Hay giờ đây cái tên Lao Bảo trở nên nổi tiếng là đầu cầu
của hành lang kinh tế Đông – Tây nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cửa ngõ
đường xuyên Á, một khu kinh tế đặc biệt trên biên giới Việt – Lào. Tuy nhiên ít
ai biết vào năm Nhâm Tuất (1622), chính Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên là người đã
lập nên dinh trấn Ai Lao này để canh phòng nạn cướp bóc nơi biên thùy, tạo sự
thông thương buôn bán với các bộ lạc Lạc Hoàn, Vạn Tượng (Lào), khi ấy thủ phủ
vẫn ở làng Trà Bát.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nói rằng tìm hiểu về triều Nguyễn mà thiếu chặng đường khởi nghiệp ở Quảng Trị là một thiếu hụt đáng tiếc. Nhưng Quảng Trị, trải qua mấy chục năm binh lửa đạn bom, dấu vết di tích đã không còn được bao nhiêu. Bom đạn phá một phần, những nhìn nhận thiếu khách quan về nhà Nguyễn suốt mấy chục năm qua, sự vô tâm của con người cũng góp phần xóa đi phần ít ỏi dấu tích còn lại.
Trong một lần làm việc với lãnh đạo huyện Triệu Phong (với huyện lỵ đang đóng tại vùng đất Ái Tử), chúng tôi được biết huyện Triệu Phong cũng mong muốn tôn tạo, trưng bày những dấu vết của thủ phủ Ái Tử, dinh trấn Trà Bát. Nhưng cũng chỉ là ước mong vậy thôi, chưa có gì khởi động. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân gợi ý khó có thể phục dựng tất cả, bởi đó là công việc đòi hỏi nhiều kinh phí và tốn kém, nhưng có một cách làm khác là thu nhỏ những di tích ấy bằng những mô hình với tỉ lệ nhỏ hơn, và tập trung tất cả mô hình ấy vào một khu vực.
Ở Ái Tử có một khu đất rộng chạy sát sông Thạch Hãn
lâu nay vẫn được giữ để làm sân bay trong tương lai (thời chiến tranh là sân
bay quân sự của Mỹ). Tuy nhiên, mới đây quy hoạch sân bay cho Quảng Trị đã được
dời ra vùng Quán Ngang, huyện Gio Linh. Nhiều người mơ ước trên khu đất định làm sân bay ấy, những dấu tích
buổi đầu mở cõi của chúa Nguyễn Hoàng được phục dựng, mô hình thành Tân Sở được
tái hiện trở thành một bảo tàng thu nhỏ nhưng sinh động, để rồi khi đến đó người
ta hình dung được lịch sử khai mở Đàng Trong đã bắt đầu từ miền đất Ái Tử như
thế nào, công cuộc kháng chiến của vua Hàm Nghi và thành Tân Sở đã diễn ra ra
sao… Âu cũng là hậu thế tri ân tiền nhân vậy!
Nhưng ước mơ chuyện ngôi trường xưa được mang lại tên Nguyễn Hoàng, một con phố trung tâm nơi đô thị cửa ngõ Lao Bảo mang tên Chúa Sãi… có là điều quá khó khăn khi lịch sử trước hết là sự công tâm và quá khứ lịch sử cũng cần sòng phẳng?
Lê Đức Dục
Nhưng ước mơ chuyện ngôi trường xưa được mang lại tên Nguyễn Hoàng, một con phố trung tâm nơi đô thị cửa ngõ Lao Bảo mang tên Chúa Sãi… có là điều quá khó khăn khi lịch sử trước hết là sự công tâm và quá khứ lịch sử cũng cần sòng phẳng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ