Trang

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

CẢM NHẬN BÀI THƠ VỀ BẦU CỬ Ở MỸ CỦA BÙI CHÍ VINH – Châu Thạch

 

                                                Nhà thơ Bùi Chí Vinh


TỪ CUỘC XUỐNG ĐƯỜNG CỦA HÀNG TRIỆU NGƯỜI DÂN MỸ BẢO VỆ TRUMP 
 
Hơn một triệu người xuống đường ở Washington DC để ủng hộ Trump 
Đám đông thần thánh đã nói lên tất cả 
Cây cỏ có thể mọc lên từ đá 
Nhân dân mọc lên từ xó xỉnh đầm lầy 
Dụ ngôn rời khỏi Thánh Kinh như phép lạ 
Cuộc chiến cuối cùng rồi ai sẽ thắng ai 
 
Hơn một triệu người tay nắm chặt tay 
Báo động trước “Âm Thanh Và Cuồng Nộ” 
William Faulkner không phải bà Valga nhà tướng số 
Linh hồn nhà văn chắc chắn cũng biểu tình 
Hợp Chủng Quốc là của 50 tiểu bang đủ màu da sắc tộc 
Chứ không phải của lũ truyền thông thổ tả yêu tinh 
 
Hơn một triệu người rửa mặt văn minh 
Hơn một triệu người làm vệ sinh dân chủ 
Cuộc chiến cuối cùng giữa Con Người và Con Thú 
Lật lại từng trang trong sách Khải Huyền 
Lật lại từng trang để chờ Thiên Sứ 
Sẽ không có thế chiến thứ ba và không có ác mộng lúc nửa đêm 
 
Và Trump đã khóc như một đứa trẻ, thưa em
Nước mắt của vị Tổng Thống “đơn kiếm diệt quần ma” đã làm anh rơi lệ 
Biển Đông của đất nước anh không chấp nhận bọn Tàu Cộng gieo rắc ngày tận thế 
Nước Mỹ của Trump cũng không chấp nhận đầu hàng 
Hơn một triệu người mở đầu cho cuộc dời non lấp bể
Cây cỏ mọc lên từ đá, phải không em ?
 
                                                                                        15-11-2020
                                                                                       Bùi Chí Vinh
 

Nhà bình thơ Châu Thạch


CẢM NHẬN BÀI THƠ VỀ BẦU CỬ Ở MỸ CỦA BÙI CHÍ VINH 
                                                                                 Châu Thạch
 
Mấy ngày qua, cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ đã gây náo động toàn thế giới. Trên mạng facebook, những cuộc tranh luận cũng xảy ra không ngừng. Tôi đang đi tìm đọc những lời tranh luận đó, và một bài thơ hay đã dem đến cho tôi vô vàn cảm xúc. 
 
Viết bài cảm nhận nầy, tôi không đứng về phía nào cả, chỉ muốn ca tụng một bài thơ thị vị và thâm thúy mà tôi ngưỡng mộ mà thôi.
 
 Tôi không quen nhà thơ Bùi Chí Vinh, biết danh ông đã lâu nhưng có lẽ mới đọc thơ ông lần đầu. Tra trên google, tôi thấy Bùi Chí Vinh là một cây bút lớn. Ông làm thơ và vẽ tranh từ lúc chín tuổi, đoạt giải thưởng của báo Tin Sáng trước năm 1975.  Sau 1975  làm báo, xuất bản nhiều sách, đoạt nhiều giải thưởng văn học. Hiện nay, nhà thơ Bùi Chí Vinh là một cây bút tự do.
 
Bây giờ, xin mời đi vào thưởng thức bài thơ, khổ một:
 
Hơn một triệu người xuống đường ở Washington DC để ủng hộ Trump 
Đám đông thần thánh đã nói lên tất cả 
Cây cỏ có thể mọc lên từ đá 
Nhân dân mọc lên từ xó xỉnh đầm lầy 
Dụ ngôn rời khỏi Thánh Kinh như phép lạ 
Cuộc chiến cuối cùng rồi ai sẽ thắng ai 
 
Vì sao tác giả viết “Đám đông thần thánh đã nói lên tất cả” ?
Theo Gustave Le Bon (1841 - 1931) là học giả và nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp. Các tác phẩm của ông đề cập tới nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời.
Trong tác phẩm Tâm lý học đám đông được xuất bản ở Pháp năm 1895, người ta nhận định về ông đã viết như sau:
“Chính cái đám đông là nơi thể hiện rõ nhất tinh túy hay cái tinh hoa của một dân tộc. Hay đúng hơn, Le Bon cho rằng, tinh hoa và tầm tri thức của một dân tộc không phải chỉ được xác định bởi một vài cá nhân xuất chúng mà là cái tinh thần, cái suy nghĩ, cái tình cảm, cái trí tuệ của đám đông dân chúng, nhất là khi hoà quyện vào nhau... Chỉ có đám đông mới có thể làm lan truyền cảm xúc của một chiến thắng, một chiến công, hay lan toả một tín ngưỡng, một tôn giáo... Lời khẳng định của Le Bon chính là ĐỪNG COI THƯỜNG SỨC MẠNH CỦA ĐÁM ĐÔNG!”

Nhà thơ Bùi Chí Vinh đã dùng câu thơ “Đám đông thần thánh đã nói lên tất cả” như nhắc lại triết thuyết tâm lý học để nhân mạnh vê sức mạnh của đám đông, ý nguyện của của đám đông. Trong môt chế độ tự do và nhân quyền thì tiếng nói của đám đông phải được tôn trọng và tiếng nói của đa số phải được thi hành.

Tiếp theo câu thơ trên, Bùi Chí Vinh đã viết hai câu thơ như một chân lý bất biến:
 
Cây cỏ có thể mọc lên từ đá                       
Nhân dân mọc lên từ xó xỉnh đầm lầy 
 
Hai câu thơ nầy như một dụ ngôn để bày tỏ quyền lực của những thứ tầm thường. Cỏ mọc lên từ đá, nhân dân sinh ra từ đầm lầy, những thứ đó tưởng như quá đổi tầm thường, nhưng nó không tầm thường đâu. Vì sao? Vì nó nằm trong dụ ngôn của của Đức Chúa Trời:                          
Dụ ngôn rời khỏi Thánh Kinh như phép lạ                          
Cuộc chiến cuối cùng rồi ai sẽ thắng ai  

Dụ ngôn là phương pháp rao truyền lẽ thật của Đức Chúa Jêsus, thông qua sự so sánh bằng chuyện kể để giảng dạy một bài học đạo đức hoặc thuộc linh. Những ẩn dụ của Ngài tạo nên những kết quả rất khác nhau trong những người khác nhau: chúng có thể che giấu lẽ thật đối với “người phạm tội”, trong khi chúng lại truyền thông lẽ thật cho người có niềm tin nơi Chúa. Nhiều lần Đức Chúa Jêsus đã dùng dụ ngôn để giảng dạy về luật Thiên Đàng, về những lẽ thật của chân lý mà con người không có niềm tin thì không hề thấy được. 


Nhà thơ nói “Dụ ngôn rời khỏi Thánh Kinh như một phép lạ”. Đúng vậy, dụ ngôn khi nằm trong Thánh Kinh thì chỉ là chữ. Khi con người lấy đức tin mà tin, thì chữ ấy là Chúa, là vua chữ, là Ngôi Lời sẽ đi vào ngự trong lòng ta, trong tim ta và sẽ làm cho ta sáng măt sáng lòng, thấy phép lạ xảy ra trong chính nội tâm mình và trong giữa cuộc đời. 

Thế rồi nhà thơ viết tiếp: “Cuộc chiến cuối cùng ai sẽ thắng ai”. Câu thơ không có dấu hỏi (?) nên không phải là câu hỏi mà là một lời khẳng định, khẳng định rằng dụ ngôn rời khỏi Kinh Thánh nhất đinh sẽ thắng trong “cuộc chiến cuối cùng” . 
 
“Cuộc chiến cuối cùng” là cuộc chiến gì? Đó là cuộc chiến đã ghi trong Thánh Kinh. Đó là cuộc chiến Ha-Ma-Ghê-Đôn giữa Đức Chúa Trời và thế lực trần gian nằm trong tay quỷ dữ Sa-Tan. Trận chiến cuối cùng Ha-Ma-Ghê-Đôn được tiên tri nhiều trong các sách của Thánh Kinh,và được nêu tên rõ ràng trong sách Khải Huyền chương 16 câu 16: “Chúng nhóm cả vua lại một chỗ, theo tiếng Hê-Bơ-Rơ gọi  là Ha-Ma-Ghê-Đôn”. Tất nhiên cuối cùng Chúa sé thắng, được ghi trong sách Khải Huyền chương 20 câu 1 như sau: “Đoạn tôi thấy một thiên sứ từ trời giáng xuống, tay cầm chìa khóa của vực sâu và một cái xiềng lớn. Người bắt con rồng, tức là con rắn xưa, là ma quỷ, là Sa-tan, và xiềng nó lại”.
 
Tóm lại trong khổ thơ trên, nhà thơ dã cảnh tỉnh cho ai đó thấy được sức mạnh của người dân, tưởng như cây cỏ, tưởng như thứ trong xó xỉnh vô danh, nhưng đó là năng lực tạo nên phép lạ, sẽ chiến thắng trong trận cuối cùng mà Chúa đã nói bằng dụ ngôn  trong Kinh Thánh.
 
Qua khổ thơ thứ hai, nhà thơ Bùi Chí Vinh báo động trước những chấn động chính trị kinh hồn:                    
 
Hơn một triệu người tay nắm chặt tay                      
Báo động trước “Âm Thanh Và Cuồng Nộ”                    
William Faulkner không phải bà Valga nhà tướng số                   Linh hồn nhà văn chắc chắn cũng biểu tình                     
Hợp Chủng Quốc là của 50 tiểu bang đủ màu da sắc tộc     
Chứ không phải của lũ truyền thông thổ tả yêu tinh
 

Bà Valga là ai? Đó là một nhà tiên tri đoán được những sự kiện lớn xảy ra trên thế giới. 

William Faulkner là ai?  William Cuthbert Faulkner là một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ 20.

Trong lời tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển năm 1950, có đoạn viết: 

“Gần như cứ mỗi tác phẩm mới Faulkner lại càng thâm nhập sâu hơn vào tâm lý con người, vào cái cao cả to tát của con người, sức mạnh của sự hy sinh, sự thèm khát quyền lực, sự tham lam, sự nghèo nàn về tinh thần, sự thiển cận trong tâm trí, sự bướng bỉnh đến độ nực cười, khổ đau, khiếp hãi, và những thác loạn đốn mạt của con người”.

Một học giả đã nói về William Faulkner và sứ mệnh của nhà văn như sau:

“Tất cả những nhân vật của Faulkner đều cảm nghiệm sự quyến rũ của bất hạnh, của suy đồi hay của cái chết. Những nhân vật lớn của Faulkner đều có thái độ nhẫn nhục khôn ngoan của nhân vật Sophocle. Khuất lụy định mệnh, chấp nhận định mệnh khốc liệt một cách thầm lặng, gánh tất cả gánh nặng quá khứ, một cách gan góc. Can trường, rộng lượng, lương thiện, dịu dàng, đau khổ, nhẫn nại và kiêu hãnh vươn thẳng lên sau giông tố, là điều Faulkner muốn truyền đạt qua tác phẩm của ông. Vì lẽ đó ông ca ngợi những người da đen, những nông dân, những kẻ ngây dại, những trẻ em, những kẻ sống bằng bản năng, những kẻ nghèo khó, những kẻ tin vào cuộc đời, vào tình người, vào quá khứ. Bởi họ sẽ tồn tại như cỏ già trên sa mạc cằn khô.”

Khổ thơ trên nhắc đến tiên tri Valga, nhắc đến nhà văn FaulKner là nhà thơ muốn nhắc đến sự khốn khổ của người anh hùng phải chịu nhẩn nhục, gan góc, can  trường trước thế lực thù đich, trước sự tấn công của bọn người xấu xa đã được tiên đóan  trong lời tiên tri và được mô tả hạng người  ấy trong sách của FaulKner.

Qua khổ thơ thứ ba, Bùi Chí Vinh nhắc lại cuộc chiến cuối cùng giữa Đức Chùa Trời và ma quỷ.                    

Hơn một triệu người rửa mặt văn minh                    
Hơn một triệu người làm vệ sinh dân chủ                   
Cuộc chiến cuối cùng giữa Con Người và Con Thú                    
Lật lại từng trang trong sách Khải Huyền                    
Lật lại từng trang để chờ Thiên Sứ 
 
Sẽ không có thế chiến thứ ba và không có ác mộng lúc nửa đêm
 
Nhà thơ đồng hóa cuộc chiến của “Hơn một triệu người xuống đường ở Washington DC để ủng hộ Trump” với cuộc chiến Ha- Ma-Ghê-Đôn, Chúa sẽ “bắt con rồng, tức là con rắn xưa, là ma quỷ, là Sa-tan, và xiềng nó lại”. Cũng thế, dân Mỹ sẽ bắt bọn “mua bán nền tự do” mà  xiềng nó lại. Theo ý nhà thơ, đây là cuộc chiến cuối cùng để thế giới tự do tồn tại mãi mãi. Từ đây, thế lực của bạo chúa, của cường quyền, của đôc tài sẽ chết  hẳn. Vì thế “Sẽ không có thế chiến thứ ba và không có ác mộng lúc nửa đêm” nữa bao giờ.

Và khổ thơ cuối có nước mắt. Nước mắt của vi anh hùng và của nhà thơ quyện vào nhau. Hai thứ nước mắt quyện vào nhau không trở thành bi ca, mà như tiếng reo của cơn sóng thần cuốn trôi rác rưởi: 
 
Và Trump đã khóc như một đứa trẻ, thưa em
Nước mắt của vị Tổng Thống “đơn kiếm diệt quần ma” đã làm anh rơi lệ 
Biển Đông của đất nước anh không chấp nhận bọn Tàu Cộng gieo rắc ngày tận thế 
Nước Mỹ của Trump cũng không chấp nhận đầu hàng 
Hơn một triệu người mở đầu cho cuộc dời non lấp bể
Cây cỏ mọc lên từ đá, phải không em ?

Bài thơ “TỪ CUỘC XUỐNG ĐƯỜNG CỦA HÀNG TRIỆU NGƯỜI DÂN MỸ BẢO VỆ TRUMP” mới đăng lên facebook  khoảng vài giờ đã có 903 người bấm like, 128  bình luận và 126 người chia sẻ.

Cuối cùng tôi xin mượn một lời của bạn Thái Giang, đã comment dưới bài thơ để kết luận cho bài viết nầy:
 
“Thái Giang: Tiếng nói của những người yêu công lý , tôn trọng sự thật và có trách nhiệm vì nó ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc mình ! Tôi rất thích câu nói của Donald Trump trong lễ tuyện thệ nhậm chức TT Hoa Kỳ : khi bạn mở lòng cho tình yêu nước sẽ không có chỗ cho định kiến... Tranh luận khác biệt một cách thành thật nhưng luôn tìm kiếm đoàn kết ! 
Chính những lời nói ấy và việc ông ấy thực hiện một cách hiệu quả nên sự ủng hộ của dân Mỹ cho Ngài TT là điều dễ hiểu thưa anh !”
 
Và tôi nói thêm: Bài thơ là một lời tranh biện đầy ý nghĩa cao siêu, văn hóa và nhân văn thấm trong từng câu chữ !!!
 
                                                                                 Châu Thạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ