Đầu năm 1868, vua Tự Đức sai Hiệp biện đại học sĩ Trần
Tiễn Thành và Bang biện huyện Thành Hóa Nguyễn Văn Tường mang theo một dự thảo
đã được triều đình soạn sẵn để theo đó mà bàn thảo vào Gia Định thương thuyết
hiệp ước mới, nhưng không được toàn quyền quyết định.
Thực lục không đề cập đến nội dung cuộc thương thuyết
này, nhưng căn cứ vào tài liệu từ phía Pháp, sử gia Fourniau cho biết phía Việt
phản đối việc Pháp cưỡng chiếm ba tỉnh miền Tây, và đòi Pháp trả lại hai tỉnh
Gia Định và Biên Hòa. Về bốn tỉnh còn lại, Pháp có quyền định phần chia thuế
má, nhưng sẽ do các quan Việt cai trị. VN phải bán ba tỉnh miền Tây cho Pháp với
giá là 1.600.000 đồng bạc, sẽ mở mọi hải cảng dọc bờ biển cho thông thương và
Pháp sẽ trợ giúp trong việc chống giặc cướp biển. Mặc dầu không ký được điều ước
mới như ý vua muốn, phái đoàn đã thực hiện được nhiều công tác khá ích lợi.
Việc điều đình không thành, Hiệp biện họ Trần bị vua
giáng xuống làm tả Tham tri bộ Công.
Phan
Thanh Giản. Ảnh: T.L
TỒN
NGHI TRIỀU NGUYỄN, NỖI OAN THẤU TRỜI CỦA PHAN THANH GIẢN
Phan
Thanh Giản qua Pháp đòi lại… ba tỉnh miền Tây
Trong chuyến đi Gia Định, Tùy biện Nguyễn Văn Tường có
đến gặp Lãnh sự Y Pha Nho (Tây Ban Nha - TN) và dò xét tình ý xem họ có thể
giúp gì được chăng. Họ Nguyễn cũng có tiếp xúc với luật sư Blancsubé để xét việc
kiện hành động vi ước bất hợp pháp, cưỡng chiếm miền Tây của Đề đốc de La
Grandière, và việc cho phái đoàn mang thổ vật tặng Quốc trưởng các cường quốc để
nới rộng bang giao.
Về tới H.Thành Hóa (Quảng Trị), Bang biện Tường với Hiệp
biện Thành trở vào Huế dâng sớ chứng minh rằng việc gởi phái đoàn sang Pháp
không những vô ích mà còn có hại, vì lâu rồi, các chủ súy Pháp từ Bonard về sau
đều muốn lấy cả 6 tỉnh Nam kỳ, dù ta có tỏ ra thành tâm mấy đi nữa trong việc
thi hành Hòa ước Nhâm Tuất, và đề nghị nên nỗ toàn lực trong việc phòng giữ phần
đất còn lại, chuẩn bị để lâm thời tấn công lấy lại phần đất đã mất khi thời cơ
cho phép. Đồng thời, nên gởi một quốc thư cho quốc trưởng Pháp và một thư của
Thương bạc viện cho tướng Pháp ở Gia Định nói rõ những điều kiện trả lại Gia Định,
Biên Hòa và miễn tiền bồi thường của hòa ước 1862, xem họ trả lời ra sao. Thư,
ngày 30.10.1869, của vua Tự Đức gởi Hoàng đế Napoléon III có đề nghị những điều
này (được lưu trữ tại văn khố Bộ Ngoại giao Pháp). Trước đó hai tuần, Tùy biện
Tường cũng đề nghị lên vua sách lược chống Pháp “hòa để thủ, thủ để mưu chiến”.
Phạm
Phú Thứ khóc Phan Thanh Giản
Những người ngoài cuộc thời đó và các sử gia quan sát
viên ngày nay nói chung đều đã không cảm thông được những thủ đoạn quyền biến của
vua quan triều Tự Đức. May thay, một người trong cuộc thời đó đã hé lộ cho thấy
phần nào mưu lược của vua và triều thần trong vụ này. Đó là đại thần Phạm Phú
Thứ, người đã từng hợp tác với sứ thần trong sự hình thành hòa ước 5.6.1862, nhất
là trong giai đoạn phê chuẩn và trao đổi hiệp ước, đã cùng đi Pháp với phái
đoàn Phan Thanh Giản với tư cách là phó sứ, và thường được vua cử làm Khâm sai
để điều đình với các đại diện Pháp từ Gia Định ra kinh để đòi vua nhượng thêm
ba tỉnh Nam kỳ còn lại.
Lần ký Hiệp ước Nhâm Tuất, Phan tiên sinh đã cứu nước
ta khỏi cơn khủng hoảng, hầu cho Nguyễn Tri Phương có thể đem quân ra Bắc dẹp
loạn. Ký xong, ông nhận vào làm Tổng đốc Vĩnh Long để bảo đảm việc thi hành hiệp
ước cho trôi chảy. Ông còn đi sứ sang Pháp mang thư của vua Tự Đức viết cho
Pháp hoàng xin chuộc 3 tỉnh miền Tây đã lỡ nhượng và sau đó ký được một hiệp ước
mới, thuận lợi hơn… nhưng cuối cùng vẫn không thành.
Tình hình ngoài Bắc tạm yên thì trong Nam, Pháp lại sinh sự muốn chiếm luôn các tỉnh còn lại của Nam kỳ. Rồi cũng chính ông vào Nam để hòa hoãn với Pháp để bảo toàn miền Tây này. Bao nhiêu công tác chính trị và ngoại giao mà sử gia thường gọi là “chủ hòa” đều một vai ông gánh vác, làm cho ông bị biết bao nhiêu là điều tiếng: bán nước, đầu hàng, rước đạo, Việt gian…
Trước những hiểu lầm đáng tiếc, Phan tiên sinh đành ngậm đắng nuốt cay, không biện bạch cho mình để khỏi tiết lộ bí mật quốc gia, làm hại uy tín của vua và chính nghĩa của chế độ. Tiên sinh đã lấy cái chết để bảo toàn khí tiết của mình, chứng minh cho lòng thành đối với vua, với nước…
Tình hình ngoài Bắc tạm yên thì trong Nam, Pháp lại sinh sự muốn chiếm luôn các tỉnh còn lại của Nam kỳ. Rồi cũng chính ông vào Nam để hòa hoãn với Pháp để bảo toàn miền Tây này. Bao nhiêu công tác chính trị và ngoại giao mà sử gia thường gọi là “chủ hòa” đều một vai ông gánh vác, làm cho ông bị biết bao nhiêu là điều tiếng: bán nước, đầu hàng, rước đạo, Việt gian…
Trước những hiểu lầm đáng tiếc, Phan tiên sinh đành ngậm đắng nuốt cay, không biện bạch cho mình để khỏi tiết lộ bí mật quốc gia, làm hại uy tín của vua và chính nghĩa của chế độ. Tiên sinh đã lấy cái chết để bảo toàn khí tiết của mình, chứng minh cho lòng thành đối với vua, với nước…
Trong một bài điếu hay bi ca có giá trị lịch sử hết sức
lớn lao, được làm vào mùa thu năm 1867 để tưởng nhớ đại thần họ Phan, họ Phạm
Thượng thư bộ Hộ sung Đại thần Cơ mật viện mô tả: Sau 5 năm chống đánh với quân
Pháp và mất các tỉnh miền Đông, vô số người chết và tài sản bị tiêu hủy, nước
nhà hầu như kiệt quệ, cuộc nội loạn ở Bắc kỳ lại bùng nổi lên, sao chổi hiện ra
cùng với thiên tai, hạn hán, lụt lội xảy ra liên hồi…, với tình thế và tương
quan lực lượng như vậy, ngài làm sao mà lấy lại ba tỉnh đã mất và tránh khỏi phải
trả tiền bồi phí:
“Năm trước, khi hòa ước được kết thúc, ngài đã chấp nhận vai trò phạm nhân hầu đem lại đôi chút thảnh thơi cho một giai đoạn nguy biến”. Nay ngài đã chết ngay trên lãnh thổ ba tỉnh miền Tây mà ngài đã có trách nhiệm chống giữ. “Sự cắt nhượng lãnh thổ, chung cuộc, cần phải do nhà vua quyết định. Ai ai cũng cho rằng ngài đã làm sai trái... (nhưng) có bao nhiêu người biết được tình trạng thực sự của nước nhà?”.
“Năm trước, khi hòa ước được kết thúc, ngài đã chấp nhận vai trò phạm nhân hầu đem lại đôi chút thảnh thơi cho một giai đoạn nguy biến”. Nay ngài đã chết ngay trên lãnh thổ ba tỉnh miền Tây mà ngài đã có trách nhiệm chống giữ. “Sự cắt nhượng lãnh thổ, chung cuộc, cần phải do nhà vua quyết định. Ai ai cũng cho rằng ngài đã làm sai trái... (nhưng) có bao nhiêu người biết được tình trạng thực sự của nước nhà?”.
Lẽ dĩ nhiên, lý do bí mật đã không cho phép đại thần
Phạm Phú Thứ trình bày rõ hơn nữa uẩn khúc của bậc đàn anh khả kính họ Phan.
Giáo sư Nguyễn Quốc Trị
(Trích
sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn, của Giáo
sư Nguyễn Quốc Trị do Khai Tâm và NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành)
Nguồn:
https://thanhnien.vn/van-hoa/giai-mat-nhung-ton-nghi-trieu-nguyen-noi-oan-thau-troi-cua-phan-thanh-gian-1268008.html
https://thanhnien.vn/van-hoa/giai-mat-nhung-ton-nghi-trieu-nguyen-noi-oan-thau-troi-cua-phan-thanh-gian-1268008.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ