Nàng rằng: Thiên tải nhất thì,
Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn.Rồi đây bèo hợp mây tan,
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu ?!
Khi Thúy Kiều vừa báo ân báo oán xong xuôi, thì sư trưởng "Giác Duyên vội vã gởi lời từ quy", và Thúy Kiều đã cầm bà ta ở lại bằng 4 câu thơ nêu trên:
Nàng rằng: THIÊN TẢI NHẤT THÌ,
CỐ NHÂN đã dễ mấy khi BÀN HOÀN.
Rồi đây BÈO HỢP MÂY TAN,
Biết đâu HẠC NỘI MÂY NGÀN là đâu?!
THIÊN TẢI NHẤT THÌ 千載一時 : THIÊN là Một ngàn; TẢI là Năm; NHẤT là Một; THÌ là Lúc, là Thuở. Nên THIÊN TẢI NHẤT THÌ 千載一時 ta nói là "Ngàn Năm Một Thuở" để chỉ cơ hội nào đó hoặc chuyện gì đó rất hiếm khi xảy ra, họa hoằn lắm mới có được hay gặp được.
CỐ NHÂN 故人 : CỐ là Cũ; NHÂN là Người. Nên CỐ NHÂN là "Người cũ". Người cũ ở đây có nghĩa là "Người quen cũ, Người yêu cũ, Bạn cũ...". Theo tập quán ngôn ngữ khi chữ CỐ được đặt trước chức vụ nào đó thì có nghĩa là QUÁ CỐ là đã chết. Ví dụ:
BÀN HOÀN 盤桓 : BÀN là Cái mâm; HOÀN là Cây Nêu để cắm trên nhà, thành, mồ mả. Hai Danh từ nhập lại thành Tính từ BÀN HOÀN 盤桓 : Có nghĩa là lòng vòng quanh co, không tiến lên được; là Bồi hồi, lưu luyến không nỡ rời nhau. Nghĩa phát sinh là nấn ná ở lại chưa muốn đi. Nên hai câu thơ:
Nàng rằng: THIÊN TẢI NHẤT THÌ,
CỐ NHÂN đã dễ mấy khi BÀN HOÀN.
Thúy Kiều nói với vãi Giác Duyên rằng: Ngàn năm một thuở, khó có dịp lắm những cố nhân như chúng ta mới có cơ hội gặp gỡ nhau đây, thôi thì bà hãy nấn ná trì hưỡn ở lại chơi vài hôm nữa đi rồi hãy đi. Vì:
Rồi đây BÈO HỢP MÂY TAN,
Biết đâu HẠC NỘI MÂY NGÀN là đâu?!
BÈO HỢP MÂY TAN do câu nói chữ Nho là BÌNH TỤ VÂN TÁN 萍聚雲散. Có nghĩa: Bèo trôi nổi trên mặt nước hiếm
khi tụ họp được với nhau cùng một chỗ, cũng như mây bay tứ tán trên bầu trời,
thấy hợp đó bèn liền tan đó; nên BÈO HỢP MÂY TAN dùng để chỉ sự tụ hợp hay gặp
gỡ hiếm có và không bền bỉ vững chắc, mạnh ai nấy trôi nổi hoặc bay đi ngay sau
đó. Còn...
HẠC NỘI MÂY NGÀN là Hạc ngoài đồng nội và Mây bay trên ngàn; chữ Nho gọi là CÔ VÂN DÃ HẠC 孤雲野鶴 đều là những thứ phiêu lưu nổi trôi vô định; nên không biết đâu mà tìm, không biết đâu mà kiếm (Biết đâu HẠC NỘI MÂY NGÀN là đâu?!) Không nói HẠC NỘI MÂY NGÀN thì nói là MÂY BAY HẠC LÁNH như khi đã lập am xong, Thúy Kiều cho người đi tìm Giác Duyên thì:
HẠC NỘI MÂY NGÀN là Hạc ngoài đồng nội và Mây bay trên ngàn; chữ Nho gọi là CÔ VÂN DÃ HẠC 孤雲野鶴 đều là những thứ phiêu lưu nổi trôi vô định; nên không biết đâu mà tìm, không biết đâu mà kiếm (Biết đâu HẠC NỘI MÂY NGÀN là đâu?!) Không nói HẠC NỘI MÂY NGÀN thì nói là MÂY BAY HẠC LÁNH như khi đã lập am xong, Thúy Kiều cho người đi tìm Giác Duyên thì:
Sư đà hái thuốc phương xa,
MÂY BAY HẠC LÁNH biết là tìm đâu?
Bốn câu thơ THIÊN TẢI NHẤT THÌ... ở trên là lời cầm cọng rất thành khẩn chân tình của những người bạn thân thiết với nhau lâu ngày mới được gặp lại. Bốn chữ THIÊN TẢI NHẤT THÌ 千載一時 còn là câu đố chiết tự để ghép thành một chữ mới: Lấy chữ THIÊN 千 trong Thiên Tải, ghép với chữ NHẤT 一 trong Nhất Thì, ta có được chữ NHÂM 壬 là Ngôi thứ 9 của Thiên Can, cũng là chữ NHÂM của năm NHÂM DẦN 壬寅 là năm nay đây.
Khi Hoạn Thư cho Khuyển Ưng đi bắt Thúy Kiều về Vô Tích để làm Hoa Nô cho mình rồi, và khi Thúc Sinh "Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương, Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê". Về đến nhà, sau khi "Nhà hương cao cuốn bức là, Buồng trong truyền gọi nàng ra lạy mừng" để cho hai người không dám nhận nhau trong cảnh ngỡ ngàng chủ tớ rồi, Hoạn Thư lại bày tiệc rượu "Tẩy trần mượn chén giải phiền đêm thu" và khi:
Vợ chồng CHÉN TẠC CHÉN THÙ,
Bắt nàng đứng chực TRÌ HỒ hai nơi.
CHÉN TẠC CHÉN THÙ : THÙ 酬 là chén rượu của chủ nhân rót mời khách. Còn 酢 : TẠC là chén rượu của khách rót mời lại chủ nhân. Nên THÙ TẠC là Chủ và khách cùng mời qua mời lại khi uống rượu với nhau; Sau dùng rộng ra chỉ thân quyến hay bạn bè cùng vui chơi uống rượu với nhau thì gọi là "cùng nhau THÙ TẠC" hay "cùng THÙ TẠC với nhau". Ở đây chỉ vợ chồng Thúc Sinh và Hoạn Thư cùng "CHÉN TẠC CHÉN THÙ" tức là cùng mời qua mời lại nhau uống rượu.
TRÌ HỒ 持壺 : TRÌ là Cầm, nắm, giữ. Như DUY TRÌ 維持 là Cứ giữ như thế. HỒ là cái Bình, ở đây chỉ Bình rượu; nên TRÌ HỒ có nghĩa là "Cầm bình rượu" để chờ rót. Hai câu thơ trên nói:
"Khi vợ chồng Thúc Sinh cùng uống rượu với nhau thì bắt Thúy Kièu phải đứng đó cầm bình rượu rót cho hai người cùng mời qua mời lại để uống vui với nhau". Và Hoạn Thư đã không ngừng ở đó, mà còn hành hạ Thúy Kiều đủ điều:
Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
Bắt quì tận mặt bắt mời tận tay !
Chữ THÙ 酬 ngoài nghĩa là chén rượu của chủ rót mời khách ra, còn có nghĩa là đền công hay bù đắp cho ai về việc gì đó hoặc về cái gì đó, như :
Ngoài ra, chữ THÙ còn có nghĩa làm việc gì đó theo phép lịch sự, xã giao, buộc phải làm chiếu lệ, như:
- THÙ KHÁCH 酬客 là Tiếp đãi khách khứa theo phép lịch sự, vì chả lẽ khách đến công ty mà mình không tiếp đãi.
Cũng trong Truyện Kiều, khi sư Giác Duyên đưa mọi người đến gặp Thúy Kiều ở thảo am để rước nàng về cùng đoàn tụ với gia đình. Thúy Kiều đã không chịu về, lấy cớ là "Mùi thiền đã bén muối dưa, Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng" và nại cớ sư Giác Duyên đã cứu mạng mình nên không nỡ bỏ bà mà đi :"Trùng sinh ơn nặng biển trời, Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi". Vương Viên Ngoại đã phải khuyên bảo và lý luận:
Ông rằng: BỈ THỬ NHẤT THÌ,
Tu hành thì cũng phải khi tòng quyền.Phải điều cầu Phật cầu Tiên,
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây ?
BỈ THỬ NHẤT THÌ 彼此一時 là câu nói gọn lại của "BỈ NHẤT THÌ, THỬ NHẤT THÌ 彼一時,此一時". BỈ là Kia, là Cái kia; THỬ là Này, là Cái nầy. Câu nói có nghĩa: "Cái nầy một lúc, Cái kia một lúc". Đây là câu nói của Công Tôn Sửu trong sách Mạnh Tử 孟子公孫丑, ý muốn nói là: Cái thời cơ của lúc đó là như thế ấy, còn cái thời cơ của hiện tại là như thế nầy; Ý chỉ: Việc đời mỗi lúc mỗi khác; lúc xưa thì như thế kia, còn bây giờ thì như thế nầy, tức là phải biết "Tùy cơ ứng biến" chớ không chấp hành một cách cứng ngắt, không linh động. Như Vương Ông đã nói "Tu hành thì cũng phải khi TÒNG QUYỀN".
NGỘ BIẾN TÒNG QUYỀN 遇變從權 là Hễ có biến động thay đổi bất thường, thì phải biết tùy theo hoàn cảnh tình huống lúc đó mà hành xử cho hợp lẽ tự nhiên, chớ không chấp hành quy tắc một cách máy móc trái với nhân tính.
Trong phần đầu của Truyện Kiều qua phần triết lý giáo đầu của cụ Nguyễn Du, ta còn gặp thành ngữ BỈ SẮC TƯ PHONG 彼嗇茲豐 qua hai câu thơ:
Lạ gì BỈ SẮC TƯ PHONG,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen !
Như ta đã biết ở phần trên BỈ 彼 là Cái Kia; THỬ 此 là Cái Nầy. Ở đây TƯ 茲 cũng có nghĩa là Này, là Cái Này nữa. Đây là cái Lý học nói lên lẽ tự nhiên của tạo hóa: Phong vu thử sắc vu bỉ, vạn vật lý cố nhiên 豐于此嗇于彼,萬物理固然。Có nghĩa: Đầy ở cái nầy, thì sẽ cạn ở cái kia, đó là lẽ cố nhiên của vạn vật. Như trong phần kết thúc Truyện Kiều cụ cũng đã viết:
...Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Trở lại với chữ TƯ 茲 và chữ THỬ 此 đều có nghĩa là Này, là Cái Này. Một chữ có thanh BẰNG (TƯ), một chữ có thanh TRẮC (THỬ) để cho tiện lợi và dễ sử dụng trong thi ca, như trong truyện "Trang Tử Cổ Bồn Ca 莊子鼓盆歌" của quyển truyện Kim Cổ Kỳ Quan 今古奇觀 được kết thúc bằng bài thơ:
從茲了卻冤家債, TÒNG TƯ liễu khước oan gia trái,
TÒNG TƯ 從茲 có nghĩa: Từ rày về sau; Từ nay trở đi...
Từ nay đã dứt nợ oan gia,
Ta hết yêu người người yêu ta.
Tiếp tục vợ chồng như trước nữa,
Có ngày búa bổ vỡ đầu ra!
Lục bát:
Từ nay dứt nợ oan gia,
Người yêu ta hết thiết tha người rồi.
Vợ chồng tiếp tục chẳng thôi,
Có ngày búa bổ cho lòi óc ra !
Còn trong bài thơ "Tặng Khứ Tỳ 贈去婢" của Thôi Giao 崔郊 đời Đường thì ta sẽ gặp từ "TÒNG THỬ 從此" như sau:
公子王孫逐後塵, Công tử vương tôn trục hậu trần,
TÒNG THỬ 從此 cũng có nghĩa là : Từ rày về sau; Từ lúc này trở về sau; cũng có nghĩa là : Từ đó về sau...
Công tử vương tôn ruổi bụi xa,
Lục Châu nhỏ lệ ướt khăn là.
Cửa hầu tựa bể sâu thăm thẳm,
Từ đó chàng Tiêu kẻ xứ xa !...
Lục bát:
Vương tôn công tử theo sau,
Lục Châu nhỏ lệ ướt bao khăn là.
Cửa hầu sâu tợ biển xa,
Chàng Tiêu từ đó kẻ qua bên đường !...
Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã mượn ý nầy để cho
Kim Trọng thuyết phục Thúy Kiều khi KIM KIỀU tái hợp:
Có còn chi nữa mà ngờ,
Khách qua đường dễ hững hờ chàng Tiêu !
Hẹn bài viết tới !
杜紹德
Đỗ Chiêu Đức
Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ