Gần
đến ngày Tiểu Tường của anh Đỗ Tư Nghĩa, mời quý anh chị Đồng Môn Nguyễn Hoàng
đọc bài viết của thầy Đỗ Tư Nhơn viết về em trai của thầy
Giờ đây Nghĩa đã về với tổ tiên, ông bà, thầy mợ nơi cõi vĩnh hằng sau 75 năm:
“Bước lững thững qua trần gian một bậnĐã thấy sầu in vết dưới chân im”(Bi khúc I.1972)
Một biến cố thứ hai đã ném Nghĩa và người dân Quảng Trị ra khỏi quê nhà, đó là mùa hè đỏ lửa năm 1972. Tất cả chạy loạn vào trại tạm cư Đà Nẵng – Quảng Nam. Nghĩa đưa bà nội vào Đà Lạt nương náu tại nhà người cậu ruột một thời gian rồi về Bảo Lộc dạy học. Tâm thức Nghĩa buồn đau vô vọng, đã gởi vào 4 bài Bi Khúc được sáng tác vào năm này. Những tâm hồn đồng điệu tìm đến với nhau: Lê Miên Tường, Trần Thoại Nguyên, Trần Nhơn, Huy, Nguyễn Đạt, chú Minh An, Hoàng Như Bứa, sư Viên Ngộ đã gặp gỡ và kết bạn với Nghĩa. Có người đã sớm ra đi, có người vẫn còn đâu đó, vẫn nhớ đến Nghĩa. Suốt 9 năm dạy học tại Bảo Lộc đã để lại trong tâm hồn Nghĩa những kỷ niệm đẹp. Đó là mối tình với Hoài An – cô giáo Đà Lạt xa nhà. Năm 1976, lễ cưới được người cậu tổ chức cho Nghĩa – An đàng hoàng tại Đà lạt.
Trong tập hồi ký “B’Lao và tôi thuở ấy” Nghĩa viết năm 2018 đã nhắc lại:
Ban đầu, lúc vợ con ra đi, Nghĩa đến ở với anh bạn Nguyễn Diệp, trong khu đất Sở Giáo Dục – Đà Lạt. Hôm tôi lên thăm, gặp ở đây Hoàng Như Bứa, Thái Tuấn họa sĩ và anh Nguyên, cha của Thái Tuấn ở Quảng Trị mới vào. Buổi tối rất vui, còn nhớ mãi. Một thời gian ngắn sau, Nghĩa về thuê căn phòng trọ gần nhà cũ đường Nhà Chung, cạnh nhà thờ Con Gà, ở đó suốt 30 năm cùng những chồng sách cũ, mới ngập cả phòng.
Rồi một bức tâm thư gởi Hoài An – (vợ Nghĩa) sau 10 năm xa cách. Nghĩa chân tình nói với Hoài An rằng: nếu có một người đàn ông biết yêu thương Hoài An và hai con, có trách nhiệm với gia đình thì nên đồng ý. Còn về phần Nghĩa, bấy lâu quen cuộc sống độc thân, không bị ràng buộc khó sống chung trong một gia đình.
Tôi lên Đà Lạt thăm Nghĩa nhiều lần, có lúc cùng đến nhà chị Hạnh – con người cậu ruột, ăn chè, hát cho nhau nghe. Có năm, lên Trúc Lâm thiền viện thỉnh kinh sách, Nghĩa mua tặng tôi nhiều tập, dĩa CD giảng đạo của quý thầy. Nghĩa nghiên cứu sâu xa và thực hành về đạo Phật cho nên sau này dịch sách của các đạo sư, ni sư thật rõ ràng, chú thích rất bổ ích cho người đọc.
Vốn liếng triết học Đông Phương và Tây Phương cũng tạo cho Nghĩa niềm say mê khi chuyển ngữ các tác phẩm mang giá trị tư tưởng lớn của nhân loại: Nghệ thuật sống, Suy niệm mỗi ngày, Kahlil Gibran, Phiếm thần luân… Năm 2018, trường Bảo Lộc tổ chức làm đặc san Về lại trường xưa, Nghĩa và tôi đều gởi bài tham gia. Học sinh cũ của Bảo Lộc thường lên thăm viếng chúng tôi lúc lành mạnh cũng như khi ốm đau. Đó là một cái duyên trong cuộc sống, tình thầy trò gắn bó. Kỷ niệm của anh em tôi ở Đà Lạt rất nhiều, nhưng gần đây nhất là lần gặp Nghĩa, cùng nhau đến vườn tượng của Phạm Văn Hạng, hôm đó có Thân Trọng Sơn, cô Linh Tiên. Anh Hạng có nhã ý: sẽ đưa linh cửu Nghĩa về đây để bạn bè đến tiễn biệt trước khi đến đài hóa thân. Nghĩa mỉm cười cảm ơn. Trên đường về, anh em chúng tôi đến thắp hương cho Nguyễn Diệp vừa qua đời trước đó. Đêm hôm ấy, ăn cơm xong tôi đến phòng Nghĩa nói chuyện, cuối cùng đồng ý nhờ anh Nguyễn Văn Cam liên hệ với một ngôi chùa gần đây. Lúc tôi chuẩn bị ra về, Nghĩa đưa cho tôi địa chỉ, điện thoại của một vài người để liên hệ khi cần.
Gần Tết, nghe tin Nghĩa bị tai biến phải nhập viện lúc đó tôi không vào được, ra Tết con trai tôi đã vào thăm chú. Lần này Nghĩa còn đi lại, ngồi, tay chân cử động được nhưng nói không rõ. Lần thăm sau, khi đã về lại nhà cũ của gia đình Nghĩa ký tặng bộ sách từ điển Bách khoa toàn thư triết học 4 tập bằng Tiếng Anh cho thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM. Người cháu trai đã liên hệ, mang sách đến cho thư viện. Họ gởi giấy cảm ơn, điều này làm cho Nghĩa cảm thấy vui.
Mùa Giáng Sinh 2020 đến sau những trận lụt nối tiếp nhau ở miền trung, chúng tôi lại vào thăm Nghĩa, có sách mới xuất bản. Nghĩa liền ký tặng tôi và tặng các bạn ở quê nhà. Chẳng bao lâu Nghĩa bị tai biến lần hai, tôi và con trai lên thăm vào 27 tháng chạp, chuẩn bị đón Tết Tân Sửu. Bệnh tình của Nghĩa nặng hơn, tuy mắt còn sáng, trí óc hiểu biết nhưng chân tay không cử động được, Nghĩa cảm thấy buồn vô vọng. Nhiều bạn bè gần xa đã đến thăm Nghĩa, từ Sài Gòn có vợ chồng Đoàn Đức, anh Võ Cẩm cùng BS Nhi con cô giáo cũ của Nghĩa. Ở Nha Trang có vợ chồng bạn Cúc- Lộc, vợ chồng Khang-Hằng, bạn thơ Trần Thoại Nguyên, Phạm Văn Hạng, Nguyễn Văn Cam, vợ chồng anh Bảo Cử, đều đến động viên Nghĩa, tình bạn thật đáng trân quý.
Khi chúng tôi về lại Quảng Trị, được tin Nghĩa bị dịch tràn màng phổi, phải thở oxy, giữa lúc dịch Covid đang lan tràn. Con gái Nghĩa bằng mọi cách đã về bên bố giai đoạn cuối đời. Chúng tôi thường liên lạc với nhau để biết tình hình sức khỏe của Nghĩa, khi nguy kịch, khi tạm ổn.
Nhưng rồi Nghĩa đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 6g15 sáng 16.09.2021 bên cạnh con gái và 3 cháu điều dưỡng, ông cậu tu sĩ Phật Giáo. Nhờ sự giúp đỡ của anh bạn Nguyễn Văn Cam, cậu Trí, 3 cháu điều dưỡng, cháu Diễm Thư đã tổ chức mọi việc cho đám tang trọn vẹn, trang nghiêm theo nghi lễ Phật giáo. Chú Nghĩa nhờ tu hành nhiều kiếp nên cuối đời gặp được nhiều duyên lành, được vợ, con quan tâm, nhất là cháu Diễm Thư thương yêu bố vô cùng, hiếu hạnh làm theo những điều bố mong muốn.
Bạn bè, bà con, học sinh cũ gần xa đã đến phúng viếng, gởi vòng hoa chia buồn cùng gia đình. Đêm cuối cùng tại nhà, các sư thầy, ni cô, bạn thân của Nghĩa đã đến tâm sự với thần thức Nghĩa thật ấm cúng cảm động.
Nghĩa là một con người quen sống thầm lặng, ít giao tiếp nhưng khi từ giã cõi đời lại được nhiều người thương tiếc về nhân cách, tâm hồn, sự khiêm tốn và tài năng qua các tác phẩm dịch và thơ để lại cho đời.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhóm "người hiền Đà Lạt" mà Nghĩa từng kính phục, đã gởi đến hai câu đối:
CHỐN HỒNG TRẦN BÈ BẠN LUỐNG ĐAU THƯƠNG”
“Sen hồng từng đóa ngạt ngàoLinh hồn trong trẻo hòa vào thiên thu”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ