Trang

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

TRANH HIẾM CỦA NHÀ VĂN NHẤT LINH ĐƯỢC ĐẤU GIÁ THÀNH CÔNG TRÊN SÀN QUỐC TẾ - Ngô Kim Khôi

Nguồn:
https://www.facebook.com/ngo.kimkhoi/posts/10222583493510254
 
La Tonkinoise Et La Vieille Sage của Nguyễn Tường Tam (1905 - 1963) 
 Ảnh: AGUTTES. Khoảng 1927. Tranh khắc gỗ.
 
 
Mộc của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương bên phải dưới, 
có lời đề tặng và chữ ký của Victor Tardieu.
 
Sau nhiều lần đấu giá không thành công, bức tranh khắc gỗ của Nguyễn Tường Tam đã được gõ búa trong phiên đấu Aguttes 30/9/2021 ở mức 8.000€, thêm 29% phí và thuế, giá thành tương đương khoảng 270 triệu VND. Tôi cho rằng mức giá này quá hời đối với sự quý hiếm của bức tranh.

Đây là bài giới thiệu trong catalogue Aguttes (tiếng Pháp ở dưới) (bài viết trước cuộc đấu giá Aguttes 30/9/2021)
 
NGUYỄN TƯỜNG TAM - LA TONKINOISE ET LA VIEILLE SAGE
 
Nguyễn Tường Tam (1906-1963), nổi tiếng dưới bút hiệu Nhất Linh, là một nhà văn, nhà báo, họa sĩ và chính trị gia Việt Nam của thế kỷ 20.
Năm 1925, ông đậu hạng nhất vào trường Mỹ thuật Đông Dương trong 270 thí sinh toàn Đông Dương.
Dù rất có năng khiếu hội họa, và chỉ học 2 năm tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, những tác phẩm của Nhất Linh thực sự là những viên ngọc quý hiếm được giới sưu tập tích cực tìm kiếm.
Tại đây, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một bức tranh khắc gỗ trên giấy dó, bên phải góc dưới có mộc “大南高等美術學堂, (Đại Nam Cao đẳng Mỹ thuật học đường).

Tại sao “Đại Nam”, mà không là “Đông Dương” (Cao đẳng Mỹ thuật học đường) ? Phải chăng họa sĩ Nam Sơn, đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương, đã nghiêng nặng tinh thần quốc gia, muốn chọn “Đại Nam” với nghĩa quốc hiệu, hàm ý xác định nguồn gốc của đất nước và con người ?

Mộc này đã xuất hiện trên những bức khắc gỗ danh tiếng khác, như Cò Cá của Nguyễn Nam Sơn (khoảng 1927), hoặc Bến thuyền sông Hồng của Đỗ Đức Thuận (1898-1970, khoá 2, 1931).

Sử dụng kỹ thuật khắc gỗ cổ truyền, Nguyễn Tường Tam thể hiện một người phụ nữ trẻ Bắc Kỳ với áo tứ thân truyền thống, đội nón quai thao, và một phụ nữ đứng tuổi trong trang phục tôn giáo, đầu đội khăn, tay cầm trượng gỗ, dường như đang có những lời khuyên quý báu cho người phụ nữ trẻ chăm chú lắng nghe, trong bầu không khí yên bình bên ao làng.

Bức tranh được in thành nhiều bản, có mộc của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Một trong những bản in này có đóng dấu “阮祥三印 (Nguyễn Tường Tam ấn).

Điều cần lưu ý, và có thể là điều thú vị nhất trên bức tranh này, đó là lời đề tặng viết tay và chữ ký của Victor Tardieu, hiệu trưởng trường Mỹ thuật Đông Dương.
 
                                                                                  Le 12/11/2020
                                                                                  Ngô Kim-Khôi

 

Chercheur indépendant en Art Vietnamien
NGUYỄN TƯỜNG TAM - LA TONKINOISE ET LA VIEILLE SAGE
Circa 1927. Gravure sur bois. - Cachet de l'EBAI en bas à droite, et en dessous, dédicace et signature de Victor Tardieu, directeur de l'EBAI.
Nguyễn Tường Tam (1906-1963), plus connu sous le nom de Nhất Linh, est un écrivain, journaliste, dessinateur et homme politique vietnamien du XXe siècle. En 1925, il passe le concours d'admission à l'École des Beaux-Arts de l'Indochine et obtient la 1ère place parmi 270 candidatures, toutes issues d'Indochine.
Malgré un vrai talent artistique, et même s'il ne fit que 2 ans d'étude à l'École des Beaux-Arts de l'Indochine et ensuite partit en France en 1927 pour un voyage d'études en sciences et se former au métier de journaliste et d'éditeur, les œuvres de Nhất Linh deviennent de véritables perles rares que les collectionneurs recherchent activement.
Voici une gravure sur bois de plusieurs couleurs, sur papier de riz marouflé. Cachets de l'EBAI en bas à droite.
Ce cachet, “大南高等美術學堂, peut se traduire ainsi : École Supérieur des Beaux-Arts du Đại Nam (Đại Nam Cao đẳng Mỹ thuật học đường). Pourquoi avoir mentionné Đại Nam (le Grand Vietnam) et non pas Indochine (Đông Dương) ? Peut-être que Nam Sơn, le co-fondateur de l'École des Beaux-Arts de l'Indochine, penchant fortement vers l'esprit national, préférait en préciser la signification dans le sceau ?
Ce sceau apparaît également dans l'estampe de Nam Sơn ("Aigrettes blanches et poissons rouges" circa 1927), ou de Đỗ Đức Thuận (1898-1970, 2ème promotion de l'EBAI, "Embarcadère du fleuve Rouge", 1931).
Utilisant la technique de l'estampage populaire (tranh khắc gỗ), Nguyễn Tường Tam y représente une jeune femme, portant un enfant, en conversation avec une vieille femme. La jeune femme tonkinoise, en robe traditionnelle vietnamienne de l'époque (áo tứ thân, littéralement "robe à quatre pans"), porte un chapeau à large bord (nón quai thao), typiquement du Nord. La « Vieille Sage », en tenue religieuse, turban sur la tête, bâton à la main, semble donner quelque conseil précieux de sagesse à la jeune femme qui l’écoute d’un air attentif, dans une atmosphère paisible, au bord de l’étang du village.
Cette estampe a été imprimée en plusieurs exemplaires gravés du sceau de l’École des Beaux-Arts de l’Indochine. Sur une de ces estampes se trouve le sceau «阮祥三印» (sceau de Nguyễn Tường Tam).
Il est à remarquer, ce qui peut être le plus intéressant sur cette estampe, qu’apparaît sous le sceau de l'École des Beaux-Arts de l'Indochine, une dédicace de la main du directeur de l'École et sa signature, V. Tardieu.
 
                                                                                 Le 12/11/2020
                                                                                Ngô Kim-Khôi

*
Mời xem thêm bài viết trên báo TUỔI TRẺ của Mai Thụy

https://tuoitre.vn/tranh-hiem-cua-nha-van-nhat-linh-duoc-dau-gia-thanh-cong-tren-san-quoc-te-20211001000742175.htm

1 nhận xét:

  1. Lần đầu tiên HN đc biết và thưởng thức tranh của nhà văn Nhất Linh đó anh.

    https://i.pinimg.com/originals/66/99/59/669959b0942cf1a35cfc2aa9f9c951d0.gif

    Trả lờiXóa

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ