Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 6) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Bây giờ chúng tôi mới thấy rõ trong tay bọn chúng đứa nào cũng lăm lăm con dao. Làm sao đây? Chúng tôi nhìn nhau không biết phải làm cách nào để giúp sức người ơn, đành trơ mắt ếch nhìn anh một cách bất lực. Nhưng lạ thay, chàng thanh niên vẫn bình tĩnh, tay chống nạnh sườn, nhìn đám du đãng đang giương nanh, múa vuốt, không một chút sợ sệt. Sau một lúc hò hét thị oai để cướp tinh thần đối phương, chúng hè nhau áp vô một lượt định tấn công anh bằng đòn hội chợ. Nhưng nhanh hơn chúng trước mấy giây đồng hồ, ba phát súng nổ chát chúa vang lên trong đêm tối tĩnh mịch. Cả bọn bỏ chạy tán loạn, té bò lê, bò càng. Vừa chạy vừa la thất thanh:
- Nó có súng! Nó có súng!
 

CHUYẾN TÀU NHANH – Thơ Phạm Ngọc Thái


  
                                         Hình minh họa 

 
CHUYẾN TÀU NHANH
              
Chành ra ba góc da còn thiếu                   
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa                             
                 (Hồ Xuân Hương)
 
Dòng nước trong em trào ra từ chỗ đó
Dưới một hang sâu. Nguyệt đỏ. Rừng xanh
Nhớ khi buồn em mở để anh xem
Hẹn tới lúc anh vào khai phá
 
Của trời đất dẫu to em vừa cả
Ai cũng có thời ăn chả, ăn nem
Mỗi em lại có một vị riêng
Cái của ấy chẳng bao giờ thấy đủ.
 
Kéo váy toang ra nhẹ nhàng em nằm ngửa
Đùi giang cánh hạc tựa trời xanh
Một lỗ buông mành cây lá phủ
Gang dài em hút tuột vào trong.
 
Mắt nhắm lim dim. Chôn khẽ động...
Khoảnh khắc tan tành cả "em, anh"
Sống ở trên đời mà sướng thế
Tội gì? Em nhỉ "chuyến tàu nhanh"...
 
                                   22.7.2022
                          PHẠM NGỌC THÁI
 
 

LẠC GIỮA RỪNG – Thơ Lê Phước Sinh


  

          
LẠC GIỮA RỪNG
 
Cây
Bỗng òa ra khóc
Ta
bối rối vô cùng,
ôm sát kéo vào gần
hôn má, môi
an ủi.
 
Lê Phước Sinh

NHỮNG BÀI TỨ TUYỆT #9 – Thơ Nguyên Lạc


   
                  Nhà thơ Nguyên Lạc

 
CHIỀU LỮ THỨ
 
Lữ khách. Tà dương. Nỗi nhớ nhà
Mắt vời cố lý tít mù xa
Tang thương điệp khúc muôn trùng vọng
Tám sải hồng chung nhủ thiết tha
 
 
RƯỢU LƯU VONG
 
Thiên hạ ai người lòng lớn rộng?
Cùng ta uống cạn chén lưu vong!
Thanh xuân thất chí tiêu đại mộng
Thống hận cuồng ngâm khúc Hồ trường!
 
 
THU TỰ VẤN
 
Chỉ là tiếng khẽ gió lay
Chỉ là xào xạc lá rơi tiếc cành
Vàng thu vương vấn sương hanh?
Chạm ngăn ký ức vỡ tràn hương xưa!
 
 
ĐÊM MƠ
 
Chong khuya đầy mắt bóng hình
Giấc mơ hồ điệp truy tìm cố nhân
Vũ y tha thướt nghê thường
Mãn khai một đóa quỳnh hương tặng người
 
                                                  Nguyên Lạc
 

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

LẠ LÙNG NGHỀ NGỒI IM CHO MUỖI ĐỐT, HÀNG TRĂM CON BÂU ĐEN KỊT TAY Ở HÀ NỘI - Toàn Vũ và Thảo Trinh

Hàng ngày, ở Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương, các cán bộ, viên chức vẫn miệt mài làm công việc thầm lặng mà chỉ nghe cũng khiến ai nấy "nổi da gà". Đó là ngồi im cho muỗi đốt.
 
Anh Hùng công tác tại khoa Hóa thực nghiệm từ năm 2013 và đã có 8 năm gắn bó với công việc… ngồi im cho muỗi đốt.
 
Gần 9h sáng, anh Vũ Mạnh Hùng thay bộ trang phục blouse màu trắng, nhanh chóng có mặt tại căn phòng phủ đầy những tấm màn mỏng, xung quanh xếp ngay ngắn vài chiếc lồng vải trắng buộc túm thắt nút ở đầu.
 

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

5 KỶ LỤC ẨM THỰC LÀM RẠNG DANH VIỆT NAM ĐƯỢC LIÊN MINH KỶ LỤC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN

Với 5 kỷ lục được Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) công nhận, ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên khắp thế giới.

WorldKings là Liên minh Kỷ lục đầu tiên trên thế giới do các Tổ chức Kỷ lục quốc gia cùng hợp lực lại để tạo thành. WorldKings thành lập từ năm 2013 có trụ sở chính tại New Delhi (Ấn Độ) và San Diego (Mỹ), với văn phòng liên lạc đặt tại 5 châu lục trên thế giới, trong đó Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings là một thành viên chính thức. Hiện tại WorldKings có 22 tổ chức thành viên.


Thật không ngoa khi nói Việt Nam là một "thiên đường ẩm thực" với hàng trăm hàng nghìn các món ăn đến từ 3 miền Bắc - Trung - Nam. Món nào cũng mang hương vị đậm đà, kết hợp hài hoà giữa các loại gia vị và nguyên liệu. Từ những quán ăn bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng đều đủ sức làm nức lòng du khách. Không những vậy, các món ăn Việt Nam cũng luôn được sự đón nhận nồng nhiệt từ bạn bè quốc tế và liên tục "lên sóng" những tờ báo nước ngoài. Trong số đó, thành tích "phổng mũi" nhất là được Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) công nhận 5 kỷ lục ẩm thực.
 

KHÁC BIỆT MÌ QUẢNG BÌNH THUẬN VÀ QUẢNG NAM - Huỳnh Nhi


             Mì Quảng Bình Thuận với nước dùng đầy đặn như bún riêu. Ảnh: Huỳnh Nhi

Lần đầu ăn mì Quảng ở Bình Thuận, thực khách có thể ngạc nhiên vì tô mì ngập nước dùng, topping là thịt vịt... hoàn toàn không giống ở Quảng Nam.
 

“NGƯỜI MÈO” GOGEN YAMAGUCHI MANG KARATEDO ĐI KHẮP THẾ GIỚI - Nguyên Chi

Câu chuyện thật sau cũng là một giai thoại kỳ thú không chỉ với riêng các môn sinh Karate. Vai chính trong câu chuyện là Gogen Yamaguchi, truyền nhân của đại sư Chojun Miyagi và là người khai sáng phái Karate Goju Ryu tại Nhật.


 
Năm 1939, Yamaguchi bị người Mãn Châu bắt giam. Khi biết ông là một võ sư Karate tại Nhật, các cai tù đã nảy ra ý định đẩy ông vào chuồng cọp. Cả Yamaguchi và con cọp đều bị bỏ đói suốt 3 ngày. Yamaguchi vốn thấp bé, chỉ cao 1,53m và đã bị hành hạ nhiều ngày trước đó. Ngay từ giây đầu tiên bị đẩy vào chuồng cọp, ông không hề sợ sệt, nao núng. Đám tù nhân ở phía ngoài còn chưa kịp nhận ra Yamaguchi bị quăng vào chuồng cọp như thế nào thì đã nghe ông gầm lên một tiếng kinh dị và lao thẳng vào chúa sơn lâm. Ác thú lãnh một cú đá vào mũi rồi nhận tiếp một đòn cùi chỏ vào ngang tai và khuỵu xuống. Liền đó, Yamaguchi phóng thẳng lên lưng đối thủ, kìm không cho nó đứng dậy và vòng tay xiết cổ. 


Trước khi quăng Yamaguchi vào chuồng cọp, cai tù đã lột ông trần truồng nên đám người đứng bên ngoài có thể thấy rõ mọi cơ bắp trên toàn thân ông co rút lại khi ra đòn xiết cổ ác thú với một tiếng hét dữ dội. Dư âm tiếng hét vừa dứt thì con cọp cũng tắt thở. Yamaguchi đứng dậy, lặng lẽ cúi nhìn xác ác thú dưới chân. Từ lúc ông lao vào tấn công con cọp tới lúc kết thúc, vừa đúng 20 giây.
 

Yamaguchi sinh năm 1907 trong một gia đình thuộc dòng dõi Samurai. Ông đã tập luyện mọi môn võ cổ truyền danh tiếng của Nhật và mang ngũ đẳng Judo. Bên cạnh võ học, ông còn là một nhà trí thức uyên bác về nhiều ngành với cấp bằng Tiến sĩ Y khoa chuyên về xương, thạc sĩ Triết học Đông phương.
 
Năm 1947, sau khi từ nhà tù Mãn Châu trở về Nhật, Yamaguchi đã góp công lớn trong việc truyền bá môn võ Karate đi khắp thế giới. Ông có biệt danh “Người Mèo” vì tốc độ ra đòn cực nhanh và là người duy nhất có khả năng tung ba cú đá bay gần như cùng một lúc vào đầu, ngực và bụng đối thủ.
 
                                                                                       Nguyên Chi
 
Nguồn:
https://www.vothuat.vn/vo-thuat-cuoc-song/kinh-hoang-nguoi-meo-gogen-yamaguchi-mang-karatedo-di-khap-gian.html

VẨN VƠ LẮM CHUYỆN – Phiếm luận của Đỗ Duy Ngọc



Nhiều bữa không ngủ được, nằm nghĩ toàn mấy chuyện tào lao. Ví dụ như những năm sau 1975, cơm không có ăn, toàn bo bo với bột mì, thức ăn toàn cá ươn và rau héo. Lúc đó chỉ mong có bát cơm trắng, bữa cơm có thịt. Giải trí thì chỉ quanh quẩn mấy bài ca cách mạng, thể thao thì chỉ loanh quanh bóng đá, bóng chuyền. Thời mở cửa, tiền bạc khá hơn, đời sống được nâng cao, bắt đầu xuất hiện phong trào tennis. Thật ra trước 1975 ở miền Nam, tennis cũng là bộ môn có khá người chơi, nhưng toàn tướng tá, nhà giàu, công chức cấp cao vì sân không nhiều mà dụng cụ thì giá rất đắt.
 

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 5) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty


Nhạc Phẩm Đầu Tiên Được Ấn Hành:
 
Mấy ngày sau Sơn về, mặt mày bơ phờ, hốc hác. Tôi kể chuyện ông già Thống đi tìm. Sơn nói sẽ xin lỗi sau. Xong, Sơn ngủ vùi suốt ngày hôm đó.
 
Hôm sau, Sơn vui vẻ kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện về nhạc phẩm "Chiều Một Mình Qua Phố".
Sơn kể:
- Mình bán cho cha Duy Khánh. Chả trả có ba ngàn đồng bạc. Mình nài thêm, chả nói: "Nhạc Phạm Duy là đắt nhứt mà cũng chỉ tới năm ngàn là cùng, ông là nhạc sĩ mới, giá vậy là cao lắm rồi". Sơn tặc lưỡi nói tiếp:
- Thôi cũng được, nhưng tiếc một điều là chả làm hư bản nhạc của mình. Mình bán đứt bản quyền rồi đâu còn ý kiến chi được!
Tôi thắc mắc:
- Hư là hư làm sao?
- Nhạc của mình thuộc loại êm, nhẹ, diễn tả nỗi buồn của những ngày lang thang trên phố vắng, đìu hiu, quạnh quẽ, mà chả cứ rống lên như bò rống!
 

TẾT TRUNG THU - Tạp Ghi và Phiếm Luận của Đỗ Chiêu Đức


      

TẾT TRUNG THU chữ Nho gọi là TRUNG THU TIẾT 中秋節. Một năm có 4 mùa, gọi là Tứ Qúy 四季, mỗi một qúy có 3 tháng, chia làm Mạnh, Trọng, Qúy 孟、仲、季 3 phần; nên theo Âm lịch, Tháng Bảy là Mạnh Thu 孟秋, tháng Tám là Trọng Thu 仲秋 và Tháng Chín là Qúy Thu 季秋. Tết Trung Thu nằm trong Tháng Tám nên còn gọi là Tiết Trọng Thu 仲秋節.

DẤU CHÂN TRÂU QUÊ NHÀ – Thơ Tịnh Bình


  
                 
 
DẤU CHÂN TRÂU QUÊ NHÀ
 
Cơn mưa cuối cùng mang mùa hạ đi xa
Nghe nhớ nghe thương chút nỗi niềm quê xứ
Mưa thềm cũ phập phồng bong bóng vỡ
Đọng hiên buồn một ánh mắt trầm tư
 
Gian bếp cũ những chiều mưa khói ướt
Nhỏ giọt mái tranh tàu lá chuối sau hè
Khản giọng gọi tình dàn đồng ca ếch nhái
Đêm quên trăng, đèn đom đóm lập lòe
 
Mưa nhòa lệ giấu ưu tư tóc mẹ
Một nắng hai sương thêm bạc mái đầu
Giọt giọt rơi như chắt chiu thầm lặng
Tình mẹ dụm dành bao chìm nổi bể dâu
 
Bay mải miết trong im lìm mây trắng
Mang mưa về tưới tẩm giọt phù sa
Cánh đồng dòng sông miên man miền tâm tưởng
Dấu chân trâu đọng vũng nước quê nhà...
 
                                                         TỊNH BÌNH
                                                           (Tây Ninh)

BÊN NGÀY BIỂN LẶNG BÃO – Thơ Khaly Chàm


   
                    Trên boong tàu ra Phú Quốc.
 

bên biển ngày lặng bão
 
dâng đời một thoáng hình dung
biển tương thích nắng thơm khung trời hồng
mây trôi xám nhạt bềnh bồng
dễ thường ẩn sắc cầu vồng sau mưa
 
mắt giông bão đã mù chưa
bao trầm cảm lặng âm thừa tinh quang
bước chân cuộc lữ nhẹ nhàng
mùa xanh biếc lá ngưu bàng trổ hoa
 
mai về với đất phù sa
tạ ơn nguồn cội sinh ta làm người
dỗ dành ký ức cầm hơi
nao lòng con chữ ru hời tháng năm
 
                             tphatien 7/2022
                                khaly chàm

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

GẶP LẠI, HÀI KU MÈO, HỒI ÂM, HAI MƯƠI SÁU NĂM - Thơ Chu Vương Miện / TRỞ VỀ NÀO THẤY NGƯỜI ĐÂU - Thơ Kiều Mộng Hà


   


GẶP LẠI
 
sương mai một nắm hao gầy
tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
                                   (Thơ Tản Đà)
 
muội hẹn kiếp sau? mình gặp lại
nhưng mà không nói hẹn nơi đâu?
dọc ngang không biết bao nhiêu nước
đủ thứ màu da đủ thứ châu
 
huynh nghĩ kiếp này? mình thất lạc
kiếm nhau đến nỗi trắng cả đầu
kiếp sau? lại càng thêm khôn khó
chả lẽ tìm em khắp địa cầu?
Chế Vũ chết từ bao năm trước
Đinh Hùng sót lại nấm mộ sâu
người xưa lỡ hẹn nên khó gặp
để lại ngàn sim tím một mầu
 
muội hẹn kiếp sau? mình gặp lại
mấy vùng trà trộn biển nương dâu
huynh nghĩ thác thân người dân tộc
dọc trường Sơn mưa nắng phủ đầu
 
muội chỉ quấn yen không mặc yếm
để ngàn gió thổi lúc thêm mau
huynh chỉ ở trần thân đóng khố
nhìn nhau cho dập một mâm trầu
 
ôm nhau lăn lóc bên bờ suối
kệ đời ngó mãi mụn trăng thâu
Trường Sơn hai phía thoai thoải xuống
thác ghềnh nước đổ lút vực sâu
 
tình ta vất vả mà sum họp
nóc sàn phơi lủng lẳng chuối cau
nước khe chảy xiết bên buôn vắng
thôi kiếp này đây ta có nhau?
 
muội khất kiếp sau? mình gặp lại
cũng đành biết vậy chớ nói sao?
kiếp này huynh làm dân mất nước
còn muội đầu thai tận xứ Miêu
 
hai xứ vốn nuôi thù truyền kiếp
ải Nam Quan Chi Lăng ải địa đầu
nị ngộ lắng nghe mà đứt ruột
oán thù kéo mãi đã xong đâu?
Bản Dốc vốn xưa là dòng thác
Đồng Đăng Tô Thị trấn Lạng Châu
xưa thế bây giờ cam đổi khác
càng nhìn non nước thắt lòng đau
 
muội khấn kiếp sau mình gặp lại
kiếp này đứng ngó ở bên cầu?
Vạn Ninh Móng Cái thôn Trà Cổ
Đông Hưng trấn nới Quảng Loan Châu
 
đứng giơ tay vẫy lòng chia cắt
muội ơi? hai kẻ mấy giang đầu
 

VÔ THƯỜNG – Thơ Lê Kim Thượng


   
              Nhà thơ Lê Kim Thượng


VÔ THƯỜNG
 
Mùa qua... Mùa nắng, mùa mưa
Ngày mong, tháng nhớ... Nhớ xưa quê nhà
Nẻo về Quê Mẹ thương ca
Hàng cau đứng đợi... Bến xa đò chờ
Bước chân lối cỏ thẫn thờ
Chìm trong hư ảnh, sương mờ thoảng bay
Nhẹ nhàng chút gió lay lay
Gọi Mai vàng nở... Gọi ngày tương tri...                    
 
Đồng xanh, cây lúa dậy thì
Hương quê ấp ủ, tình si ngập lòng
Se se gió lạnh tàn Đông
Thềm Xuân vừa thấy... Nắng hồng vừa sang
Phất phơ mái rạ khói làn
Đường quê rắc lá me vàng bay bay
Cò về đậu trắng cành cây
Em đi chợ sớm... Đò đầy qua sông
Tóc dài, da trắng, má hồng
Dáng xuân trong nắng, mặn nồng, non tươi
Em đi... để lại nụ cười
Cho lòng xao xuyến... Cho người xuyến xao...
Ngày tàn chút nắng hanh hao
Lời ru Lục Bát, Ca Dao... muộn chiều
Ru em, gió thổi hiu hiu
Võng đưa giấc mộng thiu thiu trong vườn
Tím chiều…Tím sợi khói vương
Thềm rêu trải chiếu... thân thương ánh đèn
Bóng trăng, bóng trúc đan xen
Bờ ao lắng đọng mùi Sen... Vô - Thường
Khói thơm, sắn nướng củi vườn
Rượu quê nồng ấm... vấn vương câu thề...
                
Núi ngăn, biển chặn lối về
Bốn bề tịch lặng... Bốn bề hiu hanh
Bước chân lãng tử quẩn quanh
Quê - Người, Đất - Khách... độc hành dửng dưng
Chim kêu, vượn hú, chiều rừng
Núi chìm, mây lạnh... rưng rưng nẻo về
Khô cằn, khô cả cơn mê
Bốn mùa khô héo đi về... buồn ơi...
Chiều xa, quán vắng bên đời
Rượu không đủ ấm cho Người - Lãng - Du
Hồn ai lạc bước mù u
Lòng ai như thể trăng lu Giang Đầu
Lòng ai đọng nỗi riêng đau
Đêm đêm có tiếng Kinh Cầu... thê lương
Hoa tàn... Gió thổi rụng hương
Năm cùng, tháng tận... tha hương qua ngày
Ngó mình, tóc bạc màu mây
Trăng - Thơ thuyền khẳm... hồn đầy u minh
Chân trời góc biển đinh ninh
Giữ cho nhau một mối tình... Cố Hương...
       
                    Nha Trang, tháng 07. 2022              
                           LÊ KIM THƯỢNG

ĐÂU TÌM… - Thơ Trần Mai Ngân


   
                                   Nhà thơ Trần Mai Ngân

 
ĐÂU TÌM…
 
 Ghế bàn im thin thít
Khi chúng ta ngồi cạnh nhau
Khoảng cách chênh chao - là mùa hè hay thu
Khoảng cách là mưa hay sương mù…
 
Em chợt nhận ra, anh cũng chợt nhận ra
Những điều không nói không hò hẹn
Nên chẳng bao giờ bị phản bội hay chia xa
Tất cả còn nguyên trong trái tim ta nóng hổi…
 
Cũng có lúc em muốn mình nông nỗi
Ôm chặt anh ngã vào bờ vai rộng
Rồi hôn anh cho tan hết thương nhớ trong lòng
Niềm nhớ thật dài trôi chảy một dòng sông
 
Nhưng
Chúng mình vẫn ngồi giữa mênh mông
Im lặng đến rõ từng giọt mưa thánh thót
Có tiếng chim “trong bụi mận gai” hót
Chỉ một lần rồi vĩnh viễn lặng im… Đâu tìm!
 
                                               Trần Mai Ngân

THÁNG BẢY LÊN ĐỒI - Thơ Hạ Thái


   
                   Nhà thơ Hạ Thái


THÁNG BẢY LÊN ĐỒI
 
Tháng bảy trên đồi cỏ đã khô
tháng bảy mưa ngâu đã đến mùa
những cánh hoa vàng còn hương sắc
tên tuổi nào đời đã biết chưa.
 
Trên đồi gió nhẹ lùa hiu hắt
lớp lớp kề nhau những nấm mồ
xác lá úa tàn bay lác đác
linh hồn vất vưởng giữa hư vô.
 
Oan khiên tháng bảy chờ xá tội
lột xác hồn thiêng hướng cõi trời
chú chim từ dạo xa lìa tổ
cánh lông dẫu đủ vẫn chơi vơi
.
Tháng bảy lên chùa lòng bối rối
tấm thân lưu lạc - lạc xa đàn
bể khổ lan man quỳ sám hối
gẫm mình tội lỗi mấy cho cam.
 
Lưng chùa núi dựng sương bàng bạc
mắt trần ngán ngợp bóng phù vân
lướt mỏng mây mờ tung cánh hạc
cất vút tầng cao - vút mấy tầng.
 
Chừ đứng nơi này đồi cỏ úa
tích xưa tháng bảy đợi mưa ngâu
bên cầu chờ mãi chim Ô Thước
ngăn đường chắn lối biết về đâu.
 
                                      Hạ Thái
                                        1996

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

CỤC ĐẤT, CỤC VÀNG - Truyện ngắn của Nguyễn Bàng


Tác giả Nguyễn Bàng
 
Chị Hòa đang cho mấy con gà ăn thì thằng Sơn, con chị đi học về. Khác hẳn mọi ngày, hôm nay vừa cất túi sách xong, thằng bé nhao ngay về góc chuồng gà, hớn hở khoe với mẹ:
- Tối nay sinh nhật con cô giáo đấy, mẹ ạ!
- Ai bảo con thế? – Chị Hòa vừa nghe con vừa rũ gói cơm nguội cho sạch.
- Cô giáo con bảo thế mà! – Thằng Sơn vẫn hồn nhiên đáp, - Cô bảo từ đầu giờ học và khi sắp tan, cô còn nhắc lại: “Tối nay, sinh nhật em Vũ Cương con cô. Các em bảo bố mẹ cho đến nhà cô vui với em nhé !” Cô còn cho cả lớp ghi số nhà của cô vào vở nháp kia mà ! Mẹ cho con đi mẹ nhé !
 
Chị Hòa chưa biết trả lời con ra sao, chỉ ậm ừ bảo:
- Đi tắm nhanh lên rồi vào ăn cơm kẻo tối đấy!
 
Thằng Sơn tưởng mẹ đã bằng lòng. Nó nhảy phốc chân thỏ đi tìm quần áo tắm, mồm hát toáng lên ; “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương...” Người mẹ thấy con tươi vui nhanh nhẹn, sung sướng như nở từng khúc ruột. Nhưng nhớ tới lời xin của con, chị bỗng băn khoăn tự hỏi: “Có cho con đi không nhỉ ?”