Về tới Hứa Đô thì trời cũng chuẩn bị vào đông, thời tiết lạnh lẽo đáng lẽ thừa tướng Tào Tháo phải dễ chiụ, đằng này ngài có vẻ như nóng nực, bực bội chi đó. Ngài bèn sai một thị vệ và một thái giám, điệu ngay vua Hán Hiến Đế ra trình diện. Nhà vua vừa đi vừa run như cầy sấy, chả rõ Tào Thừa Tướng làm gì mình. Chỉ thấy viên thái giám thì cởi dây lưng quần cuả Tào Thừa Tướng xuống, còn viên quân thị vệ thì cầm đầu nhà vua ấn xuống và lấy roi quất túi bụi vào đít vào mông nhà vua ,bắt bò qua háng Tào Thưà Tướng. Xong việc thì viên thái giám kéo quần Tào Thừa Tướng lên thắt dây lưng lại như cũ. Màn giáo đầu vừa xong thì kế tiếp là màn thứ nhì, hai viên thái giám xách nách Phục hoàng hậu ra bắt quì trước mặt Tào Tháo. Kế đó thì có hai cung nữ quàng dây vào cổ Phục Hoàng Hậu mỗi người kéo một bên, chơi trò thắt cổ. kéo đến khi nào Phục Hoàng Hậu thè lưỡi ra thì thôi, tuyệt đối không để cho chết. Chơi xong hai trò chơi đương đại tuyệt hảo này thì Tào Thừa Tướng cho mọi người qui an. Có lúc đang vui khoác lác dăm điều ba chuyện với bá quan văn võ thì Tào Tháo nghĩ tới lúc đang làm Tam Tề Vương bị Hán Cao Tổ bắt cóc ở Vân Mồng trói mèo lại quăng nằm chèo queo như con chó dái đằng sau xe ngựa, rôì chả cần xử xét gì cả, hạ ngay một cú xuống Hoài Âm Hầu, an trí giam lỏng tại kinh thành trở thành tướng không quân. Rồi đùng một cái Lã Hậu kêu vào trình diện để bàn chuyện quốc sự, chưa tới nơi đã bị võ sĩ dẫn thẳng vào trong tháp chuông chém cho một nhát lìa đời. Thế là Tào Thừa Tướng lệnh cho ngự tiền thị vệ cho điệu cấp kỳ nhà vua Hiến Đế lên làm việc, viên thị vệ cởi hết quần áo nhà vua ra, đặt nằm trên một cái băng bằng gỗ. Nằm xong thì Tào Tháo nhào vào bóp dái, bóp đến khi nào mặt nhà vua Hiến Đế vừa xanh vừa vàng, miệng thè lưỡi ra không thở được nữa thì Tào thừa Tướng biết là hòn dái đã thọt lên cổ nghẹn họng không thở được nữa, nên ngừng tay không bóp nữa, để còn dành đó mà chơi tiếp lần khác, chớ bóp tiếp thì kể như mạng vua Hiến Đế đi đơì nhà ma ngay tức thì. Phần đất cuả Tào Tháo thì dân cư đông đúc, đất đai phì nhiêu, dân chúng bá tánh của ăn của để, tướng Võ hàng ngàn người, tướng Văn hàng trăm người, quân binh hàng nửa triệu, tha hồ mà an cư lạc nghiệp. Quân Ngô Thục liên minh có dở trò đánh phá thì cũng như mụt lở ngoài da chả có gì đáng bận tâm cả. Lâu lâu quan Tào Thừa Tướng dở chứng thì cũng chơi trò bổn cũ soạn lại, là sai cung nữ thắt cổ Phục Hoàng Hậu cùng bóp dái vua Hán Hiến Đế. Rồi trong lúc rượu say thế nào không biết, Tào Thừa Tướng không làm chủ được bản thân cuả mình, bóp dái mạnh quá, làm hai viên ngọc hoàn cuả Hiến Đế chạy thót lên cổ họng nghẹn thở chết quách, và Phục Hoàng Hậu thì lè lưỡi ra mà thác theo.
Đây nói về trường hợp Quan Vũ [tức Quan vân Trường], tiền thân là Hạng Vũ, bây giờ là Quan Vũ, vẫn giữ tên cũ là Vũ chỉ thay họ. Hồi thời Tây Hán thì Hạng Vũ chết vào năm ba mươi mốt tuổi. Thấy chết như vậy là lãng nhách quá uổng, Tư Mã Trọng Tương trong lúc qui án bèn cho thác sinh vào thời Tam Quốc ơn đền nghiã trả. Vì Vũ kết nghĩa ăn thề cùng sống chết anh em với Lưu Bang. Nên cha cuả Lưu Bang là Lưu Thái Công và vợ của Lưu Bang là Lữ Thị bị Hạng Vũ bắt ở Bành Thành, nhưng Vũ vẫn tôn trọng cha Lưu Bang như cha ruột cuả mình và vợ của Lưu Bang là chị dâu cuả mình. Vì nghĩa khí như thế sau này ở Tam Quốc, đêm đêm Quan Vũ thắp đèn gác cho hai bà chị dâu [phu nhân cuả Lưu Bị là Cam phu Nhân và My Phu Nhân] an giấc điệp, là lúc phong ấn từ quan, quá ngũ quan trảm lục tướng thì Nhan Lương Văn Xú cùng bốn tướng nữa vốn là những kẻ nội phản [nuôi ong tay áo] ăn cháo đái bát, nên sáu nhát đà đao cuả thanh long đao đưa hồn sáu đứa bất nghiã về bên kia thế giới. Với Quan Vân Trường thì ơn đền nghĩa trả, một cách quá ư là sòng phẳng. Ngay tướng Hoàng Trung của đất Xuyên khi giao chiến với Quan Vũ, vì con ngựa quá già yếu làm cho tướng Hoàng Trung ngã ngựa, nhưng Quan Vũ hoành ngang ngay thanh đao lại, và mỉm cười nói nhẹ nhàng với tướng Hoàng Trung:
Lạ thật ! Khi các nhân vật thời Tây Hán đi đầu thai, các "nhà chức trách" ở âm phủ đãng trí đến mức "siêu tưởng" không cho họ "ăn cháo lú". Nên không chỉ một vài người mà khá nhiều nhân vật thời Đông Hán nhớ vanh vách tiền kiếp của mình bị đối xử như thế nào, kiếp này (thời Đông Hán) tha hồ đền ơn trả oán...
Trả lờiXóa