Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56180605
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56180605
Sau này ông nội bà mất đi thì gia đình bà chuyển đến
Kim Mã, nơi có một gia trang do chính tay bố bà xây dựng.
Trong suốt những năm tháng tuổi thơ cho đến năm 17 tuổi,
Kiều Chinh sống với bố và anh chị ở gia trang đó và bà nói đó là những năm
tháng hạnh phúc nhất trong đời bà.
Mẹ Kiều Chinh mất sớm từ thời Đệ Nhị thế chiến do
trúng bom của giặc Pháp. Lúc đó Kiều Chinh còn rất bé nên không có nhiều ký ức
về mẹ, nhưng rất gần với bố.
Bà nói rằng bà không giải thích được vì đây là chuyện
phong tục văn hóa và truyền thống gia đình. Hai tuần sau, họ tìm được một nữ diễn
viên người Ý tên là Giorgia Moll đóng vai Phượng, nhưng đạo diễn vẫn có nhã ý mời
bà đến dự buổi ‘opening party’ để đón chào tất cả các tài tử đến Việt Nam quay
phim.
Sau đó, Joseph mời Kiều Chinh đóng một vai khách mời,
trong đó có cảnh ông nhà báo người Anh đi tìm Phượng trong một ngôi chùa ở Chợ
Lớn và nhầm với một cô gái khác. Đạo diễn muốn mời Kiều Chinh đóng vai cô gái
có nhân dáng giống Phượng.
Đó là cơ duyên đầu tiên của Kiều Chinh với điện ảnh.
Hình ảnh bà xuất hiện trong bộ phim giống như cảnh ngoài đời khi anh chàng
casting director vỗ vai bà trên đường phố Catinat vậy.
Thời gian sinh hoạt với đoàn làm phim, Kiều Chinh gặp
một số người Việt Nam tham gia với tư cách là cố vấn, trợ lý sản xuất hoặc trợ
lý đạo diễn là ông Bùi Diễm, ông là chủ nhân của hãng phim Tân Việt và đạo diễn
Lê Dân, diễn viên Lê Quỳnh…
Ông Bùi Diễm hiểu được câu chuyện của bà và có vẻ tiếc
nuối cho một cơ hội lớn mà bà vuột mất.
Ít lâu sau khi kết thúc phần quay Người Mỹ trầm lặng,
hãng phim Tân Việt bắt tay làm bộ phim Hồi
chuông Thiên Mụ.
Tài
tử Kiều Chinh trong chuyến đi châu Âu, 10/2018
Trong những năm đầu thập niên 60, do điện ảnh miền Nam
gặp khủng hoảng nên bà chỉ đóng một vài phim Việt Nam.
Nhưng nhờ khả năng ngoại ngữ và gương mặt thanh thoát
của mình, bà được một số hãng phim lớn của Hollywood mời hợp tác và đóng vai
chính trong A Yank in Vietnam (1964)
với tài tử kiêm đạo diễn Marshall Thompson và Operation C.I.A (1965) với tài tử
Hollywood nổi tiếng là Burt Reynolds. Sau đó nữa là Destination Vietnam (quay tại Philippines) hay The Evil Within (1970), vai một công chúa Ấn Độ…
Đó là những bộ phim ngoại quốc nổi tiếng mà Kiều Chinh
đóng với các tài tử từ Hollywood đến Ấn Độ, Philippines trong thập niên 60, đầu
70. Trong các bộ phim này, Kiều Chinh đều được mời đóng vai chính. Thậm chí,
vai chính trong bộ phim The Evil Within còn gây ra một phản ứng dữ dội trên báo
chí Ấn Độ vì để một nữ diễn viên ngoại quốc đóng vai một nàng công chúa của nước
này.
Nhờ danh tiếng lên cao, Kiều Chinh liên tục được ông
Thái Thúc Nha của hãng phim Alpha cử đi tham gia các kỳ đại hội điện ảnh Á châu
diễn ra tại Đài Loan hay Tokyo (Nhật Bản).
Năm 1967, bà cùng Lê Quỳnh đến LHP Berlin để tham dự đại
hội điện ảnh lớn nhất Tây Đức và là một trong những LHP quốc tế lớn nhất thế giới.
Sau hãng Alpha film của Thái Thúc Nha, Kiều Chinh có
cơ hội làm việc với hãng Mỹ Vân trong bộ phim Từ Sài Gòn tới Điện Biên Phủ, với
dàn diễn viên nổi tiếng như Lê Quỳnh, Hoàng Vĩnh Lộc, Thẩm Thúy Hằng…
Trong giai đoạn hoạt động điện ảnh ở Sài Gòn gần hai
thập niên, Kiều Chinh được làm việc chung với hầu hết các diễn viên nổi tiếng
thời đó.
Đến năm 1970, khi nền điện ảnh miền Nam bắt đầu phát
triển trở lại và thu hút được khán giả đến rạp chiếu, Kiều Chinh quyết định
thành lập hãng phim riêng và lấy tên là Giao Chỉ.
Lý giải về tên của hãng phim, Kiều Chinh nói rằng bà
muốn lấy một cái tên gì đó nói về gốc tích, nguồn cội của người Việt Nam. Dấu
hiệu nhận diện của hãng phim Giao Chỉ là hai ngón chân cái tõe ra để phân biệt
với bàn chân “gót sen ba tấc” của người
Tàu.
Lúc đó Kiều Chinh và đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc rất thân
nhau, cùng chí hướng và muốn làm một cuốn phim phải khác biệt. Đó là lý do cho
bộ phim Người tình không chân dung ra
đời. Kiều Chinh đóng vai chính và giữ vai trò sản xuất, còn Hoàng Vĩnh Lộc vừa
viết kịch bản, đạo diễn.
Người
tình không chân dung là một bộ phim màu về đề tài phản chiến với
một kịch bản khác thường, không đi theo xu hướng của điện ảnh miền Nam đương thời.
Đó cũng là bộ phim khiến Kiều Chinh hài lòng nhất
trong suốt sự nghiệp điện ảnh của bà tại miền Nam Việt Nam. Khi mang đi dự thi
tại đại hội điện ảnh Á Châu tổ chức tại Đài Loan năm 1973, nó trở thành bộ phim
Việt Nam đầu tiên đoạt hai giải thưởng là Phim
chiến tranh hay nhất và Nữ diễn viên
chính (drama) hay nhất.
“Tôi
rất yêu quý và kính trọng Hoàng Vĩnh Lộc về mặt nghề nghiệp. Tôi nghĩ ông là một
người nghệ sĩ thực sự. Chúng tôi quý nhau như anh em trong một gia đình vậy. Có
lần Hoàng Vĩnh Lộc còn nói với tôi rằng, nếu tôi chết trước anh thì anh sẽ bảo
các con thờ Chinh như một người mẹ vậy. Anh Minh Trường Sơn cũng vậy, các con
anh đều gọi tôi là mẹ Chinh. Tôi quý cuộc đời sự nghiệp điện ảnh của tôi lắm,
vì nó không chỉ cho tôi một gia đình mà cả một đại gia đình. Tôi chỉ tiếc do
hoàn cảnh của đất nước mà những ước vọng sau đó của chúng tôi không thành. Tôi
và Hoàng Vĩnh Lộc có những dự tính lớn về các bộ phim tiếp theo nhưng không
thành” – Kiều Chinh hồi tưởng lại những năm tháng ấy.
Trở lại với Người
tình không chân dung. Khi mới ra, phim bị cấm chiếu gần một năm trời vì
tính phản chiến và có những cảnh mô tả sự tàn khốc của chiến tranh, có thể ảnh
hưởng đến tinh thần của người lính ngoài chiến trận. Đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc và
Kiều Chinh phải kêu cứu nhiều nơi vì cái “án
oan” này.
Bộ phim được chiếu trong Dinh Độc lập cho tổng thống
xem và quyết định cho tất cả các vị Bộ trưởng cùng rồi bỏ phiếu thăm. Sau đó,
phim được chiếu một lần nữa tại Trung tâm điện ảnh cho 21 vị bộ trưởng xem.
Cuối cùng Người
tình không chân dung nhận được 20 phiếu thuận và chỉ có một phiếu chống. Lý
do của phiếu chống đó cho rằng bộ phim cổ xúy cho một cuộc chiến bẩn thỉu.
Kiều Chinh đáp lại lại rằng, có cuộc chiến nào mà
không bẩn thỉu hay không? Lẽ dĩ nhiên là với số phiếu thuận áp đảo, Người tình không chân dung được phát
hành rộng rãi.
Nhà sản xuất kiêm diễn viên chính Kiều Chinh và biên kịch,
đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc mừng hơn cả vì bộ phim không chỉ ngốn rất nhiều tiền bạc
mà còn công sức và tâm huyết muốn làm một bộ phim vừa mang hơi thở thời cuộc và
mang tính nghệ thuật thực sự.
Để bộ phim được ra mắt ở những rạp chiếu xứng đáng, Kiều
Chinh phải thân chinh đến gặp chủ rạp Rex là bà Ưng Thi để hợp tác chiếu.
Bà Ưng Thi tỏ vẻ ngần ngại và trả lời rằng rạp Rex chỉ
chiếu phim Mỹ thôi chứ chưa chiếu phim Việt Nam. Tuy nhiên, vì tiếng tăm của bộ
phim, bà đồng ý kí hợp đồng chiếu trong một tuần lễ, nhưng có nói thêm nếu buổi
chiếu thứ 3 mà vắng vì bà sẽ đơn phương ngưng hợp đồng.
Kiều Chinh chấp nhận ký hợp đồng chiếu một tuần lễ. Bộ
phim có buổi chiếu đầu tiên rất thành công. Và suốt cả tuần lễ, bộ phim vẫn thu
hút rất đông khán giả đến xem. Bà Ưng Thi đề nghị chiếu cuốn phim sang tuần lễ
thứ 2 và nói rằng chỉ có vài bộ phim Mỹ nổi tiếng chiếu ở Rex ở tuần thứ 2 như Doctor Zhivago hay Romeo & Juliet… Đây là cuốn phim Việt Nam đầu tiên chiếu ở Rex
và cuốn phim thứ 4 trong tất cả các bộ phim chiếu ở Rex sang tuần lễ thứ 2.
Số vốn hãng phim Giao Chỉ bỏ ra cho Người tình không
chân dung khoảng 15 triệu tiền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó, và số thu trong hai tuần
lễ đầu đã lên đến 45 triệu.
Kiều Chinh nói với đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc rằng bà chỉ
nhận lại số tiền vốn, còn tiền lời thì đầu tư để tiếp tục làm thêm hai phim nữa.
“Ngay lập tức chúng tôi lên kế hoạch làm
hai cuốn phim tiếp theo với những kịch bản mà tôi thích từ lâu rồi là…”, Kiều
Chinh kể.
Lúc đó Hoàng Vĩnh Lộc là người của Trung tâm Điện ảnh,
muốn ra ngoài để làm việc với tư nhân cũng không hề đơn giản.
Sau Người tình
không chân dung, ông buộc phải làm tiếp một vài cuốn phim cho Trung tâm Điện
ảnh mới được phép làm tiếp cho tư nhân. Đó là lý do mà bà và Hoàng Vĩnh Lộc
chưa kịp làm tiếp các dự án tiếp theo thì Sài Gòn sụp đổ sau sự kiện 30/4.
Trong khi chờ đợi cộng tác với Hoàng Vĩnh Lộc thì cũng
là thời gian Kiều Chinh gặp một nhân duyên điện ảnh khác, một vai diễn khiến bà
nhớ mãi đến bây giờ. Đó là dự án phim Hè
muộn mà hãng phim Giao Chỉ của Kiều Chinh hợp tác với một đạo diễn trẻ vừa
học điện ảnh từ Pháp trở về là Đặng Trần Thức (em trai của bà Đặng Tuyết Mai).
“Đặng
Trần Thức cũng là một người đạo diễn tài năng và có tư chất nghệ sĩ nhất mà tôi
từng hợp tác. Nhưng phong cách làm phim của Đặng Trần Thức và Hoàng Vĩnh Lộc
hoàn toàn khác nhau. Thức theo trào lưu ‘Làn sóng mới’ đang thịnh hành ở Pháp
lúc đó. 'Hè muộn' là bộ phim đầu tiên của đạo diễn Đặng Trần Thức và cũng là bộ
phim thứ 2 của hãng phim Giao Chỉ do tôi sản xuất và đóng vai chính”
– Kiều Chinh bồi hồi nhớ lại.
Đặng Trần Thức có lối kể chuyện rất khác lạ, không bám
theo kịch bản phân cảnh. Buổi tối hôm trước ông nghĩ ra cái gì thì hôm sau quay
cái đó, rất ngẫu hứng.
Câu chuyện của Hè
muộn kể về một ông họa sĩ lớn tuổi có một cô vợ trẻ (Kiều Chinh đóng). Về
sau, ông họa sĩ đó có một người cháu học từ Pháp mới trở về (Nguyễn Tất Đạt
đóng). Cậu ta ở trọ nhà ông chú và dần dần yêu người vợ của chú. Bà vợ trẻ cũng
dành tình cảm cho cậu, nhưng cả hai vẫn giữ khoảng cách và không dám vượt qua lễ
giáo. Cảnh cuối cùng của bộ phim quay hình ảnh người phụ nữ bước vào đám khói của
cơn cháy rừng theo người chồng đã chết, nhưng tâm trạng của cô ta vẫn dành cho
người tình trẻ. Cảnh phim không có thoại mà chỉ có một đoạn độc thoại nội tâm
mô tả tâm trạng của cô.
Sau hơn 40 năm đã trôi qua, khi hồi tưởng lại quá
trình quay bộ phim Hè muộn, Kiều
Chinh vẫn nhớ như in đoạn độc thoại nội tâm ở cuối phim và bà diễn lại phân cảnh
đó với thần thái của một diễn viên bước vào vai diễn.
Bộ phim Hè muộn
không thành công về doanh thu do cách kể chuyện quá mới mẻ và ít kịch tính,
nhưng điều đó không ngăn cản cơ duyên điện ảnh giữa Kiều Chinh và Đặng Trần Thức.
Bà trân trọng tài năng của người đạo diễn trẻ nên dự
tính hợp tác với ông hai bộ phim nữa, trong đó có dự án Vòng tay học trò (chuyển thể từ tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng)
mà Kiều Chinh đã trực tiếp mua bản quyền từ nhà văn.
Rất tiếc là một lần nữa, dự án tiếp theo của Kiều
Chinh và Đặng Trần Thức không thành. Rốt cuộc, những dự án tiếp theo mà Kiều
Chinh dự định làm với Hoàng Vĩnh Lộc và Đặng Trần Thức đều không thành.
“Phải
nói là tôi rất thương nền điện ảnh miền Nam thời gian đó. Đất nước nhỏ bé, nền
điện ảnh phát triển muộn màng, lại còn đối mặt với tình thế chiến tranh triền
miên. Đất nước chia đôi, số lượng khán giả cũng bị chia đôi. Thời đó chỉ có những
thành phố lớn mới có rạp chiếu bóng hay khán giả trung lưu trở lên mới có tiền
đi coi cine. Trong hoàn cảnh đó mà nền điện ảnh miền Nam vẫn làm được nhiều cuốn
phim lớn. Đó là điều mà tôi rất cảm phục” – Kiều Chinh bùi
ngùi nhớ lại.
Trong những ngày cuối cùng của chế độ miền Nam Cộng
Hòa, Kiều Chinh ít khi ở Sài Gòn do bà phải đi đóng phim ở các quốc gia châu Á.
Ngày 30/4/1975, bà còn quay những cảnh cuối cùng của bộ
phim The full house rồi mới lên máy
bay về Sài Gòn thì được tin Sài Gòn đã sụp đổ.
Bà lên một chuyến bay khác để quay lại Singapore nhưng
lúc này hộ chiếu của bà đã không còn được thừa nhận do thuộc về một quốc gia
không còn tồn tại trên thế giới.
Vì lý do đó mà Kiều Chinh, từ một tài tử điện ảnh vang
danh trước đó và xuất hiện trên một trang bìa của tờ tạp chí tại Singapore phải
ngồi tù.
Nhờ tên tuổi và mối quan hệ ngoại giao, bà được ra tù,
nhưng chính quyền Singapore không chấp nhận cho bà tị nạn.
Trong vòng 24 giờ tiếp theo, Kiều Chinh phải lên một
chuyến bay khác để rời khỏi đất nước láng giềng. Và quốc gia đầu tiên bà đáp
máy bay xuống, chấp nhận cho Kiều Chinh tị nạn là đất nước Canada ở bên kia bán
cầu.
TỪ NGƯỜI DỌN CHUỒNG GÀ ĐẾN NGÔI SAO Ở HOLLYWOOD.
Từ vị trí của một ngôi sao điện ảnh, xuất hiện trong
hàng chục bộ phim hợp tác với quốc tế, Kiều Chinh trở thành một người tị nạn
tay trắng và bắt đầu lại từ đầu. Bà phải đi dọn chuồng gà để kiếm 2 đô la một
giờ.
May mắn sau đó, bà được nữ diễn viên Hollywood quen biết
trước đó bảo lãnh sang Mỹ và giúp đỡ Kiều Chinh từng bước gia nhập vào
Hollywood.
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, nhờ miệt mài đi
casting và tham gia đóng những vai nhỏ nhất, Kiều Chinh đã được Hollywood chấp
nhận.
Diễn
viên Kiều Chinh và anh trai gặp lại nhau lần đầu tiên vào năm 1995, khi bà được
quay trở lại Việt Nam
Dần dần bà xuất hiện trong những bộ phim lớn như M*A*S*H
(1977), một series truyền hình cực kỳ ăn khách của hãng CBS hay đóng vai chính
trong bộ phim điện ảnh The Joy Luck Club
(Phúc Lạc Hội, 1991).
Đến nay, Kiều Chinh đã xuất hiện trong hàng chục bộ
phim điện ảnh lẫn truyền hình của Mỹ, từ vai chính cho đến những vai phụ thoáng
qua.
“Sang
Mỹ làm phim, tôi cũng có được sự may mắn khi vào được hệ thống của Hollywood. Từ
đó đến nay tôi vẫn tiếp tục làm việc, được gia nhập Hiệp hội diễn viên Mỹ và
làm giám khảo chấm thi nhiều Liên hoan phim tại Mỹ. Nói như vậy không có nghĩa
là tôi hài lòng. Vì đóng những phim của Hollywood, dù lớn như M*A*S*H hay The
Joy Luck Club… nhưng không có những kịch bản, những nhân vật làm tôi say mê. Thậm
chí có những vai phụ thoáng qua màn ảnh, tôi cũng phải đóng. Vì mỗi khi đã vào
Hiệp hội Diễn viên Mỹ (SAG), tôi phải làm việc liên tục trong suốt 15 năm mà
không được ngừng thì mới tiếp tục được ở lại Hiệp hội và hưởng được những lợi
ích của họ” Kiều Chinh lý giải về sự làm việc không
ngưng nghỉ của mình suốt hơn 40 năm qua tại Hollywood.
Nhà văn Mai Thảo có nhận xét về bà rằng: “Làm tài tử thì dễ lắm, đôi khi chỉ cần nhan
sắc và cơ may. Nhưng ở lại với sự nghiệp bao lâu lại là chuyện hoàn toàn khác.
Kiều Chinh là một tài tử điện ảnh đích thực vì bà ở lại với điện ảnh trong suốt
sự nghiệp của mình.”
“CÕI TÔI” CỦA KIỀU CHINH
Sau khi định cư ở Mỹ, cuộc hôn nhân giữa bà và người
chồng Nguyễn Năng Tế đổ vỡ. Từ đó, bà chỉ có một người tình duy nhất là điện ảnh.
“Bản
thân tôi có thể trở thành một người đàn bà kinh doanh, hoặc lấy một ông chồng
giàu có để dựa vào, nhưng lựa chọn của tôi là diễn viên nên tôi phải đi thử vai
từng phim. Nói như nhà văn Mai Thảo, cuộc sống của tôi là một sự lựa chọn. Tôi
lựa chọn sự khắc nghiệt đó để tiếp tục đi tới. Hạnh phúc của tôi là đi tới cùng
sự nghiệp của tôi” Kiều Chinh nói.
Trong những năm phát triển sự nghiệp ở Mỹ, Kiều Chinh
là tài tử duy nhất của điện ảnh miền Nam tiếp tục phát triển được sự nghiệp điện
ảnh của mình.
Kiều Chinh nói rằng, điều bà tiếc nuối nhất là nhiều
nghệ sĩ tài năng không tiếp tục sự nghiệp điện ảnh của họ như Lê Quỳnh, La Thoại
Tân, Đoàn Châu Mậu, Hùng Cường, Túy Hồng, Kim Vui… Họ là những người rất giỏi
tiếng Anh, nhưng không thể phát triển sự nghiệp tại Mỹ. Tuy nhiên, đó là sự lựa
chọn của mỗi cá nhân, mỗi con người.
Ngay cả bản thân bà, dù đóng hàng chục bộ phim của
Hollywood, trong đó có những bộ phim lớn và được xem là cột mốc như The Joy Luck Club, bà vẫn không cảm thấy
hài lòng. Chưa có vai diễn nào khiến bà thực sự hãnh diện hoặc sung sướng. Chưa
có vai diễn nào thử thách bà, hoặc xứng đáng là một bộ phim để đời, cho dù bà vẫn
ít nhiều tự hào về Người tình không chân
dung, về Hè muộn ở miền Nam trước
75 và The Joy Luck Club ở Hollywood.
“Tôi
chỉ mong có một bộ phim lớn nào đó nói về người Việt Nam với tất cả văn hóa,
con người, thay vì chỉ nói đến chiến tranh, bởi vì phim chiến tranh đã được
Hollywood dựng nhiều quá rồi. Chúng ta cần có kinh phí và những tài năng lớn để
làm được những bộ phim mang dấu ấn văn hóa của một đất nước. Tôi mong làm được
một cuốn phim mà khi đèn trong rạp chiếu sáng, tôi vẫn thấy được trong tâm khảm
của mình vẫn còn cảm giác nôn nao, lưu luyến. Và sự nôn nao đó có thể ở lại suốt
cuộc đời của mình, như Dr Zhivago, như The Longest Day, như Casablanca, như
Schindler’s List… mà tôi đã từng xem. Tôi vẫn mong điện ảnh Việt Nam có những
cuốn phim như thế, để lại cho khán giả từ thế hệ này đến thế hệ khác sự tự hào”.
Trong ngôi nhà riêng mà bà sống một mình nhiều năm qua,
Kiều Chinh cho chúng tôi xem hình ảnh mới nhất của bà trong bộ phim Recovery của
đạo diễn trẻ gốc Việt tên là Scott Trần. Bà luôn ủng hộ đạo diễn trẻ vì họ dám
chọn những con đường gai góc và những kịch bản khác lạ.
“Nhân
vật của tôi đóng là một bà già mắc bệnh Alzheimer. Bà quên hết hiện tại nhưng vẫn
nhớ những câu chuyện trong quá khứ xa xôi. Bà ta chỉ sống với quá khứ ngày xưa,
với mối tình thời trẻ. Đứa cháu rất yêu bà và sáng tạo ra một chiếc máy VR để
khi đeo vào, bà sống lại những ký ức ngày xưa. Tôi thích những vai diễn khiến
tôi khác ngoài đời, thích vì nhân vật chứ không phải vì Kiều Chinh. Tôi muốn có
một vai diễn cuối đời là hình ảnh một người đàn bà thật gầy, chỉ có da bọc
xương và tôi sẵn sàng cạo trọc đầu cho vai diễn đó. Bộ phim đầu tiên tôi đóng
vai một ni sư ở chùa Thiên Mụ và bộ phim cuối đời tôi muốn đóng là vai một thầy
tu, nhưng không phải phim về tu hành mà là phim về một người phụ nữ Việt Nam chọn
con đường tu hành để hồi ức về quá khứ của đất nước mình”,
Kiều Chinh nói.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và Kiều Chinh kéo dài
suốt hơn 5 tiếng đồng hồ. Những câu chuyện nối tiếp nhau, từ ký ức đến hiện tại,
từ Hà Nội, Sài Gòn đến Hollywood và cả những ước mơ dang dở.
Trong suốt 5 tiếng đồng hồ đó, người phụ nữ 82 tuổi được
xem là một biểu tượng và niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Mỹ vẫn say
sưa nói về điện ảnh, về văn hóa Việt.
Diễn
viên Kiều Chinh và bè bạn (hình tư liệu)
Bận rộn với công việc đóng phim, thiện nguyện và hỗ trợ
cộng đồng người Việt tại Mỹ, Kiều Chinh nói rằng nơi bà yêu thích nhất không phải
là trường quay hay những sự kiện phù hoa của Hollywood mà là ngôi nhà của bà.
“Thế
giới của tôi là ngôi nhà của tôi. Tôi cần không khí mà mình thuộc về. Đó là cõi
tôi,” bà nói.
Trong ngôi nhà của mình, bà treo những bức tranh của
các họa sỹ vẽ tặng, những tấm poster phim lớn mà bà từng đóng, những bức hình với
các tài tử Việt Nam và Hollywood vì bà muốn nhìn thấy tất cả những kỷ niệm bên
cạnh mình. Kiều Chinh đã đi làm việc và du lịch vòng quanh thế giới trong suốt
hơn 60 năm qua, nhưng bà chỉ nhớ nơi nào lưu giữ kỷ niệm của mình. Có lẽ vì vậy
mà Kiều Chinh trân trọng những kỷ niệm đến vậy.
Viết cho BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Đọc câu chuyện của anh hay lắm ... Vì tôi có 3 bà chị một sinh năm 1928 - một sinh năm 1931 và một sinh năm 1934 .. Lúc đó nhà ở phố Sinh tuwg ( hà Nội, nay gọi là Nguyễn Khuyến) và thân quen học cùng trường với cụ Nguyễn thị Trinh ở Kim mã mà anh viết trong bài này ..Bà chị sinh năm 1934 thì năm 1954 cùng đi Nam với bà Trinh ...Chị tôi thì cũng rất sinh đẹp nhưng vào Sài gòn lấy chồng rôi di cư sang Pháp ..nay vẫn còn minh mẫn ..mới về lại VN năm 2017 .. các chị tôi gặp nhau hay kể về ngày xưa ...nên tôi cũng biết được về Cụ Nguyễn Thị Trinh mà anh kể ở đây .. Sáng mai .. Tôi sẽ đọc chuyện này cho bà chị đang ở gần tôi cho chị ấy mừng .. Cám ơn anh đã viết bài này ..
Trả lờiXóaBâng Khuâng ơi chữ trong khung comment này nhỏ quá khi gõ rất khó .. Tốt nhất là anh cài đặt cho to ra để người viết bình luận kiểm tra dễ dàng .. Bên blog của tôi gõ chữ lớn hơn nên gõ trang của anh rất khó .. Kiểm tra vì mắt bị glo com ..
Trả lờiXóaỒ, nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh và các bà chị của bác Quang Thái là bạn bè cũ. Quý hóa quá !
Trả lờiXóaChữ trong khung comment tôi cài đặt theo cỡ lớn (size 18). Có lẽ do cấu hình của máy tính, laptop hay thiết bị di động của bác Quang Thái không tương thích hay sao đó? Bác có thể ghi comment trên word trước, rồi chép (coppy) và dán (paste) vào khung ghi còm sau cũng được.
https://1.bp.blogspot.com/-w4U_kJ9nqDI/YE1tMYLaawI/AAAAAAAAUNM/sqnWJzuBS_01n16TZPzeW_VgdTcKukqeQCLcBGAsYHQ/w400-h363/SUNDAY%2B%252812%2529.gif
Họ Bên mẹ tôi có ông anh là Nguyễn Thanh làm Tỉnh trường tỉnh Hà Đông ( Em ông Thanh là ông Hoà lại theo kháng chiến chức to Tư lệnh Quân Đoàn 2 rồi về Tổng cục trưởng TC Dầu kí)
Trả lờiXóaĐến 1954 Ông Thanh đi Nam nên chị tôi theo ông ấy và bà Trinh cũng đi cùng ..
Nhà tôi cũng đinh đi cả nhà .. Đã bán nhà ở Hà Nội và nhà quê lên Sơn tây để tạm trú rồi ông anh rể tôi vò Nam trước anh rể toi thạo tiếng Pháp nên vào nam làm thư ký cho chủ đồn điền cao xu người phapps ở đồn điền cao su Xa cát-Hớm quản – Thủ dầu một .. Thế nhưng đến 1954 lại hoà bình nên .. Thôi khg đi ưữa chờ Tổng tuyển cử 1956 .. Nhưng kh có tổng tuyển cử nên kẻ bắc người nam .. Chán lắm anh ạ ..
Ôi ! Việt Nam một thời phân ly ! Nhớ lại mà đau lòng...
Trả lờiXóahttps://1.bp.blogspot.com/-1xrEBTzrPbM/YErasoogFdI/AAAAAAAAUIA/lR8jelKs1ow9ZjKrGsI-3Pn-PyPg0VhHACLcBGAsYHQ/w400-h398/maytinh.gif
HN sang thăm chúc anh ngày CN tươi hồng thật vui nhé anh!
Trả lờiXóaHN ko có ký ức gì nhiều về nghệ sĩ Kiều Chinh vì khi đó HN còn nhỏ nhưng xem nhiều bài viết về cô thì cũng ái mộ vì độ nổi tiếng và tài năng
http://i963.photobucket.com/albums/ae113/ngocdung26769/3_zpsqv5xqwpx.gif
Rất vui khi Hằng Nga ghé thăm. Ngày mới rạng rỡ như hoa Tulip muôn sắc hương nhé!
Trả lờiXóahttps://1.bp.blogspot.com/-yX2c_Z3MrjA/YErY7F2hISI/AAAAAAAAUHY/CVyrHvQqj2M77xMOEiwpkTBJo7nzkAExwCLcBGAsYHQ/w400-h300/hoa%2B%25288%2529.gif