Sau khi dẹp yên Tây Sơn năm 1802 vua Gia Long làm lễ lên
ngôi hoàng đế ngày 2 tháng 5 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802).
Vua
Gia Long (1802- 1820)
HOÀNG ĐẾ GIA LONG:
Vua Gia Long, húy là Nguyễn Phúc Ánh chinh phục được
toàn bộ An Nam (tên Trung Quốc gọi Việt Nam khi đó) đã làm tên tuổi Ông lẫy lừng
khắp nơi khi đó.
Tên chữ Gia Long theo nhiều nghiên cứu trong các sách
sử là nói lên ý nghĩa thống nhất từ GIA Định đến Thăng LONG. Vua Gia Long lại
đóng đô ở Thuận Hóa. Đất nước phân định 3 miền Bắc Trung Nam với 3 thủ phủ Hà Nội,
Huế, Sài Gòn ngày nay từ đó.
Tên hiệu Gia Long còn có một ẩn ý khác của Nguyễn Ánh
là tỏ rõ sự bình đẳng quốc gia với Trung Hoa. Bây giờ chỉ nói đến Gia Long,
chúng ta tạm quên đi tên Nguyễn Ánh. Vua Gia Long lớn lên thời Vua Càn Long bên
Trung Hoa. Khi ông đăng quang thì là thời cai trị của Vua Gia Khánh. Trong chữ
Gia Long đã bao gồm Càn Long và Gia Khánh. Nghĩa là Vua của 2 nước láng giềng
thì xếp ngang nhau và quyền lợi như nhau trên bình diện quốc tế.
Vua Gia Long có cho sứ thần triều cống nhưng vật phẩm
toàn thứ cấp và sau này thì tuyệt nhiên cắt mà không tiếp tục. Đây là giai đoạn
sự lệ thuộc Trung Hoa chấm dứt sau mấy ngàn năm triều cống.
Vua Gia Long đã giúp Việt Nam mở rộng lãnh thổ rộng lớn
nhất trong lịch sử kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và vùng Nam Vang nay
thuộc Campuchia, bao gồm luôn hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Thái
Lan, có thể nói Ông là vị vua có nhiều công lao nhất đối với dân tộc Việt Nam
vì đã giúp ta khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa bằng cách
cho quân đội ra đảo thu thuế tàu buôn khắp nơi đi ngang qua đảo và đó là bằng
chứng chứng minh Việt Nam thật sự là chủ hai quần đảo ấy, vua Gia Long là vị
Vua đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đã đặt chân lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa mà đến ngày nay chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào của Việt Nam được đặt
chân đến (theo mình vua Gia Long rất xứng đáng để con cháu tôn thờ và biết ơn,
nếu không có Ông có lẽ bản đồ Việt Nam
không được như bây giờ, Vào năm 1835 Lãnh thổ Việt Nam vươn tới cực đại)
Vua Gia Long vì tránh chiến tranh với phương Bắc nền
làm biểu tấu xin được xưng vương, lấy quốc hiệu là Nam Việt (là tên quốc gia của
dân tộc ta trước đây là Nam Việt thuộc Bách Việt trước đây), tuy nhiên Càn Long
nổi giận và không cho phép đặt tên thế vì sợ lấy tên này sẽ giống như đời Hồng
Bàng, sẽ bao gồm cả 2 tỉnh lớn của Trung Quốc bao gồm cả đất của vùng Lưỡng Quảng
(Quảng Đông, Quảng Tây) ở trong đó (hai vùng đất này là của tổ tiên ta Bách Việt
bị Trung Quốc xâm lược và đồng hóa)
Vua Gia Long chỉ có vùng An Nam, cũng chẳng lớn hơn đất
Giao Chỉ xưa là mấy, nên vua Trung Quốc không cho lấy Nam Việt làm tên nước (vì
sợ Gia Long đòi lại hai vùng Quảng Đông và Quảng Tây)
Sau 3 lần cho xứ thần sang xin đổi tên Nam Việt nhưng
không thành vua Gia Long mặc kệ luôn, mày không cho đổi tao đổi luôn đó rồi làm
gì nhau (Lúc này Gia Long thắng được Tây Sơn nên uy thế và tiếng tăm lẫy lừng
nên ông không sợ Nhà Thanh), vua nhà Thanh là Gia Khánh lại sợ uy thế của vua
Gia Long vì Gia Khánh nhượng bộ sẽ làm mất
mặt nhà Thanh với các chư hầu khi đó, nên vua Gia Khánh chấp nhận yêu cầu của
vua Gia Long, nhưng phải đổi thành Việt Nam để phân biệt với các nước Việt khác
tồn tại ngày xưa.
Năm thứ 8 niên hiệu Gia Khánh (1803) vua Trung Quốc sửa
tên nước An Nam thành nước Việt Nam. Tháng sáu, lệnh sai Án sát sứ Quảng Tây là
Tề Bố Sâm, đến phong cho Nguyễn Phúc Ánh làm Quốc Vương Việt Nam - nước Việt ở
phương Nam
Tên Việt Nam này dùng để phân biệt với các nước Việt
khác đã tồn tại ở Trung Quốc.
Rất tự hào về Việt Nam thời kì này, quân sự chúng ta đứng
thứ 2 châu Á, chỉ sau China, chúng ta thoát khỏi Hán hoá và đứng ngang hàng với
China, công vua Gia Long thật không nhỏ!
THEO Ý NGHĨA CHỮ TƯỢNG HÌNH VIỆT CỔ:
Chữ Việt cổ là chữ của tộc Bách Việt, nó khác hoàn
toàn chữ Hán, khi bị nhà Hán thôn tính thì họ đồng hóa Bách Việt, xóa bỏ luôn
chữ Việt Cổ.
Khi các nhà khảo cổ tìm ra được cây kiếm của Việt
vương Câu Tiễn, trên thanh kiếm có khắc chữ VIỆT cổ nên mọi người mới hiểu chữ
Việt nghĩa là gì, vậy chữ Việt nghĩa là gì?
Bảo
kiếm của Câu Tiễn không rỉ sét, còn nguyên vẹn hoa văn và chữ viết. Lưỡi
gươm hai mặt vẫn còn sắc bén. (Ảnh qua Pinterest)
Chữ
Việt cổ bao gồm 3 chữ hợp thành:
Các
chữ được khắc trên thanh bảo kiếm
(Ảnh
qua Wikipedia)
Chữ thứ nhất là Chữ nhật (mặt trời)
Chữ thứ nhì là Long (rồng)
Chữ thứ ba là “người chim” Nhà nghiên cứu Nguyễn Đại
Việt cho rằng nó giống với hình tượng người mặc trang phục như người chim, tay
cầm binh khí đang nhảy múa trong lễ hội trên trống đồng Ngọc Lũ.
Chữ
“Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Phần chiết tự ở trên cho thấy chữ “Việt” cổ do mặt trời,
rồng và hình tượng người chim tạo thành.
Mặt trời được gắn liền với văn hóa của dân tộc Việt
qua hình tượng trống đồng được lưu lại đến ngày nay
Hình tượng người trong trang phục gắn lông chim cầm vũ
khí rất phổ biến trên trống đồng. Có thể suy đoán rằng, người Việt cổ thường
hóa trang thành người chim trong lễ hội. Đây rất có thể là biểu tượng hướng tới
truyền thuyết về việc tổ tiên con người là các tiên nhân có thể bay trên bầu trời.
Kết hợp với chữ rồng, thì nó hẳn là có hàm nghĩa “con rồng cháu tiên”. Dân tộc Việt từ cổ xưa vẫn luôn quan niệm rằng
mình là “con rồng cháu tiên”, đó là
nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Việt.
Nếu mặt trời đại diện cho nền văn minh, rồng và người
chim đại diện cho “con rồng cháu tiên”,
thì có lẽ chữ “Việt” cổ chính là để chỉ
nền văn minh của con rồng cháu tiên, chính là nền văn minh được tạo nên bởi người
Việt cổ.
Chữ
“Việt”trên kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
Chữ
“Việt” khai quật được tại tỉnh Hà Nam
Với ý nghĩa của chữ Việt này, người Việt có thể tự hào
về truyền thống văn hóa đặc sắc và độc đáo của dân tộc mình, cũng tự hào rằng
chúng ta chính là con cháu của Chư Thần, giống như truyền thuyết của bao dân tộc
khác trên thế giới.
Vậy ý nghĩa theo chữ tượng hình thì Việt Nam có nghĩa
là Con Rồng Cháu Tiên sống ở phía Nam
thuộc Nam Á!
THEO Ý NGHĨA CHỮ VIỆT (CHỮ HÁN):
Người Việt Nam (gồm 3 tộc Bách Việt là Nam Việt, Lạc
Viêt và Âu Việt gọp lại mà hình thành Việt Nam như bây giờ) là 3 tộc người còn
sót lại của tộc Bách Việt vẫn giữ tên cũ là VIỆT mặc dầu được ghi bằng tiếng quốc
ngữ - tiếng Hán 越 南 / Việt Nam
Ngoài ra Người Quảng Đông vẫn tự nhận ngôn ngữ của
mình là Việt Ngữ tức (粵 語)
Vậy sao chữ Việt /粵 mà người Quảng Đông sử dụng nhìn không giống
với chữ Việt /越 của người Việt
Nam sử dụng ?
Chữ Việt / 粵 để ý phía trên có bộ Mễ /米 tức lúa gạo bên ngoài hình vuông bao xung quanh giống
như đồng ruộng bên dưới là giống cái rìu. Chứng tỏ thời bây giờ giờ tộc Việt
thuộc văn minh săn bắn và trồng trọt, chuyên sống bằng nghề trồng lúa trong ruộng
nước nên mới coi âm lịch bằng con trăng nước ròng nước lớn, mới có Tết lúa nước,
chính là Tết âm lịch của dân Bách Việt đã bị Hán tộc xâm chiếm sau này.
Còn một chữ Việt 越
trong chữ Việt Nam có kèm theo một vũ khí tức là cái qua đi với bộ Tẩu có ý nói
là trong thời chiến người Việt, từng đoàn cầm vũ khí ra đi để chống giặc và giữ
nước chứ không chỉ cầm rìu làm ruộng như trong thời bình
Chữ Việt này cũng có nghĩa là "Vượt", vượt
qua một cái gì đó như một chiến tích. Chữ "VIỆT" là một chữ Tàu (..)
có nghĩa là "vượt qua - quá chừng -
phát dương lên" danh từ đó chỉ một nước ở đông nam cổ Trung Hoa, thường
có khuynh hướng vượt đi xa, tự giải phóng, phục hưng và bành trướng (chỉ rõ là
dân tộc ta luôn không muốn bị Trung Quốc xâm lược và đồng hóa, Trung quốc chiếm
đến đâu dân tộc ta càng tiến vế phía Nam Á nên quốc gia mới có hình chữ S như
bây giờ). Riêng tên gọi ấy cũng đủ bao hàm những đặt tính của dân tộc VIỆT. Còn
tiếng NAM chỉ một phương hướng.
Vậy hai chữ VIỆT NAM ghép lại, có nghĩa là miền nam của
dân tộc VIỆT....
Dân Quảng Đông sử dụng chữ Việt 粵 nguyên thuỷ vì sau khi bị
Hán xâm lược một số cụm dân vẫn sống trong "lòng
địch" mà không bỏ chạy họ vẫn yên phận làm nông làm ruộng mà sanh sống
như thời bình
Còn tổ tiên của dân Việt 越 hiện tại lại có nghĩa khác hẳn, sau khi lần lượt bị Tần
và Hán xâm chiếm đất đai người Việt tộc từ từ di chuyển từ phương Bắc về phương
Nam . Sau đó phát họa lại chữ Việt như ban thấy trong chữ 越 có bộ TẨU 走
và Qua 戉 đi cùng có nghĩa là chạy
thoát khỏi một sự việc sự kiện gì đó một cách rất có chiến tích.
Vậy Tổ tiên chúng ta muốn dạy điều gì cho chúng ta ở
đây trong danh xưng là Việt 越
?
Với chữ Việt 越
đi với bộ Tẩu có nghĩa là khi gặp thời chiến thì ta không an phận mà khi gặp nạn
xâm lăng vào thời chiến phải cùng nhau ra đi, cầm vũ khí đứng ra chống giặc để
giữ nước.
Tổ tiên của chúng ta khi đặt một cái tên gì, hay để lại
một câu chuyện gì, đều có kèm theo một ý nghĩa rất sâu sắc trong đó. Như vậy tổ
tiên của chúng ta có ý dạy cho dân ta phải biết trách nhiệm và bổn phận của
mình đối với đất nước và dân tộc: thời bình thì phải làm gì, và thời chiến thì
phải như thế nào đối với đất nước.
Tóm lại hai chữ VIỆT NAM ghép lại, có nghĩa là miền
nam của dân tộc VIỆT.... Nhìn vào chữ Việt thiêng liêng ấy tổ tiên của chúng ta
có ý dạy cho dân ta phải biết trách nhiệm và bổn phận của mình đối với đất nước
và dân tộc: thời bình thì phải làm gì, và thời chiến thì phải như thế nào đối với
đất nước. Nó thể hiện hết ý nghĩa qua chữ Việt ấy (chữ Hán)
"Học
hải vô nhai cần thị ngạn,
Thanh
vân hữu lộ chí vi thê."
Tạm dịch là:
Biển
học vô bờ lấy chuyên cần làm bến,
Mây
xanh có lối dùng chí cả làm thang.
Việt Nam quê hương chúng ta đẹp thật! Chúng ta phải
cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương nhe mọi người, vì đất nước là kết tinh từ
xương máu Cha Ông để lại đó! Mất quê hương là mất tất cả! Hãy Nhớ Nhé Mọi Người!
Lê Minh Khôi
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/100058304334769/posts/pfbid02PcAbbEFaEQRgu77UcSN4JKJa1xrroyZkTMJuRuEsandgVgfcqF2mU8WcwaoMfhpTl/?d=n
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ