Nhớ
về mạ tôi - một thuở nhọc nhằn nơi cái chợ thôn xưa
Đinh Hoa Lư
Cảnh chợ Cam Bình vào buổi chiều khi tan chợ
Địa điểm chợ Cam Bình hiện nay, người viết nghe bà con
kể lại rằng bỗng được dời từ chân dốc Trung Giang về, tức khoảng năm 1977. Khu
chợ mới mang tên thôn Cam Bình có thể do người Quảng Trị muốn lưu lại cái tên
Cam Lộ - Bình Long chăng? (xin xem hiệu
đính phần cuối bài [1])
Đinh Hoa Lư
Nơi mua bán mới mẻ này nằm trên một khoảng cát trắng, bằng phẳng. Như thế mỗi sáng, người thôn tôi khỏi cái nạn đi ngược lên dốc. Thêm một thuận lợi do chợ nằm bên đường Tỉnh lộ 55 dẫn về thị trấn La Gi.
Buổi
chợ Cam Bình vào buổi sáng năm 1995
Người buôn mua lại nông phẩm đem về chợ tỉnh dưới kia.
Vùng này cao hơn gần dốc dân mình ở đây gọi là vùng trên còn miệt dưới huyện
Hàm Tân thấp hơn, vùng đồng bằng sát biển thì người ta gọi là "dưới".
Xe đạp là phương tiện chuyên chở thông dụng nhất lúc này. Những thúng khoai nặng
nề, những trái bí tròn trịa được con buôn bỏ vào bao chở sau xe đạp. Những trái
mướp thơm dài "thoòng" ưu tiên treo vào ghi đông đằng trước. Mấy o
con gái Cam Bình mua đi bán lại trong ngày nhanh nhẹn chạy về kịp chợ sáng La
Gi. Tảo tần khuya sớm, trưa về cũng đủ tiền gạo- mắm nuôi cha, giúp mẹ.
Người viết xin kể lên đây hình ảnh những chiếc xe thổ
mộ. Phương tiện xe ngựa này chắc hẳn ngoài quê chưa bao giờ có? Họ ở dưới Ngã Tư Quân Cảnh (Ngã Tư Hiến Binh)
hay là thôn đầu Tân Thiện thay phiên nhau lên đây chở hàng và khách. Mỗi xe một
ngựa, xe độc mã. Con ngựa kéo gầy gò, nhẹ bấc so chiếc xe đầy nhóc nào sắn nào
khoai! Những bao nông phẩm đã thế còn chất cao trên mui, người chật nít bên
trong. Chưa hết! còn bao nhiêu thứ lủng lẳng treo hai bên nữa?! Hình ảnh này
trông thật thảm thương cho con ngựa! Lúc này, cái càng xe đằng trước bị nhấc
lên cao kéo theo cả con ngựa "khốn khổ" lên trời, bốn vó nó "đu
đưa-chới với"!? Chú tài ngựa lúc này vội nhảy xuống, chú vội nhờ thêm vài
người khách, "í ới" một hồi mới kéo được con ngựa cùng cái càng xe xuống
đất. Dân trong thôn tạm gọi là "bến xe ngựa". Họ chờ khách trước nhà
máy xay Liên Cao, có khi người cần việc về Lagi hay Xã có thể đi đi xe thổ mộ
này cho kịp thì giờ. Bến xe ngựa, mấy
chiếc xe ôm Minsk cùng mấy tiệm hàng, nhà máy xay Liên Cao... đã góp phần làm cho cảnh chợ Cam Bình thêm phần
nhộn nhịp, vui hơn cái năm vừa sau 1975 khá nhiều.
Nói về "chợ cá", tiếng là chợ cá nhưng nó
khiêm nhường, 'núp' phía sau, tiện lối ra biển. Hiếm khi thấy cá lớn. Cá lớn loại ngon, mực, tôm bao hải sản đắt tiền ngư dân
ngoài mấy xóm biển chỉ đem về thị trấn La Gi, ưu tiên "xuất khẩu",
chợ quê làm gì mua nỗi? họa chăng vài ba mớ cá vụn, gánh vội vào đây. Trời bù
cho là cá rất tươi, biển gần, mới vô, chỉ non cây số. Mấy o buôn cá đi tới đi
lui ngoài biển, vơ xong vài mớ cá vụn chạy vội vào chợ chỉ mười mấy phút là đến.
Những lúc trời động, nói đúng ra là biển động thì có cá đuối. Cá đuối nằm sát
đáy nhưng biển động thì nó ngoi lên. Có lúc có con cá đuối quá to hai người
gánh mới nỗi. Cá đuối lúc này thành phố không chuộng, "xuất khẩu "
cũng chê, mới "trôi dạt" vào ngôi chợ nghèo này. Sau này đất nước ăn
nên làm ra: cá đuối phơi khô làm mồi nhậu 'cao cấp' thế là chợ nghèo mất tăm cá
đuối, ngoại trừ các con đuối thật nhỏ hay cá đuối kim mà thôi.
Đằng trước, rộn ràng vài ba tiếng đồng hồ vì Cam Bình
là đầu mối cho những mặt hàng rau quả buôn về thị trấn. Những chiếc xe đạp chở
rau quả, những chuyến xe ngựa, chất hàng xong, lóc cóc theo sau chạy về hướng tỉnh.
Rồi ngược lại, những o con gái Cam Bình buôn hàng từ La Gi cũng vừa lên tới.
Chợ bán đi những hàng nông phẩm, thì cũng cần tiêu thụ những thứ buôn lên từ La
Gi. Vài ba ký thịt heo, thịt bò loại hai, loại ba, có nghĩa là "thịt vụn"
được buôn lên đây. Vài thứ rau quả Đà Lạt như cà rốt , su hào, ít mớ khoai tây
cũng loại "hai, ba", người ta gọi là hàng legume, vài chục ổ bánh mỳ
mới ra lò tô điểm thêm cho "mặt
hàng thành phố". Người bán kẻ mua, bà con thôn xóm cả thôi. Những cô con
gái lớn lên từ vùng đất trước đó gọi là Động Đền quanh quất chẳng ai xa lạ. Sau
này ngôi chợ to dần, mấy chiếc honda đời cũ dần dà thay thế mấy chiếc xe đạp.
Con
đường liên tỉnh lộ 23 (nay 55) đi qua chợ Cam Bình - thời chưa đổ nhựa. Bên đường
những chiếc xe thồ Minsk đứng đợi khách-cái đình chợ ở giữa vẫn còn, trái là nhà
máy xay Liên Cao và Tiệm hàng xây dựng Sáu Huế
[hinh Thanh Nho]
Trước
quán cà phê chú Thậm (qua đời 2017). Ở giữa là bác Lê văn Linh (đã qua đời )+
Anh Thành làm cho Xã Tân Thiện & lớp trẻ xung quanh nay đã khá tuổi con cái
đùm đề
Ông Hai Than mua bán vậy cũng có tiền nuôi con học lên
bác sĩ. Bác sĩ Hà Văn Anh sau này về phục vụ bà con tại đây. Phòng khám bệnh nằm
ngay chân dốc Tân Sơn đổ về, sau lưng là đồi cát trắng hiu quạnh. Một thời bà
con trên đồi Tân Sơn và ngay cả Cam Bình mắc chứng "sán móc" quá nhiều
nên phòng khám bs Anh làm không hết việc. Người viết không thể nào quên thời
này ra đường gặp rất đông người dân có màu da vàng vọt vì cái bệnh sán quái ác.
Khoảng cuối thập niên 1980 những chiếc xe mô tô Minsk của Liên xô ra đời tạo thêm công ăn việc làm cho đàn ông trong thôn. Nghề chạy xe ôm khá tiện lợi. Ai cần đi đâu gấp như ra bến xe hai ba giờ sáng: có xe ôm! Ai cần ra Quốc Lộ 1 đón xe ra Trung: có xe ôm! Thậm chí ai bệnh nặng cấp kỳ cũng cần xe ôm! Mấy anh xe ôm chở khách đằng sau, hai chân chống hai bên lội chiếc xe Minsk qua mấy ổ gà đầy nước... Nghề chạy xe ôm tuy cực nhưng cũng đỡ vất vả hơn khi đứng cuốc giữa cánh đồng bạc màu cho ít hoa lợi. Mùa rảnh, rõ ràng chiếc xe ôm đã giúp cho mấy anh nông dân kiếm thêm lợi tức.
Thế mà...
Dù hiện nay chợ Cam Bình đã thuộc xã mới có tên là Tân Phước nhưng không khá hơn chút nào, đó là vì sao ? Cái chợ quê như người viết đã kể trên không phải không gặp chuyện bất ngờ! Kinh tế đổi mới thêm, đường sá thông thương hơn. Con đường đất năm xưa giờ đã trải nhựa đến tận Bình Châu. Phương tiện dồi dào, đi đứng thuận lợi, nhấc điện thoại lên sẽ có xe đò chờ ngoài ngõ. Nhất là đời sống người dân Cam Bình nay đã lên cao. Nhà nào cũng có phương tiện xe máy "rù" một xíu là đến ngay chợ La Gi. Ngôi chợ quê nay dưng ế ẩm? đông người bán, ít kẻ mua? Chợ dần hồi thu nhỏ không giống như cái thời mới bắt đầu..."đổi mới".
Dù hiện nay chợ Cam Bình đã thuộc xã mới có tên là Tân Phước nhưng không khá hơn chút nào, đó là vì sao ? Cái chợ quê như người viết đã kể trên không phải không gặp chuyện bất ngờ! Kinh tế đổi mới thêm, đường sá thông thương hơn. Con đường đất năm xưa giờ đã trải nhựa đến tận Bình Châu. Phương tiện dồi dào, đi đứng thuận lợi, nhấc điện thoại lên sẽ có xe đò chờ ngoài ngõ. Nhất là đời sống người dân Cam Bình nay đã lên cao. Nhà nào cũng có phương tiện xe máy "rù" một xíu là đến ngay chợ La Gi. Ngôi chợ quê nay dưng ế ẩm? đông người bán, ít kẻ mua? Chợ dần hồi thu nhỏ không giống như cái thời mới bắt đầu..."đổi mới".
Biển
Cam Bình hôm nay. Thỉnh thoảng có khách xa về thăm biển Cam Bình nhưng chưa
giúp gì kinh tế Cam Bình lên cao?
Con
đường trải nhựa chạy suốt từ La Gi một mạch vào tận Bà Tô, Bà Rịa cho đến Sài
gòn. Những chiếc xe hàng, xe khách nhiều kiểu chạy qua càng lúc càng nhiều. Cái
đáng nói chẳng chiếc xe nào cần thiết phải dừng lại trước cái chợ này. Chợ Cam
Bình ngày nay khách vắng dần nên càng lúc càng thu hẹp lại. Chỗ mua bán trao đổi
nông phẩm rộng trước chợ nay chẳng còn. Lác đác một hai anh xe ôm uể oải ngồi đợi
khách (hình Trần Thiên Khả , Cam Bình)
BAO
LỚP TRẺ RA ĐI LÌA XA CAM BÌNH
Những lớp người trẻ sinh ra trên mảnh đất Cam Bình, lớn
lên từ nhành lúa bạc màu, củ khoai củ sắn nơi thôn nghèo, giờ khôn lớn học hành
đổ đạt phải ra đi tìm đời sống mới. Những lớp bán buôn xưa giờ không còn tìm
đâu ra lợi tức nơi vùng đất cũ. Bao kẻ ra đi. Hôm nay Cam Bình quạnh vắng bên
sóng biển ngàn năm rì rào vỗ nhịp. Cam Bình chỉ còn lại lớp tuổi già nua, ngồi
ngóng tin con ra đi tìm đời mới, đầy đủ hơn, tại chốn thị thành.
Hai chữ Cam Bình dần dà chắc sẽ theo lớp người xưa đi
vào dĩ vãng, một thời lem luốc củi than. Hình bóng bao cánh rừng bạt ngàn cùng
lớp người xưa nay đã khuất hẳn vào trong quá khứ cũng như tiếng rìu tiếng rựa một
thời...
Ngót nghét hai mươi năm người viết mới có dịp về thăm
lại thôn xưa. Chợ Cam Bình nay không còn
khách. Các o, các mệ, bán hàng hai mươi năm trước, nay theo nhau khuất bóng. Ai
còn tại thế như mẹ tôi nay trí óc đã hao mòn mụ mẫm lúc nhớ lúc quên? Cảnh CHỢ
CHIỀU trong bao ngày tần tảo mà mẹ tôi nhọc nhằn một nắng hai sương nuôi sống
gia đình... lớp lớp mồ hôi nhọc nhằn trên đôi vai gầy guộc của mẹ. Ngày ngày quẩy
gánh ra chợ mẹ tôi mong sao kiếm sống qua ngày...
Thế gian 'vật đổi sao dời', đó là lẽ thường của cuộc đời. Tuy thế trong lòng người viết vẫn bồi hồi mỗi
khi nhớ về ngày tháng cũ. Hình ảnh cái chợ quê mang hai chữ "CAM
BÌNH" - Cam Lộ, Bình Long - người dân Quảng Trị "mang theo quê hương"
khi ra đi KHAI HOANG LẬP ẤP.
Mong sao mai kia, dù ngôi chợ đó có bị xóa đi dấu tích, vẫn còn người nhắc lại CHỢ CAM BÌNH cho thế hệ cháu con.
XIN
THAY CHO PHẦN KẾT
THIÊN HẠ ĐỔI DỜI, SỐ PHẬN CHỢ CAM BÌNH tuy đổi tên là
Tân Phước nhưng may thay vẫn còn nằm trên nền đất cũ. Chợ Tân Phước (Chợ Cam Bình) thay đổi tên cũng
như bao di tích nào đó từ thời trước đến nay cũng chung số phận. Tên gọi một địa danh có khi nó lại kèm theo một
di chứng LỊCH SỬ truyền khẩu cho muôn đời con cháu mai sau. Thói đời THAY CŨ ĐỔI
MỚI là chuyện thường tình. Nhưng có khi cháu con lại vô tâm đánh mất đi một dấu
ấn của cha ông để những ngày sau mất công tìm lại.
Mong sao mai kia, dù ngôi chợ đó có bị xóa đi dấu tích, vẫn còn người nhắc lại CHỢ CAM BÌNH cho thế hệ cháu con.
Edit 30 tháng tư năm 2020
Trả lờiXóahttp://i963.photobucket.com/albums/ae113/ngocdung26769/f1_20120814220541_zpscklcqbj1.gif
Thân chúc quý bạn đọc !
Trả lờiXóahttps://ngocliennguyen.files.wordpress.com/2015/07/143617074038217-2.gif