Tôi hay nhắc về chuyện “ăn hàng” nơi thành phố năm xưa Quảng Trị, thế mà lại không nhắc đến
tiệm ăn Tiệm ăn Lưu Khách thì quả là
đáng trách. Thành phố Quảng Trị có to lớn bao la gì cho lắm đến nổi quên cái tiệm
ăn có món cháo tim cật ăn ngon nhớ đời thì quả tôi phải tự trách mình sao lại
vô tình
Con đường phố chính Trần Hưng Đạo chia hai bên này là
Phan Bội Châu đâm tuốt ra bờ sông. Bên kia bắt đầu con đường Lê Thái Tổ, từ Trần Hưng Đạo đi qua Lưu Khách tới Đồng Dụng
cắt Phan Đình Phùng hơi nhếch một xí trước tiệm sửa xe motor Bảy Hiền. Từ Bảy
Hiền ta theo bờ hồ chạy tuốt về Cửa Tiền tức cắt Phan Thanh Giản và cũng nắp
theo bờ hồ đi qua bún bò Cô Em, Cô Ba và đi về trường Nguyễn Hoàng…
Kể thế là dông dài, nhưng người viết mong giúp trí tưởng
tượng của các bạn từ từ vẽ lại trong trí nhớ dù có mập mờ một tí nhưng hi vọng
nó sẽ dần dà hiện ra con đường thân quen năm cũ …
Múi đường Lê Thái Tổ này có một căn nhà của vị mục sư
tin lành hình như là thuê lại ra sao đó.
Xong mới đến Lưu Khách. Và tiếp Lưu Khách là tiệm xe đạp Đồng Dụng, băng
qua Phan đình Phùng là tiệm sửa xe Bảy Hiền.
Tiệm ăn Lưu Khách nó khác Đường Ký và Nhuận Ký với lý
do Lưu Khách là tiệm ăn Việt Nam khác với Đường Ký, Nhuận Ký chuyên Mỳ Hoành
Thánh, Mỳ xào, Bánh Bao
Lưu Khách có một món ‘trứ danh’ vào thời đó khiến người viết phải chân thành mà nhắc lại
đó là CHÁO TIM CẬT.
“Tiếng
lành đồn xa” từ phường Đệ Tứ mà mà một học trò như tôi
phải ‘thân chinh’ lên đến đây mà ăn
cho được. Công chức và quân nhân thời đó ăn rồi truyền miệng cho nhau. Họ là
khách của món ăn Việt Nam nên năng tới lui. Tôi là học trò nhưng có cơ hội tới
tận bếp để mua đem về mới mục kích cái món Cháo
Tim Cật ra sao ?
Chú nấu bếp chỉ cần bỏ nước súp lên chảo, dưới là lửa
ga. Nước súp là điều quan trọng vị ngon ngọt ở trong đó. Không đợi lâu, vừa sôi
là chú bỏ vá cơm vào chảo. A cháo tim cật
là vậy ? Bỏ vá cơm vào vừa sôi lại là một vá TIM CẬT bỏ ngay vào. Xong chú đổ
ra gà mèn của tôi thêm hành ngò ở trên mặt.
Thế là tôi có một tô cháo tim cật đem về nhà. Cháo tim
cật Lưu Khách nó khác với cháo hầm, cháo gạo khác là vậy. Người làm bếp sẽ bỏ
cơm vào, cách nấu hạt cơm này là bí mật của chủ. Thưởng thức nó chúng ta sẽ
không có thứ cảm giác như ăn cháo hầm mà cũng không phải là hạt cơm... Nước hầm
cũng là bí mật thứ hai và sau hết là cách trộn tim cật là bí mật thứ ba. Tất cả
cho khách ăn một tô cháo tim cật ngon thơm ngát mũi. Sần sật bùi của tim cật
cùng béo của ít gan... một hỗn hợp rất đồng đều không dai quá lẫn trong vị ngọt
của nước súp . Ăn xong là nhớ, cứ tới Lưu Khách ăn thêm hay mua xách về nhà.
Ba tiếng CHÁO TIM CẬT tại Lưu Khách nghe thật đơn giản.
Nhưng chỉ có Lưu Khách là “TUYỆT CHIÊU” mới là chuyện lạ. Cháo chỉ dành cho
quán hay các triêng hàng rong. Nhưng khi đã là cháo Tim Cật nó được ‘nâng lên một
cấp’ do thứ cháo này được lên tên món ăn tại một TIỆM ĂN như tiệm Lưu Khách.
Tôi thì tin rằng ngày xưa Quảng Trị, thành phố này khi
nhắc về tiệm ăn nếu chúng ta quên đi LƯU KHÁCH với thứ CHÁO TIM CẬT thì thật là
quá thiệt thòi cho cuốn hồi ức quá khứ của một THÀNH PHỐ NĂM XƯA
Đinh Hoa Lư chiều nhớ món ăn phố Quảng Trị
19/9/2020
PS:
Bà con Tiệm Lưu khách đọc bài và comments:
Trước hết xin rất chân thành cám ơn người viết bài viết
này. Cũng đã gần 50 năm rồi mà tác giả vẩn nhớ như in từng chi tiết nhất là “cái vị ngọt của nước súp, và cái hỗn hợp
không dai quá” ấy. Tôi cũng là người
từng được thưởng thức những tô CHÁO TIM CẬT trong ngôi nhà “LƯU KHÁCH” đó, và
đó cũng là kỷ niệm tôi luôn nhớ mãi trong suốt thời kì thơ ấu của tôi ở Quảng
Trị. Đọc lại bài viết này tự nhiên thấy nhớ Quảng Trị quá, một lần nữa xin cám
ơn tác giả đã nhắc lại cái tên LƯU KHÁCH của một thời xa vắng.
*
Ngoài CHÁO TIM CẬT còn có món CHÁO LƯƠN mà con ghiền nữa
a... Ba Mạ con là chủ tiệm quán LƯU KHÁCH ngày xưa
(Kí tên: Nga - con gái ông LƯU KHÁCH)
Cám ơn Chú !
Đọc bài Chú viết Con nhớ Ba Con quá luôn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ