Nguồn:
https://www.banvannghe.com/p27a11942/pham-thanh-chau-ong-chong-ba-tron
Bà nào có chồng mà khoe “Chồng tôi tốt, lịch sự với
tôi, ‘Phu phụ tương kính như tân”, hoặc chồng tôi yêu thương tôi như “cái thuở
ban đầu lưu luyến ấy” thì đúng là người đó đã bị chồng lừa dối hoặc họ tự dối
lòng, dối người. Thực ra, chả bà nào chê chồng mình với bạn cả vì biết bạn mình
nghe thế sẽ mở cờ trong bụng, tuy có đôi lời an ủi, nhưng thật tâm rất khoái
trá, và chỉ năm phút, sau khi chia tay, người bạn thân thiết đó sẽ gọi ngay cho
các bà bạn khác để kể lại và “Thế hả?” với nhau, cùng sung sướng với nhau. Lý
do đơn giản là bà nào lại chẳng muốn bạn mình khổ hơn mình, nghèo hơn mình và
cũng muốn điên cái đầu vì đang nghi ngờ “thằng chả có mèo” như mình.
Tôi là người thành thật, chả gì phải che dấu, sĩ diện
hão về chồng tôi cả. Nhưng những gì tôi kể sau đây sẽ không như những chuyện mà
bà nào cũng gặp. Mèo mả gà đồng thì ông nào chả có, mấy ngày không tắm, người
thối rum, là chuyện bình thường.
Tôi chỉ xin kể một vài chuyện nhỏ về chồng tôi, để bạn
ngán ngẫm cho những người đàn ông chẳng giống như mình tưởng. Đó là tính ba trợn
của chồng tôi.
Ba mẹ tôi gốc Huế chính cống. Ba tôi là quân nhân, gia
đình phải theo ba tôi đi khắp các tỉnh vì công tác, cho đến khi ông bị thương,
rồi về làm việc ở tiểu khu một tỉnh miền trung, mới được coi là tạm ổn định. Tỉnh
lỵ là một thành phố nhỏ êm đềm, sát bờ biển nhưng cũng có con sông chảy ngang
qua. Năm đó tôi học đệ nhất. Con gái tuổi đó thường rất mơ mộng chuyện tình yêu,
nhiều đứa đã có người yêu, đứa chưa có thì thả hồn trong mấy bài thơ lãng mạn.
Anh anh, em em, nhớ nhung, giận hờn, đau khổ chán nản… đủ thứ linh tinh. Người
ta bảo các cô gái Huế mơ mộng, lãng mạn lắm. Tôi là dân “Huế rặc” nhưng lại là
người rất thực tế, tôi ghét chuyện tán tỉnh, liếc mắt đưa tình hay văn chương
thi phú gạ gẫm nhau. Bạn bè bảo tôi tính giống con trai, không bao giờ nói chuyện
tâm tình như bọn chúng. Vậy mà có một anh chàng, xui xẻo, lại nhè tôi mà trồng
cây si.
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng mồng một Tết. Hôm đó
tôi và các bạn đi chùa Tỉnh Hội để lễ Phật và hái lộc đầu Xuân. Khi chúng tôi
đang xúm xít quanh mấy chậu hoa, dưới mấy cây mai trong sân chùa thì xuất hiện
một anh chàng lạ hoắc. Anh ta ăn mặc lịch sự, mặt mũi cũng không đến nỗi tệ tuy
người hơi cao quá khổ. Anh chàng đến chỗ bọn tôi và nói với tôi “Cô làm ơn làm
gãy một cành hoa”
Tôi nhìn anh ta ngạc nhiên “Ông nhờ tôi bẻ hoa cho ông
à? thì ông tự bẻ hoa đi, ông cũng có tay mà!”
Anh chàng khoác tay “Xin cô làm gãy cành hoa, sẽ có chuyện hay lắm”
Các bạn tôi vây quanh xôn xao “Chuyện gì mà hay lắm?”
Chàng ta giải thích “Các cô là tiên trên trời xuống thế gian đi chơi xuân, rồi cô này làm gãy một cành hoa, nhà chùa sẽ bắt cô trói vào gốc cây, lúc đó tôi làm thư sinh, cởi áo ra đền cành cây gãy để cứu cô”.
Tôi kêu lên “Trời đất! tụi bây coi, áo ông này cũ xì, cho không ai thèm lấy, mà đòi cởi ra chuộc tao?”
Rồi tôi vênh mặt lên hỏi “Nhà sư đâu có đây?”
Anh ta chỉ tay về phía hiên chùa “Nhà sư kia kìa! Tôi đưa nhà sư đứng chờ sẵn đó rồi, tôi còn có sợi dây đưa cho nhà sư”
Đốp chát với con trai thì tôi đâu có ngán. Thế nên tôi
bảo “Xin chia buồn với ông. Kiểu “ve gái” đó xưa rồi, tôi không cảm động đâu.
Chuyện làm gãy cành hoa thì ông nên biết, dù tụi tôi có bê hết mấy chậu hoa này
về, nhà chùa cũng chẳng nói tiếng nào. Còn nếu ông cho rằng tụi tôi là tiên,
thì ông chịu khó đứng đó, mấy cô tiên này bay lên trời đây!”
Các bạn tôi có vẻ ái ngại cho anh chàng nhưng cũng
theo tôi kéo nhau ra khỏi cổng chùa. Chàng ta đã không bị quê mà còn kêu lên “Một không” Ý nói bị thua một điểm.
Thành phố nhỏ, mọi người đều biết rõ nhau, nay xuất hiện
anh chàng kỳ quái đó khiến bọn con gái trong thành phố đánh một dấu hỏi to tướng.
Nhưng chỉ mấy hôm sau là biết rõ gốc gác chàng ta. Đó là một công chức mới ra
trường, làm phó quận ở một quận miền núi không xa tỉnh lỵ. Kể ra, với danh phận
đó thì không đến nỗi tệ, nhưng chàng ta không “hợp nhãn” tôi, người đã cao
nhòng mà lại đi hơi khòm về phía trước, giống như người tiền sử. Trong khi tôi
lại là cô gái đẹp trong trường, hơn nữa tôi chẳng biết yêu là gì cả! Không hiểu
sao, anh chàng lại quen thân với gia đình một đứa bạn của tôi.
Hắn bảo tôi, “Chàng ta kết mày lắm. Cứ hỏi thăm về mày mãi”
“Nhắn với anh ta rằng. Tao không ưa anh ta. Tao không muốn bị ai tán tỉnh, làm phiền” Ấy vậy mà anh chàng dám tỏ tình trước thiên hạ. Đúng là liều mạng!
Thành phố tôi ở, sản sinh khá nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng,
nhưng đa số đều sống tại Sài Gòn, chỉ thỉnh thoảng họ về tổ chức những buổi biểu
diễn ca nhạc hoặc bình luận văn thơ rất thú vị. Một lần, có mấy ông nhà thơ về
thuyết trình về truyện Kiều. Sáng hôm đó, vào ngày chủ nhật, chúng tôi rủ nhau
đến hội trường để nghe cho vui và cũng xem mặt mấy ông thi sĩ này ra sao.
Đề tài là “Thơ
Văn Cổ Trung Hoa Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đối Với Truyện Kiều Của Nguyễn Du”
Nghe cũng không đến nỗi chán, nhưng sau đó diễn giả lại giới thiệu một nhà thơ
khác lên dẫn chứng cụ thể bằng những câu thơ cổ Trung Hoa so với những câu
trong Truyện Kiều. Chúng tôi kinh ngạc khi thấy anh chàng tiền sử, đã tán tỉnh
tôi ở chùa Tỉnh Hội hôm trước, lên diễn đàn. Mọi người vỗ tay lấy lệ vì không
tin tưởng mấy.
Anh chàng chẳng cầm tài liệu, giấy tờ gì để đọc cả.
Thoạt tiên, anh ta bảo rằng sẽ không trích dẫn điển tích, vì đã có sẵn trong
sách giáo khoa rồi. Anh ta chỉ trình bày những câu thơ Kiều trùng ý, nghĩa là gần
giống những câu thơ của các thi sĩ ngày xưa của Trung Hoa, anh ta cho rằng
không phải cụ Nguyễn Du trích ra từ đó, mà chính là những tâm hồn thi sĩ rung động
giống nhau trước một hoàn cảnh tương tự. Khán giả vỗ tay rào rào. Anh chàng
vênh mặt lên và cười chứ không tỏ ra khiêm nhường gì cả.
Sau đó, anh ta vừa muốn trổ tài vừa như thách thức
khán giả khi nói rằng “Tuy không nhớ hoàn toàn, nhưng tôi có thể dẫn ra một câu
thơ cổ chữ Hán tương tự trong bất cứ câu Kiều nào mà quý vị nêu lên”
Chưa dứt lời, đã thấy có nhiều cánh tay dơ lên:
“Ở
đây tai vách mạch rừng”. Thơ chữ Hán nói ra sao
“Tự
cổ cách tường tu hữu nhĩ”. Trong tập Tái Sanh Duyên
“Đầy
vườn cỏ mọc lau thưa?”
“Lục mãn tiền đình thảo bất trừ”. Trong Tống Thi
Thế là mọi người nhao nhao lần lượt hỏi và anh chàng
bình tĩnh trả lời.
“Nao
nao dòng nước uốn quanh?”
“Khê hạ nhất hoàng lưu thủy bích”. Trong Tô Ngọc Tuyền.
“Ba
thu dồn lại một ngày dài ghê?”
“Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”. Trong Kinh thi
“Trải
qua một cuộc bể dâu?”
“Kỷ kinh thương hải tang điền biến”. Trong Thi Lâm.
Anh chàng trả lời như máy, khiến mọi người sửng sốt
trước trí nhớ phi thường đó. Trong gần một giờ, anh ta không vấp câu nào cả. Cuối
cùng anh chàng ra dấu là xin được trả lời một câu chót để trả lại buổi thuyết
trình cho người kế tiếp.
Một người hỏi:
“Tiễn đưa một chén quan hà”. Thơ cổ Trung Hoa có câu nào tương tự không?
Anh chàng trả lời tỉnh bơ:
“Khuyến quân cánh tận nhất bôi thủy” của Vương Duy
Người kia la lên:
“Nhất bôi thủy là một chén nước, ai lại rót nước tiễn người ta lên đường bao giờ. Thường thì mời rượu chứ. Sao kỳ vậy?”
Anh chàng làm bộ xuýt xoa:
“Xin lỗi! Đúng là nhất bôi tửu. Nhưng tôi vừa nhìn thấy cô Thủy ở cuối hội trường nên nhập tâm, nói lộn là nhất bôi thủy”.
Mọi người quay ra phía sau nhìn tôi và cười ồ lên. Tôi
ngượng đỏ mặt, kéo cả bọn ra khỏi hội trường.
Mấy đứa bạn tíu tít “Anh ta tỏ tình với mày đó”.
Tôi bực mình “Làm trò cười cho người ta thì có! Tao chỉ ghét thêm”
Một đứa láu táu “Mi chê thì nhường cho tao”
“Ừ! cho mi đó, tao không thèm”.
Có lẽ tưởng rằng tỏ tình trong buổi thuyết trình lần
đó khiến tôi hãnh diện và cảm động nên anh chàng tự tin. Một buổi sáng chủ nhật,
cả nhà đang ăn điểm tâm thì nghe tiếng gõ cửa. Cô em út tôi ra cửa rồi quay vào
nói “Chị Thủy, có người hỏi thăm”.
Tôi vừa ló mặt ra, thấy anh chàng bèn thụt lùi lại, bảo cô em “Ra nói, chị đang cho mèo ăn, lâu lắm, nếu
chờ được thì mời ngồi”. Mọi người hình như có biết chuyện xảy ra ở hội trường,
nên ai cũng mỉm cười nhưng không nói gì. Mẹ tôi sai cô em đem trà ra mời khách.
Ba tôi phải ra tiếp khách.
Tôi vẫn cứ nhẩn nha, ăn xong tôi đi đánh răng súc miệng,
vào phòng riêng thay một chiếc áo khác, tô chút phấn hồng lên má, kẻ tí son
môi, chải lại mái tóc, rồi mới ôm con mèo, yểu điệu ra phòng khách. Anh chàng vội
đứng dậy chào, mắt mở to vẻ kinh ngạc, có lẽ không ngờ tôi đẹp quá…? Ba tôi đứng
lên vào nhà trong. Tôi ngồi xuống ghế đối diện, hơi cúi xuống vuốt ve con mèo,
để anh ta được dịp ngắm sắc đẹp của tôi. Khi tôi ngẩng lên, thì anh chàng vội
nhìn nơi khác, mặt ngơ ngơ như người bị hớp hồn, hai tay vặn vẹo với nhau mãi,
rồi cầm cái tách trà không còn trà đưa lên miệng. Tôi thấy tội nghiệp bèn nói
“Hôm rồi, anh thuyết trình hay lắm, nhưng sao lại đem tên cô Thủy nào đó ra mà nói khiến cho mọi người cười. Giống vở kịch vui”
Nghe tôi khen anh chàng mừng lắm “Mấy người bạn tôi nhờ
tôi lên tiếp sức cho buổi nói chuyện đỡ nhàm”
“Có lẽ anh phải học thuộc lòng bài thuyết trình đó mới nói được thông suốt như thế?”
Anh ta cười coi bộ lên tinh thần “Sao cô biết hay vậy?
Nhưng cũng có mấy lần tôi suýt quên”
“Anh không thành thật. Tôi thấy anh trả lời nhanh như thế, chứng tỏ anh thuộc tất cả, các câu thơ đối chiếu trong truyện Kiều”.
Anh ta hào hứng vừa làm như tín cẩn tôi “Xin cô đừng nói cho người khác biết. Không có cách nào tôi thuộc hết được. Tôi chỉ cần nhớ những câu mà các bạn tôi sẽ hỏi thôi”
Tôi ngạc nhiên “Bộ anh chuẩn bị sẵn và dặn trước các bạn anh phải hỏi những câu cò mồi à? Rủi người khác hỏi thì sao?”
Anh ta lại cười một cách ranh mãnh “Có ai rộng miệng hơn mấy thằng bạn tôi
đâu. Nếu người khác đưa tay thì tôi không chỉ. Nhưng xin cô đừng cho ai biết. Họ
chửi tôi đánh lừa họ, thì tôi chỉ có nước bỏ xứ này mà đi nơi khác”
“Tôi không hiểu anh đánh lừa người khác để làm gì… lại đem cô Thủy nào đó làm trò cười. Người ta tưởng lầm anh nói về tôi”
Anh ta đỏ mặt, trông như đứa bé ăn vụng bị bắt gặp “Xin
lỗi, lần sau tôi sẽ không nói tên cô trước mọi người nữa”
“Đúng là câu xin lỗi của cậu học sinh tiểu học nói với cô giáo…
Có lẽ anh muốn các cô gái ở đây nể phục anh? Nhưng tôi thì không bao giờ, nhất là khi anh vừa nói với tôi nghe chuyện anh đánh lừa thiên hạ. Như vậy rõ ràng anh chẳng thuộc thơ cổ bao nhiêu. Bây giờ tôi đưa ra nguyên một đoạn thơ Kiều, gồm tám câu, nếu anh không trưng dẫn được bằng các câu thơ Trung Hoa thì từ nay coi như tôi không hề quen biết anh. Xin anh đừng tiếp tục làm phiền tôi nữa.”
Anh chàng ngẩn ra “Làm gì có đủ hàng nghìn câu Kiều
tương ứng với thơ cổ Trung Hoa. Cô lại đọc tám câu liên tục, làm sao mà tìm ra
nổi?”
“Thôi được, tôi chỉ đọc bốn câu Kiều, anh cố nhớ xem sao? Nghe đây:
https://www.banvannghe.com/p27a11942/pham-thanh-chau-ong-chong-ba-tron
Anh chàng khoác tay “Xin cô làm gãy cành hoa, sẽ có chuyện hay lắm”
Các bạn tôi vây quanh xôn xao “Chuyện gì mà hay lắm?”
Chàng ta giải thích “Các cô là tiên trên trời xuống thế gian đi chơi xuân, rồi cô này làm gãy một cành hoa, nhà chùa sẽ bắt cô trói vào gốc cây, lúc đó tôi làm thư sinh, cởi áo ra đền cành cây gãy để cứu cô”.
Tôi kêu lên “Trời đất! tụi bây coi, áo ông này cũ xì, cho không ai thèm lấy, mà đòi cởi ra chuộc tao?”
Rồi tôi vênh mặt lên hỏi “Nhà sư đâu có đây?”
Anh ta chỉ tay về phía hiên chùa “Nhà sư kia kìa! Tôi đưa nhà sư đứng chờ sẵn đó rồi, tôi còn có sợi dây đưa cho nhà sư”
Hắn bảo tôi, “Chàng ta kết mày lắm. Cứ hỏi thăm về mày mãi”
“Nhắn với anh ta rằng. Tao không ưa anh ta. Tao không muốn bị ai tán tỉnh, làm phiền” Ấy vậy mà anh chàng dám tỏ tình trước thiên hạ. Đúng là liều mạng!
“Lục mãn tiền đình thảo bất trừ”. Trong Tống Thi
“Khê hạ nhất hoàng lưu thủy bích”. Trong Tô Ngọc Tuyền.
“Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”. Trong Kinh thi
“Kỷ kinh thương hải tang điền biến”. Trong Thi Lâm.
“Tiễn đưa một chén quan hà”. Thơ cổ Trung Hoa có câu nào tương tự không?
“Khuyến quân cánh tận nhất bôi thủy” của Vương Duy
“Nhất bôi thủy là một chén nước, ai lại rót nước tiễn người ta lên đường bao giờ. Thường thì mời rượu chứ. Sao kỳ vậy?”
Anh chàng làm bộ xuýt xoa:
“Xin lỗi! Đúng là nhất bôi tửu. Nhưng tôi vừa nhìn thấy cô Thủy ở cuối hội trường nên nhập tâm, nói lộn là nhất bôi thủy”.
Mấy đứa bạn tíu tít “Anh ta tỏ tình với mày đó”.
Tôi bực mình “Làm trò cười cho người ta thì có! Tao chỉ ghét thêm”
Một đứa láu táu “Mi chê thì nhường cho tao”
“Ừ! cho mi đó, tao không thèm”.
“Hôm rồi, anh thuyết trình hay lắm, nhưng sao lại đem tên cô Thủy nào đó ra mà nói khiến cho mọi người cười. Giống vở kịch vui”
“Có lẽ anh phải học thuộc lòng bài thuyết trình đó mới nói được thông suốt như thế?”
“Anh không thành thật. Tôi thấy anh trả lời nhanh như thế, chứng tỏ anh thuộc tất cả, các câu thơ đối chiếu trong truyện Kiều”.
Anh ta hào hứng vừa làm như tín cẩn tôi “Xin cô đừng nói cho người khác biết. Không có cách nào tôi thuộc hết được. Tôi chỉ cần nhớ những câu mà các bạn tôi sẽ hỏi thôi”
Tôi ngạc nhiên “Bộ anh chuẩn bị sẵn và dặn trước các bạn anh phải hỏi những câu cò mồi à? Rủi người khác hỏi thì sao?”
“Tôi không hiểu anh đánh lừa người khác để làm gì… lại đem cô Thủy nào đó làm trò cười. Người ta tưởng lầm anh nói về tôi”
“Đúng là câu xin lỗi của cậu học sinh tiểu học nói với cô giáo…
Có lẽ anh muốn các cô gái ở đây nể phục anh? Nhưng tôi thì không bao giờ, nhất là khi anh vừa nói với tôi nghe chuyện anh đánh lừa thiên hạ. Như vậy rõ ràng anh chẳng thuộc thơ cổ bao nhiêu. Bây giờ tôi đưa ra nguyên một đoạn thơ Kiều, gồm tám câu, nếu anh không trưng dẫn được bằng các câu thơ Trung Hoa thì từ nay coi như tôi không hề quen biết anh. Xin anh đừng tiếp tục làm phiền tôi nữa.”
“Thôi được, tôi chỉ đọc bốn câu Kiều, anh cố nhớ xem sao? Nghe đây:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.Tin sương luống những rày trông mai chờ.Bên trời góc bể bơ vơ.Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?”
“Nguyệt hạ hoài nhân cảm khái trong.Sương kiều vọng đoạn tín nan thông.Thiên nhai, hải giác tri hà xứ.Sa thảo tiêu tiêu bản nhiễm hồng”
“Như vậy từ nay tôi được tiếp tục làm phiền cô. Phải không?”
“Cũng không. Vì tôi chỉ hỏi có bốn câu. Còn bốn câu nữa”
“Xin cô hỏi tiếp”
“Tôi chẳng dại mà hỏi tiếp. Rủi anh trả lời được thì phiền tôi lắm. Nhưng tôi chỉ khen trí nhớ của anh thôi. Sau khi anh tiết lộ bí mật, tôi thấy anh chỉ là người bình thường, chứ chẳng có gì gọi là tài hoa để bọn con gái chúng tôi để ý”
“Để tặng tôi mà thơ anh không hay cũng là cách hạ uy tín tôi. Nhưng tôi cũng xin báo trước là tôi không bao giờ để mắt tới văn chương, thi phú nên dù thơ anh có hay ho đến cỡ nào cũng không làm tôi xiêu lòng đâu, anh đừng hy vọng nghe”
“Cho rồi mà hắn không chịu ăn”
Anh ta ngạc nhiên “sao vậy?”
“Hắn chờ ông về ăn luôn”
Bọn bạn không nhịn được cười, nhưng anh chàng vẫn tỉnh bơ “Nói hắn cứ ăn trước, đừng chờ đợi mất công” Rối anh ta đưa hai ngón tay lên và nói “Một đều nghe!”
“Tôi định đi tu nhưng thấy cửa nhà bề bộn quá. Áo quần không ai giặt, cơm nước không ai nấu, ngày nào cũng gặm bánh mì gãy răng…”
Ông ta kêu lên “Chú rễ lầm to rồi! Tôi vừa ly dị vợ tôi cũng vì chuyện nhà cửa bê bối…”
Tôi đỡ lời chồng tôi “Tôi về sẽ phụ với ảnh làm cho nhà cửa bề bộn hơn, gặm bánh mì nhiều hơn”
Nghĩa quân gác cổng chận lại hỏi “Anh kia đi đâu đó”
Ông phó bảo “Em đi xin việc”
Tay nghĩa quân lắc đầu “Việc chi trong ni mà xin? Ở đây chỉ cấp giấy tờ thôi. Đi chỗ khác mà xin việc
Ông phó làm ra vẻ ngây thơ “Nghe nói trong ni cần người làm phó quận, nên em xin vô làm phó quận”
Tay nghĩa quân trợn mắt lên “Anh giỡn chơi sao? Phó quận học sói đầu chưa làm được. Anh bằng cấp chi mà đi xin việc đó?”
“Dạ em có bằng Đốc sự”
“Đốc tờ thì đi qua bệnh xá quận mà xin việc”
Ông phó làm bộ năn nỉ “Em đi xin việc thiệt mà. Có giấy tờ đàng hoàng. Đây giấy này đây. Nhờ anh vô đưa cho ông quận, nếu anh không đưa vô thì em đi về, anh chịu trách nhiệm nghe”
Tay nghĩa quân nghe nói trách nhiệm sợ quá, nên mới cầm tờ sự vụ lệnh trình tôi và thưa “Có cậu học trò đưa tờ giấy này, nói xin việc làm với thiếu tá” Tôi vội chạy ra đón anh vào. Ông ta mới ra trường nên trông giống như cậu học trò, lại mặc áo trắng quần xanh nữa, tay nghĩa quân lầm cũng phải. Trên đời, tôi chưa thấy ai đi nhận nhiệm sở kiểu đó bao giờ”.
Chàng lại tỉnh bơ “Được vợ rồi thì thơ thẩn làm gì cho mất thì giờ, lại phải mang ơn người ta”
“Làm thơ đăng báo thì chịu ơn ai?”
Chàng làm bộ thiểu não “Anh mà thơ thẩn gì! Anh nhờ thằng bạn thi sĩ làm thơ rồi để tên anh là tác giả, còn đề là anh tặng em…”
“Bạn anh tên gì? cho em biết địa chỉ được không?”
“Đừng xài xể người ta, người ta làm ơn mình mới nên vợ chồng”
“Em đâu có xài xể anh ta. Em hỏi địa chỉ để cuốn gói theo anh ta!”
Chàng cười “Thiệt hay giỡn đó bà nội? Nếu em nói thiệt thì chờ anh giết hắn rồi em đến phúng điếu”.
“Kệ nó đi cho rồi. Lẹ lên” Hai con gà rượt nhau, náo loạn cả khu vườn.
Chàng nói “Để anh kể cho em nghe một chuyện cổ tích. Ngày xưa các loài vật trên trần thế đều nói được tiếng người. Nhưng loài vật thường để lộ thú tính, chứ không che dấu như loài người. Đã vậy, mỗi khi làm chuyện bậy bạ, chúng đem kể cho nhau nghe một cách thích thú. Thượng đế nghe các thần báo cáo, bèn ra lệnh cấm, hễ đứa nào nói chuyện bậy bạ sẽ phạt nặng tất cả các loài thú. Thế là từ đấy, tất cả các thú vật đều bị thượng đế trừng phạt, chúng không được nói tiếng người nữa”
Tôi tò mò “Nhưng chúng nói bậy bạ gì mà bị thượng đế phạt như vậy?”
“Số là thế này, một hôm thượng đế đi dạo chơi, qua một xóm nhà quê. Ngài thấy một con gà trống rượt con gà mái chạy có cờ. Con gà mái chui rào nhảy lên đụn rơm, phóng qua đống củi… Vậy mà con gà trống cứ đuổi theo, càng lúc càng gần. Cuối cùng con gà trống bắt được con gà mái và đè xuống. Con gà trống xong việc mới buông ra, bỏ đi. Lúc đó, con gà mái mới la chói lói “Vừa đau, vừa rát. Vừa đau vừa rát” Con gà trống thì vỗ cánh gáy “Đời chỉ có thế mà thôi” Gà con thấy thế sợ quá, chạy núp vào bụi cây, kêu thất thanh “Khiếp, khiếp!” Có con chó con chạy ra hỏi “Đâu, đâu?”
Tôi ngượng đỏ mặt ngắt véo chàng “Nói chuyện bậy bạ!”
“Thì chúng nói chuyện bậy bạ như thế mới bị thượng đế phạt, không cho nói tiếng người”
“Có tôi, ai hỏi chi đó?”
Ông ta lại hỏi “Cọ vợ con tôi trong ni khôn?”
Tôi ngạc nhiên “Ai hỏi chi lạ rứa? Vợ con ông mô có ở đây?” Chàng thò mặt vô nhăn răng cười “Vợ con đây nì”
Bà vợ hỏi “Anh vô đó làm gì?”
“Thì vô đi tiểu” Sáng ra mới biết rằng, ông tè ngay vào tủ quần áo gần đó.
Lần khác, khuya về ông ta lại khen vợ “Em mới cho bắt cái bóng đèn tự động trong cầu tiêu thiệt là tiện lợi. Vừa mở cửa là đèn sáng trưng”
Bà vợ kêu trời “Thôi chết, ông tè vô tủ lạnh rồi!” Các ông cứ nhậu xỉn, chẳng cần biết ngày mai. Chỉ có bọn đàn bà chúng tôi là lo xa, không biết hết thời gian trợ cấp sẽ làm gì mà sống đây?
“Cám ơn, tiếng Mỹ nói sao? nhanh lên”
Tôi nhanh miệng trả lời “Thanh kiu” (thank you)
“Đúng rồi, cám ơn ông, nói sao?”
Tôi lại nhanh miệng trả lời “Thanh kiu, du” (thank you, you)
Chàng há họng ra cười “Đó em thấy chưa? Anh nói có sai đâu”. Tôi nổi sùng ném cả quyển sách vào chàng và bỏ vào phòng. Chàng theo vào ngồi bên cạnh. Tôi xô ra, chàng lết lại gần ôm vai tôi, nói gì đấy, tôi chả thèm nghe. Lạ thật lần nào cũng vậy, đang giận mà chàng ôm một lúc là tôi hết giận ngay. Chàng tỉ tê “Xin lỗi. Ra đây anh chỉ cho mấy câu thực hành, đừng thèm học trong sách, mất thời giờ”
Thật ra thì lỗi đâu phải chàng, nhưng thỉnh thoảng, tôi lại giận để được chàng dỗ dành. Rồi thì tôi lại ra bàn học, chàng ngồi bên cạnh
Chàng long trọng “Không có đâu, học ra học, chơi ra chơi. Để anh viết ra, em đọc sẽ hiểu ngay”
Tôi bèn hỏi “Thế chữ hoinash nghĩa là gì?”
Chàng đi ra cửa, đứng ngoài cửa và thò đầu vào “Chữ đó mà cũng không biết. Hoinash là hôi nách. Are you hoinash? là mầy có hôi nách không?”
Chàng mở cửa xe “Mấy đứa ngồi hết phía sau, phía trước để mẹ ngồi”
Tôi nói “để vào thay đồ đã”
“Không cần, chạy một vòng chơi chứ có đi chợ hay đến nhà ai đâu”
Sau khi cả nhà ngồi vào xe, chồng tôi bắt đầu biểu diễn “Coi đây nè!” Không biết chàng bấm chỗ nào mà cửa xe nghe khè khè và kiếng xe bỗng hạ xuống, rồi lại khè khè, cửa kiếng lại kéo lên “Coi kiếng chiếu hậu nè!” Rồi cộc cạch cộc cạch nho nhỏ, kiếng chiếu hậu ở ngoài xe bỗng quay phải quay trái, rồi vễnh lên quặp xuống, giống như ma làm.
Chồng tôi giải thích “Xe cộ đời nay có cái tiện lợi ở chỗ điều khiển bằng ‘điện tử’, khỏi tốn sức lao động. Mấy đứa con thấy cái nút chỗ tay dựa chưa? Bấm tới, kiếng chạy lên, bấm lui, kiếng chạy xuống. Làm thử coi? Đúng rồi, còn kiếng chiếu hậu thì chỉ có người lái xe điều khiển nó mới quớt (work)”
Chồng tôi hỏi “Cái gì đấy?” Bọn nhỏ im re “Ba cho xe ra xa lộ nghe. Ngồi cẩn thận” Chiếc xe rời khỏi đường nhỏ, bắt đầu nhập với dòng xe đang lao vun vút hai bên. Chồng tôi cũng nhấn ga. Chiếc xe gầm lên, phóng tới như con sư tử băng mình trên sa mạc hoang vu. Nhưng chỉ được một quãng nó như đuối sức, chạy chậm dần (nhưng vẫn tiếp tục gầm rú. Nó giống như mấy cô cậu hát cải lương, gần chết mà vẫn ngóng cổ lên ca đủ sáu câu mới chịu gục xuống.
Tôi lại hỏi lần nữa “Cắt ngắn hay cắt dài?”
Ông mới hiểu và phá ra cười và nói: “Tôi thì chỉ trung bình thôi. Không ngắn, không dài”... Ngồi vô ghế ông ta vẫn cười.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ