Nguồn:
https://www.facebook.com/ThieuKhanh/posts/10214626556937700
Trong
lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho sử gia người Mỹ K.W. Taylor, diễn ra tại
khách sạn Caravelle (thành phố Sài Gòn) ngày 24-3-2015, nhà văn Nguyên Ngọc ca
ngợi người nhận giải:
“Keith
Taylor là một trong những nhà Việt Nam học nổi tiếng nhất, cả ở Việt Nam cả ở
nước ngoài. Ông cũng là một nhà Việt Nam học độc đáo, từ điểm xuất phát, đến
con đường nghiên cứu Việt Nam học ông đã đi, các chặng khác nhau và những chuyển
hướng trên con đường đó, và có lẽ cả ở sự gắn bó, gần gũi kỳ lạ của ông với giới
nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam, những chuyển động bên trong nghiên cứu ấy...
Xin
cám ơn Keith Weller Taylor, vì tình yêu chân chính và nổ lực trằn trọc của ông
cho khoa học lịch sử Việt Nam, cho Việt Nam.”
NHỮNG
PHÁT HIỆN MỚI TRONG CUỐN SÁCH “THE BIRTH OF VIETNAM” CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC KEITH
WELLER TAYLOR
Thiếu Khanh
Cuốn sách của Giáo sư Tiến sĩ sử học K.W. Taylor được
University of California Press xuất bản từ năm 1983. Bản Việt ngữ của Thiếu
Khanh vừa được công ty Truyền thông Nhã Nam và nxb Dân Trí xuất bản và phát
hành vào tháng 10/2020 với tựa VIỆT NAM THỜI DỰNG NƯỚC.
Người viết, Thiếu Khanh, chỉ là dịch giả, không phải
nhà nghiên cứu sử học, nhưng khi dịch cuốn sách, đã chú ý và ghi nhận một số điểm
mà người viết cho là phát hiện mới có ý nghĩa quan trọng của tác giả cuốn sách
mà dường như từ trước giờ ít, hoặc chưa được các sử gia trong nước đề cập hoặc
có nghiên cứu cặn kẽ. Những điểm mới đó là:
MỘT. – MỘT TRUYỀN THUYẾT MỚI PHÙ HỢP VỚI NGHIÊN CỨU VỀ
NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM
Mở đầu trang sử về nguồn gốc dân tộc, các bộ Sử chính
thống như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim đều
liên kết dân tộc Việt Nam là cháu chắt nhiều đời của Thần Nông. Đó là một “mật ngữ” cho biết dân tộc ta thuộc về nền
văn minh Nông nghiệp lúa nước phương Nam. Vì Thần Nông là ông thần về Nông nghiệp
chủ về phương Nam. Thế nhưng hầu như nhiều người không hiểu, mặc nhiên nghĩ Thần
Nông là nhân vật của văn hóa Tàu. Ngay cả nhiều nhà trí thức của ta cũng tin
như vậy, mà không ai (?) nghĩ thêm để thấy rằng các cháu chắt của Thần Nông, những
cái tên đế Minh, đế Nghi, đế Lai… đều là tên người phương Nam, theo cách gọi
phù hợp cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt.
Trong văn hóa Tàu cũng có những tên đó. Đó là họ “mượn” của người Việt, chớ không phải
nhân vật của họ. Vì nếu là tên nhân vật của Tàu, ắt phải được gọi theo cấu trúc
ngữ pháp của tiếng Hán: Nông Thần, Minh đế, Nghiêu đế, Thuấn đế, vân vân. Vả lại,
chủng dân của họ thuộc nền văn hóa du mục, sao lại có ông thần Nông Nghiệp cơ
chớ! Nhân vật truyền thuyết duy nhất thuộc về họ là ông Hoàng đế.
Nhưng họ “mượn”
những cái tên người Việt ấy từ bao giờ?
Sách The Birth of Vietnam bắt đầu với truyền thuyết Lạc
Long quân từ biển vào, “trừ diệt tất cả
yêu quái ở vùng đất đó và khai hóa cho dân, dạy họ trồng lúa và mặc quần áo.”
Rồi ông trở về biển sau khi căn dặn người dân khi gặp hiểm nguy thì kêu ông tới
giúp.
Truyền thuyết này phù hợp với nhiều nghiên cứu gần đây
cho thấy từ nhiều ngàn năm trước, chủng người Nam Đảo (Austronesia) hoặc Nam Á
(Austroasiatic) với nền văn minh nông nghiệp, đã từ ngoài biển (tức từ phương
Nam) đi vào đại lục và cư trú trên toàn khu vực mà ngày nay là nước Tàu. Trong
những ngàn năm sau đó, chủng người văn minh du mục (là tổ tiên của người Tàu) từ
hướng Tây Bắc nước Tàu tràn đến, cư trú lẫn lộn với đại chủng người Nam Á đã có
mặt từ trước. Chính trong thời gian chung sống này chủng người du mục mới đến
sau, vì là thiểu số, họ hòa nhập và chịu ảnh hưởng văn hóa nông nghiệp của chủng
người đã có mặt từ trước. Họ coi những nhân vật tổ tiên của người bản địa như tổ
tiên mình, và cũng gọi bằng những cái tên do người Việt gọi. Càng ngày họ càng
sinh sôi nảy nở đông đúc thành một thế lực mạnh mẽ, trong khi đại chủng người
Nam Á-Nam Đảo phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ (Bách Việt) và đất đai bị chủng
người du mục nuốt chửng dần dần. Nhóm người Lạc Việt rút dần về phương Nam, bên
nay dãy Ngũ Lĩnh.
Hai truyền thuyết trên đây chỉ có cùng một ý nghĩa:
Chúng ta thuộc chủng dân nông nghiệp phương Nam. “Dấu chân” của những đợt di dân từ Nam lên Bắc này dần dần được các
nhà khảo cổ và nhân chủng học phủi bụi thời gian làm lộ ra.
HAI. – NGƯỜI VIỆT THỜI THƯỢNG CỔ SỐNG TRONG CHẾ ĐỘ MẪU
HỆ.
Trong cuốn “Lịch
Sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa Thế kỷ XX” của Giáo sư Lê Thành Khôi, tác
giả viết: “Lạc Long quân sau khi lấy Âu Cơ, vẫn tiếp tục sống với mẹ và để vợ lo
toan việc dạy dỗ toàn bộ con cái của hai người: như vậy đây là một hệ thống
theo mẫu hệ.”
Nói như thế là đúng, nhưng đó là cách nói với thái độ
của người “phụ hệ”: Trong chế độ mẫu
hệ Lạc Long quân không cưới Âu Cơ mà ngược lại. Chính Mỵ Châu đã cưới Trọng Thủy,
và Trọng Thủy về theo nhà vợ, chớ không phải ở “gởi rể” gì cả. Chính Âu Cơ là vị tổ mẫu lãnh đạo nhân dân Lạc Việt,
chớ không phải Lạc Long Quân. Xã hội mẫu hệ của người Việt thời thượng cổ là một
thực tế mà hầu như các sử gia Việt Nam cố tình làm ngơ, không muốn chấp nhận.
Theo truyền thuyết Lạc Long Quân ra đi, để lại Âu Cơ
cai trị đất nước sơ khai mở ra thời đại Hùng Vương, chính là cách mà người đời
sau cắt nghĩa hiện tượng mẫu hệ. (Nhân đó, người ta sáng tác chuyện chia đôi
trăm con cho dễ chấp nhận sự vắng mặt của Lạc Long Quân trong hệ thống quyền lực
ban đầu.)
Sau hàng ngàn năm bị người Trung quốc đô hộ và cưỡng
bách chuyển sang chế độ phụ hệ, và sống quen trong tinh thần phụ hệ, người ta mặc
định người đàn ông phải làm chủ hoặc chủ động thực hiện mọi hoạt động xã hội.
Người ta cảm thấy chế độ mẫu hệ là lạ lẫm, “không
phù hợp.” Thế nên, các sử gia (nam giới) không chịu đựng được sự kiện hai
người phụ nữ đã có chồng và chồng còn sống mà “rủ bỏ bổn phận gia đình” đứng lên khởi nghĩa, cầm quân đánh giặc rồi
xưng vương. Điều này không phù hợp và không thể xảy ra trong chế độ phụ hệ. “Đàn bà thì làm sao có thể ra lệnh cho ai
nghe!?” Vì vậy, một mặt họ (các sử gia) phải gán hai bà Trưng làm con gái của
một Lạc tướng ở Mê Linh để dựa vào uy lực gia thế; mặt khác, họ… “giết” ông Thi Sách để bà Trưng có cớ trả
thù chồng. Thực ra, tầng lớp người gọi là Lạc hầu, Lạc tướng không được Tiến sĩ
K. W. Taylor mô tả, vì họ không hề tồn tại trong thời đại Hùng Vương.
Tiến sĩ K. W. Taylor cho biết mộ và đền thờ mẹ bà
Trưng vẫn còn đó mà không ai biết mộ cha bà ở đâu. Khi hai bà Trưng đánh đuổi
Tô Định, chiếm 65 thành rồi xưng vương thì ông Thi Sách vẫn còn sống sờ sờ, và
các cổ thư Tàu đều nói rõ ông Thi Sách phục tùng sự lãnh đạo của vợ.
Cho đến nay người ta đều biết mẹ hai bà Trưng là người
phụ nữ được gọi là Bà Man Thiện, thậm chí người ta biết cả tên thật của bà là
Trần Thị Đoan, mộ bà vẫn còn ở vùng núi Ba Vì, và đền thờ của bà gần đền thờ
Hai Bà Trung, nhưng tuyệt nhiên không ai biết cha bà Trưng là ai, mồ mã ở đâu!
Trong chế độ mẫu hệ, người ta chỉ biết mẹ mà không biết ai là cha mình.
Cuộc khỏi nghĩa của “bà” Triệu cũng là một bằng chứng của chế độ mẫu hệ. Bởi vì nếu
không phải người ta quen sống hàng ngàn năm trong chế độ mẫu hệ mà người phụ nữ
nắm mọi quyền lãnh đạo từ trong gia đình ra ngoài xã hội, thì liệu hàng vạn
quân binh nam giới của “bà” Triệu có
chịu nghe lệnh một cô thiếu nữ 19 tuổi chưa chồng không? Lúc khởi nghĩa, “bà” Triệu chỉ mới 19 tuổi, và bà tuẫn
tiết ở tuổi mới 23. Khi bà nổi lên, người anh, ông Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa
trước đó, đã giao binh quyền cho em gái, và chịu sự chỉ huy của em. Từ đó sử
sách không nhắc đến tên ông Triệu Quốc Đạt nữa.
Cuốn sách của Tiến sĩ K. W. Taylor không những xác nhận
chế độ mẫu hệ của người Việt thời thượng cổ mà còn cho biết sau khi áp đặt nền
đô hộ lên người Lạc Việt, các chính quyền cai trị đã thi hành những chính sách
vô cùng khắc nghiệt để chuyển đổi người Việt sang chế độ phụ hệ. Sự chuyển đổi
này đã diễn ra vô cùng khó khăn vất vả. Nhâm Diên là tên thái thú nhà Hán thi
hành chính sách này tàn bạo nhất.
Tuy vậy, sau hơn một ngàn năm đô hộ, người Việt vẫn
còn giữ những tàn dư của tinh thần mẫu hệ trong hàng ngàn năm nữa. Cho đến thế
kỷ X và thậm chí thế kỷ XI, sách vở còn nói đến những người phụ nữ tình cờ dẫm
vào dấu chân người khổng lồ, tắm ở con suối thiêng, ăn một trái cây lạ hay đã
có người ăn dở trước đó, hay ngủ mơ “gặp”
thần nhân và thụ thai. Đó là tinh thần mẫu hệ, con chỉ biết mẹ mà không biết
cha mình là ai. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
ghi hẳn hoi chuyện bà họ Phạm nằm mơ với một vị thần mà sinh ra Lý Công Uẩn –
là vua Thái tổ nhà Lý. Hoặc bà vú nuôi của vua Lý Thần Tông tắm sông bị giao
long (tức cá sấu) “quấn,” bà có thai sinh một đứa con trai! Vân vân.
BA. – KHÔNG CÓ
“TRIỀU ĐÌNH VUA HÙNG” VỚI CÁC LẠC HẦU LẠC TƯỚNG
Trong Việt Nam Sử Lược, học giả Trần Trọng Kim nói “Quyền chính trị [của các Vua Hùng] là cha
truyền con nối gọi là phụ đạo.” Đó là nói theo tư cách một người trong chế
độ phụ hệ. Với một xã hội mẫu hệ tồn tại trong nhiều ngàn năm và tàn tích còn
kéo dài hơn ngàn năm nữa sau khi đã bị đàn áp và cải biến, làm thế nào mà từ
hai đến bốn ngàn năm trước Công nguyên lại có thể tồn tại các “Ông” Hùng Vương “cha truyền con nối gọi là phụ đạo!?”
Tuy không mô tả một cách tập trung và có hệ thống,
nhưng The Birth of Vietnam chỉ xác nhận
một thời đại Hùng Vương, mà không mô tả một “Triều
đình vua Hùng” cùng với những Lạc hầu, Lạc tướng. Vì các Hùng Vương là những
nhà minh triết, những bậc thánh nhân, lãnh đạo nhân dân bằng uy tín cá nhân, chớ
không phải là vua cai trị đất nước, nên không có một triều đình vua Hùng trong
lịch sử. Thêm vào đó, những người được sử gọi là Lạc Hầu, Lạc tướng, chỉ là những
hào trưởng dân sự bình thường, chớ không phải quan tước triều đình. Hơn thế,
trong thời đại đó, các vị Hùng Vương nhất thiết chỉ có thể là phụ nữ. Đó là các
BÀ Hùng Vương chớ không phải “Ông” Hùng Vương!
(Xem “Thiếu Khanh -
Vương đạo – và vị Hùng vương thứ 19”:
http://www.art2all.net/.../vuongdaovavihungvuongthu19.html)
BỐN. – VĂN HÓA TÀU KHÓ ĐỒNG HÓA NGƯỜI VIỆT NAM HƠN VĂN
HÓA VIỆT ĐỒNG HÓA NGƯỜI TÀU
Trước đây khá lâu người viết có đọc được một tư liệu
trên mạng của nhà văn, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Đại Sỹ, viện phó viện
Pháp-Hoa, giáo sư Trường Y khoa Arma (Paris) có nhiều năm làm việc cho Ủy ban
trao đổi y học Pháp-Á, cho biết trong thời gian ông làm việc bên Tàu, ông có gặp
và tiếp xúc một cộng đồng người Việt khoảng năm trăm người sống ở đó từ thời
Hai Bà Trung. Họ xưng là hậu duệ của các tướng lãnh và binh sĩ của Hai Bà. Họ
nói tiếng Việt cổ, còn giữ một số phong tục Việt và có đền thờ Hai Bà Trưng
cùng các nữ tướng của hai bà. Gần đây có
lúc “cư dân mạng” ở Việt Nam cũng thấy
trên mạng Internet giới thiệu một nhóm người gọi là “Dân tộc Kinh” vốn là người Việt cổ thời Hai Bà Trưng còn sinh sống
bên Trung Quốc.
Trong sách The
Birth of Vietnam, tác giả kể Tiết Tổng, một viên Thái thú ở Hợp Phố vào khoảng
thể kỷ đầu Công nguyên đã than thở việc “khai
hóa” (tức đồng hóa) người phương Nam là vô vọng, và “làm nản lòng hầu hết các nhà cai trị.” Và tác giả cuốn sách The Birth of Vietnam nhận xét: “Ngôn
ngữ của người Việt Nam vẫn tồn tại, và có thể nói mà không sợ sai lầm rằng sau
thế hệ đầu hay thế hệ thứ hai (các hậu duệ) người Hán đã nói tiếng Việt. Xã hội
Việt Nam như một toàn thể vẫn tách biệt với nền văn minh Trung quốc, và xã hội
Hán Việt tồn tại như một cánh (wing) của thế giới văn hóa độc lập này. Di dân
người Hán bị Việt Nam hóa dễ hơn là chiều ngược lại.”(Việt nam Thời Dựng Nước,
trang 94).
(Bài đăng trên tập san QUÁN VĂN số 79 - tháng 1&2,
2021)
BÀI VIẾT HAY LẮM RẤT HIẾM Ở VIỆT NAM .. XIN CHÚC MỪNG
Trả lờiXóahttps://1.bp.blogspot.com/-7C4JOXPT9C8/YBh57g3GNtI/AAAAAAAAAfI/W1Zo8PzgwgsPpGIX9IYDnL-zKb5u6F5RACLcBGAsYHQ/s0/240x320-so9pnk5n.gif
Thật vui khi bác Quang Thái ghé thăm và ghi comment. Thứ ba vui vẻ nhé!
Trả lờiXóahttp://www.chromaluna.com/content/comments/weekdays/tuesday/HappyTuesday.gif