Trang
▼
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020
LỜI RU MẸ, CHUYẾN ĐÒ CHIỀU THU - Thơ Nguyên Lạc
LỜI
RU MẸ
"Gió
mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm
canh chầy thức đủ vừa năm"
(Hát ru Nam bộ)
À ơi mẹ hỡi mùa thu
Mùa thu năm đó biệt
mù con đi
Đem theo tàn mộng xuân
thì
Bao năm chờ đợi... còn
gì nữa đâu?!
Ngày về trông trước
nhìn sau
Tìm đâu bóng mẹ? ...
"Trên đầu mây bay"
Bao năm "cải
tạo" đủ dài
Đủ cho mắt mẹ khóc ai
hóa mù!
À ơi con hỡi mùa thu
Những lời ru mẹ nghìn
thu vẫn còn
Bao năm mẹ đã ru con
Giờ con ru lại... lời
buồn mẹ ru
À ơi con hỡi mùa thu
À ơi mẹ hỡi... Tìm
đâu bóng hình?!
THÊM MỘT TƯ LIỆU CHO CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LĂNG MỘ VUA QUANG TRUNG - Hoàng Hương Trang
Tác
giả Hoàng Hương Trang
Từ trước đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học đưa ra nhiều
giả thuyết về nơi chôn cất vị anh hùng vĩ đại Nguyễn Huệ Quang Trung, nhưng
chúng ta vẫn chưa tìm ra được cụ thể nơi nào là lăng tẩm của Người. Vừa rồi,
nhân đọc một số tư liệu văn học xứ Thanh, tôi tình cờ bắt gặp một bài thơ lạ từ
trước đến nay ít người đọc đến, chưa ai lưu tâm đến bài thơ này, nhưng lại là một
bài thơ đặc biệt có nhắc đến nơi chôn cất vua Quang Trung. Tác giả bài thơ đã từng
thấy linh cữu vị anh hùng áo vải cờ đào này một cách cụ thể, suy ra là chính
tác giả đã từng tham dự trong đám tang này nên mới có bài thơ như thế.
Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020
VU LAN, MẸ LÀ HƯƠNG TRẦM - Trần Mai Ngân
Mẹ là nén nhang trầm vừa tỏa hương vừa rụi tàn !
*** Khi mang con...
Mẹ ve vuốt, vỗ về con hãy ngoan nào, hãy để nỗi buồn mẹ
nguôi dịu, để mẹ quên đi mà chỉ nghĩ đến con. Một hình hài trọn vẹn đang lớn dần
theo mẹ từng ngà... từng ngày!
*** Khi con ra đời...
Mẹ đón con với nụ cười và cả giọt nước mắt khi nghe tiếng
con khóc khỏe mạnh vang lớn nhất phòng sanh. Mẹ mỉm cười cảm ơn cuộc đời.
Năm tháng trôi qua từ con ấu thơ đến trưởng thành mẹ
chỉ biết sống vui, buồn và thở theo con. Mẹ đã không nghĩ và nhớ đến mình là ai
nữa, chẳng cần chi vui buồn... Mọi thứ trên đời như không có gì quan trọng với
mẹ hơn là con. Con đã là tất cả.
Rồi con vu qui, rồi con trai sẽ lấy vợ. Con ra đời làm
việc.
Mẹ hạnh phúc vì nhiệm vụ đã hoàn thành. Con của mẹ đã
nên người, một người rất đàng hoàng tử tế !
*** Góc của Mẹ
Bây giờ thì mẹ sẽ thu về bóng mình, thu về góc của mẹ.
Làm sao khỏi đến lúc mẹ chậm chạp nhớ, chậm chạp đi đứng
, chậm chạp trả lời... Ôi... lúc ấy có lẽ mẹ cần con thương yêu biết chừng nào.
Con hãy kiên nhẫn đợi mẹ nhớ, đợi mẹ một chút thôi con
nhé ! Để mẹ từ từ nhớ... như thuở nhỏ mẹ đợi con cố nhớ tên gọi một đồ vật mà mẹ
mới vừa dạy con. Hoặc có lúc mẹ sẽ ngớ ngẫn hỏi mãi một điều nhiều lần... xin
con hãy đừng giận dỗi mà hãy nhớ lại ngày xưa mẹ đã dịu dàng trả lời mươi lần
hơn chỉ một câu hỏi của con. Và còn nhiều nhiều điều nữa con ạ, kể sao cho hết...
Tà huy nhuộm vàng cuối Thu. Rồi cũng đến lúc mẹ nói lời
chia tay con. Bao nhiêu năm tháng mẹ con mình có nhau con nhỉ... Con có nhớ và
đã có nhìn kỹ gương mặt của mẹ, màu mắt của mẹ, môi cười tươi hay héo hắt của mẹ...
như mẹ đã thuộc từng đường nét trên người của con...
Hãy ngắm nhìn kỹ con nhé, khi còn có thể và hãy nói lời
yêu thương nhất khi còn có thể... Chắc chắn rồi tất cả sẽ mất đi , vĩnh viễn
không còn quay lại cùng con lần nào nữa. Là một ngày mẹ phải buông tay con ra
và bỏ con đi mãi dù lòng mẹ không nguôi yêu thương, không muốn xa lìa...
Vu Lan đến mọi người chúc tụng nhau về MẸ.
Mẹ thì lại muốn chúc con của mẹ luôn khỏe mạnh, an
lành và hạnh phúc trong cuộc đời này.
Còn mẹ, riêng mẹ... mẹ chỉ xin mãi là nén nhang trầm vừa
tỏa hương vừa rụi tàn theo năm tháng đã dành hết cho con.
Trần Mai Ngân
GIAI THOẠI VỀ TÊN GỌI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT - Quốc Lê
Y
Thuột là con của một tù trưởng và cái tên "Thuột" từ đó trở thành một
phần tên làng, mà ngày nay là tên thành phố Buôn Ma Thuột?
Ảnh:
Quang cảnh ở Ngã Sáu Buôn Ma Thuột.
Ảnh:
Nhà sàn ở buôn Cô Thôn (buôn Ako Dhong), thành phố Buôn Ma Thuột.
Ảnh:
Dựng nhà sàn ở buôn Cô Thôn.
Ảnh:
Cây kơ nia phía sau sau Nhà Văn hóa Trung tâm Buôn Ma Thuột.
Ảnh:
Làng Cà phê ở Buôn Ma Thuột.
Ảnh:
Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột.
Quốc Lê
Là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột
là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên và cũng là đô thị miền núi có dân số lớn
nhất Việt Nam. Rất ít người biết rằng tên gọi thành phố Buôn Ma Thuột có một
nguồn gốc rất lý thú.
Trước năm 1975, Buôn Ma Thuột được gọi là Ban Mê Thuột.
Theo một bài trả lời hỏi đáp trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, hai tên gọi này đều
là cách định danh bằng tiếng Việt để chỉ một ngôi làng từng nằm ở nơi này nay
là thành phố Buôn Ma Thuột.
Ảnh:
Thác Dray Sap, thắng cánh nổi tiếng gần Ban Mê Thuột.
Ban Mê Thuột là cách đọc từ "bản Mế Thuột" nghĩa là "làng của mẹ Y Thuột", còn Buôn Ma Thuột được đọc từ "buôn Ama Thuột" nghĩa là "làng của cha Y Thuột". Vậy "Y Thuột" là ai?
Theo một số tài liệu của Pháp thì Ama Thuột - “cha Y Thuột” - là một tù trưởng có tên
khai sinh là Y Mun H'Dơk. Vợ ông là con gái của tù trưởng Ama Blơi, một người
có thanh thế rất lớn trong vùng khi người Pháp chưa hiện diện ở Đăk Lăk.
Hai vợ chồng Y Mun không có con, không có người nối
dõi, vì thế, họ đã nhận cháu mình là Y Thuột và H'tế thuộc làm con nuôi, và Y
Thuột trở thành trưởng nam của người đứng đầu làng.
Theo phong tục bản địa, người ta không gọi vợ chồng tù
trưởng bằng tên cúng cơm mà bằng tên trưởng nam. Và tù trưởng Y Mun H'Dơk được
gọi là "ama Thuột" – tức “bố Y Thuột” và vợ ông là "mế Thuột" – “mẹ Y Thuột”.
Y Thuột là con trai cả của ông tù trưởng mà cái tên "Thuột" trở thành một phần tên
làng, và ngày nay là tên thành phố lớn nhất Tây Nguyên.
Quốc Lê
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-thoai-ve-ten-goi-thanh-pho-buon-ma-thuot-1419290.html
https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-thoai-ve-ten-goi-thanh-pho-buon-ma-thuot-1419290.html
BA TRĂM NĂM NỮA, BÃO HỒN TÔI CUỒN CUỘN BẾN SÔNG NGƯỜI, BẤT LỰC, BAY VỀ ĐÂY NHÉ CHIM ƠI - Thơ Lê Văn Trung
BA
TRĂM NĂM NỮA
“Bất
tri tam bách dư niên hậu”
Nguyễn Du
ba trăm năm nữa quay về
cố hương lân lý bạn bè
còn ai
ba trăm năm sẽ đầu thai
suối xưa rừng cũ sương
mai gió chiều
làm con chim đứng quạnh
hiu
bên mồ thiên cổ tiếng kêu
đoạn trường
ba trăm năm còn một
phương trời?
hay là lạc giữa vô thường
phù du”
hay là lạc giữa thiên thu
cuối vòng sinh diệt tìm
đâu cõi người?
trăm năm tàn cuộc đầy vơi
tàn cơn huyễn mộng cạn đời
tài hoa
ráng chiều nhạt cuối trời
xa
ba trăm năm gởi sầu qua vạn
trùng
thuyền ai đậu bến vô cùng
mái chèo khua nhẹ nỗi buồn
Tố Như
ba trăm năm nữa – bây giờ
giọt đàn vỡ xuống đôi bờ
có – không.
TIỄN ĐƯA GS PHAN NGỌC - Thơ Nguyễn Lâm Cẩn
Nhà thơ Nguyễn Lâm Cẩn
TIỄN
ĐƯA GS PHAN NGỌC
Ông còn dùng dắng không
đi
Nhẫn tâm rẻ rúng còn gì nữa
đâu
Thân ông giữ được cái đầu
Chữ mài mặt giấy từng câu
nuôi mình
Sao ông vẫn cứ lặng thinh
Mùa thu lá rụng cạn tình
còn chi
Hồn thiêng xin hãy đi đi
Cái tiên, cõi phật chắc
gì
Trời ơi
Hiền nhân trụ lại với đời
Cứ như bèo bọt đầy vơi giữa
dòng
Thân ở đợ, kiếp ăn đong
Quỷ ma roi quất vào lòng
xác xơ
Khói hưong nghĩ ngút bạn
thờ.
Bày giờ mới biết bây giờ
là đáy
Nhân sinh là chốn đoạ đầy
Tài tỉnh rồi cũng đến
ngày tàn nhang
Cứ tin có chốn thiên đàng
Xin đừng nấn ná thu vàng
rồi thôi
Nhắn văn còn giọt mồ hôi
Tiễn ông người cuối
Than ôi
Ngậm sầu
Hà Nội, 29 - 8-2020
Nguyễn Lâm Cẩn
Nguyễn Lâm Cẩn
Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020
KHI TRẺ CÓ TÍNH ĂN TRỘM, ĂN CẮP - Vũ Thị Hương Mai
Trẻ ăn cắp, ăn trộm là một hành vi không tốt, phát triển
về sau có thể vi phạm pháp luật, là một trong những vấn đề các bậc cha mẹ quan
tâm. Hành vi trộm cắp ở lứa tuổi nhi đồng cũng không hiếm thấy, nhưng tình tiết
nặng nhẹ khác nhau: trẻ nhẹ, nói cho nghiêm túc thì không coi là trộm, trẻ nặng
là đã hình thành thói xấu trộm cắp. Tình trạng trộm cắp tùy lứa tuổi hoặc
nguyên nhân khác nhau, phương thức biểu hiện cũng khác nhau.
Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020
ĐỀN PHÙ ỦNG VÀ TƯỚNG QUÂN PHẠM NGŨ LÃO - Đặng Xuân Xuyến
Khu di tích đền Phù Ủng
Đền Phù Ủng toạ lạc tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện
Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Là đền thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão - danh tướng đời Trần
- người có công lớn, giúp Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên Mông và Ai Lao.
Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn
gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.
ĐỨC LINH ƠI! QUÊ MẸ, TUỔI THƠ TÔI - Thơ Bùi Thị Minh Loan
Nhà thơ Bùi Thị Minh Loan
ĐỨC
LINH ƠI! QUÊ MẸ, TUỔI THƠ TÔI
Đức Linh ơi, nhớ lắm tuổi
thơ tôi
Thuở quai nôi nghe nồng
mùi khoai sắn
Thuở sữa mẹ đêm về còn
khét nắng
Hơi thở cha làm tắt
ngọn đèn soi.
Đức Linh ơi, nhớ lắm
tuổi thơ tôi
Tuổi bập bẹ hết đứng
ngồi, tựa cửa
Thèm khói bếp, thèm
ngắm nhìn ngọn lửa
Thèm cái ôm nhầy nhụa những
mồ hôi.
Đức Linh ơi, nhớ lắm
tuổi thơ tôi
Thuở quanh năm áo nổi chằm
mảnh vá
Thuở lên ba đã khét
mùi rơm rạ
Thuở ê a... đã cõng mạ,
lên đồi.
Đức Linh ơi, nhớ lắm
tuổi thơ tôi
Thuở đòn roi hằn lời
răn của bố
Thuở buồn vui thắm nụ hôn
của mẹ
Thuở cà dưa, đủ mặt, rộn
tiếng cười.
Ơi Đức Linh! Quê mẹ,
tuổi thơ tôi
Nơi ngực trái, mãi sục
sôi thương nhớ
Năm tháng gió vẫn vẹn
nguyên một thuở
Thuở xa xôi, vẫn mới, vẫn
bồi hồi.
Đức Linh ơi! Nỗi nhớ mãi
trong tôi.
Bùi Thị Minh Loan
MƠ MÙA XA LẮC, LỆCH PHÍM ! - Phạm Thoa, Lương Bút
XƯỚNG
MƠ
MÙA XA LẮC
(Xa
luân nhị bộ, Lưu thủy đối)
Rồi đến bao giờ ta có
nhau
Trăng khua vườn mộng lá
lay sầu
Ai khơi trầm tích đùn lên
mắt
Cho mảnh trăng hờn lặn biển sâu
Tình đã hoài thai chưa
hóa kiếp
Nên đành ốm nghén vạn
ngày sau
Ta nâng niu miết mùa xa lắc
Dù ải nhân gian có chuyển
màu…
Dù ải nhân gian có chuyển
màu
Cạn dòng lệ đá chạnh ngàn
sau
Cho hồn thơ ấm tràn xuân
mộng
Và gió heo may ấm vực sâu
Không lẽ đêm về khuya khoắt
đợi
Chờ ngày mai thức giũ cơn
sầu
Lá thu mình lại chơ vơ để…
Gói cả ngàn sao rọi bóng
nhau
Thoa Phạm
27/8/2020
BIỂN ĐÊM, TRĂM NĂM VẪN MÙI HƯƠNG - Thơ Nguyên Lạc
BIỂN
ĐÊM
Biệt ly từ cuộc bể
dâu
Mất nhau từ thưở ba
đào quê hương
Người về tìm lại mùi
hương
Người về tìm lại thân
thương đã rồi...
Biết rằng sương khói
mà thôi
Thịt da trên cát hằn
tôi nỗi sầu
Biển chiều trời vội
trốn mau
Cô đơn lặng nhớ tình
đau một thời
Biển xưa bãi cũ tôi
ngồi
Hồn nghe sóng vỗ đôi
mươi tình nào
Tay ôm thân ngất quyện
nhau
Môi thơm ngực ngải cho
nhau lần đầu
Đêm nay biển vắng
người đâu?
Vầng trăng khuyết tật
trên đầu đưa tang
Rì rào lớp sóng kêu
than
Gió ngàn thông réo
gọi oan khiên về
Cát luồn tuôn sợi tay
mơ
Tình luồn ngăn nhớ
hương mê thân nào
Thịt da nhung mượt đêm
nao
Hằn trong ký ức biết
làm sao đây?
Biển ơi có biết tình
tôi?
Sóng ơi sao xóa dấu
người tôi yêu?
Bãi xưa còn lại gì
đâu?
Về chi nghe tiếng khóc
gào sóng đau?
Vời kia một bóng trăng
sầu
Nghìn trùng xa cách
biết đâu dõi tìm?
MONG NHỚ NGƯỜI - Thơ Phan Quỳ
Tác giả Phan Quỳ
MONG
NHỚ NGƯỜI
Ta mong người, Quỳnh Như
mong Phạm Thái,
Nỗi mong chờ bàng bạc bến
My Lăng.
Đêm thẳm sâu tiếng thời
gian khắc khoải
Ước mơ đầy, ngày kết hội
hoa đăng.
Ta nhớ người, Chúc Nữ nhớ
Ngưu Lang,
Cầu Ô Thước vắt qua trời
sương khói
Lòng ta buồn như mưa ngâu
tháng bảy
Rót xuống đời từng giọt
nhớ mênh mang.
Ta nhớ người như mưa nguồn
nhớ biển
Vượt thác ghềnh, sông suối
với bình nguyên
Mưa đi qua tắm gội những
ưu phiền
Ngày gặp gỡ hoan ca niềm
hạnh nguyện.
Ta nhớ người, Phạm Lãi nhớ
Tây Thi
Lòng cô quạnh ta trông vời
mắt biếc
Em có hay giữa trời thu
diễm tuyệt
Linh hồn ta vời vợi một
niềm đau.
Em có hay trời chợt đổ
mưa ngâu ???
Phan
Quỳ
Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020
THƯƠNG TIẾC BẠN THƠ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN, NGHE HÁT QUAN HỌ Ở VĂN MIẾU, RƯỢU LẠNH, NHỐT NÚI, TIẾNG HÓT CHIM LỒNG... - Thơ Hoàng Hương Trang
THƯƠNG
TIẾC
BẠN
THƠ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
Tạ
thế 19/8 Âm lịch (2014)
“Tháng giêng buồn…”(*)
tháng tám cũng buồn
Giã từ cõi tạm, về nguồn
hư vô
Tiếc thương thu tím lững
lờ
Nước non chìm nổi đôi bờ
thực hư
Bạn đi ta gửi lời thơ
Quyện trong hương khói ảo
mờ bao la
Bạn rời cõi thế ta bà
Nguyện cầu yên ổn nơi xa
vĩnh hằng.
Hoàng Hương Trang kính viếng
(*)
Tháng giêng buồn đọc lại Lỗ Tấn: Tác phẩm của Hoàng Vũ Đông Sơn
NGHE HÁT QUAN HỌ Ở VĂN MIẾU
(Nhạc
sĩ Quỳnh Hợp đã phổ nhạc và được giải thưởng âm nhạc VN 2004 – Hà Nội)
Áo tứ thân vui mùa trẩy hội
Nón thượng quai thao, tóc
đuôi gà
Giọng bổng trầm quan họ
ngân nga
Sân Văn Miếu, ngỡ Cầu Lim
Nội Duệ
Hàng bia tiến sĩ im lặng
thế!
Rùa đá khum lưng gánh thời
gian
Hồn xưa khoa bảng soi
nghiêng bóng
Đâu đó ngựa quan tiếp
võng nàng
Cô gái hát câu quan họ lý
Mắt lúng liêng “Người ở đừng
về…”
Giải yếm bắc cầu bao thế
kỷ
Quan nghè ruỗi ngựa bái
vinh quy
Xốn xang chiêng trống như
ngày hội
Khăn lượt, áo the, yếm
hoa đào
Bia đá mỉm cười, rùa vui
bước
Giữa làn giai điệu tự thuở
nao…
Cô gái cất cao lời thanh
thoát
Phải chăng hồn đá cũng ngẩn
ngơ
Hoa cỏ dịu dàng thơm bát
ngát
Lời ca, bia đá, thật hay
mơ?
(Hà
Nội – 1998)
CHÂN NÚI TÀ CÚ - Phan Chính
Tại phường Tân Thiện, thị xã La Gi (Bình Thuận) có
ngôi chùa Pháp Bửu Đường (còn có tên Linh sơn Pháp bửu tự) trước năm 1959 là phần
đất của Sư bà Thích nữ Bổn Đại, cũng là đệ tử của đại sư Thích Vĩnh Thọ thuộc
dòng Lâm Tế thứ 40, đã cúng hiến để xây chùa. Vì vậy Linh sơn Trường thọ tự, tức
chùa núi Tà Cú và chùa Pháp Bửu đường cùng tổ nghiệp, có mối nhân duyên rất lớn
với người dân La Gi theo tín ngưỡng Phật giáo từ xưa.
ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU - Đặng Xuân Xuyến
Hệ
thống thần linh trong thần điện của tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ với đầy đủ các
hàng:
Chư
phật, Vua Cha, Thánh Mẫu, Quan Lớn, Tứ Phủ Chầu Bà, Tứ Phủ Ông Hoàng, Thánh
Cô và Thánh Cậu. - Nguồn hình: Internet
Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời
và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn
vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy
nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ
cả một hệ thống các vị thánh với một trật tự chặt chẽ (thể hiện trong các giá hầu
đồng khi thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên
Cô, Thánh Cậu...).
MƯỜI NĂM - Thơ Trần Mai Ngân
MƯỜI
NĂM
Mười năm tan tác như cơn
mộng
Người đã xa người - xa rất
xa
Mười năm vườn cũ chim
thôi hót
Mây cũng bay qua quá lạnh
lùng...
Mười năm nhắc lại sao ngại
ngùng
Ta hay người chẳng chuyện
riêng chung
Lòng thơ, ý tứ chia ngã rẽ
Nghe tiếng chân tình bước
khẽ đi...
Mười năm quay quắt đã còn
chi
Môi mắt gượng cười thôi
chia ly
Xa xôi diệu vợi xin còn
nhớ
Những ngày yêu dấu chẳng
phân kỳ...
Mười năm người xa... ta
xa nhau
Mưa ngoài trời chiều nay
mộng mau
Bong bóng vỡ oà ai dáng
ngọc
Ai cùng ta khóc chuyện
chiêm bao!
Trần Mai Ngân
CHÙM THƠ CHO ĐỒNG MÔN THÂN QUEN - Châu Thạch
NHIẾP
ẢNH GIA
Những bức hình tuyệt đẹp
Người nghệ sĩ tài ba
Ghi lại phố Đông Hà
Trong đêm dài trời tạnh
Chàng nghệ sĩ nhiếp ảnh
Tên là Nguyễn Mạnh Hùng
Mang máy ảnh đi cùng
Một tâm hồn thánh thiện
Những điều chàng phát hiện
Tiềm ẩn giữa đất trời
Chàng dựng cái tuyệt vời
Lưu cho đời chiêm ngưỡng
Những bức hình không tưởng
Mắt trần thế nhìn ra
Chàng hiển lộ nguy nga
Dâng cho đời vẻ đẹp
Bàn chân không mỏi mệt
Tâm nhìn đời ngân nga
Bạn đồng môn của ta
Nguyễn Mạnh Hùng đáng
quý!!!
Châu Thạch