Tràm
Cà Mau, một cái tên đặc sệt miền Nam nhưng tác giả với tên thật Nguyễn Thiệp, lại
sinh ra ở Quảng Trị, lớn lên ở vùng địa đầu giới tuyến từ cuộc phân chia Nam Bắc.
Tràm Cà Mau đã từng xẻ chia những trằn trọc chung của những thế hệ bất hạnh vì
chiến tranh.
Từ miền Nam ra Bắc, năm 1945 ông Tý đang miệt mài đèn
sách tại đại học Hà Nội, hy vọng ra trường được bổ dụng làm quan tham tá, thì xếp
bút nghiên theo tiếng gọi của sông núi. Cầm súng đánh đuổi giặc Tây đang trở lại,
để giành độc lập cho quê hương. Năm 1954 nước Việt Nam chia cắt ra hai miền,
ông đi tập kết ra Bắc. Năm 1975, sau khi miền Bắc chiến thắng trong cuộc nội
chiến tương tàn do súng đạn ngoại bang cung cấp và thúc dục, ông hân hoan trở về.
Trong trí tưởng tượng của nhiều người bà con dòng họ, thì ông là một kẻ anh
hùng oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa chiến, mang chiến bào, cầm gươm báu sáng ngời
chỉ vào thiên địa hiên ngang. Nhưng họ thất vọng, vì thấy ông, mặt mày bủng beo
hốc hác, tiều tụy, chân mang dép râu, đầu đội nón cối sờn mục và áo quần nhàu
nát lụng thụng màu phân ngựa.
Trong một bữa ăn đoàn viên do bà chị ông tổ chức.
Một người cháu trẻ tuổi hỏi: “Trong chế độ cộng sản, thanh thiếu niên có quyền yêu đương không?”
Ông cười đáp: “Được chứ, đó là tự do cơ bản, ai cũng có quyền, nhưng phải báo cáo và thông qua tổ chức. Được tổ chức cho phép thì tha hồ, nhưng nếu tổ chức không chấp thuận, thì không nên tiếp tục tình yêu sai trái đó”.
Đứa cháu nhún vai cười mĩm. Hỏi tiếp: “Thưa chú, người ta nói rằng, chế độ tư bản bất công, người giàu kẻ nghèo chênh lệch. Chế độ cộng sản tạo được công bằng gần như tuyệt đối, là mọi người đều khốn khổ bần cùng như nhau. Ngoại trừ một nhóm đảng viên cao cấp. Có đúng như vậy không?”
“Tuyên truyền phản động. Nhưng có lẽ không phải là không có cơ sở” – Ông Tý gắp một mớ cá lòng tong kho tiêu vào chén. Ông hỏi: “Cá nầy là cá gì mà ngon quá. Kho tiêu cay, ăn thấm miệng”.
Bà chị dâu ông cười và trả lời : “Đây là cá lòng tong”.
– “Cá lòng tong lá cá gì?”
– “Là một loại cá voi, đã được sống trong xã hội chủ nghĩa lâu năm.”
Cả nhà đều cười. Ông Tý đỏ mặt, nhưng không muốn tranh luận làm chi với những người mà ông cho là cực kỳ phản động. Ông Tý hỏi: “Ở đây có ai biết cái khác nhau giữa xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa? Tại sao ta xây dựng xã hội chủ nghĩa?”
Đứa cháu lại nghiêm mặt và trả lời: “Trong tư bản chủ
nghĩa, thiểu số tư nhân giàu có bóc lột nhân dân lao động. Trong xã hội chủ
nghĩa, thiểu số của thiểu số đảng viên cầm quyền bóc lột toàn nhân dân, triệt để
và khốc liệt hơn. Xã hội chủ nghĩa được xây dựng nên, cho người người được dịp
làm biếng hơn, phè hơn, hoặc không làm chi cả cho khỏe”.
Ông Tý chưa kịp phản ứng thì bà chị dâu lại hỏi: “Tôi đố chú, nói được sự khác nhau ở dưới địa ngục tư bản, và địa ngục cộng sản?”
Ông Tý lúng túng: “Tôi không biết. Chị nói cho tôi nghe với”.
– “Dưới địa ngục tư bản, người có tội phải nhảy bàn chông, và tắm vạc dầu. Dưới địa ngục xã hội chủ nghĩa, cũng như vậy, nhảy bàn chông và tắm vạc dầu. Nhưng rất nhiều khi, thiếu chông, và thiếu dầu, nên chỉ nhảy sàn đất, và tắm không khí mà thôi”.
Cả nhà cùng cười. Ông Tý nói: “Thật là phản động và bôi bác.”
Đứa cháu gái kêu ông Tý bằng cậu nói: “Cậu biết không?
Cách nay nhiều năm, trước thời chiến tranh, có một ông già nhà giàu vào một tiệm
bách hóa và trả tiền mua hết tất cả hàng hóa trong tiệm, nhưng không mang về, để
lại tặng không cho các khách hàng đến sau ông, họ khỏi trả tiền. Chủ tiệm cười,
sung sướng đồng ý. Ông già bắc ghế ngồi trước cửa tiệm xem chơi. Sau khi vài
người khách vào tiệm mua, được cho không khỏi trả tiền, thì dân chúng ào ào kéo
đến. Mười lăm phút sau, cả cái tiệm thành đống rác, đổ vỡ tan hoang. Ông già ngồi
cười. Chủ tiệm mếu máo hỏi ông già rằng: “Ông có thù ghét chi tôi không mà hại
tôi đến thế? Tan nát cái tiệm rồi. Từ nay làm sao buôn bán chi được nữa? Ác chi
mà ác đến thế ông ơi! Tại sao thế? “Cụ già chậm rãi giải thích: “Tôi đã già
quá. Tôi biết không thể sống cho đến ngày cộng sản vào đây. Tôi muốn được thấy
tận mắt thế nào là xã hội cộng sản”.
Bố của cháu gái lườm mắt nhìn con và nói: “Để cho cậu của con ăn ngon miệng, nói chi ba cái chuyện tào lao mà nghẹn họng, nuốt không vô. Ngày vui đoàn tụ mà”.
Đứa cháu gái trả lời: “Nhưng con không ưa chế độ, xã hội đó”.
Ông Tý nhìn đứa cháu gái và nói: “Cậu hỏi con rằng, trong xã hội tư bản, con có thể bỏ việc mà đi chơi bất cứ khi nào con muốn không?”
– “Không bao giờ”.
– “Trong xã hội tư bản, con có thể lấy phương tiện, vật liệu của sở về xây nhà riêng không?”
– “Không bao giờ”.
Ông Tý dồn tiếp: “Trong xã hội tư bản, con có thể dùng thời giờ của sở để xây nhà riêng không?
– “Không bao giờ”.
– “Chú cho con biết, trong xã hội chủ nghĩa, mọi người đều làm được những điều đó. Thế thì tại sao con không ưa thích xã hội chủ nghĩa?”
Một đứa cháu khác hỏi tiếp: “Đọc nghị quyết của đảng cộng
sản, cháu thấy họ viết rằng: “Trước đây chúng ta đang đứng trên bờ vực. Từ đó đến
nay, chúng ta đã tiến được nhiều bước vượt bực”. Đứng trên bờ vực mà tiến được
nhiều bước vượt bực, thì có lộn mèo xuống hố hay không? Trong bài diễn văn gần
đây, đồng chí tổng bí thư có đọc: “Chế độ cộng sản đang ở chân trời”. Có nghĩa
là sao?”.
Thằng cháu nhỏ khác cười giải thích: “Chân trời là cái ranh giới trông vào thì thấy như mặt đất giáp trời. Nhưng càng đi đến, thì càng xa, và không bao giờ gặp cả”.
Ông Tý đang nuốt miếng thịt heo béo bùi mà nghẹn họng, đưa tay vuốt ngực, ho hen. Bà chị dâu lại hỏi: “Tôi đố chú, nếu chế độ cộng sản thành lập được giữa sa mạc Sahara, thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?”
– “Tôi không biết”.
– “Thì chỉ trong vài năm thôi, sa mạc sẽ thiếu cát, và phải nhập cảng cát. Tương tự Liên Xô, là một xứ nông nghiệp, mà mấy chục năm qua phải nhập cảng lương thực”.
Bà chị dâu nhìn ông Tý mà hỏi thêm: “Chú nói ở miền Bắc, dân chủ gấp vạn lần các xứ tư bản. Thế thì chú có thể đứng ở lăng Bác Hồ, kêu tên Bác ra mà chửi chửi Bác ngu hay không?”
Ông Tý nhìn mọi người, rồi nói: “Tôi có thể làm điều ghê gớm hơn nữa, mà chẳng sợ rắc rối, chẳng ai bắt bớ tôi”.
– “ Điều gì?”
– “Tôi có thể ra ị trước lăng Bác, mà không ai làm gì tôi cả. Dân chủ quá đi chứ?”
– “Có thật không?” Bà chị dâu tròn mắt ngạc nhiên hỏi.
Ông Tý cười bí hiểm, nói: “Cứ ị mà đừng tuột quần xuống thì thôi. Ai mà bắt bẻ?”
Đang ngồi ăn, bỗng nghe tiếng đạn đại bác bắn đì đùng.
Bà chị dâu sợ hãi, hỏi ông Tý: “Có chuyện chi mà bắn súng dữ vậy? Có gì nguy hiểm
không?”
Ông Tý giải thích: “Đồng chí bí thư thành phố Mát-xcơ-va qua thăm, tham quan ngoại giao.”
Bà chị nhăn mặt nói: “Thế thì không ai bắn giỏi cả hay sao, mà bắn hoài không trúng ông ấy?”
Chị ông Tý xen vào câu chuyện: “Này cậu Tý, tôi nghe nói, khi hấp hối, Bác Hồ nói với đồng chí Tổng bí thư rằng: “Ta lo lắm, liệu nhân dân có theo anh hay không?” Đồng chí Tổng bí thư trả lời: “Chắc chắn theo”. Bác hỏi: “Có chắc không, nếu họ không theo thì sao?” Đồng chí Tổng bí thư trả lời rất rành mạch rằng: “Bác đừng lo. Họ phải theo tôi, nếu ai không theo tôi, thì tôi cho họ đi theo Bác ngay”. Chuyện này có thật hay không?”
Ông Tý lắc đầu nói: “Những chuyện bí mật của nhà nước
như thế, chúng tôi không được quyền biết đến, và không ai được quyền tiết lộ.”
“Ông Adam là người Liên Xô ạ”
Một đứa cháu trai đặt câu hỏi: “Thưa chú, chắc chú chưa quên ông Adam là tổ phụ loài người, như đã chép trong Thánh Kinh. Theo chú thì ông Adam là người nước nào?”
– “Chú đã theo đảng cộng sản và bỏ đạo từ lâu. Không còn biết ông Adam là ông nào, và là người xứ nào nữa. Thế thì cháu nghĩ ông ta là người xứ nào?”
– “Ông ấy là người Liên Xô ạ”
– “Sao vậy?”
– “Vì ông ấy trần truồng, không có được một cái khố che mông, và trên tay chỉ có một trái táo, mà vẫn tin tưởng là đang sống tại thiên đàng!”
– “Khỉ, khỉ, bọn mày đã bị Mỹ ngụy đầu độc tư tưởng. Cần phải được đi cải tạo thay đổi tư duy, có cái nhìn đứng đắn hơn về xã hội chủ nghĩa ưu việt. Các cháu có biết không, nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa. Chỉ một thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ vượt lên, và đi trước cả nước Mỹ nữa”
– “Thưa chú, cháu đề nghị đi ngang nước Mỹ thôi, đừng đi trước họ”.
– “Sao vậy?”
– “Bởi mình mà đi trước, họ thấy cái quần rách nát lòi mông của mình thì kỳ lắm, xấu hổ”.
Cả nhà cùng cười vang. Ông Tý cũng cười theo. Một đứa
cháu nói: “Chú đã nghe chuyện của bác Hai chưa? Bác Hai ra miền Bắc làm việc từ
trước khi có chiến tranh. Không có tội gì cả, nhưng bác bị bắt giam. Vị cai tù
hỏi bác bị kết án bao nhiêu năm, vì tội danh gì? Bác trả lời là bị kết án mười
năm và không có tội danh gì cả. Ông cai tù trợn mắt lên, mắng rằng: “Láo khoét,
thường thường, không có tội gì cả, thì chỉ bị kết án có bốn năm mà thôi”. Vợ
bác ở nhà, gửi thư vào trại tù than thở là không có ai xới đất làm vườn để trồng
khoai. Bác gửi một thơ ngắn về nhà, ghi: “Chôn ở trong vườn”. Tuần sau, vợ bác
gửi thư lên, đại ý nói công an đã xới, đào khắp vườn, không bỏ sót một tấc đất
nào cả. Bác gửi thơ về rằng: “Vườn đã được xới xong, chờ chi nữa mà không trồng
trọt”.
Ông Tý gắt lên: “Toàn cả chuyện bố láo. Những chuyện
sau đây, thì có thật. Có một anh cán bộ sở tôi, chạy gấp về nhà, thấy bà vợ
đang nằm trên giường với một người đàn ông lạ. Anh gào lên rằng, bà chẳng được
cái tích sự gì cả, giờ này mà còn nằm đó. Bà có biết trên cửa hàng lương thực
đang bán khoai mì, chỉ còn lại mấy chục ký. Không chạy mau lên thì người ta mua
hết bây giờ.”
Bà chị ông Tý nói: “Khi bác Hồ mất, cậu biết chuyện gì xảy ra không?”
– “Không. Chuyện gì thế?”
– “Hôm ấy chú Huy trực. Có người kêu điện thoại vào xin được nói chuyện với Bác. Chú bảo Bác đã qua đời. Một lúc sau, người ấy kêu điện thoại lại và được trả lời như cũ. Người đó kêu thêm hai ba lần nữa. Bực quá, chú Huy gắt lên: “Tôi đã nói, Bác chết rồi. Ông không nghe, không hiểu sao?” Bên kia đáp rằng: “Tôi nghe ‘đã’ cái lỗ tai quá, nên kêu đi kêu lại nghe thêm cho sướng tai”. Thế thì chú Huy chưa kể chuyện này cho nghe sao?”
Khi bữa cơm gần tàn. Ông Tý nói với các cháu: “Các con
phải tích cực phấn đấu để sau nay được vào đoàn, vào đảng. May ra mới ngóc đầu
lên được”.
– “Vâng, chúng cháu sẽ đi khám bệnh thần kinh trước. Đứa nào bị bệnh nặng, sẽ xin gia nhập đảng. Người ta kể rằng, khi gặp khó khăn, chính trị bộ bên Liên Xô cho người ngồi đồng, gọi hồn ông Các-Mác lên để vấn kế. Khi nhập đồng, thì hồn khóc rủ rượi. Hồn chỉ nói một câu, là cho gửi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân lao động khắp các xứ xã hội chủ nghĩa trên thế giới?”
Một người bà con hỏi, trong xã hội chủ nghĩa, thiên hạ
có thích chuyện tiếu lâm hay không? Ông Tý thành thực trả lời: “Nhiều người kể
chuyện tiếu lâm, châm biếm mà bị tù đông lắm. Lần nọ, tôi gặp một anh chánh án
nhân dân, đi ra khỏi tòa và cười rũ rượi, cười chảy nước mắt. Tôi hỏi sao vậy?
Anh nói là vừa nghe một chuyện khôi hài tuyệt vời. Tôi yêu cầu anh kể lại. Anh
quắc mắt lên hỏi tôi đã điên chưa mà yêu cầu anh kể. Vì người kể câu chuyện đó,
vừa bị anh kết án mười năm tù lao động khổ sai”.
Một bà hỏi ông Tý: “Có phải trong xã hội chủ nghĩa, thời
gian qua mau hơn trong tư bản chủ nghĩa không?”
– “Chị muốn nói gì?”
-“Tôi đọc, thấy báo cáo của các hợp tác xã nông nghiệp, họ đạt thành tích thi đua, khoai sắn chỉ trồng qua đêm là đã gặt hái được. Thế nghĩa là sao? Làm được phép tiên sao?”
Ông Tý gật gù: “Báo cáo thành tích thì phải làm vậy. Không ai làm khác cả. Đó là cách khôn ngoan nhất để sống còn. Cấp trên họ cũng biết sự thực ra sao, nhưng họ lại muốn được thấy những báo cáo đó mà thôi”.
Bà chị ông Tý lắc đầu bực mình nói: “Cậu bảo rằng xã hội
cộng sản đã làm được những điều tốt đẹp cho con người. Tốt đẹp ở đâu, cậu cho
tôi xem vài thí dụ đi”.
Ông Tý bóp trán rồi trả lời: “Ví dụ như chị Năm Lài,
trước kia mù chữ, đi chân đất, chuyên nghề chửi mướn, đánh ghen thuê. Bây giờ
là chủ tịch hội phụ nữ yêu nước. Anh Tám Râu, thất học, nghèo không có quần xà
lỏn mà mang, bây giờ đã có dép râu đi, và làm trưởng ban tuyên huấn giáo dục
huyện. Và đồng chí Mười Búa, trước đây đâm thuê chém mướn ở bến xe, làm nghề hoạn
heo, ai thấy cũng khinh bỉ, nhổ nước bọt. Nay đã là một thành viên trong Bộ
Chính Trị. Đó, cái siêu việt của xã hội chủ nghĩa, chị thấy chưa?”
Bà chị ông Tý nheo mắt nhìn kỹ, và hỏi ông: “Nầy, cậu
bị thương tích trong trận đánh nào, mà bây giờ cái đầu cậu cứ gật gật mãi, và
tay cậu cứ đưa lên, đưa xuống hoài vậy?”
Ông Tý cười bẻng lẻng thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
Bà chị hỏi: “Tại sao cậu lại binh vực và kính mến và thương yêu lão Ba Dừa? Lão đánh đập vợ mỗi ngày, tống cổ mẹ ra đường, lấy trộm tài sản nhà nước, chơi cờ gian bạc lận, hiếp dâm con bé bán vé số. Có gì mà cậu binh vực hắn thế?”
– “Dù gì đi nữa, đồng chí Ba Dừa cũng là một người cộng
sản chân chính, nên tôi binh vực và kính trọng”.
Một giọng con gái rụt rè hỏi: “Nghe nói ở bên Liên Xô vĩ đại hàng năm có thi đua kể chuyện tiếu lâm phải không?”
– “Có. Người kể chuyện hay nhất, được lãnh giải 20 năm đi đày, người lãnh giải nhì được 15 năm, người lãnh giải an ủi được 10 năm. Tất cả đều được đi lao động khổ sai bên Siberia.”
Đứa cháu cười và hỏi: “Theo chú, thì ai là người theo, ai là người chống cộng sản?”
“Người theo cộng sản là người cố tình như “tin” vào Mác và Lê-Nin. Người chống lại cộng sản, là người “hiểu” rõ Mác và Lê-Nin.”
Buổi cơm đoàn tụ đã chấm dứt từ lâu, ông Tý cáo từ ra
về. Ra khỏi cửa nhà, ông lẩm bẩm: “Toàn cả một lũ cực kỳ phản động. Ông mà báo
cáo, thì cả bọn đi tù cải tạo mục xương, mút mùa”.
Tràm Cà Mau
Một người cháu trẻ tuổi hỏi: “Trong chế độ cộng sản, thanh thiếu niên có quyền yêu đương không?”
Ông cười đáp: “Được chứ, đó là tự do cơ bản, ai cũng có quyền, nhưng phải báo cáo và thông qua tổ chức. Được tổ chức cho phép thì tha hồ, nhưng nếu tổ chức không chấp thuận, thì không nên tiếp tục tình yêu sai trái đó”.
Đứa cháu nhún vai cười mĩm. Hỏi tiếp: “Thưa chú, người ta nói rằng, chế độ tư bản bất công, người giàu kẻ nghèo chênh lệch. Chế độ cộng sản tạo được công bằng gần như tuyệt đối, là mọi người đều khốn khổ bần cùng như nhau. Ngoại trừ một nhóm đảng viên cao cấp. Có đúng như vậy không?”
“Tuyên truyền phản động. Nhưng có lẽ không phải là không có cơ sở” – Ông Tý gắp một mớ cá lòng tong kho tiêu vào chén. Ông hỏi: “Cá nầy là cá gì mà ngon quá. Kho tiêu cay, ăn thấm miệng”.
Bà chị dâu ông cười và trả lời : “Đây là cá lòng tong”.
– “Cá lòng tong lá cá gì?”
– “Là một loại cá voi, đã được sống trong xã hội chủ nghĩa lâu năm.”
Cả nhà đều cười. Ông Tý đỏ mặt, nhưng không muốn tranh luận làm chi với những người mà ông cho là cực kỳ phản động. Ông Tý hỏi: “Ở đây có ai biết cái khác nhau giữa xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa? Tại sao ta xây dựng xã hội chủ nghĩa?”
Ông Tý chưa kịp phản ứng thì bà chị dâu lại hỏi: “Tôi đố chú, nói được sự khác nhau ở dưới địa ngục tư bản, và địa ngục cộng sản?”
Ông Tý lúng túng: “Tôi không biết. Chị nói cho tôi nghe với”.
– “Dưới địa ngục tư bản, người có tội phải nhảy bàn chông, và tắm vạc dầu. Dưới địa ngục xã hội chủ nghĩa, cũng như vậy, nhảy bàn chông và tắm vạc dầu. Nhưng rất nhiều khi, thiếu chông, và thiếu dầu, nên chỉ nhảy sàn đất, và tắm không khí mà thôi”.
Cả nhà cùng cười. Ông Tý nói: “Thật là phản động và bôi bác.”
Bố của cháu gái lườm mắt nhìn con và nói: “Để cho cậu của con ăn ngon miệng, nói chi ba cái chuyện tào lao mà nghẹn họng, nuốt không vô. Ngày vui đoàn tụ mà”.
Đứa cháu gái trả lời: “Nhưng con không ưa chế độ, xã hội đó”.
Ông Tý nhìn đứa cháu gái và nói: “Cậu hỏi con rằng, trong xã hội tư bản, con có thể bỏ việc mà đi chơi bất cứ khi nào con muốn không?”
– “Không bao giờ”.
– “Trong xã hội tư bản, con có thể lấy phương tiện, vật liệu của sở về xây nhà riêng không?”
– “Không bao giờ”.
Ông Tý dồn tiếp: “Trong xã hội tư bản, con có thể dùng thời giờ của sở để xây nhà riêng không?
– “Không bao giờ”.
– “Chú cho con biết, trong xã hội chủ nghĩa, mọi người đều làm được những điều đó. Thế thì tại sao con không ưa thích xã hội chủ nghĩa?”
Thằng cháu nhỏ khác cười giải thích: “Chân trời là cái ranh giới trông vào thì thấy như mặt đất giáp trời. Nhưng càng đi đến, thì càng xa, và không bao giờ gặp cả”.
Ông Tý đang nuốt miếng thịt heo béo bùi mà nghẹn họng, đưa tay vuốt ngực, ho hen. Bà chị dâu lại hỏi: “Tôi đố chú, nếu chế độ cộng sản thành lập được giữa sa mạc Sahara, thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?”
– “Tôi không biết”.
– “Thì chỉ trong vài năm thôi, sa mạc sẽ thiếu cát, và phải nhập cảng cát. Tương tự Liên Xô, là một xứ nông nghiệp, mà mấy chục năm qua phải nhập cảng lương thực”.
Bà chị dâu nhìn ông Tý mà hỏi thêm: “Chú nói ở miền Bắc, dân chủ gấp vạn lần các xứ tư bản. Thế thì chú có thể đứng ở lăng Bác Hồ, kêu tên Bác ra mà chửi chửi Bác ngu hay không?”
Ông Tý nhìn mọi người, rồi nói: “Tôi có thể làm điều ghê gớm hơn nữa, mà chẳng sợ rắc rối, chẳng ai bắt bớ tôi”.
– “ Điều gì?”
– “Tôi có thể ra ị trước lăng Bác, mà không ai làm gì tôi cả. Dân chủ quá đi chứ?”
– “Có thật không?” Bà chị dâu tròn mắt ngạc nhiên hỏi.
Ông Tý cười bí hiểm, nói: “Cứ ị mà đừng tuột quần xuống thì thôi. Ai mà bắt bẻ?”
Ông Tý giải thích: “Đồng chí bí thư thành phố Mát-xcơ-va qua thăm, tham quan ngoại giao.”
Bà chị nhăn mặt nói: “Thế thì không ai bắn giỏi cả hay sao, mà bắn hoài không trúng ông ấy?”
Chị ông Tý xen vào câu chuyện: “Này cậu Tý, tôi nghe nói, khi hấp hối, Bác Hồ nói với đồng chí Tổng bí thư rằng: “Ta lo lắm, liệu nhân dân có theo anh hay không?” Đồng chí Tổng bí thư trả lời: “Chắc chắn theo”. Bác hỏi: “Có chắc không, nếu họ không theo thì sao?” Đồng chí Tổng bí thư trả lời rất rành mạch rằng: “Bác đừng lo. Họ phải theo tôi, nếu ai không theo tôi, thì tôi cho họ đi theo Bác ngay”. Chuyện này có thật hay không?”
“Ông Adam là người Liên Xô ạ”
Một đứa cháu trai đặt câu hỏi: “Thưa chú, chắc chú chưa quên ông Adam là tổ phụ loài người, như đã chép trong Thánh Kinh. Theo chú thì ông Adam là người nước nào?”
– “Chú đã theo đảng cộng sản và bỏ đạo từ lâu. Không còn biết ông Adam là ông nào, và là người xứ nào nữa. Thế thì cháu nghĩ ông ta là người xứ nào?”
– “Ông ấy là người Liên Xô ạ”
– “Sao vậy?”
– “Vì ông ấy trần truồng, không có được một cái khố che mông, và trên tay chỉ có một trái táo, mà vẫn tin tưởng là đang sống tại thiên đàng!”
– “Khỉ, khỉ, bọn mày đã bị Mỹ ngụy đầu độc tư tưởng. Cần phải được đi cải tạo thay đổi tư duy, có cái nhìn đứng đắn hơn về xã hội chủ nghĩa ưu việt. Các cháu có biết không, nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa. Chỉ một thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ vượt lên, và đi trước cả nước Mỹ nữa”
– “Thưa chú, cháu đề nghị đi ngang nước Mỹ thôi, đừng đi trước họ”.
– “Sao vậy?”
– “Bởi mình mà đi trước, họ thấy cái quần rách nát lòi mông của mình thì kỳ lắm, xấu hổ”.
Bà chị ông Tý nói: “Khi bác Hồ mất, cậu biết chuyện gì xảy ra không?”
– “Không. Chuyện gì thế?”
– “Hôm ấy chú Huy trực. Có người kêu điện thoại vào xin được nói chuyện với Bác. Chú bảo Bác đã qua đời. Một lúc sau, người ấy kêu điện thoại lại và được trả lời như cũ. Người đó kêu thêm hai ba lần nữa. Bực quá, chú Huy gắt lên: “Tôi đã nói, Bác chết rồi. Ông không nghe, không hiểu sao?” Bên kia đáp rằng: “Tôi nghe ‘đã’ cái lỗ tai quá, nên kêu đi kêu lại nghe thêm cho sướng tai”. Thế thì chú Huy chưa kể chuyện này cho nghe sao?”
– “Vâng, chúng cháu sẽ đi khám bệnh thần kinh trước. Đứa nào bị bệnh nặng, sẽ xin gia nhập đảng. Người ta kể rằng, khi gặp khó khăn, chính trị bộ bên Liên Xô cho người ngồi đồng, gọi hồn ông Các-Mác lên để vấn kế. Khi nhập đồng, thì hồn khóc rủ rượi. Hồn chỉ nói một câu, là cho gửi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân lao động khắp các xứ xã hội chủ nghĩa trên thế giới?”
– “Chị muốn nói gì?”
-“Tôi đọc, thấy báo cáo của các hợp tác xã nông nghiệp, họ đạt thành tích thi đua, khoai sắn chỉ trồng qua đêm là đã gặt hái được. Thế nghĩa là sao? Làm được phép tiên sao?”
Ông Tý gật gù: “Báo cáo thành tích thì phải làm vậy. Không ai làm khác cả. Đó là cách khôn ngoan nhất để sống còn. Cấp trên họ cũng biết sự thực ra sao, nhưng họ lại muốn được thấy những báo cáo đó mà thôi”.
Ông Tý cười bẻng lẻng thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
Bà chị hỏi: “Tại sao cậu lại binh vực và kính mến và thương yêu lão Ba Dừa? Lão đánh đập vợ mỗi ngày, tống cổ mẹ ra đường, lấy trộm tài sản nhà nước, chơi cờ gian bạc lận, hiếp dâm con bé bán vé số. Có gì mà cậu binh vực hắn thế?”
Một giọng con gái rụt rè hỏi: “Nghe nói ở bên Liên Xô vĩ đại hàng năm có thi đua kể chuyện tiếu lâm phải không?”
– “Có. Người kể chuyện hay nhất, được lãnh giải 20 năm đi đày, người lãnh giải nhì được 15 năm, người lãnh giải an ủi được 10 năm. Tất cả đều được đi lao động khổ sai bên Siberia.”
Đứa cháu cười và hỏi: “Theo chú, thì ai là người theo, ai là người chống cộng sản?”
“Người theo cộng sản là người cố tình như “tin” vào Mác và Lê-Nin. Người chống lại cộng sản, là người “hiểu” rõ Mác và Lê-Nin.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ