Thời kháng chiến, ông thoát ly và đầu quân vào Tiểu
đoàn 308, rồi Trung đoàn Cửu Long của Lực Lượng Kháng Chiến Việt Minh.
Năm 1969, ông tham gia các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, sinh viên Phật tử Vạn Hạnh… và bí mật hoạt động nội thành. Năm 1972, ông bị bắt và giam cho đến năm 1975.
Cung Trầm Tưởng:
Năm 1969, ông tham gia các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, sinh viên Phật tử Vạn Hạnh… và bí mật hoạt động nội thành. Năm 1972, ông bị bắt và giam cho đến năm 1975.
Cung Trầm Tưởng:
Trung Tá Không quân VNCH, 10 năm tù "cải tạo"
MÙA
THU PARIS VỚI CUNG TRẦM TƯỞNG VÀ PHẠM TRỌNG CẦU - Vĩnh Đào
Mùa Thu Paris, Lyric Video
Thơ: Cung Trầm Tưởng / Nhạc Phạm Duy / Vũ Khanh hát
Cung Trầm Tưởng đặt chân đến Pháp vào đầu thập niên
1950. Ông ghi tên thi vào trường Kỹ sư Không quân ở Salon de Provence, ở miền
Nam nuớc Pháp. Trong thời gian học ở Pháp từ 1952 đến 1957, sinh viên Cung Trầm
Tưởng cũng hay về Paris và rất quen thuộc với khu Latin, khu trẻ trung và trí
thức, nơi tập trung các cửa hàng sách lớn của Paris, các tiệm café, nơi có công
viên Luxembourg, các giảng đường của viện Đại học Sorbonne, và đông đảo sinh
viên đủ các nước. Nơi đó Cung Trầm Tưởng có một mối tình với một người bạn gái
tóc vàng mắt xanh.
Một ngày đang giữa niên học, nàng nhuốm bệnh phải về quê tịnh dưỡng dài ngày. Chàng sinh viên thi sĩ tiễn nàng ra nhà ga để đáp một chuyến xe lửa về miền Provence.
Lên xe tiễn em đichưa bao giờ buồn thếtrời mùa đông Parissuốt đời làm chia ly
Mùa thu ParisTrời buốt ra điHẹn em quán nhỏRưng rưng rượu đỏ tràn ly
Mùa thu đêm mưaPhố cũ hè xưaCông trường lá đổNgóng em kiên khổ phút, giờ
Mùa thu âm thầmBên vườn Lục-XâmNgồi quen ghế đáKhông em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu ?Người em mắt nâuTóc vàng sợi nhỏMong em chín đỏ trái sầu
Mùa thu ParisTràn dâng đôi miNgười em gác trọSang anh, gót nhỏ thầm thì
Mùa thu không lờiSon nhạt đôi môiEm buồn trở lạiHờn quên, hối cải cuộc đời
Mùa thu! mùa thuMây trời âm uYêu người độ lượngTrông em tâm tưởng, giam tùMùa thu !… Trời ơi ! Tình thu !
Mười năm sau Cung Trầm Tưởng, một sinh viên Việt Nam khác là Phạm Trọng Cầu cũng đặt chân đến Paris để theo học lớp đào tạo của Học viện Cao cấp Âm nhạc. Và ông cũng đã có một mối tình sinh viên giữa khung cảnh của khu Latin. Trong thời gian du học tại Pháp từ 1962 đến 1969, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã sáng tác bài “Mùa thu không trở lại” khi cuộc chia tay xảy ra vào mùa thu. Ông tâm sự :
“Thời ấy mình có yêu một cô bạn gái có mái tóc đen dài,
đôi mắt buồn vời vợi. Đối với tôi… là một mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp
nàng vào mùa xuân, mùa hạ tình nồng cháy và mùa thu nàng ra đi. Nàng về nước để
từ đó không bao giờ trở lại Paris nữa. Hôm tiễn đưa nàng đi rồi, mình trở về,
bước từng bước như người say rượu, ngang vườn Luxembourg. Khu vườn đó, khi tôi
đi ngang, tôi chợt nhận ra mùa thu, vì chân mình đá rất nhiều lá vàng, trong
tôi tự nhiên vang một giai điệu “Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại…” Dù
là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, với tôi, mùa thu không bao
giờ trở lại nữa”.
Em ra đi mùa thu,
Mùa thu không trở lạiEm ra đi mùa thu,Sương mờ giăng âm u.Em ra đi mùa thu,Mùa thu không còn nữa.Đếm lá úa mùa thu,Đo sầu ngập tim tôi.
Ngày em đi,Nghe chơi vơi não nề,Qua vườn Luxembourg,Sương rơi che phố mờ,Buồn này ai có mua?Từ chia ly,Nghe rơi bao lá vàng,Ngập dòng nước sông Seine,Mưa rơi trên phím đàn,Chừng nào cho tôi quên ?
Hôm em ra đi mùa thu,Mùa thu không trở lại,Lá úa khóc người đi,Sương mờ dâng lên mi.Em ra đi mùa thu,Mùa lá rơi ngập ngừng,Đếm lá úa sầu lên,Bao giờ cho tôi quên ?
Phạm Trọng Cầu và Cung Trầm Tưởng, hai người ở hai bên chiến tuyến
Phạm Trọng Cầu sinh năm 1935 tại Phnom Penh, Campuchia, nhưng nguyên quán ở Hà Nội. Năm 1943, gia đình ông trở về Sài Gòn, rồi về miền Tây sống tại quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1948, Phạm Trọng Cầu trở lại Sài Gòn, tham gia phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên học sinh. Một thời gian sau, ông thoát ly và đầu quân vào Tiểu đoàn 308, rồi Trung đoàn Cửu Long của Lực lượng kháng chiến Việt Minh.
Năm 1956, Phạm Trọng Cầu nhập học khóa đầu tiên của trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ, mới được thành lập dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, ở số 112 đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp,năm 1962 ông sang Pháp thi vào Học viện Cao cấp Âm nhạc Paris (Conservatoire National Supérieur de Musique). Tại đây, ông đã viết bản nhạc “Mùa thu không trở lại” được xem như là một trong những bài hát tiêu biểu của “dòng nhạc thính phòng” và được các ca sĩ thượng thặng của Sài Gòn trình diễn.
Sau khi được trả tự do tháng 4-1975, Pham Trọng Cầu về công tác ở Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng phát động phong trào ca hát thiếu nhi, thành lập các nhóm hợp ca và sáng tác nhiều ca khúc cho thiếu niên.
Ông mất năm 1998 tại Sài Gòn. Ngày nay ở quận 9, trong một khu dân cư mới có một đường mang tên Pham Trọng Cầu.
Cung Trầm Tưởng sinh năm 1932 tại Hà Nội. Năm 1949, gia đình ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, ông học tiếp trung học tại trường Chasseloup-Laubat (sau đổi tên thành Jean-Jacques Rousseau rồi Lê Quí Đôn).
Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học, thi vào Trường Kỹ sư Không quân ở Salon-de-Provence, miền Nam nước Pháp. Trường này là một trong 5 trường đại học có qui chế quân sự có uy tín nhất của Pháp, cùng với Trường võ bị Saint-Cyr, Trường Bách khoa (Polytechnique), Trường Sĩ quan Hải quân và Trường Sĩ quan Cảnh binh. Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước phục vụ trong Binh chủng Không quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong khoảng thời gian này, 6 bài trong tập thơ Tình ca của Cung Trầm Tưởng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc : “Mùa thu Paris”, “Chưa bao giờ buồn thế”, “Bên ni bên nớ”, “Khoác kín”, “Kiếp sau”, “Về đây”.
Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng và lấy bằng
Tiến sĩ Khí tượng học tại viện Đại học Saint-Louis, tiểu bang Missouri. Sau đó,
ông trở về Sài Gòn tiếp tục phục vụ trong Binh chủng Không quân VNCH với cấp bực
cuối cùng là Trung tá. Sau biến cố 30-4-1975, ông bị bắt đưa đi cải tạo 10 năm.
Sau khi được trả tự do, ông sang Hoa Kỳ định cư từ năm 1993.
Cung Trầm Tưởng và Phạm Trọng Cầu đều được biết gần như cùng thời gian với những bài hát trở thành bất hủ trong dòng nhạc thính phòng quí phái của miền Nam các thập niên 60-70. Cả hai đều đã một thời gian du học tại Pháp, Cung Trầm Tưởng học trong một trong những trường kỹ sư có uy tín nhất nước Pháp, còn Phạm Trọng Cầu được thụ huấn trong một Học viện Âm nhạc danh tiếng của Châu Âu.
Năm 1975 là mốc định mệnh ; một người thì ra tù sau ba năm bị giam, người kia thì vào tù cải tạo rồi bị giam giữ 10 năm.
Phạm Trọng Cầu tuy được đào tạo trong một Nhạc viện Hàn lâm nhưng tác phẩm để lại rất ít. Tên tuổi của ông được nhớ đến chỉ nhờ có hai bài là “Trường làng tôi” và “Mùa thu không trở lại”, đều được phổ biến trong miền Nam vào những thập niên 60-70. Tuy ông đã tham chiến trong hàng ngũ Việt Minh và mất một chân trong một trận đánh, nhưng ông vẫn được nhận vào học trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn hình như không khó khăn lắm, và sau đó được phép đi du học tại Pháp, vào một thời điểm mà số sinh viên xuất ngoại du học rất ít. Sau khi Phạm Trọng Cầu bị bắt giam vào năm 1972 vì hoạt động gián điệp nội thành, hai bài hát “Trường làng tôi” và “Mùa thu không trở lại” vẫn được hát trên đài phát thanh, đài truyền hình, và được tự do phổ biến. Không có một lệnh cấm nào từ trên đưa xuống.
Chính sách văn hoá của chế độ VNCH vào các thập niên 60-70 tuy không có văn bản nào ghi xuống rõ ràng, nhưng có thể thấy được qua qui tắc làm việc của Giải thưởng Văn Chương Toàn quốc được thiết lập năm 1957. Tạp chí Văn Hữu số 21 do Bộ Văn Hoá miền Nam ấn hành năm 1962 có đăng một bài về “Lược sử Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc thời Đệ Nhất Cộng Hoà” (1954-1963). Tác giả bài viết cho biết là trong việc chọn các tác phẩm trúng giải có một nguyên tắc không thay đổi là không đòi hỏi một điều kiện nào về nội dung hay hình thức của các tác phẩm. Chủ tịch Hội đồng Giải Văn chương Toàn quốc lần thứ ba, học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã nêu lên tiêu chuẩn lựa chọn của Hội đồng là : “Tác phẩm được chọn sẽ là phản ánh của một nền văn hoá tự do, nghĩa là không bị bó buộc trong khuôn khổ của một hệ thống tư tưởng nào, hay phải theo một khuynh hướng văn nghệ hay chính trị nào cả”.
Cũng do một chính sách văn hoá nhân văn và cởi mở như
vậy mà các bài hát của Phạm Trọng Cầu còn được nhớ đến, cũng như những thơ văn
tiền chiến hay thời kháng chiến chống Pháp của Xuân Diệu, Huy Cận, Quang Dũng,
Hữu Loan… những ca khúc tình cảm hay chiến đấu của Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Nguyễn
Văn Tý, Văn Cao, Lưu Hữu Phước… vẫn được tự do phổ biến và thưởng thức, dù tác
giả còn sống hay đã chết, đang sống ở miền Nam hay miền Bắc.
Tưởng cũng nên nhắc nhở đến tính cách hết sức ôn hoà,
vô tư và rộng lượng của một chính sách văn hoá áp dụng ngay trong lúc đang diễn
ra một cuộc chiến khốc liệt nhất, một chính sách phục vụ cho một nền văn hoá
nhân bản đích thực, không để cho hận thù và ý thức hệ chính trị chi phối.
Vĩnh Đào
Cung Trầm Tưởng và Phạm Trọng Cầu đều được biết gần như cùng thời gian với những bài hát trở thành bất hủ trong dòng nhạc thính phòng quí phái của miền Nam các thập niên 60-70. Cả hai đều đã một thời gian du học tại Pháp, Cung Trầm Tưởng học trong một trong những trường kỹ sư có uy tín nhất nước Pháp, còn Phạm Trọng Cầu được thụ huấn trong một Học viện Âm nhạc danh tiếng của Châu Âu.
Năm 1975 là mốc định mệnh ; một người thì ra tù sau ba năm bị giam, người kia thì vào tù cải tạo rồi bị giam giữ 10 năm.
Phạm Trọng Cầu tuy được đào tạo trong một Nhạc viện Hàn lâm nhưng tác phẩm để lại rất ít. Tên tuổi của ông được nhớ đến chỉ nhờ có hai bài là “Trường làng tôi” và “Mùa thu không trở lại”, đều được phổ biến trong miền Nam vào những thập niên 60-70. Tuy ông đã tham chiến trong hàng ngũ Việt Minh và mất một chân trong một trận đánh, nhưng ông vẫn được nhận vào học trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn hình như không khó khăn lắm, và sau đó được phép đi du học tại Pháp, vào một thời điểm mà số sinh viên xuất ngoại du học rất ít. Sau khi Phạm Trọng Cầu bị bắt giam vào năm 1972 vì hoạt động gián điệp nội thành, hai bài hát “Trường làng tôi” và “Mùa thu không trở lại” vẫn được hát trên đài phát thanh, đài truyền hình, và được tự do phổ biến. Không có một lệnh cấm nào từ trên đưa xuống.
Chính sách văn hoá của chế độ VNCH vào các thập niên 60-70 tuy không có văn bản nào ghi xuống rõ ràng, nhưng có thể thấy được qua qui tắc làm việc của Giải thưởng Văn Chương Toàn quốc được thiết lập năm 1957. Tạp chí Văn Hữu số 21 do Bộ Văn Hoá miền Nam ấn hành năm 1962 có đăng một bài về “Lược sử Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc thời Đệ Nhất Cộng Hoà” (1954-1963). Tác giả bài viết cho biết là trong việc chọn các tác phẩm trúng giải có một nguyên tắc không thay đổi là không đòi hỏi một điều kiện nào về nội dung hay hình thức của các tác phẩm. Chủ tịch Hội đồng Giải Văn chương Toàn quốc lần thứ ba, học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã nêu lên tiêu chuẩn lựa chọn của Hội đồng là : “Tác phẩm được chọn sẽ là phản ánh của một nền văn hoá tự do, nghĩa là không bị bó buộc trong khuôn khổ của một hệ thống tư tưởng nào, hay phải theo một khuynh hướng văn nghệ hay chính trị nào cả”.
http://viethocjournal.com/2020/10/mua-thu-paris/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ