Nữ
sĩ Minh Đức Hoài Trinh
Nữ thi sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH tên thật là VÕ THỊ HOÀI
TRINH, sinh ngày 15/10/1930 tại Huế, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc,
Nguyễn Vinh, Bằng Cử, bà sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964, sau đó bà đến định
cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982 cho đến ngày qua đời.
Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, sinh ra tại Huế, bà là
con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, còn Cụ Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình Huế
là ông nội của bà. Năm 1945 Bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân
Pháp, sau đó Bà biết sự lợi dụng của phong trào nên bà bỏ về Huế tiếp tục học.
Năm 1964 bà đi du học tại Pháp về ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ
Đông Phương La Sorbonne, Paris đến năm 1967 bà ra trường và làm phóng viên cho
đài truyền hình Pháp ORTF, lúc đó bà đi làm phóng sự nhiều nơi sôi động nhất
như: Algerie và chiến trường Việt Nam. . . Năm 1972 bà được cử theo dõi và tường
thuật cuộc hòa đàm Paris. 1973 Bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái,
một thời gian sau bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn
Hạnh năm 1974-1975.
Nữ
sĩ Minh Đức Hoài Trinh
Sau năm 1975, bà trở lại Paris cho xuất bản tạp chí “Hồn Việt Nam” và trở lại cộng tác với
đài phát thanh ORTF với chương trình Việt ngữ để tranh đấu cho những nhà cầm
bút, những văn nghệ sĩ Việt Nam bị đi cải tạo. Bà đứng ra thành lập Hội Văn Bút
Việt Nam Hải Ngoại và vận động để được công nhân hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế tại
Rio de Janeiro (Brazil) vào năm 1979.
Trước khi dấn thân tranh đấu cho tiếng nói của người
viết Miền Nam Việt Nam sau năm 1975 tại hải ngoại, Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài
Trinh còn là tác giả của một số bài thơ tình nổi tiếng. Tên tuổi của bà được biết
tới rất nhiều trong giới văn nghệ ở Miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960 với
những bài thơ tình trong đó “Kiếp Nào Có
Yêu Nhau,” “Đừng Bỏ Em Một Mình” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc đã trở
thành bất hủ và đi vào lòng nhiều thế hệ người yêu thơ nhạc Việt Nam. Khi sáng
tác và viết báo bà dùng các bút danh như Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, và Bằng Cử.
Nhạc sĩ Phạm Duy từng kể lại như sau, “Năm
1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai
năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng
nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được
hai bài ca bất hủ.”
Nữ
sĩ Minh Đức Hoài Trinh
Về mối duyên thơ nhạc của mình cùng Nữ sĩ Minh Đức
Hoài Trinh, cố nhạc sĩ Phạm Duy từng nói: “Nhạc
tình của tôi trong loại nhạc tình cảm tính, nhạc của lứa đôi, nên tôi rất chú
trọng tới chữ ‘nhau’: Cho nhau, Đừng xa nhau. Một bài thơ cũng ở trong chữ
''nhau'' của Hoài Trinh đã nói lên mối tình xanh vẫn còn lo sợ. Bài thơ nhan đề
“Kiếp Nào Có Yêu Nhau.”
Bà đã dùng ngòi bút và khả năng của mình thường xuyên
tranh đấu cho các văn nghệ sĩ bị ‘cải tạo’phải được trả tự do, ngoài những bài
báo, bà còn sáng tác hơn 25 tác phẩm giá trị, trong đó có truyện ngắn, thơ…
Nhà Văn Nguyễn Quang (phu quân của bà) đã thực hiện 1
tập sách rất công phu khá đầy đủ những tài liệu, bài vở và hình ảnh với tiêu đề:
“Văn Nghiệp Và Cuộc Đời Minh Đức Hoài
Trinh.” Nhà Văn Nguyễn Quang có đoạn viết: “Sau khi đọc quyển sách nầy người ta tự hỏi làm sao Minh Đức Hoài Trinh
một con người nhỏ bé lại có thể hoàn thành trên nhiều lãnh vực trong thời gian
đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. . .Bà đã đi trên khắp 5 lục địa, bà đã vào
những vùng chiến tranh lửa đạn. . .” Những đóng góp của bà với một cuốn
sách nhỏ nầy chắc chắn không diễn tả hết được những gì bà đã làm cho quê hương
cho nền văn học Việt Nam.
Ảnh
chụp tại Văn Chương Học Đường Việt Nam Cộng Hòa, chụp ở thủ đô Sài Gòn năm 1974,
từ trái qua phải nhân viên Nha SHHĐ, Phạm Long Điền, Nguyễn Mộng Giác, Minh Đức
Hoài Trinh, Bình Nguyên Lộc, Minh Quân, Lê Tất Điều, Võ Phiến
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nữ thi sĩ Minh Đức
Hoài Trinh có rất nhiều sáng tác có giá trị nghệ thuật như: Lang Thang (1960),
Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc
Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai
(1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương
(Nguyễn Quang Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press USA
1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản
1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang USA, 1990).
Bài hát: Kiếp
Nào Có Yêu Nhau
Thơ: Hoài Trinh
Soạn thành ca khúc: Phạm Duy
Anh
đừng nhìn em nữa Hoa xanh đã phai rồi Còn nhìn em chi nữa Xót lòng nhau mà thôi
Người đã quên ta rồi Quên ta rồi hẳn chứ Trăng mùa thu gãy đôi Chim nào bay về
xứ Chim ơi có gặp người Nhắn giùm ta vẫn nhớ Hoa đời phai sắc tươi Đêm gối sầu
nức nở
Kiếp
nào có yêu nhau Nhớ tìm khi chưa nở Hoa xanh tận nghìn sau Tình xanh không lo sợ
Lệ nhòa trên gối trắng Anh đâu, anh đâu rồi Rượu yêu nồng cay đắng Sao cạn mình
em thôi.
Sài Gòn Xưa
Nguồn:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2770344573014461&id=1048188985230037
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ