Trong tiếng Việt, “chia sẻ” và “chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai.
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Văn
Khang lại coi “chia sẻ” và “chia xẻ” chỉ là một từ với hai dạng
chính tả đều được chấp nhận. Điều này dẫn đến ông lẫn lộn lung tung:
- Trong “Từ điển
chính tả tiếng Việt” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2018), Nguyễn Văn Khang
chỉ dẫn “chia xẻ = chia sẻ”; viết
thành ngữ “nhường cơm SẺ áo” thành “nhường cơm XẺ áo”.
- Đến sách “Từ
điển thành ngữ tục ngữ Việt Hán”, với trường hợp đáng lẽ phải dùng “chia XẺ”, thì Nguyễn Văn Khang lại dùng
“chia SẺ”; ngược lại đáng lẽ phải viết
“chia SẺ” mới đúng, thì ông lại dùng “chia XẺ”. Ví dụ, ông viết: “chia năm SẺ bảy” trong tiếng Việt đồng
nghĩa với “四分五裂”
(tứ phân ngũ liệt) trong tiếng Hán,
trong khi viết đúng phải là “chia năm XẺ
bảy”, vì “chia xẻ” mới có nghĩa
là “phân liệt” 分 裂
(chia cắt).
Ở một mục khác, Nguyễn Văn Khang lại chọn cách viết “chia ngọt XẺ bùi” trong tiếng Việt để đối
chiếu với “同甘共苦”
(đồng cam cộng khổ), “分甘共苦” (phân cam cộng
khổ) và “有福共享”
(hữu phúc cộng hưởng) trong tiếng
Hán. Tuy nhiên, viết đúng phải là “SẺ
bùi”, vì “SẺ” ở đây là “chia SẺ”, “san SẺ”, cùng hưởng cùng chịu, tương ứng với “đồng cam” 同甘,
“phân cam” 分甘, “cộng
hưởng” 共享 (cùng hưởng vị ngọt,
đắng. Tỉ dụ có phúc cùng hưởng, hoạn nạn cùng chịu) trong tiếng Hán.
- Tóm lại là SẺ
hay XẺ? Và tại sao CHIA SẺ không giống CHIA XẺ?
Khi chúng ta chia sẻ thông tin, chia sẻ bài vở, thì
thông tin, bài vở ấy không hề bị xé ra, xẻ ra, không bị vơi bớt đi. Bởi vì “chia sẻ” này có nghĩa là cùng đọc, cùng
thu nhận thông tin với nhau, chứ không có nghĩa là chia phần. Còn “sẻ áo” trong “nhường cơm sẻ áo” nghĩa là chia
sẻ, san sẻ, giúp cho nhau về cái mặc (thế nên còn có dị bản “sẻ cơm nhường áo”). Còn “XẺ áo”, chỉ có nghĩa là cắt, xé, xẻ cái
áo ra làm nhiều mảnh.
Như vậy, cái lý “Chia
tức là phải xẻ ra, còn sẻ không có nghĩa gì cả. Chia mà không xẻ ra thì không
chia được”, không thể đứng vững. Vậy, khi nào thì dùng “chia sẻ”, khi nào thì dùng “chia
xẻ”? Cách đơn giản để phân biệt giữa “chia
sẻ” và “chia xẻ” như thế nào?
- CHIA SẺ:
Khi chúng ta diễn tả việc chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu thì dùng
CHIA SẺ. Sự CHIA SẺ này thường mang ý nghĩa tích cực.
Ta hãy nhớ một cách đơn giản rằng: SẺ đây là SAN SẺ, SAN SỚT. Vì SAN SẺ, SAN SỚT không thể viết thành XAN XẺ,
XAN XỚT, nên CHIA SẺ cũng không thể viết thành CHIA XẺ. Cũng có thể liên hệ với
SHARE tiếng Anh có nghĩa là CHIA SẺ (Ví dụ: chia sẻ bài viết, lượt
chia sẻ). Từ share được bắt đầu bằng
chữ S, bởi vậy, ta luôn viết “Xin được
CHIA SẺ”.
- CHIA XẺ:
Khi diễn tả sự gì bị chia cắt, bị xé lẻ thành nhiều phần, làm cho một chỉnh thể
nào đó không còn nguyên một mảnh, một khối nữa, thì dùng CHIA XẺ. Sự CHIA XẺ
này thường mang nghĩa tiêu cực. Ví dụ: Lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy; Mảnh đất bị
chia xẻ ra làm nhiều miếng; Lực lượng bị chia xẻ ra nhiều nơi.
Ta chỉ cần nhớ: CHIA XẺ đây là CẮT XẺ, XÉ LẺ ra từng mảnh,
nên phải viết giống XẺ trong XẺ GỖ.
Như vậy, CHIA SẺ và CHIA XẺ là hai từ mang hai nghĩa
khác nhau, không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp.
Hoàng Tuấn Công
Nguồn:
http://tuancongthuphong.blogspot.com/2021/12/chia-se-va-chia-xe.html
http://tuancongthuphong.blogspot.com/2021/12/chia-se-va-chia-xe.html
Tôi đồng ý với tác giả Hoàng Tuấn Công
Trả lờiXóaCHIA SẺ có nghĩa là chia ra, sẻ bớt ra từ một chỉnh thể. Hay lấy đồ dùng của mình cho người khác cùng xài chung. Chia sẻ là thể hiện sự san sẻ, sự đồng cảm, cảm thông giữa con người với con người, với cộng đồng.
Chẳng hạn: Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ khó khăn, chia sẻ kiến thức, chia ngọt sẻ bùi…hay chia sẻ thông tin, chia sẻ miếng cơm manh áo,…
CHIA SẺ giống như SHARE trong tiếng Anh
*
CHIA XẺ mang ý nghĩa xẻ ra, cắt rời ra. Từ “chia xẻ” mang nghĩa chia ra thành nhiều phần.
“Chia” trong trường hợp này là chia ra, phân ra. Còn “xẻ” trong trường hợp này có thể hiểu nghĩa là xẻ ra, tách ra ví dụ như xẻ gỗ, xẻ viên gạch, tách đôi bó đũa, xẻ đôi bó đũa, ….
Chẳng hạn: Chia xẻ lực lượng, chia xẻ đội quân….
CHIA XẺ giống như DIVIDE trong tiếng Anh
Trong thực tế, hai từ SẺ và XẺ đều đã hiện diện trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam rất lâu, từ trước thế kỷ 20. Cả hai từ này là tiếng Nôm, riêng biệt và có nghĩa. Tự điển chữ Nôm của Nguyễn Quang Xỹ và Vũ Văn Kính giải thích: SẺ là loại chữ hài thanh, cấu tạo bởi bộ thủ (tay –ý) + (sĩ - âm): san sẻ, chia sẻ.
Trả lờiXóaChữ Nôm (dạng chữ quốc ngữ cổ của nước ta) viết chữ SẺ nghĩa là : chia ra, sẻ bớt, sớt bớt có tự dạng như sau:
1/ 𢩿
2/ 𢫟
3/ 𨦁
*
Còn từ XẺ, loại chữ giả tá, có cấu tạo Hán đọc là xỉ: xẻ gỗ, xẻ rãnh.
Chữ Nôm (dạng chữ quốc ngữ cổ của nước ta) viết chữ XẺ nghĩa là “xẻ ra, cưa xẻ” có tự dạng như sau:
1/ 扯
2/ 鑡,
3/ 齒
4/ 𠠚
5/ 𨦁
6/ 𫒬
Cả hai anh Khang và Luận tuy có bằng TS nhưng hơi bị KÉM tiếng Việt!
Trả lờiXóaSẻ là san sẻ. Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng (thơ Tố Hữu)
Xẻ là cắt ra. Vừng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Kiều).
Anh Hoàng Tuấn Công và chủ trang Bâng Khuâng đúng! Còn hai anh TS sai bét nhè!
Thật vui khi giáo sư Vũ Nho ghé thăm và góp ý. Tối an lành bác nhé!
Trả lờiXóahttp://1.bp.blogspot.com/-xIGIgHG1hxM/UbB4ALD379I/AAAAAAAADC0/N13X3RY8xbE/s320/48b48063e5219.gif
Tối thanh thản thưởng thức thơ nhạc!
Trả lờiXóahttp://i689.photobucket.com/albums/vv253/anhtuannguyenminh/niaoer_com_090417viel-2.gif
Trả lờiXóahttp://gifotkrytki.ru/_ph/22/2/591694836.gif
Trả lờiXóahttp://d4.violet.vn/uploads/blogs/749681/canh_rung_dong_dep.gif