Nguồn:
https://vanhocsaigon.com/nguyen-thi-hoang-may-bay-qua-troi-xua/
https://vanhocsaigon.com/nguyen-thi-hoang-may-bay-qua-troi-xua/
Nguyễn Thị Hoàng, năm 2007
(Ảnh của Thái Kim Lan)
Có
lẽ nhiều người không biết rằng trước khi nổi tiếng là một nhà văn thì tác giả
“Vòng tay học trò” làm xôn xao dư luận thời bấy giờ vốn là một nhà thơ với nhiều bài thơ
hay đăng trên tạp chí Bách Khoa của nhóm Lê Ngộ Châu từ năm 1960.
Và sau bao thăng trầm, tác giả chỉ có thể gom góp gói gọn lại thành tuyển tập thơ duy nhứt được New Viets phát hành với tựa đề “Mây bay qua trời xưa”, với những “tiếng im thoát ra từ niềm đau, như giọt máu ứa từ vết thương lặng lẽ”, “theo dòng thời gian từ ấy đến bây giờ, sáu mươi đến sắp sửa hai mươi, vẫn chỉ là chứng tích tan tành của những khúc đoạn thác ghềnh trôi chảy không êm đềm của vượt thoát.”
Và sau bao thăng trầm, tác giả chỉ có thể gom góp gói gọn lại thành tuyển tập thơ duy nhứt được New Viets phát hành với tựa đề “Mây bay qua trời xưa”, với những “tiếng im thoát ra từ niềm đau, như giọt máu ứa từ vết thương lặng lẽ”, “theo dòng thời gian từ ấy đến bây giờ, sáu mươi đến sắp sửa hai mươi, vẫn chỉ là chứng tích tan tành của những khúc đoạn thác ghềnh trôi chảy không êm đềm của vượt thoát.”
VHSG
- Cùng với tập truyện ngắn “Trên thiên đường ký ức”, nhà văn Nguyễn Thị
Hoàng cũng cho ra mắt tập thơ “Mây bay qua trời xưa” đều do New Viets
phối hợp NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2020. Đây xem như tuyển thơ bà
sáng tác từ năm 1960 đến 2018. VHSG xin trân trọng giới thiệu lời tựa
của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng cho tập thơ này.
vanhocsaigon
Nói với…
Thơ là tiếng im thoát ra từ niềm đau, như giọt máu ứa
từ vết thương lặng lẽ. Là tiếng vọng thiết tha của yêu thương, bâng khuâng của
tưởng tiếc những vẻ đẹp, nguồn vui đã đến rồi đi mất hút suốt đời. Đôi khi cũng
là tiếng gào la thống hận, hay tiếng vang lừng ca ngợi hân hoan. Là tiếp điểm của
cảm ứng giữa con người và thiên nhiên, mối nối êm đềm giữa nội tâm cùng ngoại
giới. Là nguồn xúc động ngắn ngủi hay dài lâu của chủ thể và tha nhân, khi tình
cờ bắt gặp hay tìm kiếm được đáp số trên hành trình thao thức chờ mong.
Nên, thơ là nguồn xúc động, phản chấn bên trong từ một
hiện tượng, sự kiện, tình thế bên ngoài, hoặc một bất ngờ hiện tại vang dội từ
đáy thẳm hồi ức và hoài niệm. Cuộc bốc thoát và trôi lướt hồn nhiên của ý trên
dòng êm vô thức ấy, dẫu lặng mà không tịnh vì huyên náo âm vang khắp thần trí
và tâm can người cảm niệm.
Krishnamurti nói chỉ trong định tĩnh mới phát sinh hiện
thể sáng tạo. Ngược lại, với thơ không thể nào định tĩnh được. Cũng không một
hiện thể nào. Lại càng không có bất cứ sáng tạo nào. Vì, thơ không nhờ làm ra
mà có.
Người ta vẫn nói làm thơ. Chỉ có thể làm bàn ghế, cá
thịt, nhưng không thể làm ra thơ, trừ một số trường hợp thơ bị biến dạng dưới
những chủ đề được đặt định sẵn do tình thế bắt buộc, như thời xưa là thi cử, thời
nay là nhóm họp, tuyên dương… thành vịnh, thành vè… dù vẫn khoác sắc màu và vần
điệu của thơ. Với thơ, có thể có và cũng có thể không một hiện thể. Vì sự cảm
nhận đôi khi từ vô hình vô ảnh, những thấp thoáng âm vang thành cuộc hòa âm triền
miên trong cõi tâm tình.
Nếu tiểu thuyết giới hạn trong mô hình của chủ đề thì
thơ mông lung vô tận như mây trời, vì là cuộc vỡ tràn của uẩn thức nương theo
vay mượn ngôn từ của ý thức bốc thoát ra cõi hữu hình xa lạ và đôi khi đối nghịch.
Vì thế thơ phải hoàn toàn được tự do về ý tứ diễn tả, trừ những thể loại tất yếu
chìu theo âm luật của thơ. Và cũng không thể uốn ép thơ như tóc đàn bà theo kiểu
mẫu của người nhìn ngắm. Cũng đừng thắc mắc dò hỏi từ đâu và tại sao. Vì, nó
như thế là như thế. Vấn đề là cảm hay không cảm. Có thể cảm mà không nhận. Có
thể cảm và nhận thì cảm nhận ấy sắc phong thơ thành hòa điệu vô thanh của những
tâm hồn cách trở mà vẫn có thể cùng nhau.
Liên quan, ngoài làm thơ còn chuyện nhà thơ. Những tên
tuổi lớn trùm phủ văn học Pháp thế kỷ 19 như Lamartine lãng mạn và thanh thoát,
Alfred de Vigny dữ dội và nồng nàn, nặng nề và trầm trọng như Beaudelaire… đích
thực là những nhà thơ… Và sau đó là Gérard de Nerval, John Keats… những mái nhà
thơ trên không gian và thời gian thế giới xưa kia bây giờ và mãi mãi.
Ở ta, một thế giới thơ tôn nghiêm quý giá như Nguyễn
Du với Truyện Kiều, hay thiết tha
thâm trầm tài hoa như Đoàn Thị Điểm với Chinh
phụ ngâm không ai gọi là nhà thơ, chỉ cụ và bà. Trong những tác phẩm ấy, từng
khúc đoạn, từng câu từng chữ, diễn tả là của một nhà thơ bậc nhất.
Thời nay, chỉ vài ba tập in mỏng manh, có khi chỉ một
ít bài rải rác đó đây, vẫn được hay bị gọi là nhà thơ. Vì sao? Ai hiểu biết và
quý yêu thơ, có thể cũng công nhận một điều. Bản chất của thơ không cần dấu huyền.
Nhưng cũng đừng ném cho thơ dấu nặng. Bởi vì thơ chỉ là dấu hỏi. Là thở. Là hơi
thở, thở ra, thở dài hay thở than. Chỉ để gởi trao từ cõi trong ra ngoài niềm
xúc động chứa chan, nỗi trầm uất nghẹn ngào, niềm hân hoan thoát khỏi nguồn cơn
không nói được bằng lời lẽ thông thường với trần gian thế tục…
Lời giải trình mong được hiểu, những trang muộn màng
này, Mây bay qua trời xưa là gì và tại sao.
Vì, khi vui thì ngộ nghĩnh:trong quán cà phêcó một người ngồinhìn qua phía tôitrong tôicó một quán cà phênhìn về phía khácKhi buồn thì thương thân:vầng lá xanh ngoài kia của aicây tôi diệp lục tố khô rồicó người bỏ vắng đời như ngõtừng bước đi về cõi nhạt phai
NGUYỄN THỊ HOÀNG
Những nhà văn nhà thơ đi qua thời đại thật hay.
Trả lờiXóaHN sang thăm chúc anh ngày mới tốt lành thật vui nhé anh!
http://i842.photobucket.com/albums/zz343/tieuthu_nt/g197.gif
Thứ sáu an lành Hằng Nga nhé!
Trả lờiXóahttps://1.bp.blogspot.com/-w_-spucUm24/YFREFV2Gz2I/AAAAAAAAUUw/By--TtDKbhwbI4WJj3Kc6k76LU4minpzgCLcBGAsYHQ/w494-h640/50177976_2136360093052253_4609160659261718528_n.gif