiếm trong thời Pháp đô hộ, để bước bước đầu trong việc tiến tới hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc không? Đây là một hành động cao cả, trả lại sự công bằng cho người dân Việt Nam.
 
Đối với tôi, tranh của Picasso trông như vẽ bùa, tuy có bức bán cả triệu đô la, nhưng tôi không thể trách người khác là không "hiểu" tranh của Picasso trông như vẽ bùa. Tương tự, bản nhạc Ave Maria của Gounod mà ông Tri nhắc tới ở trang 161, cũng như bản Ave Maria của Schubert, nghe ở trong Thánh đường Âu Mỹ thì có thể gây nhiều cảm hứng, nhưng mang về nơi đồng ruộng miền quê Việt Nam thì phần chắc là nó trở thành lẩm cẩm vì người dân đã quen với những điệu "Quan Họ Bắc Ninh", Cò Lả hay Hò Huế. Bản Messiah của Handel mà mùa Đông chí nào ở các nơi chợ trời (shopping mall) cũng được vặn lên đoạn Halleluijah như trống quân hành, đối với một số người nghe kể cũng thích, nhưng mang về Lái Thiêu, Cần Thơ thì có thể nó không khác gì gõ cái thùng thiếc bể, hoặc như tiếng hô xung phong của đoàn thập tự quân trong thời Trung Cổ. Đối với dân ở đây, có thể không có gì mùi bằng 6 câu vọng cổ. Đó là tính tương đối của mọi vật, theo như lý thuyết của nhà Phật. Nhưng tính tương đối này lại đưa đến một quan niệm đặc thù của Phật Giáo: tính dung thông vô ngại trong kinh Hoa nghiêm. Cùng một vật đó, cùng một bản nhạc đó nhưng mỗi người nhìn thấy khác nhau hoặc nghe thấy khác nhau. Nhưng những khác nhau này không hề ngăn ngại nhau mà lại chứa đựng và nhập vào với nhau, tương tự như những tia sáng rọi vào nhau. Vì ý thức được cái chân lý này nên trong lịch sử Phật Giáo chúng ta không hề thấy những cuộc Thánh Chiến hay những toan tính hủy diệt các tôn giáo khác hay các nền văn hóa khác. Trong khi, cái tôn giáo vẫn tự khoe là cao quý, tiến bộ, thiên khải, nhưng lại không ý thức được điều này nên đã gây ra không biết bao nhiêu cảnh đau thương cho nhân loại. Sự khác biệt về cái dụng của tôn giáo chính là ở chỗ này.
 
2. Ông Đỗ Mạnh Tri ca tụng phép lạ ở Lourdes:
 
"Nhà tôi có chai nước Lộ Đức do một cụ già Phật tử đi viếng Lộ Đức mang về tặng thằng cháu tôi cùng ở trại tỵ nạn với cụ. Phép lạ Lộ Đức? Tại sao không? Không phải phép lạ của một bệnh viện. Năm chừng mười họa mới có người được khỏi bệnh, bất cứ một bác sĩ nào chữa bệnh kiểu đó cũng thất nghiệp từ lâu. Vậy tại sao người ta vẫn đi viếng Lộ Đức? Trước khi phán quyết bằng hai chữ "mê tín" gọn ghẽ, có lẽ các đầu óc tự coi là trí thức nên tự đặt cho mình một câu hỏi."
 
Lời bàn của TCN:
 
Cách đây vài năm ở bên nhà có vụ "ai đó" phao tin có giếng nước thiêng có thể chữa khỏi bệnh tật như nước ở Lourdes. Dân chúng đổ xô đến, hi vọng được hưởng phép lạ, giống như phép lạ ở Lourdes. Chính quyền lấy nước về phân chất và thấy nước không được tinh khiết, uống vào chỉ thêm bệnh nên ngăn cấm không cho dân đến gần giếng nước đó. Vi phạm nhân quyền? Vi phạm tự do tín ngưỡng? Không phải. Một điểm son cho chính quyền. Chính quyền cần tiền nhưng không khai thác lòng mê tín của quần chúng để thu lợi, trái lại còn nghĩ tới an sinh của quần chúng. Về chuyện này, ai bảo Cộng sản không có đạo đức?
 
Ở Lourdes, "người ta" đã khai thác triệt để sự mê tín của quần chúng để thu vào những nguồn lợi khổng lồ. Giáo hội không làm gì để ngăn cản, trái lại còn khuyến khích. Một điểm đen, đen ngòm.
 
Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của André Lorulot trong cuốn "Lourdes: La Vérité sur les Visions de Bernadette. Le mercantilisme de la Grotte", Aux Éditions de "L'idée Libre", Herblay (Seine-et-Oie), 1933: (Lộ Đức: Sự thật về những cái thấy của Bernadette. Tính cách thương mại của hang đá (Lourdes)):
 
"Cái xí nghiệp Lourdes cung cấp cho giáo hội những nguồn lợi vật chất mà giáo hội dùng trong chính trị nhơ bẩn và mờ ám.
 
Cái hang đá (Lourdes) không chỉ mang những lợi tức đến cho công đoàn. Nó còn là một phương tiện để duy trì và phát triển sự cuồng tín, gia tăng cường độ ngu xuẩn, đẩy sự tin vào siêu nhiên đến cực độ.
 
Chúng ta thấy ở đó mọi dạng khai thác. Mới đây giáo sư A. Chide chứng tỏ rằng đĩ điếm rất phát triển ở Lourdes. Và tôi không nói đến vô số thày dòng tới đây "như là một hỏa tiễn" với các cô "cháu gái" hay tệ hơn nữa.
 
Nếu các bạn có đi tới Lourdes thì hãy cẩn thận và đừng tin ở đám người cuồng tín đó, những người này thực sự là những con vật hung hăng, đầu óc ngu đần bị thống trị bởi giáo hội và không đủ khả năng để hiểu một lý lẽ có ý nghĩa.
 
Chúng ta phải đi tới Lourdes - và biết quan sát một cách bình tĩnh với óc phán đoán - mới nhận ra tầm rộng lớn của căn bệnh tôn giáo."
 
(L'entreprise de Lourdes fournit à l'église d'incalculables resources matérielles, qu'elle emploie à sa politique malsaine et obscure.
 
La Grotte ne fournit pas seulement des revenus à la congrégation. Elle constitue un moyen excellent d'entretenir et de développer le fanatisme, d'exacerber la bêtise, de pousser au paroxysme la croyance au surnaturel.
 
...Toutes les formes d'exploitation sont du reste représentées. Le professeur A. Chide a montré naguère que la prostitution était très developpée à Lourdes... Et je ne parle pas des innombrables curés qui viennent ici "en bombe" avec leur "nièce" ou pis encore..
 
...Si vous allez à Lourdes, soyez prudent et méfiez-vous de ces fanatiques, véritables bêtes furieuses, cerveaus inintelligents dominés par l'Église et incapables de comprendre un raisonnement sensé.
 
... Il faut aller à Lourdes - et savoir observer avec calme et discernement - pour saisir l'étendue du mal religieux.)
 
Tôi chưa đi đến Lourdes nhưng đã có hàng triệu người đã đến Lourdes, và sau đây là một đoạn trong cuốn "A Modern Priest Looks at his Outdated Church," Pocket Book, New York, 1967: Tác giả là một Linh Mục CaTô, Linh Mục James Kavanaugh. (Cái nhìn của một linh mục hiện đại về giáo hội lỗi thời của ông ta):
 
"Tôi đã đi tới Lourdes ở miền Nam nước Pháp. Tôi đứng trong cái công trường rộng lớn đằng trước thánh đường và quan sát những tín đồ CaTô ở khắp nơi trên thế giới chờ đợi một ân sủng đặc biệt của cái đền thờ thiêng liêng này. Tôi bị các bà người Ý đầu đội khăn xô đẩy, những người Đông Âu to tiếng thì thầm những lời cầu nguyện làm cho tôi sao lãng. Tôi thấy những người bệnh hoạn nằm trên cáng, những nhà kinh doanh Mỹ với những chiếc sơ mi trắng. Tôi thấy những linh mục trong những bộ áo thầy tu của thế giới, những người Phi Châu hồ hởi trong các bộ quần áo sặc sỡ. Nhưng phần lớn là tôi thấy những bộ mặt nhăn nheo, nói lên một cách thành thực sự đau đón của họ. Họ đã tới để xin một ân huệ, giống như những đám người Hồi Giáo tại nơi hành hương, và để hưởng một sự tiếp xúc đặc biệt với Thần của họ. Họ uống nước ở đó, nổi tiếng về những tác dụng lạ lùng. Họ mua nước đựng trong những chai plastic để mang về nhà (và để biếu. TCN). Họ mua từng rổ tràng hạt và mề đay và nhờ những bàn tay mập mạp nhễ nhại mồ hôi của các linh mục ban phúc lành cho những thứ này. Họ đông như châu chấu, cúi xuống ngấu nghiến từng cọng ân sủng đặc biệt. Họ mi-mi chân các ngôi tượng và rên rỉ trong những đền thờ mốc mếch. Họ thú tội bằng đủ mọi thứ tiếng và nhai nhóp nhép phó mát của miền núi. Rồi, giống như một đàn cừu vĩ đại đã no nê hài lòng, họ về nhà đi ngủ. Và tôi cũng về nhà đi ngủ, cũng khó chịu và rối răm bởi sự mê tín như là tôi đã chứng kiến vào một ngày mùa thu đó khi đội banh Spartans thắng đội banh Rome. (Đội banh Rome, theo lời kể của Linh Mục Kavanaugh, trước khi ra quân, quỳ trước nhà thờ yêu cầu được Linh Mục ban phép lành và cho ăn bánh Thánh, hiệp thông với Thần để Thần phù hộ cho thắng trận đấu, nhưng rút cuộc bị thảm bại. TCN). Tôi không những chỉ khó chịu và rối răm mà tôi còn cảm thấy thật là xấu hổ. Đó là giáo hội của tôi, và họ là những tín đồ mà tôi góp phần đào tạo, những con số thống kê mà chúng tôi cộng vào khi chúng tôi đếm số người theo đạo. Đầu óc tôi đầy những tư tưởng làm tôi ngủ không được...Tôi nghĩ đến những con người CaTô sợ sệt, lo lắng cầu nguyện trong mọi giáo xứ mà tôi đã phục vụ. Tôi nghĩ đến con người mà là tín đồ Ca-Tô và một lần nữa tôi lại nghĩ đến họ".
 
(Muốn biết Linh Mục Kavanaugh nghĩ gì về con người Catô, xin đọc chương "A Man Who Is A Catholic", từ trang 30 đến trang 40, trong cuốn sách nêu trên, có nhiều đoạn giúp chúng ta hiểu rõ về con người CaTô đúng boong và hay lắm. TCN)
 
(I took a trip to Lourdes in southern France. I stood in the giant square in front of the Basilica and watched the Catholics of the world await the special blessing of this sacred shrinẹ I was jostled by the Italian ladies in their shawls, distracted by Eastern Europeans who whispered their prayers out loud. I watched the sick on their litters, the American businessmen in their clean white shirts. I saw priests wrapped in the cassocks of the world, excited Africans in their multi-colored native garb. But most of all I saw the wrinkled faces, speaking out the sincerity of their pain. They had come to ask a favor, like the Moslem hordes at Mecca, and to know a special contact with their God. They drank the water there, which is noted for its miraculous effects. They bought the plastic bottles to bring the water homẹ They bought rosaries and medals by the basketful and had them blessed by the pudgy hands of sweating priests. They covered the grounds like locusts, bent on devouring each shred of special grace. They kissed the feet of statues and groaned in mildewed shrines. They confessed in every language and munched their mountain cheese. Then, like a giant, content herd, they went home to bed. And so did I, as sick as confused by superstition as I had been on that autumn day when the Spartans conquered Rome.
 
Not only was I sick and confused, I was deeply ashamed as well. This was my Church and there were the Catholic men I had helped to form, the statistics we added up when we counted the catholicity of our Church. My mind was crowded with thoughts that refused to let me sleep. I thought of the frightened catholics who worried and prayed in every parish I had served. I thought of the man who is a Catholic and I think of him once again....)
 
Phép lạ Lộ Đức? Tại sao không? Vấn đề ở đây không phải là phép lạ, vì phép lạ, nếu thực sự là phép lạ, có tính cách nhỏ giọt này có bao nhiêu giá trị cho nhân loại? Bảo rằng phải có lòng tin phép lạ mới ứng. Như vậy là cho rằng trong cả triệu người đến Lộ Đức mỗi năm, lâu lâu mới có một người tin. Vấn đề ở đây là giáo hội đã khai thác lòng mê tín của quần chúng để kiếm tiền cho những mục đích chính trị nhơ bẩn và tối tăm.
 
3.Ông Đỗ Mạnh Tri ca tụng KiTô giáo đã sáng tạo ra nhân quyền, công bằng và bác ái:
 
"..Lúc này ai cũng nói đến nhân quyền, nhưng bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền là gì, nếu không phải là cách diễn đạt trên bình diện công lý những nguyên tắc mà từ thời Trung Cổ người công giáo gọi là những bổn phận của đức bác ái? (...) Công bằng hay bác ái, cả hai đều dựa trên ý niệm về con người, phát xuất từ KiTô giáo"
 
Lời bàn của TCN:
 
Nếu tôi là ông Tri thì tôi sẽ không bao giờ viết câu trên, vì đây chẳng qua là những lời giáo hội nhét vào đầu các con chiên đầu óc vốn mù mịt. Trước đám tín đồ kém hiểu biết, những người giảng đạo thường nhét vào đầu tín đồ những câu tương tự không chút ngượng ngập bất kể đến lịch sử của giáo hội. Thực ra họ cũng biết như vậy là trái với những sự kiện lịch sử, nhưng để truyền bá đạo và để được hưởng những đặc quyền trên sự ngự trị đám người ít học, họ vẫn tiếp tục lừa dối tín đồ. Một số người khác được dạy như vậy từ nhỏ, dạy làm sao thì tin như vậy và nhắc lại y như vậy. Số người này không đáng trách...
 
Lịch sử CaTô Giáo RôMa đã chứng tỏ ngược lại. Trong thời Trung cổ, trên vai giáo hội CaTô có 8 cuộc Thánh Chiến, tàn sát nhiều triệu người vì lý do tôn giáo, có những toà hình án xử dị giáo với những cảnh tra tấn khủng khiếp và dã man nhất trong lịch sử loài người, có những cảnh thiêu sống các "mụ phù thủy" lên tới hàng nhiều trăm ngàn người, và có những vụ án như đối với các khoa học gia như Giordano Bruno (bị thiêu sống) và Galileo Galilei (Bị giam tại nhà cho đến khi chết)
 
Vậy, công lý ở đâu, công bằng ở đâu, bác ái ở đâu, nhân quyền ở đâu?
 
Trong 5 thế kỷ gần đây, giáo hội CaTô Giáo RôMa đã hoặc làm chủ chốt, hoặc đồng lõa với chính sách thực dân của các đế quốc ở Âu Mỹ, bành trướng trên khắp thế giới, giết người, hủy diệt các nền văn hóa địa phương để truyền đạo. Chính Giáo Hoàng John Paul II đã công nhận điều này và ngỏ lời xin lỗi các quốc gia về những bất hạnh mà KiTô Giáo đã mang tới đất nước của họ.
 
Vậy, công lý ở đâu, công bằng ở đâu, bác ái ở đâu, nhân quyền ở đâu?
 
Trong Cựu Ước Thần dạy rằng không được thờ phụng Thần khác, phải phá hủy mọi tượng Thần khác, nếu không thì Thần ghen và sẽ trả thù ghê gớm. (Sẽ chứng minh trong một đoạn sau) Trong Tân Ước Giêsu dọa: kẻ nào không tin ta, theo ta thì sẽ bị đầy đời đời kiếp kiếp xuống hỏa ngục. Nhân quyền ở đâu? Công bằng ở đâu? Bác ái ở đâu? Ý niệm về con người của KiTô giáo là như thế nào? Là con người được Thần ban cho một ý chí tự do (free will), nhưng cái tự do này là cái quyền tự do duy nhất để thờ phụng và sợ Chúa, cái tự do duy nhất là phải là một tín đồ KiTô Giáo.
 
Muốn nói hay nói giỏi thế nào cũng được, người ta chỉ nhìn vào những thảm họa giáo hội đã đem đến cho nhân loại. Giáo dân thì có thể vì lẽ nào đó không biết đến những thảm họa này, nhưng lịch sử thế giới còn đó, lịch sử giáo hội còn đó, không ai có thể che dấu hoặc xuyên tạc, vì ngày nay giáo hội không còn quyền lực để mà đốt đi mọi chứng tích lịch sử và ngụy tạo lịch sử như trong quá khứ.
 
Có lẽ chúng ta cũng nên đọc đoạn sau đây của John Remsburg trong cuốn "False Claims", trg. 24, để có một hiểu biết tổng quát về cái gọi là quan niệm về nhân quyền, dân quyền, công bằng và bác ái của KiTô Giáo:
 
"Giáo hội tự nhận là hội bảo vệ tự do tôn giáo và dân sự. Thực ra là tự do của con người chưa bao giờ có một kẻ thù nào ghê gớm hơn. Nơi nào mà KiTô là thiểu số thì họ đòi cho được tự do tôn giáo, nơi nào đa số thì họ không bao giờ chấp nhận tự do tôn giáo.
 
Mười ngàn lời tán tụng đã tặng cho những nhà lập Thanh Giáo (Một tông phái KiTô) ở New England, như họ tự nhận, là đã thiết lập tự do tôn giáo ở nước này. Nhưng quan niệm về tự do của Thanh giáo là như thế nào? Họ ủng hộ loại tự do nào? Tự do chỉ được là một tín đồ Thanh giáo! Chỉ đơn giản như vậy thôi. Rồi nữa, những ông tòa xử dị giáo Tây Ba Nha cũng ủng hộ tự do tôn giáo - cái tự do chỉ được là một tín đồ CaTô ngoan đạo...
 
Sự thật là nếu anh thấy bất cứ ở đâu một tông phái của giáo hội KiTô, tôi không cần biết nó mang cái tên gì - CaTô hay Tin Lành, Luther hay Tân giáo, Trưởng lão hay Giám Lý - anh sẽ thấy đó là một kẻ thù của tự do. Trái đất của chúng ta đã bị bao phủ bởi tro bụi của nhiều triệu người bị giết, giết bởi giáo hội, chỉ vì họ dám có những quan điểm không được chính thống.
 
"Nhưng bây giờ giáo hội không còn giết nữa," hình như tôi nghe nhà bảo vệ tín lý KiTô nói. Không, một con hổ yếu sắp chết càng ngày càng bớt dữ đi. Bây giờ Giáo hội không giết được nữa vì không còn quyền lực để mà giết. Bó củi (để thiêu sống người. TCN) và thanh gươm (để giết người. TCN) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội, và bây giờ giáo hội chỉ còn dùng được hai vũ khí, thù hận và vu khống."
 
(The Church claims to be the guardian of civil and religious liberty. Yet human liberty has never had a deadlier foe. If a Christian minority has pleaded for religious liberty, a Christian majority never failed to deny it.
 
Ten thousand eulogies have been bestowed upon the Puritan Fathers of New England, for having, as it is claimed, established religious liberty in this country. But what was the Puritan conception of religious liberty? What liberty did they advocate? The liberty to be a Puritan! Simply this and nothing more. So, too, did the Spanish Inquisitors advocate religious liberty - the liberty to be a good Catholic. The fact is that wherever you find a fragment of the Christian Church, I care not what name it bears - Catholic, or Protestant, Lutheran or Episcopal, Presbyterian or Methodist - you find an enemy to liberty. Our earth is covered with the dust of murdered millions, murdered by the church, and for no other crime than having dared to entertain opinions that were not orthodox.
 
"But the church does not kill now," methinks I hear the Christian apologist exclaim. No; a tiger weakened by the pangs of death grows less and less ferocious. The church does not kill now because it does not have the power to kill. The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands, and hatred and slander are the only weapons left her now.)
 
Vậy, công lý ở đâu, công bằng ở đâu, bác ái ở đâu, nhân quyền ở đâu?
 
Bản tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên Hiệp Quốc là của một tổ chức các quốc gia với những chính quyền thế tục, chứ không phải của các giáo hội KiTô Giáo. Và ngay cái bản tuyên ngôn nhân quyền này cũng bị các quốc gia Á Châu chỉ trích. Trong cuộc hội nghị các Quốc Gia ở Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức ở Kuala Lumpur, Mã Lai Á, vào cuối tháng 7, 1997, Thủ Tướng Mã Lai Á Mahatier Mohamad đã lên án Hoa Kỳ là một đồng minh không thể tin cậy được và chỉ toan tính mục tiêu đế quốc xâm lược văn hóa trước mặt ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright (repeatedly implied that the U.S. is an unreliable ally guilty of culture imperialism), ca ngợi cuộc chiến thắng của Việt Nam: "các binh sĩ trong những bộ bà ba đen mà người ta thường chế nhạo, đã chống lại mọi khó khăn và chiến thắng một cường quốc bậc nhất trên thế giới" (..against all odds...its much-derided soldiers in black pyjamas won against the greatest power on earth), và cho rằng bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã lỗi thời, cần phải duyệt lại vì nó được lập theo công thức của các siêu cường không hiểu gì về những nhu cầu của các xứ nghèo (..the UN Universal Declaration on Human Rights needs to be revised...it is an outdated document "formulated by superpowers which did not understand the needs of poor countries")
 
Từ những sự kiện lịch sử và những tài liệu nêu trên, có ai có thể tin rằng công bằng, bác ái và nhân quyền đều phát xuất từ KiTô Giáo?
 
4.Ông Đỗ Mạnh Tri giảng giáo lý cứu rỗi và ca tụng tính cách phi thường của GiêSu:
 
"Ý nghĩ về tội, trước hết là một ý nghĩ tích cực. Kẻ làm điều ác, biết mình có tội, bị lương tâm cắn rứt, là còn nhìn ra điều lành, còn hi vọng cải tà quy chính. Người KiTô giáo gọi là trở về với Chúa. Nếu bạn không tin cũng không khó hiểu người tin: trở về với Chúa cũng là trở về với chính mình, trở về với ánh sáng thiện tâm, với tâm tánh con người; trở về với tình người.
 
(...) Nếu có một Thiên Chúa nhân từ, thì tin vào ơn tha thứ và cứu độ của Ngài cũng chẳng có gì là ỷ lại, buông xuôi như nhiều người hiểu một cách nông cạn.
 
(...)Trong Tin Mừng Luca (5,3-8) có một giai thoại rất ý nghĩa. Phêrô và các bạn ông ta đánh cá suốt đêm không lấy được một con. Về sáng khi đã chèo thuyền về, Giêsu xin Phêrô chèo thuyền ra đánh cá nữa. Phêrô bảo đã mệt nhọc cả đêm chẳng được gì. Phêrô có ý nói: Ngài rao giảng thì Phêrô nghe và kính phục, nhưng công việc chài lưới là chuyện nghề nghiệp, vấn đề chuyên môn, cứ tin Phêrô này đi, đừng tốn công vô ích. Nhưng Giêsu không nghe, cứ cố nài. Để làm vui lòng Giêsu, Phêrô chèo thuyền thả lưới. Thế rồi cá mắc lưới nhiều đến nỗi kéo không nổi phải hô người tới giúp. Nhưng Phêrô quên cá, quên lưới, quỳ sụp trước Giêsu, cung kính: "Lậy Thầy, xin đừng đụng vào tôi, vì tôi là kẻ tội lỗi." Phản ứng của Phêrô bất ngờ không kém mẻ cá đầy lưới của ông.
 
(...)Theo như lời kể của Phúc Âm thì mẻ cá kỳ lạ kia đã khiến Phêrô nhận ra tính cách phi thường của Giêsu, tức là nhận ra và kính phục một Con Người vượt xa mình một cách không thể đo lường. Phêrô không được như vậy. Nhưng Phêrô có khả năng nhìn ra cái khoảng cách giữa mình và Con Người ấy. Tất cả ở cái khả năng này."
 
Lời bàn của TCN:
 
Ta không nên lẫn lộn tội ác với tội tổ tông. Nếu đồng hóa tội ác với tội tổ tông, chỉ cần sám hối là có thể trở về với Chúa thì bí tích "rửa tội" trở thành vô nghĩa. Một đứa bé mới sinh ra, chưa ý thức được điều gì, có tội tình gì đâu và có phạm tội ác nào đâu mà phải rửa tội? Chỉ cần trở về với ánh sáng của thiện tâm, như trong đạo Phật, thì đâu cần phải rửa tội, đâu cần phải tin vào Chúa Giêsu. Ta cũng không nên đồng hóa Chúa với thiện tâm, với tình người vì Chúa là một nhân vật lịch sử, đã được sinh ra, sống và chết như mọi người khác.. Ta chỉ có thể nói Chúa có thiện tâm, có tình người chứ không thể nói Chúa là thiện tâm, là tình người, khoan nói đến chuyện là Chúa làm gì có thiện tâm, có tình người, nếu ta tin những chuyện ở trong Thánh Kinh. Thật ra thì theo Thánh Kinh Chúa có tính đồng bóng, lúc thiện lúc không. Nhưng cái thông điệp chính của Tân Ước không phải là vấn đề thiện hay không thiện, mà là cứ tin vào Chúa thì sẽ được cứu rỗi, thế thôi. Tất cả những điều khác đều là phụ.
 
Những tín đồ KiTô giáo tin rằng có một vị Thần sáng tạo rất nhân từ. hay là toàn nhân (omnibenevolent). Không những thế mà còn toàn năng (omnipotent) và toàn trí (omniscient). Vì không đọc Thánh Kinh nên họ không hiểu rằng những thuộc tính trên là những thuộc tính không thể nào có.
 
Chúng ta hãy tạm quên những khám phá bất khả phủ bác của khoa học, như trái đất đã có từ 4 tỷ rưỡi năm, vũ trụ đã có từ 15 đến 20 tỷ năm nay, và chấp nhận là có một vị Thần toàn năng, toàn trí, toàn nhân sáng tạo ra thế giới này khoảng 6000 năm vê trước. Hiện nay ở trên TV vẫn còn có những nhà truyền giáo khoa chân múa tay đoan chắc với đám thính giả ngơ ngáo là Thần đã tạo ra vũ trụ trong 6 ngày và cách đây khoảng 6000 năm.
 
Nhưng toàn năng là quyền phép vô cùng, có thể tạo ra bất cứ gì, thí dụ như một hình tam giác có 4 góc, một con số lớn hơn 10 (10% lợi tức cúng cho nhà thờ) nhưng lại nhỏ hơn 9, một phương trình bậc hai có 4 ẩn số, một giáo hội CaTô toàn thiện v...v... Vì những tạo vật trên chưa từng hiện hữu trên thế gian nên thuộc tính toàn năng không thể hiện hữu. Nếu thuộc tính toàn năng không thể hiện hữu thì một vị Thần toàn năng cũng không thể hiện hữu. Kết luận: một vị Thần toàn năng chỉ hiện hữu trong sự hoang tưởng của loài người, do chính con người tạo ra. Cũng vì vậy mà đại đa số các nhà khảo cứu tôn giáo ngày nay đã đồng ý ở một điểm: con người tạo ra Thượng Đế và vì vậy Thượng Đế nên thờ phụng con người thay vì con người thờ phụng Thượng Đế.
 
Tôi xin kể cho quý bạn đọc một câu chuyện vui trong Thánh Kinh để chứng minh chính con người đã tạo ra Thần theo hình ảnh của con người chứ không phải là Thần tạo ra con người theo hình ảnh của Thần.
 
Trong Deu. 23. 10-14 (Phục Truyền) Thần phán:
 
"Chỗ đi tiểu đi tiêu phải ở ngoài trại lính. Mỗi người phải có một cái thuổng, và mỗi khi đi cầu (đại tiện) xong thì phải đào một cái lỗ nhỏ để chôn phân vì Thần đi dạo trong trại để giúp các ngươi chiến thắng quân thù không muốn nhìn thấy những thứ nhơ bẩn, nếu không Thần sẽ bỏ các ngươi."
 
Một số binh sĩ Mỹ sang Việt Nam tin rằng để "Kill a gook for God", (Xin xem "Vietnam: A Television History). vậy Mỹ thua ở Việt Nam chắc cũng là vì binh lính đi cầu không chôn phân nên Thần giận Thần bỏ đi không giúp nữa. Bàn chơi vậy thôi chứ lời mạc khải của Thần ở trên (Thánh Kinh được coi là những lời mạc khải của Thần) không có dính dáng gì tới VN cả vì Thần đâu có biết là có nước Việt Nam ở phía bên kia của quả địa cầụ, Thần khi đó chỉ có thể biết rằng "quả đất" thì dẹt, có 4 góc, và ở trên có một vòm trời bằng đồng thau, có những cánh cửa để cho thiên thần mở ra đổ nước xuống thành mưa. Trí tuệ con người thời bán khai, những người viết Thánh Kinh, không thể ngờ được là ngày nay người ta đã phát minh ra cái cầu tiêu máy, nếu không thì đoạn trên trong Thánh Kinh phải đổi là đi cầu thì phải giật nước, nếu không thì bị phạt 100 đô la như ở bên Singapore, giả thử là khi tạo dựng ra vũ trụ Thần biết là có nước Singapore... Những điều viết trong Thánh Kinh cũng chứng tỏ không làm gì có chuyện toàn trí, vì toàn trí có nghĩa là biết hết mọi sự, biết hết quá khứ vị lai. Hơn nữa, xét cho cùng thì toàn năng và toàn trí là hai thuộc tính có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive). Nhưng tôi không muốn làm mất thì giờ của bạn đọc nên không đi sâu vào vấn đề này nữa.
 
Các nhà bảo vệ tín lý diễn giải rằng, vào thời bán khai, trí tuệ con người chưa mở mang, nên những lời mạc khải của Thần cũng phải "tùy duyên" mà phát biểu. Họ quên rằng, nếu vậy thì Thánh Kinh không còn thích hợp với con người ngày nay vì trí tuệ con người ngày nay đã tiến xa so với trí tuệ những người cách đây 6000 năm, và chỉ có những con người có trí tuệ ở mức 6000 năm về trước mới có thể tin vào Thánh Kinh.
 
Luật đào lỗ chôn phân của Thần ở trên, và nhiều chuyện lẩm cẩm tương tự khác ở trong Thánh Kinh, thí dụ như trong Phục Truyền 25:11-12: "Khi 2 người đàn ông đánh nhau, nếu vợ của một người xông vào tiếp cứu chồng và nắm vào chỗ kín của người kia, thì phải chặt bỏ tay của người đàn bà, không thương xót", chứng tỏ con người đã tạo ra Thần theo sự hiểu biết và hình ảnh của con người, và toàn năng chẳng qua chỉ là một thuộc tính mà con người khao khát trước những thiên tai hay trước cả những hiện tượng thông thường như sấm sét, bão lụt, bệnh tật v...v... mà con người khi đó không đủ trí tuệ để hiểu, cho đó là những cơn thịnh nộ của Thần. Chẳng cứ ở thời bán khai mà ngay năm ngoái, 1996, ở trên nước Mỹ văn minh nhất mà vẫn có ông mục sư tuyên bố là trận lụt lớn ở miền Trung Tây (Midwest) nước Mỹ là do Thần. tạo ra để trừng phạt con người ở miền đó vì có nhiều người đồng tình luyến ái. Cách đây 2 năm, tôi đọc trên Vietnet, có một bạn phàn nàn rằng ở Việt Nam "người ta" vẫn dạy trẻ con là mọi sự xảy ra trên trái đất này, thí dụ như mưa, bão, sấm, sét v..v.. đều do Thần tạo ra. Thật là tội nghiệp cho đám trẻ con này.
 
Nhưng giả thử chúng ta tạm tin là chính Thần đã tạo ra sấm sét để hả bớt những cơn thịnh nộ. Điều này dẫn đến một sự kiện kỳ quặc: Sét của Thần cứ nhè nóc nhà thờ mà đánh chứ không đánh vào chùa. Tại sao vậy? Vì các cây Thánh Giá ở trên nóc nhà thờ, cao nghệu và vươn lên trời với một vẻ kiêu ngạo, khiêu khích và thách đố Thần nên Thần sai Thiên Lôi đánh cho bõ ghét. Còn nhà chùa thấp hơn, khiêm tốn hơn nên tuy không tin và thờ Thần, Thần cũng bỏ qua, không chấp, hay "không đánh được mày tha mày làm phúc". Vả chăng các con chiên của Thần phá chùa, cướp chùa kể ra cũng quá đủ rồi, Thần khỏi cần phải ra tay. Các cha "trụ trì" nhà thờ, tuy không đội trời chung với khoa học, nhưng để chống lại Thần bèn lắp một cái cột thu lôi trên nóc nhà thờ, hoặc dùng ngay cây thánh giá làm cột thu lôi, để cho nhà thờ khỏi bị sét đánh. Từ đó trở đi, những cơn thịnh nộ sấm sét của Thần đều bi cái phát minh của cụ Benjamin Franklin hóa giải hết nội lực, nhà thờ không còn bị Thần tàn phá nữa, và các con chiên bèn hết lời cảm tạ tấm lòng nhân từ của Thần. Ngoài ra nhà thờ nào cũng mua bảo hiểm để nhỡ có bị Thần phá thì còn có bồi thường. Các cha khôn thật, chính mình thì không tin ở Thần sẽ phù hộ cho các nơi thờ Thần, nhưng lại cứ dạy con chiên phải tin vào Thần, thờ phụng Thần, và...đóng tiền cho nhà thờ để các cha chống lại Thần và trả tiền Tòa phạt những ông cha làm bậy. Như vậy có phải là kỳ quặc không?
 
Câu chuyện "danh ca" Phêrô trên làm cho tôi suy nghĩ đến nhiều vấn đề.
 
Giêsu quả là không có lòng thương người. Phêrô đã đi đánh cá suốt đêm, chẳng được con cá nào, mệt phờ cả râu ra mà Giêsu còn không để cho Phêrô nghỉ xả hơi, cứ cố nèo Phêrô đi ra khơi nữa để cho Ngài...trổ tài đánh cá. Đã mệt mỏi lại càng thêm mệt mỏi, đầu óc hoang mang, Phêrô nhận ra Giêsu quả thật phi thường.
 
Tại sao trước đây Phêrô không nhận ra tính cách phi thường của Giêsu, mà phải chờ Giêsu trổ tài đánh cá ra (các chuyên gia khảo cứu Thánh Kinh cho rằng Giêsu có thể biết đóng bàn ghế vì là con của một ông thợ mộc (Joseph) chứ không có tài đánh cá) mới nhận ra? Mà Phêrô đâu có quên cá quên lưới, vì Phêrô đã phải gọi người đến giúp để vớt mẻ cá khổng lồ kia lên. Ngoài ra Thánh Kinh còn kể rõ ràng là Phêrô lấy làm ngạc nhiên vì mẻ cá trên (For he and all who were with him were astonished at the catch of fish) Đọc kỹ Thánh Kinh chúng ta thấy Giêsu đến giảng đạo cho một nhóm "danh ca" nhưng chẳng có ai theo cho đến khi ngài trổ tài đánh cá ra Phêrô mới kính phục và bỏ thuyền bỏ lưới đi theo ngài. Nếu ngày nay mà Phêrô nhìn thấy David Copefield đi xuyên qua bức tường của Vạn Lý Trường Thành, hay thấy một Houdini Ấn Độ được chôn xuống đất mấy ngày mà đào lên vẫn sống thì Phêrô chắc còn phục hơn là phục Chúa Giêsu.
 
Nhưng vấn đề ở đây không phải là chuyện đó có thực hay không. Vấn đề là ở chỗ Giêsu phải nhờ vào những phép lạ để thu nhặt tín đồ, cũng như nhiều lần tương tự khác rải rác trong Thánh Kinh.. Phêrô thấy Giêsu khác lạ, phi thường sau một mẻ cá mà kết quả là hàng ngàn con cá sẽ được biến thành ít ra là cá 7 món: cá nướng, cá chiên, cá luộc, cá kho tộ, cá hấp, cá canh chua, và chả cá.
 
Để bớt đi mùi cá, chúng ta hãy đọc một đoạn trong "Đường Xưa Mây Trắng" của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về sự khác lạ của Siddhatta (Thái tử Tất-Đạt-Đa) sau khi Ngài giác ngộ:
 
"...Vừa lúc ấy thì Svastika chạy tới. Thấy chú bé chăn trâu, Siddhatta mỉm miệng cười. Svastika đứng dừng lại. Cậu bé nhìn ông chăm chăm, hai mắt như bỡ ngỡ và miệng há to. Nó quên cả chắp tay lên trán để chào. Siddhatta gọi:
- Svastika !
Chú bé giật mình đáp:
- Dạ !
Rồi mới chắp tay chào. Nó tiến tới mấy bước nữa, ngừng lại, rồi lại đứng nhìn Siddhatta trân trân. Cuối cùng nó thẹn thùng nói:
- Thưa thầy, hôm nay con trông thầy rất khác lạ.
Vị sa môn vẫy no lại gần và ôm nó trong hai tay. Ông hỏi:
- Con thấy ta khác thế nào ?
Úp mặt vào Siddhatta, Svastika nói:
- Con không biết. Con chỉ biết là hôm nay thầy khác lắm. Con thấy thầy như một cái mặt trờị
Siddhatta xoa đầu cậu bé:
- Vậy hả con? Con thấy thầy như là cái gì nữa?
Svastika nhìn lên:
- Con thấy thầy như một bông sen vừa nở. Con lại thấy thầy như... như.. mặt trăng trên đỉnh núi Gayasisa.
Siddhatta nhìn vào mắt Svastika:
- Con là thi sĩ rồi đó......
 
Chúng ta hãy đọc một đoạn khác:
 
"Trưa hôm ấy khi mang cơm vào rừng cho sa-môn Siddhatta, Sujata thấy ông đang ngồi dưới gốc cây pippala, đẹp như một buổi sáng mai. Nét mặt ông rạng rỡ, toàn thân ông tỏa chiếu sự an lạc và thanh tịnh. Đã hàng trăm lần Sujata trông thấy cảnh tượng vị sa-môn ngồi tĩnh toạ trang nghiêm hùng tráng và đẹp đẽ dưới gốc cây pippala, nhưng hôm nay cô bé cảm thấy một điều gì rất khác lạ. Nhìn Siddhatta, Sujata tự nhiên cảm thấy tất cả những buồn lo của mình tan biến và niềm vui phát hiện trong lòng cô như một ngọn gió mùa Xuân. Cô có cảm tưởng rằng cô không còn ham muốn hay mơ ước một cái gì trên cuộc đời này nữa cả. Tất cả vũ trụ như đã trở nên hoàn toàn tốt lành, hoàn toàn đẹp đẽ và trong nhân gian không ai cần phải nhọc nhằn lo lắng nữa...Cô bé cảm thấy rất an ổn và nhận ra rằng niềm an lạc và thanh tịnh của thầy đã tỏa chiếu và đi vào trong con người của cô..."
 
Thật là tuyệt vời. Không cần phải trổ tài đánh cá. Không cần phải biết đi trên sóng. Không cần phải biến nước lã thành rượu. Không cần phải biến 1 ổ bánh thành trăm ổ bánh. Không cần phải đuổi quỷ ám ra khỏi con người. Không cần phải cứu cho một người chết sống lại. Không cần phải bịa đặt ra bất cứ một phép lạ nào. Sự khác lạ, phi thường hiện trên vẻ mặt, và trong những tác phong đi đứng nằm ngồi.
 
Bàn về ơn cứu rỗi của Giêsu, Thánh Kinh đã viết rõ: Giê-Su sẽ là đấng cứu thế của dân Do Thái (for He will save His people from their sins) và chỉ của dân Do Thái mà thôi. Chứng minh? Chúng ta hãy đọc và đọc kỹ đoạn sau đây trong Tân Ước, Matthew 15: 21-28:
 
"Thế rồi Giê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Giê-Su "Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng." Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Giê-Su tới và yêu cầu Giê-Su: "Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta." Nhưng Giê-Su trả lời: "Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi." Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Giê-Su và nói: "Chúa ơi, hãy giúp tôi." Nhưng Người trả lời: "Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ ăn thì thật là chẳng tốt tí nào." Và người đàn bà kia nói: "Đúng vậy, Chúa ơi, nhưng dù là những con chó nhỏ thì chúng cũng được ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi từ trên bàn của chủ chúng xuống chứ." Rồi Giê-Su trả lời: "Ô, Bà Già! Lòng tin của bà thật là lớn lao! Thôi tôi cũng chiều theo ý bà." Và con gái bà ta hết bị quỷ ám ngay từ gìờ phút đó."
 
(21. When Jesus went out from there and departed to the region of Tyre and Sidon. 22. And behold, a woman of Canaan came from that region and cried out to Him, saying, "Have mercy on me, O Lord, Son of David! My daughter is severely demon-possessed." 23. But He answered not a word. And His disciples came and urged Him, saying, "Send her away, for she cries out after us." 24. But He answered and said, "I was not sent except to the lost sheep of the House of Israel." 25. Then she came and worshipped Him saying, "Lord, Help me!" 26. But He answered and said, " It is not good to take the children's bread and throw it to the little dogs." 26. And she said, "True, Lord, yet even the little dogs eat the crumbs which fall from their masters' table." 28. Then Jesus answered and said to her, "O woman, great is your faith! Let it be to you as you desire." And her daughter was healed from that very hour.)
 
Tôi xin để cho các độc giả tùy nghi nhận định về tư cách, đạo đức và lòng vị tha của Giê-Su trong câu chuyện trên. Tôi không hiểu các đồng bào Ca-Tô của tôi nghĩ thế nào khi đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, biết đâu họ chẳng cho mình có cùng một thân phận và lòng tin mãnh liệt như bà già trong câu chuyện kể trên để được Giê-Su cứu giúp, dù bây giờ Giê-Su không còn trên thế gian nữa. Nhưng Tiến Sĩ Madalyn O'Hair thì bình luận như sau:
 
"Trừ khi anh là người Do Thái, chẳng ai muốn anh trong tôn giáo này. Đối với người nào thực sự "thực tâm cảm thấy Giê-Su là đấng cứu thế của họ" tôi xin giới thiệu một nhà trị bệnh tâm thần"
(Unless you are a Jew, you are not wanted in this religion. For someone who really "truly feels in his heart that Jesus is his Savior" I would recommend a psychiatrist.)
 
Và, Frederick Heese Eaton bình luận như sau trong cuốn Scandalous Saints:
 
"Giê-Su thường nhắc nhở đệ tử là phải thương yêu nhau, và thương yêu ngay cả kẻ thù (John 13:35; Matthew 5:44) Nhưng khi một người đàn bà không phải là người Do Thái tới nhờ Giê-Su chữa lành bệnh cho con gái, thì Giê-Su lại bảo bà ta rằng, "Không thể lấy bánh của con dân Do Thái vứt cho chó ăn." (Matthew 15:26)
Nói một cách khác, ông nói, "Người phi Do Thái là đồ chó. Tại sao ta lại phải làm bất cứ gì cho ngươi?" Anh cảm thấy thế nào khi Jesus gọi anh là chó? Gọi người phi Do-Thái là đồ chó không phải là sự biểu thị của lòng thương yêu. Giê-Su thật là hỗn hào, kiêu căng và tự phụ khi gọi người đàn bà kia là chó. Vậy trong vấn đề thực hành, Thánh Giê-Su chẳng có chút gì là Thánh cả. Những sự kiện cho thấy Giê-Su thực sự ghét những người phi Do-Thái.
 
Thánh Paul viết rằng, theo lời mặc khải của Thần Gia Tô, "Giê-Su luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi, không bao giờ thay đổi." (Hebrew 13:8)
 
Vậy nếu anh dự định lên Thiên Đường ở cùng Giê-su đầy tình thương, và anh không phải là người Do Thái, anh nên nghĩ lại đi thì vừa."
 
(Jesus repeatedly admonished his disciples to love one another, and even to love their enemies. (John 13:35; Matthew 5:44) Yet when a non-Jewish woman begged him to heal her daughter, Jesus told her, "It is not fit to take the children (of Israel's) bread and to cast it to dogs." (Matthew 15:26) In other words he said, "You non-Jews are dogs. Why should I do anything for you?" How would you like to have Jesus call you a dog? Calling people dog who were not Jews is hardly an expression of love. Jesus was insolent, arrogant and conceited in calling this woman a dog. So in actual practice, Jesus the Saint was not so saintly after all. The facts show that Jesus actually hated those who were not Jews.
 
Saint Paul writes, allegedly under inspiration of God, "Jesus Christ the same yesterday, and today, and for ever." (Hebrew 13:8) So if you were planning to go to heaven to be with the loving Jesus, and you are not a Jew, you had better think it over again.)
 
TCN kết luận: To be (saved) or not to be (saved), that's the question (for those who are not Jews).
 
5.Ông Đỗ Mạnh Tri giải thích thế nào là tội tổ tông:
 
"Truyện Adam, Eva ăn trái cấm, rồi bị Giavê phạt, chẳng cần là nhà Kinh Thánh học ta cũng có thể tưởng đó là một huyền thoại - không phải là một ảo tưởng - lưu truyền nơi nhiều dân tộc.
 
(...)Nếu Adam, Eva không bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng thì làm gì có chuyện, làm gì có loài người và lịch sử loài người. Lịch sử chỉ khởi đầu bằng một tai họa. Một tai họa không thể hiểu.
 
(...) Tội tổ tông có ngay từ đầu, nhưng không là khởi đầu, không là nguồn gốc con người. Gốc tốt: Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống như hình ảnh của Ngài. Nhưng ngay từ đầu con người đã phạm tội. Ngay từ đầu, con người tội lỗi, nhưng con người không sinh ra từ tội lỗi. Căn nguyên, căn bản tốt, như ta nói: nhân chi sơ, tính bản thiện. Tội tổ tông hiểu như vậy không phải là tội lưu truyền thế hệ này qua thế hệ khác, kiểu đời cha ăn mặn đời con khát nước.
 
(...) Cũng vẫn trong lôgích của truyện Sáng Thế, Thiên Chúa đã dựng nên thế giới này tốt đẹp. Vợ chồng Adam Eva đã dựng nên cái xấu. Thiên Chúa sáng tạo Thiện, con người sáng tạo Ác. Chừng ấy kể cũng đáng gọi là Thiên Chúa."
 
Lời bàn của TCN:
 
Truyện Adam, Eva là một huyền thoại, đúng vậy. Nhưng, một huyền thoại thường chỉ có giá trị tương đối trong một quốc gia, trong một nền văn hóa chứ không thể có giá trị trên toàn thế giới. Cho nên, lấy một huyền thoại trong lịch sử Do Thái hay của một vài dân tộc làm một sự kiện lịch sử của nhân loại thì quả thật là mơ hồ. Ngày nay, người nào còn tin ở chuyện Adam và Eva ở trong vườn địa đàng thì chúng ta có thể gõ vào đầu người đó và nghe thấy một tiếng vang, vì nó rỗng tuếch. Theo như Thánh Kinh thì chuyện Adam, Eva xảy ra cách đây khoảng 6000 năm, khi mà Thần tạo dựng ra vũ trụ và "mặt phẳng" đất (không biết cả quả đất tròn). Khoa học ngày nay đã chứng tỏ tuổi của trái đất ít ra là 4 tỷ năm rưỡi, và tuổi của vũ trụ thì vào khoảng từ 15 tới 20 tỷ năm. Những dữ kiện trên không ai có thể phủ bác được, kể cả Giáo Hoàng John Paul II, đại diện của Giêsu trên trần. Vậy mà còn có nhiều người vẫn tin rằng: "Nếu Adam, Eva không bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, làm gì có loài người và lịch sử loài người?" và rằng "Lịch sử loài người khởi đầu bằng một tai họa" nhưng lại là một tai họa không thể hiểu. Than ôi ! Đầu óc thời Trung Cổ. Đã cho rằng chuyện Adam và Eva là một huyền thoại mà lại khẳng định rằng không có Adam và Eva thì làm gì có lịch sử loài người, có mâu thuẫn ở đây không? Một mặt khác, khi đã cho rằng chuyện Adam và Eva trong vườn địa đàng là một huyền thoại thì điều này kéo theo chuyện tội tổ tông do Adam và Eva sa ngã cũng chỉ là một huyền thoại, và chuyện Jesus giáng trần cứu thế cũng không gì khác hơn là một huyền thoại. Thật vậy, Adam và Eva không có thật thì làm gì có tội tổ tông, không có tội tổ tông thì ai cần ai cứu rỗi, không ai cần ai cứu rỗi khỏi tội tổ tông thì vai trò cứu rỗi của Jesus trở thành chuyện hoang đường. Cám ơn ông Đỗ Mạnh Tri đã khai sáng cho chúng tôi một chuyện.
 
Nhưng dù ta có vứt mọi suy luận vào sọt rác và tin vào chuyện Adam và Eva đi chăng nữa, thì cái tai họa khởi sự lịch sử loài người là cái tai họa gì? Chúng ta nên nhớ rằng, trước khi ăn đại một quả trên cây hiểu biết thì Adam chưa phân biệt được thế nào là phải là trái. Tại sao Thần lại đổ lên đầu Adam cái tội trái lời Thần khi mà Adam không hề biết hành động đó là trái lời Thần? Ăn vụng một trái táo, cũng như một đứa trẻ ăn vụng một cái kẹo mà bố mẹ nó đã cấm, mà gọi là gây ra tai họa cho cả loài người? Như vậy mà gọi là nhân từ, công bằng hay sao? Chỉ có những bộ óc đậu hũ mới tiêu hóa nổi cái lý luận quái gở này. Thông thường thì chỉ cần phạt nhẹ và khuyên lần sau không được cưỡng lời nữa là đủ. Đằng này, chỉ vì một cái chuyện nhỏ nhoi mà phạt vả loài người hết kiếp này đến kiếp khác, sao mà ác vậy. Thần tạo ra con người nhưng lại muốn cho con người ngu muội suốt đời, không biết phân biệt thế nào là phải với trái, là thiện với ác, nên mới cấm Adam ăn quả trên cây hiểu biết. Như vậy, con người được sinh ra từ một ác tâm của Thần chứ không phải là từ một thiện tâm... Nếu Adam tuân theo lời Thần thì loài người sẽ trở thành thế nào? Không khác gì loài bò. Cho nên Robert G. Ingersoll đã nói:
 
"Hãy đầy tôi ra khỏi vườn địa đàng khi nào ông muốn, nhưng trước hết hãy để tôi ăn cái quả trên cái cây hiểu biết đã" 
(Banish me from Eden when you will, but first let me eat the fruit of the tree of knowledge.)
 
Nhân chi sơ, tính bản thiện? Đúng vậy, Đông phương quan niệm như vậy. Một học giả Tây phương cũng nói: "Con người sinh ra vốn tốt, chính xã hội đã làm con người hư hỏng" (L'homme est né bon, c'est la société qui l'a corrompu). Nhưng trong KiTô Giáo thì không phải vậy mà là "Nhân chi sơ, tính bản ác". Vì ác cho nên mới có tội. Vì có tội cho nên mới phải "rửa tội", cho nên một đứa bé mới sinh ra, trong trắng như thiên thần, đã vác nó đi để cho những bàn tay lông lá rửa tội cho nó. Nó có tội gì? Tội của Adam? Vậy quít làm cam chịu?. Nếu tội tổ tông không phải là tội lưu truyền thế hệ này sang thế hệ khác, thì "rửa tội" và "chuộc tội", "cứu rỗi" trở thành vô nghĩa. Vì tội của Adam mà mọi người phải chết. Vậy không phải là lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì là cái gì? Ngay từ đầu, con người tội lỗi. Như vậy là tất cả con người về sau đều tội lỗi? Thật là một lý luận quái gở vì như vậy là cho rằng trên thế gian này không có người nào lành thiện hết hay sao? Nếu có những người lành thiện thì họ mắc mớ gì đến cái gọi là tội tổ tông?
 
Như trên đã chứng minh, dựa vào Kinh Thánh, là con người tạo ra Thần chứ không phải là Thần tạo ra con người giống như hình ảnh của ngài. Hơn nữa, hình ảnh của Ngài là hình ảnh nào? Ai biết? Ai thấy? Nó chỉ nằm trong óc tưởng tượng của con người. Điều rõ ràng là con người càng văn minh tiến bộ thì hình ảnh của Thần cũng tiến bộ theo. Với thời gian con người đã văn minh hóa Thần. Thần ngày xưa đi cầu thì phải đào lỗ chôn phân. Thần ngày nay, ở các nước văn minh tiến bộ thì giật nước đến xòe một cái. Thần ngày xưa ngồi trên vòm trời bằng đồng thau, bên phải là Thần Con: Giêsu. Kính thiên văn do Galilei phát minh ra quét khắp vòm trời không thấy Thần đâu, và Thần bây giờ được giải thích là nằm ngoài sự hiểu biết của con người. Nhưng những nhà truyền giáo lại vẫn cứ quả quyết rằng Thần có những thuộc tính toàn năng, toàn trí, toàn nhân, và rằng Thần muốn chúng ta phải thế này, thế nọ, làm như họ đã hiểu được Thần, ngày ngày bắt tay "bông-jua" Thần và biết Thần như chính lòng bàn tay của họ. Chuyện hoang đường nhưng bao giờ cũng có những người tin, thế giới của con người đầy những bộ óc đậu hũ...
 
Nhân tốt có bao giờ sinh ra quả xấu? Thần tạo ra loài người giống như hình ảnh ngài, nhưng khi người xấu thì ngài trốn trách nhiệm đổ mọi tội lên loài người. Thay vì tự tử để tạ tội với trời đất do chính mình tạo ra, Thần lại đi giết toàn thể nhân loại: nam phụ lão ấu không phân biệt chỉ chừa lại gia đình một tên say rượu (Noah). Chả trách được trong thế giới KiTô giáo, con người cứ điên đảo, đảo điên, tận tình giết nhau bằng thích, cho đến ngay cả bây giờ. Giết ngày không đủ, tranh thủ giết đêm, giết thêm ngày "Chúa Nhật".
 
Để so sánh, tôi xin trình bày sơ lược, hết sức sơ lược, quan niệm về lịch sử loài người của Phật Giáo. Phật giáo cho rằng lịch sử loài người là vô thỉ vô chung. Vô thỉ có nghĩa là không có lúc bắt đầu, và loài người sẽ còn tồn tại lâu lắm, không biết lúc nào tận cùng (vô chung). Đúng boong. Tuy khoa học ngày nay đã chứng minh rằng tuổi của trái đất là vào khoảng 4 tỷ rưỡi năm, và tiên đoán chỉ tồn tại khoảng 5 tỷ năm nữa, nhưng điểm bắt đầu cũng như tận cùng của loài người không thể biết một cách chính xác được. Nhưng then chốt của vấn đề, theo Phật Giáo, là vạn pháp được tạo ra theo thuyết duyên sinh, không đủ duyên thì không thành, và khởi sự từ vô minh. Vô minh là u mê, không có trí tuệ. Theo thuyết mới nhất của khoa học ngày nay thì khởi đầu là những vi khuẩn (bacteria) nghĩa là những tế bào đơn độc (single cells) trong các hạt bụi vũ trụ, phát xuất từ một sự nổ bùng lớn (big bang) của một dị điểm (singularity) vô cùng nóng, vô cùng đặc. Một số những vi khuẩn này gặp đủ các điều kiện thích hợp trong không gian và tiến hóa thành những sinh vật trong đó có loài người. Tiến trình này kéo dài khoảng 4 tỷ năm. Vì sự xuất hiện của loài người nằm trong một quá trình tiến hóa và trở thành, liên tục kéo dài hàng tỷ năm nên không thể biết điểm bắt đầu của loài người. Cấu tử căn bản của mọi sinh vật, từ một vi khuẩn, một tế bào đơn độc cho đến con người là một đại phân tử DNA (DeoxyriboNucleic Acid), hợp bởi 4 nguyên tố: C, H, O, và P (Carbon, Hydrogen, Oxygen, Phosphorous). Trong một tế bào các phân tử DNA được xếp đặt thành những nhiễm sắc thể (Chromosome). Những mẩu chuyên biệt (specific bits) của DNA trong các nhiễm sắc thể được gọi là "mầm giống" hay "gen" (Gene). Chính các gen này sẽ quyết định là con người sinh ra như thế nào, đen hay trắng, mắt xanh hay nâu v...v... Cho tới bây giờ, đây là cách giải thích hợp lý nhất, (nhưng không loại bỏ trường hợp trong tương lai có thể có những giải thích rõ ràng hơn, chi tiết hơn khi sự hiểu biết của con người ngày càng tiến bộ), chứ không như Thánh Kinh khẳng định rằng loài người là hậu duệ của Adam và Eva. Chưa có ai từng thấy một cặp vợ chồng Do Thái nào sinh ra một người Việt hay một người da đen. Hơn nữa, suốt từ Adam tới Giêsu, các thế hệ toàn là người Do Thái. Có thể tin được không là từ năm 0 tới bây giờ, chưa đầy 2000 năm mà trên thế giới đã sinh ra bao nhiêu là sắc dân màu da khác nhau, ngôn ngữ khác nhau v...v...? Các nhà bảo vệ tín lý đưa ra nhiều lý luận để giải thích tội tổ tông nhưng họ cứ như là trong mùa đông ở nơi không có lò sưởi mà đắp một cái mền nhỏ, kéo che chỗ này thì nó hở chỗ khác, kéo đi kéo lại, hở vẫn hoàn hở.. Thực ra thì Tòa Thánh đã công nhận thuyết "Big Bang" và thuyết tiến hóa, nhưng mấy con chiên có đầu óc khuyết tật (an astrolabe mind: sẽ nói rõ trong một đoạn sau. TCN) vẫn khư khư cho rằng Adam và Eva là tổ tông của loài người và ăn vụng một trái táo là một tai họa cho loài người vì đã tạo nên cái gọi là "tội tổ tông", và ăn đại một trái táo là một "tội ác" không thể tha thứ được.
 
Lẽ dĩ nhiên, một vi khuẩn thì không thể có trí tuệ, nghĩa là ở trong trạng thái vô minh. Và nếu những tế bào đơn độc này không gặp đủ duyên như hơi nước, hơi ấm v...v... thì không thể phát triển và tiến hóa thành loài người. Vậy thuyết về nguồn gốc vũ trụ và con người của nhà Phật: bắt đầu từ không có điểm bắt đầu, khởi sự từ vô minh và do duyên sinh lại đúng boong nữa. Đây là một đề tài rất lý thú nhưng không thuộc phạm vi bài này, tôi sẽ trình bày đầy đủ chi tiết về đề tài này trong một bài khác.
 
Lôgic của chuyện sáng thế chỉ để cho những người không có đầu óc lôgic đọc, vì lôgic và chuyện sáng thế thì bất khả tương hợp (incompatible). Bản chất của một tôn giáo cứu rỗi là phi lôgic vì tất cả chỉ dựa vào một niềm tin không cần hiểu, không cần biết.. Chưa kể là Adam chỉ không vâng lời Thần, ăn đại một trái táo, thì được kể là xấu. Còn Thần thì giết hại vô số người do chính mình tạo ra thì kể là tốt. Cái lôgic này là lôgic kiểu gì vậy? Thần là cái căn của thiện, Thần toàn năng sinh ra loài người nhưng con người lại ác. Vậy lỗi tại Thần hay tại con người? Và toàn năng ở cái chỗ nào? Các nhà bảo vệ tín lý cãi quanh cãi quẩn là Thần không muốn con người là những người máy (robot) nên ban cho con người một ý chí tự do (free will) và vì vậy mà con người phạm tội ác. Nhưng Thần ban cho con người cái ý chí tự do này từ điểm nào trong cuộc đời? Từ khi còn là cái bào thai trong lòng mẹ, từ khi sơ sinh, chập chững biết đi, trong tuổi vị thành niên, khi đã trưởng thành, hay khi đầu óc trở thành như đầu óc của Cựu Tông Tông Reagan hiện giờ (bị bệnh Alzheimer nặng, không còn nhận biết sự việc)? Những đứa trẻ sinh ra đã bất bình thường bởi trăm thứ tật nguyền có được Thần ban cho cái ý chí tự do này hay không, và chúng sẽ xử dụng cái ý chí tự do này khi nào?
 
Một mặt khác, không tuân lời Thần có phải là một tội ác hay không, hay đó chỉ là theo bản năng của một ý chí tự do mà Thần đã ban cho con người. Nếu đã cho con người một ý chí tự do thì phải tôn trọng ý chí tự do đó, tại sao Thần lại chỉ chấp nhận có một loại ý chí tự do duy nhất là phải thờ Thần, tôn kính Thần, tuân phục Thần dù rằng từ cái ý chí tự do đó con người có thể thấy những thuộc tính của Thần không đáng thờ, không đáng tôn kính, không đáng tuân phục. Vả chăng, hành xử ý chí tự do như thế nào để dẫn tới sự xuất hiện của những vi trùng ho lao, dịch hạch, các thiên tai, bệnh tật, là một điều hơi khó hiểu, nhưng cũng chưa ai giải thích được. Chuyện lẩm cẩm càng ngày càng trở nên lẩm cẩm hơn, nhưng mà vẫn có người tin, vì tin thì không biết, đã biết rồi thì...hết tin..
 
6. Ông Đỗ Mạnh Tri trích dẫn lời "Thánh" Augustin:
 
"Bạn Nguyễn Hoài Vân viết mỉa mai về Augustin và thuyết tiền định, bạn quên câu thời danh của Augustin: "Yêu thương mới là điều quan trọng."
 
Lời bàn của TCN:
 
Quên thì chắc không quên, chỉ là không muốn nhớ mà thôi. Không muốn nhớ đến vài câu "Thánh phán" thời danh khác của "Thánh" Augustin:
 
"Những kẻ thù như vậy, ta thật ghét chúng thậm tệ: Ôi hãy giết chúng đi bằng lưỡi kiếm của ngươi." 
(The enemies thereof, I hate vehemently: O that thou wouldest slay them with thy two-edged sword.)
 
Những kẻ thù này là ai? Họ là những người thuộc phái Ngộ Thuyết (Gnosticism), tìm sự giác ngộ qua sự hiểu biết và kiến thức
 
Yêu thương mới là điều quan trọng. Nhưng yêu thương kiểu này thì thật là đặc biệt và đặc thù CaTô,vì ta thấy trong lịch sử CaTô Giáo RôMa đầy những sự yêu thương kiểu này.
 
Thánh Augustine (cha đẻ của nền thần học CaTô và được CaTô giáo tôn sùng coi như là có trí tuệ siêu việt) phán như sau về sự chuyển động của trái đất, :
 
"Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh kinh không ghi lại bất cứ một giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam"
 
(It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam.)
 
Thánh Augustin đã "bé cái lầm", vì ở phía bên kia của trái đất ít ra là có ông Đỗ Mạnh Tri là hậu duệ của Adam và Eva dù ông Tri thuộc giống người da vàng mũi tẹt. Nhưng thời buổi này sửa lại mặt mũi cũng dễ thôi, chỉ cần bỏ tiền ra, vào mỹ viện là xong, có thể biến thành người Do Thái mấy hồi.
 
7.Ông Đỗ Mạnh Tri bàn về đức tin:
 
"Tin vào một Thiên Chúa toàn năng mà để cùng hàng với chuyện ông Táo chầu trời, chú Cuội cung trăng thì thật là thiếu nghiêm túc.
 
(...) Để làm sáng tỏ vấn đề một chút, cần phải phân biệt tin và biết, vì đã tin tất không biết và nếu biết tất không tin.
 
(...)Có thể phân biệt "tin rằng" và "tin vào". Tin rằng là một thứ biết thiếu chính xác, không chắc chắn, phi khoa học. Phần lớn những kẻ mê tín dị đoan thuộc loại "tin rằng". "Tin vào" là một cách sống, một thái độ, một cách ứng xử với tha nhân."
 
Lời bàn của TCN:
 
Tại sao lại là thiếu nghiêm túc nhỉ? Bản chất những niềm tin đó như nhau vì "tin tất không biết và nếu biết tất không tin". Như trên tôi đã chứng minh không làm gì có chuyện toàn năng, nhưng người ta vẫn cứ tin vào một vị Thần toàn năng. Chỉ cần nhin những sự việc xảy ra xung quanh mình cũng thấy toàn năng là một thuộc tính tưởng tượng của con người. Toàn năng làm sao mà cho tới bây giờ trên thế giới vẫn chỉ có khoảng 20% tin ở Thần toàn năng? Cách đây khoảng 23 thế kỷ, triết gia Epicurus đã đặt vấn đề dưới dạng tam đoạn luận (syllogism) như sau:
 
Hoặc Thần muốn hủy bỏ sự xấu ác, và không thể
 
Hoặc Thần có thể hủy bỏ nhưng không muốn
 
Hoặc Thần không thể, và không muốn
Nếu Thần muốn, nhưng không thể làm được, Thần bất lực.
Nếu Thần có thể, nhưng không muốn, Thần thật hư xấu.
Nếu Thần không thể và cũng không muốn,
Thần vừa bất lực vừa hư xấu
 
Nhưng nếu (như họ thường nói) Thần có thể hủy bỏ sự xấu ác
 
Và Thần thật sự muốn như vậy
Tại sao trên cõi đời này lại có sự xấu ác?
 
(Either god wants to abolish evil, and cannot;
Or he can, but does not want to;
Or he cannot, and does not want to.
If he wants to, but cannot, he is impotent.
If he can, but does not want to, he is wicked.
If he neither can, nor wants to,
He is both powerless and wicked.
But if (as they say) god can abolish evil,
And god really wants to do it,
Why is there evil in the world?)
 
Từ xưa tới nay, chưa có ai trả lời được câu hỏi mà Epicurus đã đặt ra, dù những bộ óc kém cỏi đã phát minh ra chuyện Thần muốn cho con người tự do, không muốn con người là những người máy. Nhưng nếu Thần toàn năng thì tại sao không thể tạo ra một con người tự do giới hạn, nghĩa là không thể có cái tự do làm ác mà chỉ có tự do làm thiện mà thôi. Chuyện đã quanh quẩn lại trở thành quẩn quanh..
 
Trên một khía cạnh khác, tin vào Chú Cuội hay tin vào Táo Quân còn đỡ hơn tin vào một Thiên Chúa toàn năng, vì chưa có ai nhân danh Chú Cuội hay Táo Quân để giết người hay ép người khác phải tin vào Chú Cuội hay Táo Quân, trong khi không biết bao nhiêu người đã tin vào Thiên Chúa và đã nhân danh Thiên Chúa để phạm phải không biết bao nhiêu là tội ác và gây ra không biết bao nhiêu thảm cảnh cho nhân loại. Thiếu nghiêm túc thì có thể, đối với một số người không hiểu thế nào là nghiêm túc, nhưng bản chất sự tin vào Chú Cuội hay Táo Quân thì lành thiện hơn nhiều.
 
Nếu ta không "tin rằng" có một Thiên Chúa toàn năng thì làm sao ta có thể "tin vào" Thiên Chúa đó? Chẳng có lẽ ta cứ "tin bừa" vào một Thiên Chúa toàn năng mà không cần "tin rằng" có một Thiên Chúa toàn năng. Tin như vậy là tin kiểu gì vậy. Thượng Tọa Thích Mật Thể viết rằng: "Tin mà không hiểu thì chỉ là mù lòa tin bướng tin càn". Đức Phật cũng nói: "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta" . Có nhiều người chỉ tin mà không cần hiểu, đó là nguyên nhân của những thảm họa trên thế gian..
 
8.Ông Đỗ Mạnh Tri tuyên dương phương tiện giáo dục của Thiên Chúa:

"Như trong tư tưởng của KiTô giáo: Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử và dù sao đi nữa, lịch sử vẫn dẫn tới Thiên Chúa. Các ông vua Ai Cập hành hạ dân Do Thái nhưng các ông không biết rằng chính Thiên Chúa đã dùng các ông như phương tiện để giáo dục Dân Chúa."
 
Lời bàn của TCN:
 
Tư tưởng của KiTô Giáo là tư tưởng bắt nguồn từ một niềm tin vào một quan niệm mà không hề có một ý niệm nào về quan niệm đó. Thiên Chúa, như trên đã chứng minh, chỉ là một quan niệm chứ không phải là một thực thể. Một mặt khác, nếu một vị Thiên Chúa toàn năng, nhân từ mà dẫn dắt lịch sử với những cuộc chiến tranh triền miên, với lò sát sinh (holocaust) của Đức Quốc Xã, với bao thảm cảnh mà con người phải gánh chịu, với bao bệnh tật và khuyết tật cả nơi những trẻ sơ sinh, thì tôi cho rằng thà không có vị Thiên Chúa đó còn hơn. Một mặt khác, lịch sử mà dẫn tới Thiên Chúa là một lịch sử của một thời đại man rợ và đen tối trí thức (dark ages), khi đó Âu Châu chìm đắm trong một sự đen tối trí thức chưa từng thấy: đó là khi mọi người bắt buộc phải tin vào một Thiên Chúa và thờ phụng Thiên Chúa, phải được dẫn tới Thiên Chúa bằng tàn bạo, giết chóc. Các nhà bảo vệ tín lý phi lý luận, đổ hết mọi sự lên đầu con người một cách rất thuận tiện để bảo vệ thanh danh toàn năng, nhân từ của Thiên Chúa, trong khi cái nhân xấu, ác không nằm trong con người. Trên thế giới có biết bao nhiêu người lành hiền, suốt đời không làm một việc gì ác, tại sao lại phải gánh cái tội mà bản chất không phải là một tội ác của một ông tổ Do Thái là Adam?
 
Thiên Chúa dùng các ông vua Ai Cập hành hạ dân Do Thái để giáo dục dân Do Thái như thế nào? Tại sao lại phải giáo dục dân Chúa. Tôi thật không thể tưởng là trong thời buổi này lại có người nhắc lại y chang những lời giảng Thánh Kinh quá ấu trĩ của các ông thày tu. Vua Ai Cập Pharaoh hành hạ dân Do Thái và ra lệnh ném xuống sông tất cả những đứa bé trai sơ sinh để giáo dục dân Do Thái? Kiểu giáo dục gì mà man rợ đến như vậy. Hỏi thật ông Tri nghe , ông có tán thành kiểu giáo dục này hay không? Và ông có muốn cho dân Việt Nam trở thành dân Chúa để được Thiên Chúa giáo dục theo kiểu này không? Cũng may cho dân Việt Nam không phải là dân Chúa, và dân Việt Nam quả là thông minh vì tuyệt đại đa số đã chê Chúa. Chính Martin Luther cũng phải nói rằng: "Dưới quyền lực của các Giáo Hoàng chúng ta khốn nạn, nhưng dưới quyền lực của Phúc Âm chúng ta còn khốn nạn gấp 7 lần".
 
Nhưng không phải là chỉ có vua Ai Cập mới hành hạ dân Do Thái mà chính Thiên Chúa đã ra tay hoặc sai người giết dân Do Thái, dân cưng nhất của Ngài. Muốn biết Thiên Chúa ra tay ác độc như thế nào tôi xin mời độc giả hãy lấy cuốn Cựu Ước ra đọc, đặc biệt là đọc kỹ những quyển Exodus (Xuất Hành), Dân Số (Numbers), và Phục Truyền (Deuteronomy). Ở đây tôi chỉ trích dẫn vài đoạn nhỏ trong Thánh Kinh:
 
Exodus 32: 23-29: Khi Mai-sen thấy dân chúng phóng đãng, liền ra đứng ở cửa trại kêu gọi: 
"Ai thuộc về Thiên Chúa, đến đây với ta". Tất cả người Lê-Vi đều tập họp bên ông. Ông nói với họ: "Thiên Chúa, Thần của Israel bảo: Mỗi người phải đeo kiếm vào, đi từ cửa trại này đến cửa trại kia và giết cả cho đến anh em ruột, người thân thích, láng giềng. Người Lê-vi vâng lời và hôm ấy có chừng 3000 người bị giết. Mai-sen bảo người Lê-vi: "Hôm nay anh em đã hiến thân phục vụ Thiên Chúa, chẳng sá chi đến cả con cái, anh em ruột mình, vậy Chúa sẽ giáng phúc cho anh em."
 
(Now when Moses saw that the people were unrestrained, then Moses stood in the entrance of the camp, and said: "Whoever is on the Lord's side, let him come to m." And all the sons of Levi gathered themselves together to him. And he said to them: "Thus says the Lord God of Israel:"Let every man put his sword on his side, and go in and out from entrance to entrance throughout the camp, and let every man kill his brother, every man his companion, every man his neighbor." So the sons of Levi did according to the word of Moses. And about thrê thousand men fell that day. Then Moses said: "Consecrate yourselves today to the Lord, thaT HE may bestow on you a blessing this day, for every man has opposed his son, and his brother.)
 
Quý độc giả có biết tại sao Thiên Chúa nổi trận lôi đình, định chính mình ra tay giết sạch đám người này (Now, let Me alone, that My wrath burn hot against them and I may consume them), sau vì Moses can để bảo vệ "thanh danh" của TChúa nên TChúa mới nhường cho Moses công tác đặc biệt này? Chỉ vì dân Do Thái ở đây thờ một con bò nhỏ bằng vàng và tin rằng chính con bò đó là Thần đã dẫn dân Do Thái ra khỏi xứ Ai Cập. Thiên Chúa toàn năng và nhân từ, hay thiệt là hay. 
Cám ơn ông Tri đã nhắc nhở cho dân ngoại đạo chúng tôi lòng nhân từ của Thiên Chúa. Nhưng tôi có một thắc mắc nhỏ, tại sao ông chưa đọc kỹ Thánh Kinh mà lại cứ thích diễn giải Thánh Kinh? Chúng ta hãy đọc thêm một đoạn trong Thánh Kinh.
 
Numbers 25: 1-9: Khi dân Israel đồn trú tại Acacia, một số thanh niên bắt đầu "thân thiện" với những thiếu nữ Moab ở địa phương. Các thiếu nữ này mời họ dự những cuộc lễ tế Thần của họ, dần dà họ không những chỉ dự các buổi tiệc mà còn thờ lạy các Thần đó nữa. Không bao lâu dân Israel đều thờ Baal, Thần của dân Moab. và Thiên Chúa nổi giận dữ dội đối với chính dân của mình. Thiên Chúa ra lệnh cho Moses: "Hãy bắt các trưởng tộc, treo cổ họ giữa ban ngày trước mặt Chúa, Chúa sẽ hết giận dân Israel. Moses ra lệnh cho các ông chánh án hành quyết tất cả những người nào thờ lạy Baal....Rồi tai họa đó chấm dứt, nhưng chỉ chấm dứt sau khi đã có 24000 người bị giết.
 
(While Israel was camped at Acacia, some of the young men began going to wild parties with the local Moabite girls. These girls also invited them to attend the sacrifices to their gods and soon the men were not only attenfing the feasts, but also bowing down and worshiping the idols. Before long all Israel was joining freely in the worship of Baal, the god of Moab, and the anger of the Lord was hot against his people. He issued the following command to Moses: "Execute all the tribal leaders of Israel. Hang them up before the Lord in broad daylight, so that his fierce anger will turn away from the people." So Moses ordered the judges to execute all who had worshiped Baal....So the plague was stopped, but only after 24000 people had already died.)
 
Một lần nữa, lại xin cám ơn ông Tri đã cho chúng tôi biết phương pháp giáo dục đặc biệt của Thiên Chúa đối với dân Do Thái. Nhưng tại sao Thiên Chúa lại muốn giáo dục dân Do Thái một cách "nhân từ" như vậy? Vì Thiên Chúa có máu Hoạn Thư, nhưng xét ra Hoạn Thư còn nhân từ hơn Thiên Chúa nhiều, chỉ hành hạ nàng Kiều sơ sơ rồi làm lơ cho nàng "cao chạy xa bay", còn Thiên Chúa thì quá nhân từ, chỉ giết sơ sơ lúc thì 3000 người, lúc thì 24000 người thôi.
 
Suy rộng ra thời cận đại, theo quan điểm của ông ĐMT, chúng ta có thể cho rằng dân Do Thái không hiểu rằng Thiên Chúa đã dùng Hitler giết 6 triệu người Do Thái làm phương tiện giáo dục dân Do Thái. Suốt 2 ngàn năm lịch sử, Giáo hội Ca Tô vu cho dân Do Thái cái tội giết Chúa con, hành hạ dân Do Thái đủ điều, dạy con chiên thù ghét dân Do Thái, vì thế mới có cái lối giải thích Thánh Kinh lạ đời là dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái. Hitler đã từng nói về chính sách của Đức Quốc Xã đối với dân Do Thái: "Chúng tôi chẳng qua chỉ thực hiện những điều giáo hội CaTô muốn thực hiện trong 2000 năm nay mà không thực hiện nổi"
Hitler cũng là một tín đồ CaTô và chủ trương của Hitler rất phù hợp với đường lối của Giáo hội CaTô Giáo Rô Ma. Chẳng vậy mà khi Hitler xâm chiếm nước Áo, Hồng Y Inmitzer ở Vienna ra lệnh cho tất cả các nhà thờ đánh chuông để ăn mừng. Ông khuyến cáo mọi tín đồ phải tuân phục Hitler vì sự tranh đấu của Hitler phù hợp với tiếng nói của Thiên Chúa 
(When Hitler invaded Vienna, Cardinal Inmitzer ordered the bells of all his churches to be rung in celebration. He recommended all Catholics to submit to Hitler , "whose struggles correspond to the voice of God"). Những tiếng chuông nhà thờ này được ông Tri mô tả như sau trong cuốn sách của ông, trang 204:
 
"Tiếng chuông nhà thờ bạn nghe đầy lạc quan vui vẻ như báo hiệu Đức KiTô đã sống lại, cùng dẫn bạn tới một tượng KiTô đội mão gai bị đóng đinh trên thập giá."
 
9.Ông Đỗ Mạnh Tri chê Bertrand Russell không hiểu Thánh Kinh:
 
Để kết thúc, ta hãy đọc một câu chuyện vui cũng Russell kể từ Phúc Âm:
 
"Ngài (Giêsu) đói bụng và thấy ở đằng xa một cây sung xanh lá. Ngài sung sướng đi đến với hi vọng có vài trái sung để ăn. Nhưng khi đến gần thì chỉ thấy có lá vì chưa đến mùa sung mọc trái. Và Giêsu nổi giận nói với cây sung: "Sẽ không bao giờ có người nào ăn trái của ngươi nữa"...và thánh Peter nói với Ngài: "Thầy ơi hãy nhìn cây sung bị Thầy NGUYN RỦA đang tàn héo... Câu chuyện này thật lạ lùng vì không ai nỡ đi trách một cây sung chưa đến mùa nên không mọc trái. Riêng tôi, tôi thấy trong cả hai lãnh vực khôn ngoan và đạo đức, Chúa KiTô không thể đứng ngang hàng với những vĩ nhân khác của lịch sử. Tôi cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Socrate đứng cao hơn Ngài trong hai lãnh vực này".
 
Chuyện lạ lùng là một đầu óc lỗi lạc như Russell có thể hiểu đức tin KiTô giáo và đọc Phúc Âm như thế. Dụ ngôn cây nho, cây sung hay cây vả được dùng nhiều trong Kinh Thánh.
 
-Luca 13,6-9: NGÀI NÓI VÍ DỤ NÀY: "Người kia có cây vả trồng trong vườn nho....."
 
-Matthêu 21, 18-21: Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói.Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!" Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: "Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?" Đức Giêsu trả lời: "Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế."
 
Chẳng cần phải là nhà Kinh Thánh học ta cũng biết rằng đây là một lối giảng dạy bằng dụ ngôn, bằng tác động. (...) Đọc dụ ngôn mà không biết uyển chuyển đôi chút, thật sự đáng tiếc nơi một con người đặt nặng vấn đề ngôn ngữ như B. Russell.
 
Lời bàn của TCN:
 
Ông Đỗ Mạnh Tri mà chê Bertrand Russel không hiểu đức tin KiTô và Phúc Âm thì thật quả là bạo phổi, coi trời băng vung. Bằng vào đoạn trên tôi có thể tin chắc ba điều:
 
1. Ông Đỗ Mạnh Tri chưa đọc kỹ cuốn "Why I Am Not A Christian" (Tại sao tôi không phải là một tín đồ KiTô) của Bertrand Russell.
 
2. Ông Đỗ Mạnh Tri cũng chưa đọc kỹ Thánh Kinh.
 
3. Và vì vậy, ông Đỗ Mạnh Tri không làm gì khác hơn là nhắc lại một cách giải thích Thánh Kinh chỉ có giá trị đối với những giáo dân kém hiểu biết.
 
Chứng minh?
 
Trong cuốn "Why I Am Not A Christian", câu chuyện về cây sung mà Bertrand Russell kể nằm ở cuối chương "The Moral Problem" (Vấn đề đạo đức). Trong chương này Bertrand Russell phê bình tư cách và đạo đức của Chúa Ki Tô (Giêsu) qua nhiều đoạn trích dẫn từ Thánh Kinh. Tôi sẽ trích dẫn phần này trong một đoạn sau. Cộng với câu chuyện cây sung, ông đã phê bình trí tuệ và đạo đức của Giêsu là thấp kém so với trí tuệ và đạo đức của Socrates và Đức Phật. Ngoài ra, Bertrand Russell cũng còn hiểu rõ thế nào là đức tin KiTô như ông đã viết rất chính xác trong chương đầu tiên: "What is a Christian" (Người theo đạo KiTô là gì?)
 
Thứ đến, câu chuyện cây sung trong Thánh Kinh có phải là dụ ngôn hay không? Câu chuyện đó do Giêsu kể để làm một dụ ngôn hay là do Matthew kể về những hoạt động của Giêsu. Điều rõ ràng là do Matthew kể về những hoạt động của Giêsu. Vì câu chuyện đó có đầu có đuôi hẳn hoi chứ không phải tự nhiên rơi ở đâu xuống.
 
Matthew 21 bắt đầu kể:
 
"Thế rồi, khi Giêsu và các môn đồ tới Jerusalem, và tới làng Bethphage ở gần núi Olives, Giêsu sai hai môn đồ đi trước vào làng.....
 
Và khi Giêsu tiến vào Jerusalem, cả thành náo động hỏi "Ai zậỷ"....
Giêsu đi thẳng vào đền thờ, đuổi hết những người mua bán ra ngoài, lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền, và ghế của những kẻ bán chim bồ câu....
 
Rồi Giêsu bỏ họ, ra khỏi Jerusalem, về trọ tại làng Bethphage đêm ấy.
Và chuyện cây sung bắt đầu: Sáng hôm sau, trên đường trở vào thành phố, Ngài thấy đói bụng....(Now, you know the rest of the story)
 
Vậy câu chuyện cây sung là một dụ ngôn hay chỉ là một trong những hoạt động của Giêsu được Matthew kể lại trong một câu chuyện có trước có sau? Câu chuyện này, cũng như nhiều chuyện khác, chẳng qua chỉ mang cái khả năng làm phép lạ của Giêsu, chẳng biết có thật hay không, để hù dọa dân chúng ngu dốt: "Này, đừng có làm phật ý Giêsu, hãy coi cái gương cây sung thì biết." Nhưng những chuyện trên cũng chứng tỏ một điều: Giêsu không có duyên học Thiền của nhà Phật nên rất ư là dễ nổi nóng (hot tempered). Đuổi những kẻ mua bán ra khỏi đền thờ là đủ rồi đâu cần phải vùng vằng lật đổ bàn ghế như trong các show trên TV? Đọc trong Thánh Kinh chúng ta thấy Giêsu rất dễ nổi quạu và dùng những lời lẽ còn tệ hơn lời lẽ của nhà "giết Việt Nam Chính Sứ" đối với những người không theo mình.
 
Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý. Cái dụ ngôn của ông Tri về chuyện cây sung dạy về cái gì vậy? Dạy ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển.
 
Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó tất nhiên có ông Đỗ Mạnh Tri, nhưng chưa thấy ai làm được chuyện này. TCN không tin ở Giêsu nhưng có thể làm được một chuyện: xin ông bạn vàng Mỹ ít thuốc khai quang Agent Orange rắc lên cây, cây cũng chết héo queo. Làm được nhưng vì hành động này vô đạo (Phật) nên TCN không làm.
 
10.Ông Đỗ Mạnh Tri mô tả hình ảnh Giêsu:
 
"Tin hay không tùy ý. Nhưng không thể không công nhận hình ảnh Giêsu trong Tân Ước là hình ảnh Đấng đến để phá tan sợ sệt, chiến thắng ác, khổ, chết; hình ảnh một Đấng Cứu Thế đã xuống tận đáy địa ngục để xóa bỏ địa ngục để giải thoát từng mỗi con người, mời gọi từng người tiến tới một cuộc sống trưởng thành và viên mãn."
 
Lời bàn của TCN:
 
Ở trang 178, ông Đỗ Mạnh Tri hiểu hỏa ngục là sự khai trừ giữa người và người chứ ông không tin là hỏa ngục có thật. Hãy khoan bàn đến cái hiểu của ông ĐMT, ở đây trước hết tôi muốn trích dẫn đoạn đầu của chương "Vấn Đề Đạo Đức" trong cuốn "Why I Am Not A Christian" của Bertrand Russell, để vừa "bàn" về câu trên của ông Đỗ Mạnh Tri vừa bổ túc cho cái chuyện cây sung trong phần trên:
 
Vấn đề đạo đức
 
"Bây giờ hãy bàn về vấn đề đạo đức. Tôi nghĩ Chúa KiTô có một khuyết điểm đạo đức rất trầm trọng, đó là Ngài tin vào địa ngục. Tôi nghĩ không một người nào thật sự có lòng nhân ái bao la lại tin vào sự trừng phạt vĩnh viễn. Theo Phúc Âm, Chúa KiTô chắc chắn là một người tin vào sự trừng phạt vĩnh viễn. Sách Phúc Âm cho thấy nhiều lần - sự thù oán một cách thịnh nộ của Chúa đối với những người không nghe theo lời dạy của Ngài - một thái độ thường thấy ở những người đi truyền đạo; nhưng điều này làm tổn thương đến giáo lý thượng đẳng của Ngài. Người ta không thấy thái độ này nơi Socrates chẳng hạn. Đối với những người không tin theo mình ông vẫn dịu dàng lịch sự, điều này, theo ý tôi, đúng với tư cách của một nhà hiền triết nhiều hơn là tỏ thái độ bực bội. Quý vị có lẽ cũng nhớ những gì Socrates nói trước khi qua đời và những gì ông thường nói với những người không đồng ý với ông.
 
Trong sách Phúc Âm, Chúa KiTô nói: "Ngươi là rắn, do rắn độc sinh ra, người không thể thoát bị đày xuống hỏa ngục" với những người không thích lời giảng của Ngài. Thật là những lời không đẹp đẽ gì. Và còn rất nhiều điều tương tự về hỏa ngục nữa. Dĩ nhiên, như khi nói về tội chống Thánh Linh: "Kẻ nào nói điều chống lại Thánh Linh thì sẽ không được tha thứ trong cõi đời này và cả cõi đời sau". Câu nói đã tạo ra bao nhiêu là đau khổ trên thế gian... Tôi thật sự không tin rằng một người có lòng nhân ái tràn đầy mà lại đi GIEO RẮC Sợ HÃI VÀ KHIẾP ĐẢM như vậy trên khắp thế giới.
 
 
 
Chúa KiTô cũng nói: "Con của Chúa Trời sẽ gọi các thiên thần để lùa ra khỏi nước Trời tất cả những kẻ phạm tội, những kẻ vô đạo lý và quăng họ vào lò lửa; những kẻ này sẽ than khóc và nghiến răng"; và Chúa KiTô tiếp tục nói thêm về những nghiến răng và than khóc. Điều này được kể đi kể lại nhiều lần đến nỗi người đọc phải nghĩ rằng chắc có một sự thích thú nào đó khi nói về than khóc và nghiến răng trong sách Phúc Âm, chứ không thì sao cứ nói mãi như vậy. Và quý vị hẳn cũng nhớ chuyện con cừu và con dê: Khi ngày tận thế đến, Chúa KiTô sẽ chia cừu và dê ra hai bên và ngài sẽ nói với những con dê: "Hãy rời khỏi ta, hỡi bọn bị nguyền rủa kia, để đi vào ngọn lửa vĩnh hằng". Ngài tiếp tục: "Và những con vật này sẽ đi vào ngọn lửa vĩnh hằng." Rồi ngài còn nói: "Nếu bàn tay ngươi phạm tội thì hãy chặt nó đi; thà ngươi sống tàn tật còn hơn là mang đủ hai tay vào hỏa ngục, vào ngọn lửa không bao giờ tắt, vào nơi sâu bọ không chết và lửa cháy không bao giờ tắt." Chúa KiTô lập đi lập lại mãi điều này. Tôi phải nói rằng tất cả giáo điều này, giáo điều rằng tội lỗi sẽ bị trừng phạt bởi hỏa ngục, là một giáo điều tàn nhẫn. Đây là một giáo điều đem sự tàn nhẫn vào đời và đem cho đời bao nhiêu thế hệ bị hành hạ tàn bạo, và Chúa KiTô, theo những gì ta phải tin vào sách Phúc Âm, phải chịu trách nhiệm một phần của sự tàn nhẫn này.
 
Còn những chuyện ít quan trọng khác, chẳng hạn như chuyện con heo Gadarene. Thật là thiếu lòng bác ái khi đặt ma quỷ vào trong bầy heo và bắt cả bầy ở trên dốc núi nhảy xuống biển chết chìm. Hãy nhớ Chúa KiTô là đấng toàn năng, thay vì đuổi ma quỷ đi một cách giản dị thì Ngài lại đặt chúng vào trong những con heo rồi nhận chìm cả đàn.
 
Xong còn chuyện lạ lùng về cây sung mà tôi luôn luôn thắc mắc...."
 
Đến đây quý độc giả chắc đã hiểu tại sao Bertrand Russell lại phê phán về trí tuệ và đạo đức của Chúa KiTô như trên, và chắc quý độc giả cũng nhận ra rằng người không hiểu Thánh Kinh không phải là Bertrand Russell, mà chính là ông Đỗ Mạnh Tri. Và có độc giả nào, trừ ông ĐMT, hiểu hỏa ngục là sự khai trừ giữa con người và con người.
 
Trong cuốn "Catholic Word Book", (Sđd), có giải thích thế nào là hỏa ngục:
 
"Hỏa ngục (hay địa ngục): Trạng thái hình phạt những người bị Chúa đầy - nghĩa là, những người chết trong tội lỗi, trong trạng thái tự xa lìa Thần và chống lại kế hoạch cứu rỗi của Thần. Hình phạt hỏa ngục bắt đầu ngay sau khi chết và không bao giờ chấm dứt."
 
(Hell: The state of punishment of the damned - i.e., those who die in mortal sin, in a condition of self-alienation fron God and of opposition to the di_vine plan of salvation. The punishment of hell begins immediately after death and lasts forever.)
 
Ông Đỗ Mạnh Tri nên viết thơ về Tòa Thánh Vatican yêu cầu Tòa Thánh phải sửa lại định nghĩa của địa ngục là sự khai trừ giữa người với người theo như ông hiểu.
 
Một mặt khác, bằng vào những đoạn mà Bertrand Russell trích dẫn lời Chúa trong Thánh Kinh, và đây mới chỉ là một phần ở trong Thánh Kinh, chúng ta thử để tâm suy nghĩ xem hình ảnh của Chúa KiTô có phải là hình ảnh của một Đấng đến để "Phá tan sợ sệt, chiến thắng ác, và xóa bỏ địa ngục" như ông Đỗ Mạnh Tri đã ca tụng ở trên hay không. Và con người sống trưởng thành viên mãn như thế nào? Chỉ cần tin vào Giêsu?
 
Trên đây tôi đã bàn về một số ý kiến của ông Đỗ Mạnh Tri trong cuốn "Ngón Tay Và Mặt Trăng". Thực ra tôi có thể bàn về rất nhiều điểm trong cuốn sách của ông Đỗ Mạnh Tri một cách tương tự, nhưng tôi cho như vậy kể cũng tạm đủ để soi sáng vài sự thật. Bài viết này không ngoài mục đích trình bày một sự hiểu cá nhân, dĩ nhiên là giới hạn và thiếu sót, về những vấn đề ông Đỗ Mạnh Tri viết trong cuốn sách của ông, để cho độc giả tự mình suy nghĩ và cân nhắc từng vấn đề một..
 
Những gì mà quần chúng được dạy để tin mà không cần đến lý lẽ,
 vậy thì ai có thể phủ bác niềm tin này bằng lý lẽ?
 
(What the populace learned to believe without reasons, who could refute it then by means of reasons?) - Friedrich Nietzche
 
Nhiều trí thức CaTô Giáo LaMã đã đưa ra một luận cứ như sau:

"Nếu đạo CaTô không tốt đẹp, không có chiều kích tâm linh v..v.., thì làm sao nó có thể phát triển trên khắp thế giới và tồn tại cho đến ngày nay với hàng tỷ tín đồ trong đó có biết bao nhiêu là người trí thức mà đầu óc không thua kém bất cứ ai."
 
Chúng ta hãy bỏ qua cái lịch sử đen tối của CaTô Giáo LaMã với những cuộc Thánh Chiến, với những Tòa Án xử Dị Giáo, với những chính sách thực dân, đế quốc nhằm tiêu diệt các nền văn hóa khác trên hoàn cầu, mà chỉ tìm hiểu tại sao tôn giáo đó tồn tại cho tới ngày nay.
 
Nhiều học giả đã nghiên cứu về vấn đề này, và sau khi xét đến mọi khía cạnh, từ bản chất đến lịch sử phát triển của CaTô Giáo RôMa, nhiều người đã đồng ý ở một điểm: "Trong CaTô Giáo RôMa chỉ có một phép lạ, đó là, với một lịch sử như vậy mà nó có thể tồn tại tới bây giờ." Và các học giả đó đã để tâm nghiên cứu về cái "phép lạ" tồn tại của CaTô Giáo RôMa cũng như của các tôn giáo độc Thần khác, thấy rằng cái phép lạ này sự thực không phải là phép lạ, mà có nhiều nguyên nhân. Những học giả này, trong đó có cả một số chức sắc trong CaTô Giáo RôMa, đã nghiên cứu rất kỹ về vấn đề này. Trong số này chúng ta thấy những tên quen thuộc như David Hume (thế kỷ 18), Ludwig Feuerbach (thế kỷ 19) và rất nhiều tác giả trong thế kỷ 20, cho tới ngay cả vài năm gần đây. Nguyên nhân tồn tại của các tôn giáo độc Thần thì có nhiều, sau đây tôi chỉ liệt kê 5 nguyên nhân chính mà không bàn sâu về những nguyên nhân này: Nhưng những nguyên nhân này chứng tỏ sự tồn tại của một tôn giáo độc Thần không có nghĩa là tôn giáo đó tốt đẹp gì, mà chỉ là cái hậu quả tất nhiên của những chính sách nhồi sọ, uốn nắn đầu óc con người, ngoài sự thừa hưởng truyền thống gia đình và xã hội.
 
1. Truyền thống gia đình: Nhận xét sau đây của nhà Thần học Do Thái Franz Rosensweig có thể áp dụng cho các tín đồ CaTô Giáo RôMa nói riêng, KiTô giáo nói chung:
 
"Niềm tin của một người Do Thái không phải là nội dung của một sự thực chứng, mà là sản phẩm của sự sinh sản. Người Do Thái, sinh ra bởi một người Do Thái, nhận thực niềm tin của mình bằng cách tiếp tục sinh ra người Do Thái. Niềm tin của hắn không phải là "tin vào" một cái gì: hắn chính là niềm tin"
 
(The belief of a Jew is not the content of a testimony, but rather the product of reproduction. The Jew, engendered by a Jew, attests his belief by continuing to procreate the Jewish peoplẹ His belief is not in something: he is himself the belief.)
 
Hiện nay, ở nước Do Thái, không có tự do tín ngưỡng. Mọi quyền đều nằm trong tay những ông Thày tu Chính Thống (Orthodox Rabbis): người dân sống ra sao, tin cái gì, cưới hỏi ra sao, và chết như thế nào, chôn ở đâu v..v.. tất cả đều thuộc quyền quyết định của những ông Ra-Bi. Thí dụ, một đứa trẻ sinh ra chỉ được công nhận là người Do Thái nếu mẹ là Do Thái. Những cuộc hôn phối giữa người Do Thái và người khác giống hay khác đạo đều không có giá trị và chính quyền không làm phép cưới. Những người này, khi chết không được chôn trong nghĩa địa Do Thái. Điều này áp dụng cho cả những người Do Thái (Jews) di cư từ nước Nga sang. Đó là một vài luật của "Dân Chúa" sau khi đã được các ông Vua Ai Cập "giáo dục" theo ý của Thần.
 
Những luật trên đại cương cũng là luật của CaTô Giáo LaMã cách đây mới vài chục năm. Nhưng ngày nay những luật này đã được nới lỏng (relax) để thu hút tín đồ và để khỏi bị tàn lụi. Tuy Tòa Thánh đã chính thức bỏ điều luật những người ngoại đạo phải theo đạo trong việc hôn phối, nhưng tôi vẫn chưa thấy một tuyên cáo chính thức nào của Giáo hội CaTô Việt Nam về vấn đề này. Và trong hầu hết các trường hợp vẫn còn sự ép buộc tối đa, chỉ nhượng bộ khi nào không thể ép buộc được với những người cứng đầu và với những con chiên hiểu biết. Than ôi! Thời đại sắp sửa khai hóa. (Không phải của Phan Bội Châu).
 
2. Được uốn nắn trí thức từ nhỏ: Sinh ra từ một gia đình CaTô, được uốn nắn từ nhỏ, ngay cả trước khi trí óc đứa trẻ phát triển và mở mang, lớn lên đứa trẻ làm sao có thể nghĩ khác được những điều đã nhồi vào óc chúng từ nhỏ. Các bậc cha mẹ cho đó là bổn phận mà không nghĩ rằng đó là một cách nhồi sọ, nhiều khi làm hại đến đầu óc của đứa trẻ hơn là giúp cho chúng phát triển để đương đầu với những sự thực ở ngoài đời. Tuy chịu ảnh hưởng gia đình từ nhỏ, nhưng nền giáo dục gia đình này không đủ để thuyết phục đứa trẻ tiêu hóa được những mê tín và huyền thoại hoang đường của tôn giáo. Cho nên đứa trẻ thường bị nhồi sọ, cho vào khuôn phép tôn giáo, ngay cả trước khi trí óc nó mở mang đến trình độ phán đoán, ở trong nhà thờ. Tín điều "không đi xem lễ hàng tuần là bị đày địa ngục" trước đây cũng không ngoài mục đích nhồi sọ này. Thật là dễ hiểu khi ta thấy ở các nước Âu Mỹ ngày nay số người bỏ đạo, hay ít ra là không tin vào những điều huyền hoặc trong Thánh Kinh, gia tăng vì số người đi lễ nhà thờ càng ngày càng giảm.
 
Linh Mục James Kavanaugh cũng đã đưa ra một nhận xét rất chính xác về sự thực của việc đi xem lễ nhà thờ trong một đoạn như sau (sđd. trg.32):
 
"Tôi quan sát người CaTô đến xem Lễ và lấy làm thương hại hắn vì một sự đào tạo đã làm vặn vẹo đầu óc và méo mó cái ý niệm về tôn giáo của hắn. Hắn đến xem lễ là vì những người lãnh đạo tôn giáo đã bảo hắn phải đến, những người này chính họ cũng ngoan ngoãn và không có tinh thần như hắn. Hắn sống trong thời đại của máy bay phản lực và bom nguyên tử, và cầu nguyện trong thế giới ảo thuật Trung cổ. Hắn thấy chán trước sự hiện diện của Thiên Chúa của hắn. Nhưng hắn vẫn tới, vì hắn đã được dạy từ nhỏ: địa ngục là nhà của những kẻ không tới xem lễ. Hắn quá sợ hãi để thú nhận rằng hắn chán.. Trong tôn giáo hắn là một người máy nhắc lại những câu trả lời mà hắn đã học. Hắn chưa bao giờ thực sự biết tới cái lạc thú của tìm tòi, sự kỳ diệu của khám phá, cái tự do rung động của những quyết định cá nhân. Hắn đã được dạy phải đọc cái gì, phải nghĩ như thế nào, và phải coi ai là bạn.
 
Giáo hội, giống như bậc cha mẹ giận dữ và lo sợ, vơ vào phần mình công trạng giúp đõ con người. Kết quả là những tín đồ CaTô bị đối xử như là những đứa trẻ và chúng tiếp tục tin như là những đứa trẻ".
 
(I watch the Catholic come to Mass and pity the formation that warped his mind and distorted his religious sense. He comes because he has been told to come by religious leaders who are as docile and listless as he...He lives in a world of jets and atomic bombs, and prays in a world of medieval magic. He is bored in the presence of his God. And yet he comes, because he has learned from his youth that hell is the home of those who miss Mass. He is too frightened to admid he is bored...In religion he is a robot who can only recite the answers he has learned..He has never really known the joy of search, the wonder of discovery, the exciting freedom of personal decision..He has been taught what to read, how to think, and whom to call his friend...
 
The Church, like a frightened and angry parent, takes much too credit for the help that it can offer man. Consequently Catholics are treated as children and they continue to believe as such..)
 
Và theo Joseph D. Daleiden, một học giả CaTô, trong cuốn "The Final Superstition", trg. 408, thì:
 
 
"Triết gia Denis Diderot (thế kỷ 18) có kể chuyện sau đây về một lãnh tụ thổ dân ở Hoa Kỳ, sau khi nghe nhà truyền giáo kể những chuyện kỳ lạ trong KiTô Giáo, trả lời như sau:
 
 Người anh em, hãy nhìn lên đầu tóc bạc phơ của tôi; ông thực tình nghĩ rằng có thể làm cho một người ở tuổi tôi tin vào những chuyện đó sao? Nhưng tôi có 3 đứa con. Đừng có nói với đứa lớn nhất, nó sẽ cười cho. Hãy tới đứa nhỏ nhất, ông có thể làm cho nó tin bất cứ cái gì mà ông muốn." 
 
(Brother, look at my head, my hair is quite gray; seriously, do you think you can make a man of my age believe all these stories? But I have three children. Don't address yourself to the oldest, you will make him laugh. Get hold of the little one, you can persuade him of anything you like.)
 
Và Schopenhauer đã nhận xét rằng:
 
"Các linh mục đã dạy những tín điều siêu hình cho con người từ lúc còn nhỏ, trước khi khả năng phán đoán phát triển, kết quả là những tín điều đã in vào đầu óc đứa trẻ, bất kể là vô nghĩa tới chừng nào, sẽ nằm trong đó suốt đời."
 
(Priests must impart their metaphysical dogmas to man at a very early age, before judgment has awakened, thus in early childhood, for then every well impressed dogma, however senseless it may be, remains forever.)
 
Và Charles Darwin cũng đã viết như sau:
 
"Sự thường xuyên in vào trí não các trẻ thơ về một niềm tin nơi Thần (God) tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ đến độ đối với chúng vứt bỏ niềm tin này cũng khó như là một con khỉ vứt bỏ cái bản năng sợ hãi và thù ghét một con rắn."
 
(..the constant inculcation in a belief in God on the minds of children produces so strong an effect..that it would be as difficult for them to throw off their belief in God as a monkey to throw off its instinctive fear and hatred of a snake.)
 
(Nếu cho rằng khỉ là tổ của loài người theo thuyết tiến hóa là không hiểu gì về thuyết tiến hóa. Khỉ chỉ là một giai đoạn tiến hóa của các sinh tế bào (bio-cells) trong một quá trình tiến hóa kéo dài nhiều tỷ năm. TCN)
 
3. Con người thường có tinh thần trốn tránh trách nhiệm:
 
Những tôn giáo độc Thần Tây phương khai thác triệt để sự yếu kém của con người, reo rắc mặc cảm tội lỗi vào đầu óc con người. Do đó niềm tin vào Thần thường được các tín đồ dùng để trốn mọi trách nhiệm, và quy cho mọi sự là do ý muốn của Thần. Trước những bất hạnh xảy ra cho mình, nhiều khi do chính sự lầm lỗi của mình gây ra, một tín đồ KiTô Giáo thường cho đó là ý muốn của Thần và thường được các vị lãnh đạo tôn giáo dạy rằng đó là sự thử thách của Thần để nuôi dưỡng niềm tin nơi tín đồ. Cũng vì vậy mới có luận điệu là các ông Vua Ai Cập hành hạ dân Do Thái là do ý của Thần muốn giáo dục dân Do Thái. Ngay cả khi John Paul II bị ám sát cũng có người tin rằng đó là sự thử thách của Thần để JPII giữ vững niềm tin. Các nhà truyền giáo truyền đạo nơi đám dân ngu dốt ít học cũng reo rắc vào đầu óc của họ là nghèo khổ là do ý Thần và đó là con đường chắc chắn nhất để lên Thiên đàng. Bài giảng "phúc thật (hay giả) 8 mối" trong Tân Ước cũng cùng một lập luận như vậy. Thay vì cố gắng để cải tiến hay để sửa đổi lại những lỗi lầm hay những hoàn cảnh khó khăn, các tín đồ CaTô thường tìm con đường trốn tránh trách nhiệm bằng cách chấp nhận mọi sự là do ý của Thần.
 
Cũng vì khai thác được cái tinh thần trốn tránh trách nhiệm này mà các nhà lãnh đạo tôn giáo độc Thần mới có thể ngự trị trên đám người thấp kém, những người tin rằng Cha cũng như Chúa, và để mọi sự quyết định cho Cha, chỉ việc tuân theo lời cha dạy là xong.
 
4. Con người sợ chết, cần một sự an toàn và muốn trở thành bất tử.
 
Có thể nói con người thường sợ chết, không ai muốn chết, và làm đủ mọi cách để kéo dài cuộc sống. Những người cuồng tín, sẵn sàng "tử vì đạo" là những kẻ hi vọng được một cái gì đó tốt đẹp hơn sau khi chết, thí dụ như một danh hiệu "thánh tử đạo", hay một chỗ ở trên Thiên đàng v..v.. Các Thập Tự Quân trong các cuộc Thánh Chiến luôn luôn được Giáo Hoàng hứa dành cho một chỗ trên Thiên đàng. Trước những bệnh tật, thiên tai, bất trắc của cuộc sống, con người mơ ước một cái gì vĩnh cửu, và không có gì hấp dẫn hơn là một Thiên đàng hứa hẹn bởi các chức sắc KiTô giáo. Nhưng quan niệm sống đời đời ở trên Thiên đàng của KiTô giáo không phù hợp với đầu óc các thổ dân ở Châu Mỹ và ở Á Đông. Trong cuộc Thánh Chiến Albigense, được hỏi là làm sao phân biệt được ai là tín đồ và ai theo tà đạo, đại diện của Giáo Hoàng đã ra lệnh: "Giết hết đi ! Thần sẽ nhận biết ai là tín đồ của Người." (Kill them all, God will recognize his own). Điều này ngụ ý các tín đồ sẽ được Thần cho lên Thiên đàng sau khi bị giết chết.
 
5. Sách lược tuyên truyền lừa dối và ngụy tạo lịch sử của Giáo hội.
 
Có thể nói, Giáo hội CaTô Giáo RôMa và thuộc hạ ở các địa phương, nhất là ở các nước chậm tiến, đã có những sách lược tuyên truyền tinh vi nhất để nắm giữ tín đồ qua truyền thanh, báo chí, TV v..v.. để nhồi vào óc đám tín đồ những thông tin sai với sự thực. Những sách lược này đã được nhiều học giả nghiên cứu và phanh phui. Chúng ta hãy đọc 3 tài liệu sau đây:
 
Trong cuốn "Communism, Democracy , and Catholic Power", Paul Blanshard dành nguyên một chương dài 31 trang, từ trang 212 tới trang 242, để khai triển với nhiều tài liệu dẫn chứng những điểm ông viết trong đoạn mở đầu sau đây về mánh lới bóp méo sự thực của Vatican (The Management of Truth: The Vatican):
 
"Là một tổ chức tôn giáo trong thế giới, Vatican đã thông thạo trong cách xào xáo bóp méo sự thực bằng những phương cách lạ kỳ để đẩy mạnh những chương trình toàn cầu của Giáo hội. Tòa Thánh đã thông thạo trong việc che dấu lịch sử, khai thác sự ngu tối của con người, và ngụy trang những chính sách phi dân chủ của mình.."
 
(As an institution in this world the Vatican has learned to manipulate and manage the truth in strange ways in furthering its worlđwide programs. It has learned to shade history, exploit human ignorance, and disguise its undemocratic policies..)
 
Trong cuốn "Freedom's Foe - The Vatican", Adrian Pigott cũng để ra nguyên một chương dài 13 trang, từ trang 59 tới trang 72, để viết về kỹ thuật tuyên truyền của Giáo hội CaTô RôMa (Roman Catholic Propaganda) và khai triển những điểm chính như tuyên truyền cá nhân (Personal Propaganda), báo chí (The Press), văn chương, kịch nghệ và phim ảnh (Literature, Stages and Films), tuyên truyền qua những trưng bày công cộng (Propaganda by Public Exhibitions), xuyên tạc những biến cố chính trị (Distortion of Political Events), tổ chức hoạt động CaTô (Catholic Action), một tổ chức toàn cầu của Giáo hội mà thực chất là những đạo quân số 5 trong những quốc gia để phục vụ cho Vatican (..this comprehensive term , Catholic Action, in effects, amounts to the foundation inside many countries of a sort of "fifth column" intriguing for the benefit of the Vatican.)
 
Và trong cuốn "Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus", William Harwood đã viết như sau, trang 16:
 
 Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý. Nếu sự khám phá này được đưa đến với đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - KiTô đã bị quật bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi.
 
Trước nguy cơ bị loại này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có. Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là Thánh Kinh của họ thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài ngay lập tức dẹp bỏ phúc trình này thì họ không còn là tín đồ CaTô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích chuyên biệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái - KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên. Cái phương pháp luận đó đã được biết là "Thần học"..
 
Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái - KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm hoang đường.
 
(One by one the various books of the bible were discovered to contain errors of fact; inaccurate guesses; rationalizations; prophecies ex-post-facto, usually combined with prophecies of the future that proved inaccurate; and unmistakable, deliberate lies. Had this discovery been allowed to reach general public, Judeo-Christian mythology would have suffered a blow from which it could not have hoped to recover.
 
Facing elimination, the current Pope appointed his own historians to examine the secular historians' conclusions and find the flaw in their evidence that he believed must be there. The outcome was that the Papal historians confirmed that their bible really was falsifiable fantasy. They presented the Pope with their reports and, when he promptly suppressed them, they all ceased to be Catholics. So the Pope ordered his propaganda machine to invent an alternative methodology to combat that of the historians, a methodology created for the specific purpose of reaching the conclusion that the Judeo-Christian bible is nonfiction, no matter how severely the evidence had to be distorted in order to achieve that objective. That methodology was 'theology'..
 
...Such was the power of the world's theocracies that, despite the publication of thousands of scholarly books and articles refuting every part of the Judeo-Christian bible, to this day the existence of unchallengeable proof that the bible is a work of fiction is unknown to ninety percent of the population of Chritian-dominated societies.)
 
Với những đầu óc bị nhồi sọ, uốn nắn từ nhỏ, qua những sách lược tuyên truyền lừa dối, xuyên tạc sự thực tinh vi nhất để nắm giữ tín đồ, các tín đồ khó có thể thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của gia đình và giáo hội. Cái điều đáng phàn nàn nhất trong KiTô Giáo là các bậc cha mẹ đã toa rập với giáo hội để biến đầu óc con cái mình thành những đầu óc của những con cừu của Panurge. Họ cho như thế là phải vì chính đầu óc họ cũng đã bị uốn nắn như vậy từ nhỏ. Cho nên, với chính sách nhồi sọ và khai thác như trên, chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy những bậc được gọi là trí thức CaTô mà cũng không thoát ra khỏi được cái vòng chật hẹp của một tôn giáo độc Thần, và niềm tin tôn giáo của họ cũng không hơn gì niềm tin của những "dân ngu khu đen" (Từ của ông ĐMT).
 
KiTô giáo là đạo của Tây phương cho nên người Tây phương luôn luôn có một mặc cảm yếu hèn trước một ông Thiên Chúa toàn năng mà họ được nhồi vào óc từ nhỏ là sáng tạo ra mọi vật trên thế gian và sẽ trừng phạt nặng nề những ai không tin ở Thần. Vì vậy Tây phương có câu: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên (Chúa)" (L'homme propose, Dieu dispose), trong khi ở Đông phương thì lại có câu: "Xưa nay nhân định thắng Thiên (Chúa) cũng nhiều".
 
Nếu chúng ta nghiên cứu và thực hành giáo lý Phật đà thì chúng ta sẽ thấy rằng, để đối phó với những yếu kém và khao khát như trên của con người, Phật Giáo có những phương pháp nhân bản trái ngược hẳn với những phương pháp uốn nắn đầu óc con người của KiTô giáo như vừa kể trên.
 
Trong Phật Giáo không có chuyện cha mẹ hay Tăng Ni áp dụng chính sách nhồi sọ con cái, Phật tử từ khi còn nhỏ. Nếu KiTô giáo dùng mọi cách, từ reo rắc sợ hãi đến hứa hẹn Thiên đàng, để nắm giữ đầu óc con người, thì trong Phật Giáo, khả năng của con người được đề cao tới mức tối đa. Phật giáo luôn luôn khuyên con người phải cố gắng và tinh tiến trong mọi lãnh vực. Tinh tiến là một độ Ba-La-Mật có thể dẫn con người đến giải thoát. Phật giáo cũng khuyên người ta phải nhận lãnh trách nhiệm những việc mình làm qua thuyết nhân quả: "Không một nơi nào trong vũ trụ này, dù là trên trời, dưới biển v..v.. mà ta có thể trốn tránh được nghiệp quả do thân, khẩu, ý gây ra." Không có một tôn giáo nào trên thế gian này mà Giáo Chủ lại khẳng định với các tín đồ là "Ta và các ngươi không khác. Ta là Phật đã thành, Các ngươi là Phật sẽ thành." Cũng không có một tôn giáo nào mà Giáo chủ lại nói với các tín đồ: "Đừng có tin những lời ta nói vì ta là Phật, mà chỉ tin khi đã chứng nghiệm vào chính bản thân những lời ta nói là không hư dối.". Nói tóm lại con đường của Phật Giáo để giải quyết các vấn đề là con đường tự chứng, con đường giác ngộ, trong khi con đường của KiTô giáo là con đường dựa vào ơn "cứu rỗi" của một người khác.
 
Để độc giả có một khái niệm về sự khác nhau giữa một tôn giáo "cứu rỗi" và một tôn giáo "giác ngộ" tôi xin trích dẫn vài đoạn sau đây của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, :trong cuốn "Thần Và Đường Xe Lửa ở New Haven.Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công" ("God and The New Haven Railway. And Why Neither One Is Doing Very Well", Beacon Press, Boston, MA., 1986, trg. 101-108). Chúng ta nên để ý rằng, cũng như Bertrand Russell, Giáo sư O'Brien đã so sánh Giêsu với Socrates và Đức Phật, nhưng dưới một khía cạnh khác, ngả về trí tuệ thay vì đạo đức.
 
"Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó. Một tôn giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác.
 
...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo khiến cho cái trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm tiêu chỉ cố gắng cho những đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời sống của Sư Phụ" đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi cũng như là trái đất chứa đầy những kẻ lắm điều. Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước. Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy". Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ có "ông cứu thế". Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa lạ lùng khác, cái "người khác" này thật là cần thiết để cho câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự "sống lại" thì không thể có chuyện để mà kể.
 
Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở "cải đổi", "sống lại", "thay đổi tận gốc rễ" trên căn bản một đời sống sống với một người khác.
 
...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.
 
Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Cái tiêu chỉ của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế.
 
Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một thí dụ tốt. Socrates là một đ_
 
ại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.
 
Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.
 
Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..
 
Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" ta thì sẽ được sống đời đời." Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA. Lời tuyên xưng này không làm cho anh được cái giải thưởng giáo dục của E. Harris Harbison. Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha", "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha", "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA".
 
Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này. Hồi Giáo là một trường hợp điển hình... Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái khái niệm Ki-Tô về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi.
 
Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy. Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ôngThầy - Cứu rỗi."
 
(A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.
 
...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students. All of those means of continuing "the life of the teacher" are eminently sensible and as broadly practiced as the planet is covered with talkers. But that scenario is not the New Testament line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher". But if that how it is, it is no "teacher" but "savior". Since the only way to have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant other, this "other" is indispensable for the ongoing story. Without "resurrection" the story cannot be told.
 
...Salvational religion depends, then, on "conversion", "resurrection", "radical change" on the basis of a life lived with another.
 
...In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.
 
...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a savior.
 
Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.
 
Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.
 
Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..
 
In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn't have students, he has disciples. And not accidentally. Jesus says, "he who believes in ME shall never die." Not who believes in my teaching, but who believes in ME. That claim will not get you the E. Harris Harbison Award for teaching. What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father. "Only the Son knows the Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.
 
Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in point. Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the saved.
 
...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities. This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery. If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.)
 
Vì hiểu niềm tin CaTô được gò ép từ nhỏ và củng cố như thế nào nên bài viết này không có mục đích phủ bác niềm tin của ông Đỗ Mạnh Tri hay của bất cứ ai. Và lẽ dĩ nhiên, bài này không phải để cho những "bà lão công giáo nhà quê" đọc, dù rằng các bà đó biết đọc. Vì, theo Linh Mục Thiện Cẩm, báo Chính Nghĩa, số 381, thì "chỉ cần một bà lão công giáo nhà quê, cũng có dư khả năng để trả lời những thắc mắc của nhà học giả Trần Văn Kha". Thật vậy, theo niềm tin KiTô giáo, thì Thiên Chúa là Đấng toàn năng (lại toàn năng!!), chính Người đã tạo dựng nên thế giới muôn loài (nghĩa là cả những bão lụt, sấm sét, thiên tai, vi trùng đủ các thứ bệnh, v..v..) , vậy thì việc dựng nên linh hồn cho mỗi con người, đâu có khó khăn gì (các em nhỏ sơ sinh bị khuyết tật, bị bệnh chứng Down, bị trì trệ trí óc (mentally retarded)nên cám ơn Thượng Đế toàn năng này) Tác giả Thiện Cẩm dựa vào lý luận trên để viết rằng: "như vậy làm sao có thể đối thoại nghiêm chỉnh với một người như ĐGH Gioan PhaoLô II?" Thảo luận trí thức như vậy thì thật là hết sẩy, cho nên tôi biết thân biết phận, xin chịu thua bà lão công giáo nhà quê (thực ra chính là Thiện Cẩm) trước. 
Nhưng xét cho cùng thì niềm tin của John Paul II có khác gì của bà lão công giáo nhà quê, vì Ngài đã chẳng phán rằng: "Điều mặc khải này dứt khoát, con người chỉ có thể hoặc chấp nhận hoặc chối bỏ." Vì 80% số người trên thế giới không phải là những bà lão công giáo nhà quê nên họ đã dứt khoát chối bỏ điều mặc khải này, và hơn 90% dân Việt Nam không phải là những bà lão công giáo nhà quê nên cũng đã dứt khoát chối bỏ mặc khải này.
 
Ở đây, tôi chỉ làm công việc phân tích sự kiện dựa trên lịch sử và những tài liệu hiện hữu. Tôi không nói rằng, khi viết bài này trong đó có những vấn đề thuộc lịch sử, thuộc những vấn đề tế nhị tôn giáo, tôi tuyệt đối không có thiên kiến. Một danh nhân đã nói rằng: "Người nào viết sử mà không có thiên kiến thì người đó phải có cái mặc cảm của Thần" (Those who write history without bias must have a God complex). Tuy nhiên, tôi đã cố giữ tính cách khách quan bằng phương pháp trích dẫn tài liệu có kèm theo văn bản gốc để cho các độc giả tùy nghi tham khảo và nhận định về mỗi vấn đề. Tôi tin rằng quý độc giả có dư khả năng để nhận định vấn đề. Còn về niềm tin thì ai muốn tin sao cũng được, mỗi người có một căn trí riêng và một nghiệp riêng.
 
Trên con đường xây dựng một quốc gia Việt Nam thống nhất và hòa thuận, sự hòa hợp giữa các tôn giáo là một ưu tiên đứng hàng đầu Tại sao vậy? Linh Mục Lương Kim Định có viết trong cuốn "Cẩm Nang Triết Việt" một câu rất chính xác, dựa theo những sự kiện lịch sử:
 
"Sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam đã đưa đến sự chia khối dân tộc ĐANG THỐNG NHẤT THÀNH HAI PHE LƯƠNG GIÁO làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ" và rằng: "Sự nghi kỵ này xem ra không sao xóa sạch được."
 
Vậy then chốt của vấn đề là làm sao xóa sạch được những nghi kỵ nhức nhối trong lòng dân tộc. Tôi cho rằng con đường tốt nhất để đi đến mục đích này là phân tích các vấn đề cho cặn kẽ, với tinh thần lương thiện trí thức, tôn trọng và chấp nhận sự thực để đi đến một sự chuyển hóa toàn diện. Như vậy, những tín đồ Ca Tô Giáo La Mã tại Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ nguyên nhân của vấn đề nhức nhối dân tộc này, và phải có can đảm chấp nhận những sự thực về tôn giáo của mình trong lòng dân tộc Việt Nam. Đám tín đồ thấp kém, thiếu hiểu biết thì không nói làm gì, nhưng các bậc trí thức phải có bổn phận nghiên cứu tường tận vai trò của tôn giáo của mình trong lòng dân tộc và hướng dẫn quần chúng tín đồ trên con đường hiểu biết, không nên duy trì những điều không còn phù hợp với trình độ văn minh và hiểu biết của nhân loại hiện thời, và đi ngược lại truyền thống yêu nước, yêu độc lập của dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng, sự nghi kỵ nhức nhối nói trên có xóa sạch được hay không hoàn toàn tùy thuộc ở những người Ca Tô Việt Nam, chứ không tùy thuộc ở hơn 90% những thành phần dân tộc còn lại. Vì, cái nguyên nhân sinh ra sự nghi kỵ nhức nhối này, theo Linh Mục Kim Định, là do sự du nhập của Thiên Chúa Giáo vào Việt Nam. Những ý kiến rải rác trong phần trên của bài này và vài ý kiến sau đây của tôi hi vọng có thể giúp họ tìm ra một lối thoát:
 
Cuốn "Đối Thoại.." đã đưa ra một số sự thực về vấn nạn trên và chứa nhiều tư tưởng đưa đến sự hòa hợp dân tộc, nhưng những người Ca Tô Việt Nam, ngay cả những bậc trí thức, không nhận ra được chỉ vì họ bị một chướng ngại tôn giáo (religious handicap) ngăn trở. Cái chướng ngại tôn giáo này nằm trong cái truyền thống CaTô và những sách lược của giáo hội nhằm nắm giữ đầu óc tín đồ. Cuốn "Đối Thoại.." ra đời đã được gần 2 năm, và sau một thời gian lâu không thấy phản ứng, nay tôi mới được đọc 2 bài phê bình tuyển tập này của hai tác giả trí thức Ca Tô: Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Chức, và cuốn "Ngón Tay Và Mặt Trăng" của ông Đỗ Mạnh Tri.
 
Điều không còn nghi ngờ gì nữa là các ông Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Chức, và Đỗ Mạnh Tri đều là các bậc trí thức. Nhưng tôi cảm thấy thất vọng khi đọc những lời phê bình của họ vì tôi không thấy ở bất cứ bài nào một sự thảo luận trí thức đứng đắn mà chỉ có những ngộ nhận, xuyên tạc cố ý để chống đỡ và bênh vực Giáo hoàng một cách mù quáng, trong khi chính Tòa Thánh Vatican đã nhìn nhận sự sai lầm của Giáo Hoàng và xin lỗi Phật Giáo. Nhất là sự hiểu biết của họ về lịch sử tôn giáo của họ và về Thánh Kinh thì lại càng đáng phàn nàn hơn nữa. Cũng vì vậy mà những luận cứ họ đưa ra không dựa trên luận lý (lôgic) hay các sự kiện mà chỉ dựa trên cảm tính riêng dưới ảnh hưởng nặng nề của niềm tin tôn giáo. Tôi không hiểu tại sao mang danh là trí thức mà họ lại có đầu óc như vậy cho đến khi tôi đọc một cuốn sách mới xuất bản của Ernie Bringas, một nhà Thần học Ki Tô, cuốn "Theo Đúng Sách Vở: Những Thảm Trạng Trong Hiện Tại và Quá Khứ của Sự Tin Tuyệt Đối Vào Thánh Kinh" 
("Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority", Hampton Roads Publishing Company, Inc., Charlottesville, VA., 1996). Trong cuốn sách này, tác giả đã để nguyên một chương dài 20 trang, từ trang 70 đến trang 90, để tìm hiểu đầu óc của những tín đồ Ki Tô Giáo mà ông cho là thuộc loại có một khuyết tật (an astrolabe mind): một đầu óc nhận thức về hiện tại với một tâm cảnh của quá khứ. (one who perceives the present with a mind-set of the past). Nói một cách tóm tắt thì một người có đầu óc như trên là một người có một "điểm mù" (blind spot) trong sự cân nhắc trí thức của họ. Họ có thể theo kịp đà tiến triển của nhân loại trong mọi lãnh vực của sự hiểu biết, trừ lãnh vực tôn giáo, trong lãnh vực này kiến thức của họ thuộc thời Trung Cổ. Theo Ernie Bringas thì:
 
"Những tín đồ Ki Tô từ chối không dung dưỡng một nghi vấn nào về cái mà họ coi là chân lý của Thượng đế. Nếu Thánh Kinh là lời của Thượng đế và giáo hội là do chính con của Thượng đế, Giê-Su, xây dựng, thì không thể có sự sai lầm trong sự diễn giảng Thánh Kinh của Giáo hội. (Lịch sử đã chứng tỏ trong quá khứ, Giáo hội đã nhiều lần diễn giảng sai lầm vì tin vào những điều sai lầm trong Thánh Kinh. TCN) Đặt nghi vấn hay thách đố những nền tảng tín ngưỡng trên là phá ngầm giá trị và thẩm quyền của Thánh Kinh, của Giáo hội, và Giê-Su. Do đó, không giống như các bộ môn đang trưởng thành khác trong đó người ta loại bỏ những tư duy sai lầm trong cuộc chiến để đạt tới chân lý, toàn thể Ki Tô giáo hầu như nhất trí loại bỏ những khám phá của sự tìm hiểu khoa học nào không phù hợp với những quan điểm truyền thống về Thánh Kinh.
 
Đó là sự khởi đầu của một tâm cảnh khuyết tật - một tâm cảnh cố thủ chống lại sự thực, dựa trên giả định là Kinh Thánh chứa những kiến thức rốt ráo, một tâm cảnh tuyên bố rằng mọi chuyện trong Thánh Kinh đều là những chuyện thực sự xảy ra trong lịch sử; một tâm cảnh tuyên bố rằng cái mà họ cho là thiêng liêng thì đặc biệt không thể thay đổi được, một tâm cảnh lấy thẩm quyền (của Thánh Kinh) làm chân lý của mình thay vì lấy chân lý làm thẩm quyền của mình.
 
...Đại đa số những tín đồ Ki Tô - và kéo theo những người phi Ki-Tô - là nạn nhân của một khoảng cách kiến hức đã đặt họ vào một trình độ hiểu biết tôn giáo thích hợp với thế kỷ thứ 17 hơn; do đó, có một đầu óc khuyết tật."
 
(Christians refused to allow a question mark on what they considered to be divine truth. If the Bible was the word of God, and the Church was created by God's own son, Jesus, there could be no error in how the Church interpreted the Scriptures. To question or challenge these foundations would undermine the validity and authority of the Bible, the Church, and Jesus. Thus, unlike other maturing disciplines that discarded faulty thinking in their struggle to obtain truth, Christianity almost universally rejected the findings of scientific investigation that conflicted with traditional views about Scripture..
 
It was the beginning of the astrolabe mind - a mind entrenched against truth on the assumption that the Bible possessed ultimate knowledge, a mind which declared all biblical stories to be historical happenings; a mind which declared that what it considered sacred was specifically unalterable; a mind which made authority its truth rather truth its authority.
 
...The vast majority of Christians - and for that matter non-Christians - are victims of a knowledge gap which places them at a level of religious understanding much more appropriate to the seventeenth century; ergo, the astrolabe mind)
 
Hiểu như vậy rồi, tôi thấy các tác giả trí thức Ca Tô nói trên thật là đáng thương vì từ nhỏ họ đã phải mang một đầu óc khuyết tật, khó có thể chữa lành trừ phi họ có một nghị lực và lòng dũng cảm mạnh mẽ. Và như vậy, hiển nhiên, khi những tín đồ Ca Tô Việt Nam cất bỏ được cái "astrolabe mind" hay "astrolabe mentality" đi và hướng dẫn khối tín đồ kém hiểu biết theo Chánh Đạo (Chánh Đạo ở đây không nên hiểu là Bát Chánh Đạo) thì vấn đề hòa hợp Lương Giáo sẽ không còn là vấn đề nữa. Và đây chính là cái phúc của người dân Việt Nam. Nhưng làm sao cất bỏ được cái khuyết tật trong đầu óc họ? Hi vọng Thượng đế trong họ chứ không phải là Thượng đế ngoài họ sẽ giúp họ thành công trong vấn nạn này.
 
                                                           Trần Chung Ngọc
                                              Madison - Wisconsin: Mùa Nắng Hạ

Nguồn:
https://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/phebinhdomanhtri.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ