Trang

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

TRẢ LỜI ANH NGUYÊN LẠC VỀ SHOW, DON’T TELL – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Trong bình luận của tôi về bài viết của anh Nguyên Lạc tôi chỉ giới hạn nhận xét của mình vào một phần “không ổn”:
 
Trong 3 truyện ngắn anh Nguyên Lạc đưa vào làm thí dụ cho thủ pháp Show, Don’t Tell trong bài Vài Điều Về Cao Xuân Huy Và Lâm Chương thì nhận xét của tôi chỉ nhắm vào truyện ngắn Bùa Ếch của nhà văn Lâm Chương. Truyện ngắn này có đoạn kết như sau:
 
Lương Mập phân trần: “Tôi thương cô ta thiệt tình. Chứ đâu phải vì cái đó.” Lão (thầy bùa) lắc đầu: “Cậu lầm rồi. Nếu cô ta không có cái đó, cậu có thương không?” Lương Mập cứng họng.
 
Trên đường về, nghiệm lại lời của lão thầy bùa, hắn hiểu ra rằng tình cảm trai gái đều bắt nguồn từ cái đó khác nhau mà thôi…
 
Anh Nguyên Lạc thì cho rằng Bùa Ếch có ẩn ý:
 
Tôi thấy gì? - Thấy cái mà Sigmund Freud (an Austrian neurologist and the founder of psychoanalysis) đã nói đến, nó luôn chi phối cách “hành xử” của con người, - Thấy “cõi tồn sinh” nơi ngã ba (“con đường ngã ba” - chữ của Bùi Giáng) cái mà con người muốn chiếm hữu, sở hữu ... do đó mới xảy ra chiến tranh đau thương, khổ sở ... và cũng tạo ra hạnh phúc, sung sướng ... nhờ đó nòi giống trường tồn. Thí dụ như việc vì muốn chiếm đoạt “cái đó” của người đẹp Helen mà gây nên “Chiến tranh thành Troia” (trường thi của Homer: Iliad và Odyssey). Vì “cái đó” mà tiêu tan đất nước, toi mạng, tiêu đời… Trụ Vương / Đắc Kỳ, Ngô Vương/ Tây Thi và Đồng Trác / Điêu Thuyền v.v…
 
Và vì thấy nhiều thứ tiềm ẩn như vậy nên anh Nguyên Lạc đã đưa tác phẩm lên làm thí dụ danh giá cho thủ pháp Show, Don’t Tell
 
Tôi cho rằng nếu đọc cả truyện ngắn Bùa Ếch độc giả sẽ thấy cốt truyện thẳng tuột, không có ẩn ý. Và ở đoạn kết tác giả đã “nói toạc móng heo” điều mình muốn nói “… tình cảm trai gái đều bắt nguồn từ cái đó…”
 
Thành Phần Của Thủ Pháp Show, Don’t Tell
 
1/ Tell: Thường dùng trong Văn –
Thí dụ: Michael rất sợ bóng tối
 
Trong khi Show, Don’t Tell thì được viết là:
 
Khi mẹ em tắt đèn và rời khỏi phòng, Michael căng thẳng. Em thu mình dưới chăn, nắm chặt tấm trải giường và nín thở khi gió lướt qua rèm. (2)
 
2/ Show & Tell: Nhiều đoạn văn, bài thơ tác giả chỉ giới thiệu đôi chút rồi đi thẳng vào điểm chủ yếu mình muốn nói đến. Trong trường hợp này tác phẩm chỉ có Show và Tell, không có “phần chìm” Don’t Tell – nghĩa là không có ẩn ý.
 
Thí dụ:
 
CHỢT THỨC
 
Lão Trư Bát Giới đang ngủ yên
bỗng bừng tỉnh dậy
phùng mang trợn mắt
là lúc lòng anh rạo rực
nhớ em.
 
Đây là bài thơ nói thẳng – không ẩn dụ, không bóng gió, không ẩn ý, chỉ có Show & Tell.
 
Show: Lão Trư Bát Giới “phùng mang trợn mắt”
Tell: Anh “thèm chim” và nhớ em.
 
Ý chính của bài thơ: Lão Trư Bát Giới thức dậy làm dữ quá nên anh “thèm chim” và nhớ em. Thế thôi. Chứ suy rộng, hiểu sâu như anh Nguyên Lạc – nghĩ đến Sigmund Freud và muôn thứ lòng thòng ở phía sau – không phải là không có lý, nhưng trong khung cảnh của Chợt Thức là đi quá xa, là lạc đề. Nói rõ ra, đây chỉ là bài thơ Show & Tell – không có phần Don’t Tell (ẩn ý).
 
Dưới đây là một đoạn thơ nghe được từ tiệc nhậu của mấy anh đánh cá:
 
Đêm nay cờ ‘dục’ trống dồn
Cái hồn lại ngứa bồn chồn nhớ anh
Em đây nhớ cái củ hành
Nhớ sao những lúc thả phanh gầm gừ
Tiếng rên vô nghĩa ư …ư
Cái hồn sung sướng ngất ngư quên trời
 
(Chữ “dục” viết sai chính tả có chủ ý)
 
Ý chính của đoạn thơ là tác giả lên cơn thèm “củ hành” và nhớ “chàng” chứ chẳng có Sigmund Freud hoặc Trụ Vương Đắc Kỷ hay Đổng Trác Điêu Thuyền gì hết. Và đoạn thơ này cũng chỉ thuộc loại Show & Tell.
 
3/ Show, Don’t Tell (Có Ẩn Ý – Don’t Tell)
 
CÁNH ĐỒNG
 
Sau ba năm chung thủy
Với người chồng đi xa
Chị đã thất tiết một cách lạ kỳ
Với người đàn ông xấu xí
Già hơn chị rất nhiều
 
Trong một buổi chiều bão tố
Khi chúng tôi đến đó
Người đàn ông đã đi rồi
Chỉ còn lại trên đồng lúa
Vết xước của dĩa bay mà thôi
 
               (Nguyễn Đức Tùng)
 
Show: Thiếu phụ “thất tiết” với “người từ hành tinh khác”.
 
Don’t Tell = Ẩn ý: Khi “thèm chim” mà vì lý do này lý do khác không thể thỏa mãn thì gặp “người từ hành tinh khác” Bà cũng “chơi”, mặc kệ những cái nhìn không đồng tình, thiếu thiện cảm của người đời. Đó là quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng của con người nói chung và của Bà nói riêng.
 
GIÓ DẬY THÌ
 
Lạ chưa cơn gió dậy thì
Cứ tưng tửng thổi kể gì ngày đêm
Cây đào nghiêng ngả trước thềm
Nhụy hoa tơi tả cành mềm gẫy ngang
Cạnh chùa cây đại, cây bàng
Tiếng chim kêu thảng thốt vang giữa trời
Thấy hồn bay bổng chơi vơi
Nằm nghe gió thổi nhớ thời thanh xuân
 
                             (Thanh Bảo Nguyên)
 
Show: Cả bài thơ
Don’t Tell = Ẩn ý: Tác giả đang “thèm chim” “quá cỡ thợ mộc”.
 
Bài Cánh Đồng độc đáo ở chỗ ý đi rất xa, thể thơ mới lạ, hiệu quả, phần Don’t Tell được sắp xếp kín và khéo nhưng ít cảm xúc.
 
Bài Gió Dậy Thì “hiền” hơn, mặc dù cơn “thèm chim” mạnh hơn, sinh động hơn, cảm xúc nhiều nhưng vẫn giữ được nét thanh của thơ.
 
Truyện Ngắn “Bùa Ếch” Có Thể Xếp Vào Loại Show, Don’t Tell?
 
Như đã nói ở phần đầu, truyện ngắn Bùa Ếch có kết luận là “tình cảm trai gái đều bắt nguồn từ sự yêu thích cái đó của nhau”. Theo tôi, đó cũng là ý chính của cốt truyện. Và Bùa Ếch chỉ thuộc loại Show & Tell chứ không phải Show, Don’t Tell.
 
Nghĩ sâu, suy rộng như anh Nguyên Lạc - từ Bùa Ếch mà nghĩ đến Sigmund Freud, Trụ Vương Đắc Kỷ, Đổng Trác Điêu Thuyền - không phải là hoang tưởng nhưng trong khung cảnh của truyện ngắn Bùa Ếch là đi quá xa, là lạc đề. Và hậu quả là đã tặng cho Bùa Ếch danh hiệu Show, Don’t Tell - một quyết định sai lầm về một thủ pháp quan trọng trong viết văn, làm thơ.
 
Còn Truyện Ngắn “Bắt Khỉ” Thì Sao?
 
Bình luận của tôi trên FB chỉ nhắm vào truyện ngắn Bùa Ếch nhưng trong phần trả lời của anh Nguyên Lạc cả 3 truyện đều được đem ra phô diễn, biện minh nên nhân tiện tôi nói thêm về truyện ngắn Bắt Khỉ.
 
Nếu nhà văn Lâm Chương cho dừng truyện ở chỗ
 
Anh Khan cũng không ngủ được. Anh ngồi dậy vấn thuốc, bất ngờ anh hỏi tôi, nghĩ thế nào về những con khỉ bị sơn mặt? Tôi nói, nếu ở Âu Mỹ, Hội Bảo Vệ Súc Vật sẽ can thiệp cho nó.
“Cũng không ai biết sẽ ra sao. Nếu nó cứ bám riết theo bầy, có thể một ngày nào đó, con khỉ đầu đàn sẽ cắn nó chết.”
 
và để mặc độc giả mò ra ẩn ý của anh thì Bắt Khỉ sẽ xứng đáng được xếp loại Show, Don’t Tell. Nhưng nếu làm như vậy thì ẩn ý quá kín, độc giả không thể suy đoán ra, không về được điểm đến mà anh muốn. Chính vì thế anh đã phải thêm đoạn kết và đưa vào 2 câu:
 
Anh bảo, khi tôi sang xứ người, nên tìm đến cái Hội Bảo Vệ Súc Vật, để nhờ họ che chở. Và nhớ hỏi họ, rằng giữa vùng rừng núi Việt Nam, có những “con khỉ người” đang bị sơn mặt, họ có bảo vệ không? để độc giả hiểu được ý mình. Hai câu đó trở thành phần Tell của truyện và đã làm Bắt Khỉ không còn là Show, Don’t Tell nữa.
 
Anh Nguyên Lạc không thấy được điều đó nên đã có thêm một quyết định sai lầm, rất đáng trách khác nữa. Đó là quyết định (về mặt thủ pháp nghệ thuật trong viết lách) xếp Bắt Khỉ vào loại Show, Don’t Tell.
 
Kết Luận
 
Anh Nguyên Lạc đọc nhiều biết rộng nên trong các bài viết của anh rất nhiều tư liệu được trích dẫn, nhất là những đề tài nặng tính lý thuyết. Tôi rất nể phục anh ở điểm này. Có điều khi đem những ý niệm nặng tính lý thuyết đó ra để soi sáng, làm rõ giá trị nghệ thuật một tác phẩm nào đó thỉnh thoảng anh cũng có chỗ này, chỗ kia lầm lẫn.
 
Trong tranh luận văn chương tôi lại thích cãi tới bến, nhiều lúc quên cả nể nang nên đã làm anh phật lòng. Nhưng biết làm sao được. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Mong anh thông cảm.
 
                                                                                Phạm Đức Nhì
                                                                         nhidpham@gmail.com

7 nhận xét:

  1. Tôi sẽ không viết thêm bài viết nào để "thương thảo" với nhà bình thơ PĐN nữa vì không cần thiết, chỉ thêm vài phản hồi sau đây cho rõ sự việc rồi thôi.

    - Hình như nhà bình thơ PĐN "sao ấy": Trong "thương thảo" về Bùa Ếch cùa Lâm Chương chúng ta đang bàn về Lý thuyết Tảng Băng Trôi của Hemingway mà, làm gì có Show Do Not Tell ở đây.
    Đây là lời của bạn và tôi trả lời:

    Trả lời về những đoạn nói này của nhà bình thơ Phạm Đức Nhì:
    “Rõ ràng nhà văn Lâm Chương đã không “vòng vo Tam Quốc” mà nói thẳng, nói “toạc móng heo” ý chính của truyện ngắn Bùa Ếch. Bảo rằng nó là “tảng băng trôi”, có phần chìm “bị nước biển che khuất – là nơi ẩn chứa các hàm ý (implications) suy ra từ các ẩn dụ (metaphors) trong phần nổi” – như anh Nguyên Lạc – là hoàn toàn sai lầm” – Phạm Đức Nhì
    “Trong truyện này chẳng có “tảng băng trôi” nào hết; ý chính của truyện có phần nổi chứ không có phần chìm”- Phạm Đức Nhì
    “Truyện của mình không bóng gió, không nửa kín nửa hở, đã cho vũ nữ “sexy 100%” mà người ta lại chọn là tác phẩm có thủ pháp Show, Don’t Tell nổi bật thì không biết nhà văn Lâm Chương nên vui hay nên buồn? Riêng tôi, chỉ trách anh Nguyên Lạc đã không khéo, làm độc giả bối rối, không biết phải hiểu Show, Don’t Tell như thế nào cho đúng” -Phạm Đức Nhì
    Trả lời của Nguyên Lạc:
    Tôi xin được góp ý với nhà bình thơ:
    Các thủ pháp trên tùy theo “hệ quy chiếu” của mỗi người, tùy theo cái tạm gọi là “trình độ”, “độ sâu” của mỗi người mà “nắm bắt”.
    – Con ếch nằm đáy giếng nhận xét bầu trời khác với con chim đại bàng.
    – Cái tôi hiểu, vì “trình độ” hạn hẹp nên có thể nghĩ “chưa tới”; còn nhà bình thơ “trình độ” cao hơn nên chắc nghĩ “tới” hơn. Tuy nhiên, việc đúng sai nên để người nhận xét, đừng “duy ngã độc tôn” cho mình hơn người.
    Có lẽ vì “trình độ cao” hơn tôi, nên trong đoạn văn của Lâm Chương nhà bình thơ chỉ thấy “phần băng nổi”: “cái đó” là “cái đó”; còn tôi vì “trình độ thấp” hơn, “mờ mắt” nên không thấy rõ “phần băng nổi” , chỉ thấy mù mờ “phần băng chìm”. Tôi không thấy rõ “mặt chữ”, chỉ “lạng quạng” thấy “giữa hai hàng chữ”: Không thấy “cái đó” 100% là “cái đó”.
    Tôi thấy gì?
    – Thấy cái mà Sigmund Freud (an Austrian neurologist and the founder of psychoanalysis) đã nói đến, nó luôn chi phối cách “hành xử” của con người,
    – Thấy “cõi tồn sinh” nơi ngã ba (“con đường ngã ba” – chữ của Bùi Giáng) cái mà con người muốn chiếm hữu, sở hữu … do đó mới xảy ra chiến tranh đau thương, khổ sở … và cũng tạo ra hạnh phúc, sung sướng … nhờ đó nòi giống trường tồn.
    Thí dụ như việc vì muốn chiếm đoạt “cái đó” của người đẹp Helen mà gây nên “Chiến tranh thành Troia” (trường thi của Homer: Iliad và Odyssey). Vì “cái đó” mà tiêu tan đất nước, toi mạng, tiêu đời… Trụ Vương / Đắc Kỳ, Ngô Vương/ Tây Thi và Đồng Trác / Điêu Thuyền v.v…
    – “Cái đó” nó chính là “Cái đó”, mà cũng không chắc là “Cái đó” .
    Nếu nó là “Cái đó” mà cô gái nào cũng có thì tầm thường quá. Nó sexy 100% như nhà bình thơ Phạm Đức Nhì xác quyết, người nữ nào cũng giống vậy thì có đáng để chàng trai cố công lặn lội đi chuộc bùa. Tôi nhớ lại các câu thơ của thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn:
    Vì đàn bà người nào cũng như người nấy
    Nên ta bảo mình thôi hãy quên em
    Nhưng đàn bà đâu phải người nào cũng như người nấy
    Nên suốt đời ta nhớ nhớ quên quên

    (Tiếp ở dưới)

    Trả lờiXóa
  2. (Tiếp theo)
    – Nhưng nếu “cái đó”chỉ riêng cô ấy có, thì “cái đó” là gì? Nhà văn Lâm Chương lấp lửng. Lão thầy bùa hạ chiêu thăm dò, chàng trai thì dấu kín… Chuyện có thể có vài mươi kết cục, tùy tâm trạng người đọc mà suy diễn.
    Chính “Cái đó” là “phần băng chìm” đầy cảm xức, tùy theo “độ sâu” của người đọc.
    – Và nhất là tôi thấy bản tính hồn nhiên, giản dị “lương thiện” của Lương Mập – một người “bình thường”, không “cao siêu” thích thì nói thích,không thích thì nói không thích, không quanh co như các “quan to” – các “trí thức” như các câu sau đây:
    Trên sông một chiếc thuyền nan
    Một cô gái Huế, một quan đại thần.
    Ban ngày quan lớn như thần
    Ban đêm quan lớn tần mần như ma
    Ban ngày quan lớn như cha
    Ban đêm quan lớn rầy rà hơn con
    (Đùa quan đại thần – Nguyễn Công Trứ?)
    Đó là những điều tôi thấy, tôi cảm nhận khi đọc đoạn văn Bùa Ếch cuả Lâm Chương. Chắc vì “trình độ”, “độ sâu” không bằng nhà bình thơ nên không nhận ra “cái đó 100% là cái đó”, hay như nhà bình thơ nói: – chỉ là “phần băng nổi”, không có “phần chìm”.
    Sai đúng thì để cho người đọc nhận xét, xin đừng vội dùng “dao to búa lớn” như câu nói trên – xin được lặp lại:“sai lầm mang tính lý thuyết, đụng chạm đến một trong những biện pháp tu từ quan trọng trong kỹ thuật viết văn, làm thơ”
    Links:
    Nguyên Lạc: VÀI LỜI VỚI PHẠM ĐỨC NHÌ VỀ BÀI: CÁI SIÊU VÀ CÁI VỤNG…
    http://phudoanlagi.blogspot.com/2021/01/vai-loi-voi-pham-uc-nhi-ve-bai-cai-sieu.html
    Nguyên Lạc: VÀI ĐIỀU VỀ CAO XUÂN HUY VÀ LÂM CHƯƠNG -
    http://phudoanlagi.blogspot.com/2020/12/vai-ieu-ve-cao-xuan-huy-va-lam-chuong.html

    (Tiếp ở dưới)

    Trả lờiXóa
  3. (Tiếp theo)

    - Về câu này của nhà bình thơ PĐN trong bài này:
    "Và vì thấy nhiều thứ tiềm ẩn như vậy nên anh Nguyên Lạc đã đưa tác phẩm lên làm thí dụ danh giá cho thủ pháp Show, Don’t Tell" - PĐN
    Câu này là gán ghép, không chính xác, bạn đọc lại kỹ đoạn chúng ta "thương thảo" lại đi: Chúng ta đang "thương thảo" về "phần nổi" và "phần chìm" tảng băng mà: Bạn xác quyết là không có "phần chìm" gì cả trong bài Bùa Ếch, tôi đã trả lời, chứ tôi đâu có bàn về Show Do not Tell ở đây đâu mà bạn lại cố tình gán ghép: "làm thí dụ danh giá cho thủ pháp Show, Don’t Tell" ?- NP.
    Xin nói rõ lại lần nữa: Bài viết "Đôi Điều về văn phong Cao Xuân Huy và Lâm Chương" chỉ là cảm nhận chứ không có "xác quyết" như nhà bình thơ Nhi Pham nói: "thí dụ danh giá cho thủ pháp Show, Don’t Tell"

    - Cuối cùng tôi xin hỏi nhả bình thơ nha: Nếu bạn đang khen "ghệ" mình đẹp như vầy, xinh như vầy... tự nhiên có một "cha căng chú kiết" nào đó phóng vào bảo bạn là "nói bậy", là SAI LẦM, rồi giảng dạy cho bạn phải như vầy, như vầy...nó không liên quan gì đến lời khen "ghệ" của bạn thì bạn nghĩ sao?
    Trân trọng chào nhà bình thơ. Tôi ngưng tại đây và sẽ quên luôn chuyện này như đã nói ở trân
    Chúc sức khỏe
    Nguyên Lạc

    Trả lờiXóa
  4. Quên trả lời nhà bình thơ đoạn này:
    "Anh bảo, khi tôi sang xứ người, nên tìm đến cái Hội Bảo Vệ Súc Vật, để nhờ họ che chở. Và nhớ hỏi họ, rằng giữa vùng rừng núi Việt Nam, có những “con khỉ người” đang bị sơn mặt, họ có bảo vệ không?" - PĐN
    - Nhà bình thơ có đọc bài Người Rừng của Trần Hoài Thư chưa? Văn thi sĩ Trần Hoài Thư chủ biên tạp chí Thư Quán Bản Thảo và Thư Ấn Quán. Nếu có đọc thì sẽ hiểu rõ hơn NGƯỜI RỪNG
    Chào bạn
    Nguyên Lạc

    Trả lờiXóa
  5. BÀI VIẾT HAY LẴM .. CHÚC MỪNG

    https://1.bp.blogspot.com/-zMia-kH3n60/X_SvPpNYAXI/AAAAAAAABYo/rDZensb4fG8hXt5kcjDAiNR-QaArkeimgCLcBGAsYHQ/s320/M%25C6%25AFA-peste%2Btrandafiri.gif

    Trả lờiXóa
  6. Thật vui khi bạn Quang Thái ghé thăm và ghi comment. Ngày mới thanh thản nhé!

    https://2.bp.blogspot.com/-6QZPMoF8AlE/VmA9WZjMN-I/AAAAAAAACZw/jwTwNT0A2bM/s400/hoa%2B%252811%2529.gif

    Trả lờiXóa

  7. Tôi trả lời thêm vài hàng về chữ Lầm Lẫn, SAI LẦM nhà bình thơ luôn "xác quyết" về tôi trong các bài viết đã đăng:
    1. Các thủ pháp trên tùy theo "hệ quy chiếu" của mỗi người, tùy theo cái tạm gọi là "trình độ", "độ sâu" của mỗi người mà "nắm bắt".
    - Cái tôi hiểu, vì "trình độ" hạn hẹp nên có thể nghĩ "chưa tới"; còn nhà bình thơ "trình độ" cao hơn nên chắc nghĩ "tới" hơn. Tuy nhiên, việc đúng sai nên để người nhận xét.
    2. Để rõ thêm, xin đọc những hàng này:
    "Mỗi người nhận thức sự việc từ một góc độ khác nhau, với trình độ nhận thức khác nhau, màu mắt kính khác nhau, trải nghiệm khác nhau, từ thông tin tiếp nhận khác nhau, và cả không gian và thời gian khác nhau nữa. Anh và tôi đứng đối diện nhau (trong cùng không gian và thời gian) nhìn xuống chữ viết ngay dưới chân mình, anh thấy con số 6, nhưng tôi nhìn thấy con số 9. Anh không ngu hơn tôi, mà tôi cũng không dốt hơn anh. Chỉ là góc nhìn khác nhau. Số 6 và số 9 chỉ là ví dụ về sự vật vô tri. Nói nó là 6 hay là 9 đều đơn giản. Con người thì phức tạp hơn: Cùng một vấn đề, nhưng tôi và anh có thể luôn luôn nhìn thấy những điều khác nhau là chuyện bình thường. Có lẽ trừ những đứa trẻ con chưa học hành ra, chỉ những ai có vấn đề sao đó về trình độ mới có đủ can đảm "xác quyết" những người không nhận thức giống mình là nhất quyết SAI LẦM."
    Trân trọng
    Nguyên Lạc


    Trả lờiXóa

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ