Lâu
nay trên các trang online Quảng Trị, ngoài cái PHƯỜNG ĐỆ TỨ của bác Tuệ Chương
Hoàng Long Hải, ít ai nhắc đến cái Phường Đệ Nhất nơi có trung tâm thành phố mà
cái NGÃ TƯ bà con chúng ta hay thấy.
Tại sao người viết hay nhớ tiệm Tân Mỹ? Do chỉ khi nào
có ai đau yếu mới ghé tạt vào mua vài trái cam từ Sài Gòn ra gọi là "cam ký". Những trái cam được
để trong cái khay tròn có cạnh cao. Tôi còn nhớ Mệ Khiết ngồi bán và nhớ cả hàm
răng đen của Mệ. Chú Khiết người ôm ốm
trắng trẻo hay bận cái sơ mi bỏ ngoài, tươi cười hiền hậu. Những cái radio Sony
bọc da thiệt màu đà trông 'phát mê'. Hình như tiệm Tân Mỹ là đại lý Honda đầu
tiên ở QT thì phải? Những chiếc Honda Dame Cub 50, quá bền, bốn mươi năm sau
chưa hư. Nhưng chuyện mua các thứ này là chuyện "người lớn", cỡ tôi lúc đó là đứa học sinh làm gì nghĩ đến
chuyện mua máy hát mua xe honda?
Trước mặt tiệm Thanh Thanh là con hẻm vào Lò Mỳ Vạn Hoa mà người chủ là bác Nguyễn Vị mấy đời làm phường trưỏng phường Đệ Nhất này. Tôi nhớ con hẻm này do nhà dì tôi ở đây. Dì tôi là em dâu bác Vị. Sau vụ Mậu Thân 1968, mẹ tôi cùng các em tôi lên đây ở chung với nhà dì tôi. Vào sâu trong hẻm, trước khi qua nhà bà Toàn làm nghề sửa kim hoàn , đổi đô la thời đó là đến cái lầu của chú Lành, trung sĩ quân y, anh ruột Cô Hồng, xong mới đến nhà dì tôi, lò mỳ Vạn Hoa.
Lò mỳ nằm sâu nhất trong xóm và cuối ngõ kiệt tôi vừa kể này. Lò xây bằng gạch. Những thanh củi to lớn được đốt bên trong suốt nửa ngày cho lò thật nóng. Xong mới người thợ mới hì hục kéo tro than ra chùi sạch bằng nhũng thanh gỗ dài có quấn bao tải ướt ở đầu. Giả mỳ đầu tiên khi nào cũng cháy nhiều và còn dính một ít hạt than. Lúc này tôi được chú Lô cho mấy ổ mỳ 'cháy', nhưng nóng hổi ăn ngon đáo để. Tiếp tục làm giả thứ hai thì mỳ mới đẹp.
Góc
chợ Quảng Trị từ trên tầng nhà Mệ Khoá Lạng ngó tới đằng kia là lầu ông Hứa đức
Hào, và sau lưng nhà gạo ông Hào là đường Quang Trung có lầu Mệ Xạ Bình tức là
nhà chị Q. Hoa
Sau này thời đại dầu hỏa "lên ngôi" (đúng ra
gọi là dầu cặn (diesel) khi đốt nó hôi nặng mùi hơn dầu hoả), lò mỳ không đun
nóng bằng củi vì thiệt ra trong thời chiến tranh khó mua củi hơn dầu nhiều. Đốt
bằng dầu vừa sạch vừa tiện công hơn. Lò mỳ bằng gạch lò Vạn Hoa vẫn giữ nguyên.
Nhưng không đốt than thì lại thế bằng các máy thổi chạy bằng dầu. Những luồng
hơi lửa trông như súng phu lửa trong chiến trận mà chúng ta thấy trong phim ảnh,
thổi ào ào hàng giờ vào trong cái lò gạch. Khi đủ độ nóng, thợ lò chùi sơ là bỏ
con mỳ vào được. Lạ thay tôi thích ăn mỳ đốt bằng lò củi hơn nhiều. Các tiệm mỳ
điện sau này cũng có, ví dụ Liên Thịnh nhưng làm mỳ ngọt thôi. Lò mỳ Vạn Hoa
công suất nó nhiều, cung cấp nhiều mối buổi sáng và mỳ ra chiều ít hơn dành cho
bán tối. Kinh doanh mở rộng hơn, lò Vạn Hoa còn cung cấp những cái thùng 4 mặt
kiếng hình khối vuông, sơn màu vàng cho các mối bán mỳ xíu lẻ mượn lâu dài. Nhớ
về lò mỳ Vạn Hoa tôi còn nhớ một "thiên tình sử" giữa anh Lô làm thợ
và con gái bác Vị tức chị Anh. Chú Lô người Huế lưu lạc Quảng Trị làm với bác Vị.
Anh lanh lợi, hoạt bát, đẹp trai. Có điều tôi nhớ chú hát vọng cổ rất hay. Làm
lụng với con gái ông chủ lâu ngày, tình yêu phát sinh. Hình như phân biệt giữa
giai cấp "chủ tớ" hồi này là lằn ranh ngăn cách sâu đậm, gia đình chị
không ưa. Chuyện tình anh chị qua nhiều phen gay cấn lắm nhưng "thề non hẹn
biển" nên cũng tới nơi, tức là 'bến đổ tình yêu". Cái miếu âm hồn
trong xóm cũng đã lâu năm bên hông nhà chị Chư tức mẹ ca sĩ Khả Tú lâu nay.
Nhưng cái thời tôi ở trong xóm này chắc Khả Tú chưa ra đời. Và chị Chư lại bà
con với dượng Ngọ tôi mà nay lại ở gần nhà tôi ở San Jose này. Chị Yến, chị đầu
của chị Chư thì là vợ của chú Lành, mà chú Lành là anh ruột cô Hồng. Bà con
quanh đi quẩn lại, té ra biết nhau cả thôi. Đó là tôi chưa nhắc đến anh Viễn Khởi
dòng Tôn Thất đâu trong Huế, tình duyên sao lại tới với chị đầu con gái bác Vị.
Chú Khởi một thời có nhiều bàn tán về cái chức chi nghe đâu "to lắm "
mỗi lần ra xóm trong bộ đồ lính "rằn ri" đội mũ đỏ mà lại có tài xế lại
lái xe "dân sự"? Tôi lúc này là đứa học trò, chẳng để ý làm gì. Lạ
lùng thay vào trong trại tù cải tạo sau này bên Ái Tử, lại thấy chú Khởi cũng ở
tù nhưng lại làm trưởng khối "đúc song nồi" cho trại, chuyên cưa vụn
xe lội nước quân đội M 113 trong rừng về trại nấu lỏng ra mà đúc. Sau này chú Khởi "biến mất" tôi
không còn thấy cho đến lúc này cũng "bặt tăm hơi"?
Đêm nay thu sang cùng heo mayĐêm nay sương lam mờ chân mâyThuyền ai lờ lững trôi xuôi dòngNhư nhớ thương ai chùng tơ lòng...(Con Thuyền Không Bến)
Ra lại con hẻm vừa nói trên, đi về trái ra
bờ sông qua khỏi các tiệm tồn xi măng ông Tài vài vài căn phố nữa mới tới tiệm
xi măng đồ xây dựng túc là nhà chị Quỳnh Hoa trước khi giáp giới bến đò. Anh
Quang hội trưởng QT giờ còn trẻ, thằng Quốc bạn tôi em anh Quang hồi này học với
tôi một lớp. Tôi ít tới nhà, lâu lâu đi ngang thấy ba thằng bạn tôi tức là ba
anh Quang lâu lâu ở mô về, đeo 3 cái mai vàng sáng chói ! Thằng Quốc ngó thì
"hoang " vậy mà rất thương tôi, tôi thì hiền mà hắn chẳng khi nào ăn
hiếp tôi cả. Bên kia kế ngõ vô chợ là tiệm Hứa Đức Hào thương gia mễ cốc thuộc
loại lớn nhất nhì tỉnh Quảng Trị. Con ông Hào tức là Hứa Thạnh thân với thằng
Quốc bạn tôi. Hứa Thạnh hắn thuộc dân "Bồ Đề" nên chơi với Trương Sừng
- dân Phường Đệ Tứ là bạn trong xóm với tôi.
Góc này có vài tiệm bán tạp hóa nhà lụp xụp hơn ngó
qua là chợ cá và hàng thịt. Họ vào từ năm 1954 nói tiếng Bắc. Có nhà thằng Đạo
học với tôi từ hồi Trường Nam Tiểu Học. Cái giọng Bắc của nó rất chuẩn với
chính tả nên thầy giáo thường bắt thằng Đạo đọc chính tả cho cả lớp. Tại sao mà
tôi gọi là chuẩn - theo cái từ lúc này - vì tôi còn nhớ chữ có dấu hỏi như chữ ‘bảo
vệ’ thì giọng Bắc đọc cái accent "nặng xuống", trái lại những chữ có
dấu ngã như chữ ‘bão’ thì giọng Bắc đúng thì đọc cao hơn.
Cái thằng ôm ốm đen đen, cùng nhóm với Trương sĩ Dũng
, nhưng Trương sĩ Dũng sau 1975 tôi còn gặp một xóm tại Động Đền Hàm Tân còn
như thằng Đạo thì mất hút từ lúc sau tiểu học.
Từ
Đông Hà vô qua Cầu Ga sẽ bắt đầu vào Thị Xã QT
Kể miên man như thế, tôi không biết cái bến đò cuối đường
Quang Trung thuộc về quyền hành chánh của phường nào. Còn mấy quán chè và bún
thịt nướng gần cái bến Đò thì thuộc phường Đệ Nhất hay không? Tôi tin chắc rằng
người dân phố Quảng Trị hay phường Đệ Nhất không ai quên được mấy quán chè và
bún thịt nướng ở cạnh bến đò này. Ở đây có mấy cây ngô đồng nó lên cao khá
nhanh che cho mấy quán chè. Hình như vị trí này hiện nay là cái miếu thờ bộ đội
to lớn và mấy quán cà phê hiện tại thì phải.
Bà con phải nhắc đến cái Quán Cơm XÃ HỘI do chính quyền
Tỉnh trợ cấp, giúp cho học sinh nghèo và người lao động. Tôi không có dịp vào
đây vì đã ăn cơm nhà rồi. Nhưng các học sinh ngụ cư, từ xa tới tỉnh học, hay nhắc
đến Quán Cơm Xã Hội Quảng Trị. Sau lưng Quán Cơm XH này tới hướng Vườn Bông xưa
là Đình Thạch Hãn. Nhà máy nước đá Mỹ Phát - tức là chú Hiếu - gần đình này.
Năm ngoái tức là năm 2016 khi dự đám tang bà Quảng Tường (tức là mạ của Ngọc Hà
và chị Bích) người viết có gặp bà Mỹ Phát. Khi tôi nhắc lại chuyện nước đá hiếm
hoi vào ngày hè nam nắng xứ Quảng Trị ra răng, thím Hiếu vui lắm vì còn người
nhớ đến cái tiệm nước đá năm xưa của mình trên đường Trần Hưng Đạo ngó qua nhà
máy đèn (điện). Chú Hiếu thì mất lâu rồi, chú mất ở Hạ Uy Di.
Ngó qua bên kia là trường Nữ Tiểu Học (đây còn gọi là
Vườn Bông) nhưng sau này lại trở thành ‘hiu quạnh’ vì phải dời về dưới xa cuối
đường Trần Hưng Đạo do con số học sinh càng lúc càng đông. Trại Hiến Binh sát bờ sông gần đình Thạch Hãn
cũng dời về trước mặt cổng thành Đinh Công Tráng.
Đoạn
đường Quang Trung , ghẹo trái tới rạp xi nê Đại Chúng ; đi thẳng là lên Ngã
Thánh Tâm và Ngã Tư Tân Mỹ-Người đàn bà bận áo dài đang hướng lên chợ Tỉnh mua
thức ăn
15/3/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ