Bắc
Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc
giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một
số chương giới thiệu cùng bạn đọc.
Tập
II (Phần
ngoại biên)
Tặng
Người em đồng hương – Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa
Bài
1:
VĂN NHƯ SIÊU QUÁT...?
Vào giữa thế kỷ 19, tại đất Thần Kinh (Huế) xuất hiện “Trường An tứ kiệt” với hai câu nhận xét
cho là của Vua Tự Đức:
Văn
như Siêu Quát vô tiền Hán
Thi
đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường
Tạm dịch:
Văn
như Siêu và Quát, thì đến văn đời tiền Hán cũng không có giá trị gì; Thơ đến
Tùng Thiện công và Tuy Lý công thì như bỏ qua cả thời Thịnh Đường.
Sở dĩ, cho là của Tự Đức là hai câu trên nói theo khẩu
khí Đế Vương, gọi xách mé tên tục Phó bảng Nguyễn Văn Siêu là “Siêu”; cử nhân Cao Bá Quát là “Quát”
thì chỉ có Đức Kim Thượng (Vua đương thời) mới dám gọi “thần Siêu, thánh Quát” như thế; còn bình thường tôn trọng đều gọi “Nguyễn Phương Đình” và “Cao Chu Thần”. Tùng ở đây là Tùng Thiện
công (Nguyễn Phúc Miên Thẩm) và Tuy là Tuy Lý công (Nguyễn Phúc Miên Trinh) -
sau hai vị này được truy tặng là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương (1936) đều là
con Vua Minh Mạng, ở vào hàng chú của Vua Tự Đức.
Vừa qua, nhân chuyến di khảo miền Trung của Hội VNDG
Hà Nội. Đoàn có đến viếng Phủ Tùng Thiện Vương và phủ Tuy Lý Vương ở Huế. Tại
đây, rõ ràng hai câu trên đều không ghi tác giả, con cháu trong Phủ của hai
Vương đều nói: Đó là của người đời! (dân gian truyền tụng). Đối với các danh sĩ
đương thời thì “Trường An tứ kiệt” là
những nhà văn, nhà thơ bậc thầy, chữ nghĩa nhiều như Vua Tự Đức mà còn “nhờ” Miên Thẩm duyệt thơ hộ nữa là… “Trường An tứ kiệt” không những nổi tiếng
trong nước, các vị còn được các nhà thơ, nhà văn Trung Hoa ngày ấy đánh giá rất
cao. Tiến sĩ Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh khi tựa đề “Thượng Sơn thi tập” đã nhận xét Miên Thẩm (Tùng Thiện Vương) là
người luôn tự bồi dưỡng về đạo đức nên thơ ông đã đề cao được tính giáo hoá của
nó. Nhan Sùng Hoành ở “Việt Đông thi xã”
(Quảng Đông) thì cho tài thơ của Miên Thẩm không hề thua kém Tào Thực, con trai
Tào Tháo (đi bảy bước làm một bài thơ). Về số lượng thơ Miên Thẩm sáng tác đứng
đầu thời bấy giờ (14 thi tập với 2200 bài) – còn chất lượng của “Trường An tứ kiệt” là bốn đỉnh cao văn
thơ thời Tự Đức. Điều độc đáo là tình bạn, tình thơ của các vị thật trong sáng
(không phân biệt tầng lớp xuất thân, địa vị xã hội, sự khác nhau về khuynh hướng
tư tưởng và con đường đời). Khi Cao Bá Quát bị bắt đi hiệu lực ở Giang Lưu Ba,
Miên Thẩm là người duy nhất dám “rút kiếm,
vì anh hát một khúc bi ca”. Khi Cao Bá Quát bị Vua Tự Đức hạ lệnh chém đầu,
Phương Đình (án sát Siêu) vẫn có đôi câu đối viếng:
Ta
tai! quán cổ tài danh, nan đệ nan huynh, bán thế ngẫu sinh hoàn ngẫu tử;
Dĩ
kỹ! đáo đầu sự thế, khả liên khả ố, hồn trần lưu xú diệc lưu hương.
Tạm dịch:
Thương
thay tài điệu tót vời, khó anh khó em, một cặp cùng sinh lại cùng thác;
Thôi
nhỉ sự có đến vậy, đáng yêu đáng ghét, dây xấu cũng dây thơm.
“Chữ
tài liền với chữ tai một vần” cứ như một định mệnh?
Còn câu:
Một
người làm quan cả họ được nhờ;
một
người làm thơ cả họ bơ phờ…
Xưa
nay, âu cũng có phần chí lý!
Viết
tại Huế, 10 tháng giêng 2007
Bài
2:
CÂU ĐỐI “NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA” CÓ PHẢI CỦA CAO
BÁ QUÁT?
Trong tạp chí Diễn đàn văn nghệ VN số 3/2006, nhà thơ
nổi tiếng Phạm Tiến Duật (Tổng biên tập) có đăng bài thơ “cây mai trắng trong phòng Tổng Biên tập” tặng nhà văn, thiếu tướng
Hữu Ước, có dẫn ở phần “đề từ” câu đối
của Cao Bá Quát:
Thập
tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất
sinh đê thủ bái mai hoa
Dịch là:
Mười
năm lặn lội tìm cây kiếm cổ
Một
đời chỉ biết lạy hoa mai
Theo các tài liệu đã được các nhà nghiên cứu tiền bối
công bố, thì đôi câu đối trên có xuất xứ như sau:
Theo “Như Thanh
Nhật ký” năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà
Mãn Thanh: cầm đầu là chánh sứ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn
Tử Giản (Hoàng Giáp năm 1884); phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh.
Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến
Yên Kinh “bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng
thuyền” mất 181 ngày (lưu trú 64 ngày đi 117 ngày trong đó 44 ngày đường bộ,
73 ngày đường thuỷ). Khởi hành ngày 1/8 Mậu Thìn, sau 125 ngày thì đến huyện
thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán
Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn:
Hữu
Khẩu tu ngôn thiên hạ sự
Kháng
hoài bất nhượng cổ chi nhân
Tạm dịch:
Có
miệng nên nói việc thiên hạ
Nghị
lực không chịu nhường người xưa.
Câu
đối tặng Nguyễn Tử Giản:
Thập
tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất
sinh đê thủ bái mai hoa
Tạm dịch:
Mười
năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ
Một
đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai
Câu
đối tặng Hoàng Tịnh:
Truyền
thần cổ hữu Lý Tư Huấn
Vấn
tự kim vô Dương Tử Vân
Tạm dịch:
Truyền
thần xưa có Lý Tư Huấn
Hỏi
chữ nay không Dương Tử Vân.
Sự kiện trên được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (1823-1890) sách viết tay của
thư viện khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b; Cứ liệu trên đã được các học
giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2 - Hà Nội năm 1972,
trang 61 và 64).
Câu đối “… bái
mai hoa” của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản là vào năm 1868, trước đó 14
năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)… phải
chăng người đời do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của
ông như một giai thoại để đời?
Góc
Thành Nam – Hà Nội ngày 5-12-2006
Bài
3:
ĐÔI LỜI VỀ NGƯỜI DỊCH BÀI THƠ “PHONG KIỀU DẠ BẠC”
Bài PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế viết khoảng trước
năm 754 là một bài thơ rất nổi tiếng và được nhiều người yêu thơ Việt Nam biết
đến, nhất là qua bản diễn Nôm:
Đêm
đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
Trăng
tà tiếng quạ kêu sương
Lửa
chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền
ai đậu bến Cô Tô
Nửa
đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Đến nay đã có nhiều bản dịch nhưng không có bản nào dịch
hay bằng bản đã chép ở trên (dù rằng câu thứ ba chỉ dịch thoát ý) nhưng âm điệu
của giọng thơ lục bát lững lờ, kì ảo đi vào lòng người Việt Nam ta thật khó mà
thay đổi được !? Vậy ai là tác giả bài dịch thơ trên? Trước đây, Trần Trọng San
(1957) và Lý Văn Hùng (1961) đều ghi là Tản Đà dịch. Đến năm 2003 Nguyễn Quảng
Tuân khi khảo lại di cảo của Đinh Nhật Thuận (1841) đỗ Tiến Sĩ thời vua Minh Mạng
(là bạn của Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh) là tác giả “Thu dạ lữ hoài ngâm”. Thời gian Cao Ba Quát bị nạn, ông bị giam lỏng
ở Huế… một đêm ngồi trong thư phòng bên bo sông Hương, ông nhớ đến Trương Kế với
bài Phong kiều dạ bạc… Ông hạ bút:
Đăng
tiền độc đối thư trai
Thương
tâm khách địa hữu hoài cố nhân
Hương
thuỷ ngoại hốt văn ngư vận
Tòng
hà lai trạo tấn giang biên
Bồi
hồi nguyệt dạ sương thiên
Hàn
San ám nhận khách thuyền cánh phi.
Đại ý là:
Trong
phòng văn một mình ngồi trước ngọn đèn, chạnh lòng đất khách, sực nhớ đến người
xưa (Trương Kế). Ngoài sông Hương chợt nghe hò mái đẩy của kè Phường chài từ
đâu mà chèo tới bến sông thế nhỉ? Đêm trăng trời sương, lòng luống những bồi hồi,
đoán chúng là thuyển khách bên chùa Hàn Dan (Trương Kế) nhưng đó chỉ là mơ…
Cái độc đáo của Đinh Nhật Thân ở đây là mượn lời thơ của
Trương Kế tả cảnh “Nguyệt dạ sương thiên”
và thay vào tiếng chuông chùa Hàn San bằng tiếng chuông chùa Diệu Đế (ở Huế)
“Dạ văn Diệu Đế chung thanh” không bằng
chữ Nôm mà bằng chữ Hán theo thể song thất lục bát. Đây là trường hợp đặc biệt
duy nhất trong văn học Việt Nam xưa nay. Chia sẻ với nỗi lòng của bạn, Nguyễn
Hàm Ninh đã diễn Nôm Phong Kiều dạ bạc,
nguyên gốc là:
Quạ
kêu, trăng lặn, trời sương
Lửa
chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thyền
ai đậu bến Cô Tô
Nửa
đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Thật đúng là “diễn
Nôm” như Tố Như với truyện Kiều, thi sĩ đã không bám câu bám chữ để dịch
như nguyên tác… mà là mượn văn bản gốc, diễn ra tiếng Việt lấy cái hồn của tác
phẩm để thoả mãn một nhu cầu (một tâm trạng) để gửi gắm nỗi lòng… Hiểu như vậy,
chia sẻ như vạy thì ta sẽ không bắt bẻ “dịch
sai”, văn chương nhất là thơ vốn là một trò mua vui, âu cũng chí lí là vậy.
So nhiều bản dịch xưa nay thì bản dịch của Nguyễn Hàm
Ninh đáng là “tài hoa tột bậc”, chỉ
tiếc là ông đã để rơi mất chữ “Phong”
kèm chữ “Giang” (theo mô típ thơ xưa
thì “Phong” là biểu hiện mùa thu, “Phong lạc ngô giang lãnh” – lá phong rụng
làm sông Ngô lạnh. “Giang Phong” ở
đây cùng với “sương đầy trời” là cảm
nhận “khí thu”, đồng thời để diễn tả
một cách kín đáo nỗi sầu của thi nhân lãng tử. Tuy nhiên, trong một bài thơ 4
câu (dịch) lại có 2 chữ “bến” thì
không thể gọi là toàn bích được.
Chao ơi, dịch thơ phải đạt “tín-đạt-nhã” rồi là “hớp”
hồn mà cái “tuyệt” nhất lại là cái hồn
thơ ai do chop được cái “thần” do diễn
giải ra bằng chữ nghĩa (ngôn từ) để lại các áng thơ bất hủ như Phong Kiều Dạ Bạc,
Hoàng Hạc Lâu, Tỳ Bà Hành… thì cũng bõ công dịch thuật, mà xưa nay như vậy phỏng
được mấy người?
Hà
Nội 19/7/2006
Nguyễn Khôi
Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2013/04/11/bac-ninh-thi-thoai/
........
Cám ơn ông bác Nguyễn Khôi! Thật tiếc là nhà văn Lê Hoài Nam trong tiểu thuyết lịch sử CUỘC ĐỜI XA KHUẤT gần đây để cho cụ Nguyễn Tư Giản nói khơi khơi rằng chuyện ông Ngải Tuấn Mỹ không có trong sách của cụ. Hai bậc Túc nho là Hoa Bằng và Tảo Trang nói có sách RÀNH RÀNH! Tôi tin 2 cụ hơn là tin nhà tiểu thuyết.Tôi đã nói với nhà văn Lê Hoài Nam, không rõ là anh ấy theo nguồn nào và có tiếp thu, sửa chữa hay không.
Trả lờiXóa