Biệt
danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà
nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh ở đây là từ ghép có nguồn gốc từ 2 từ “Kinh đô”
và “Thần bí”. Theo nghĩa này, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”. Vùng
đất Huế bắt đầu trở thành “kinh đô” của các chúa Nguyễn ngay từ thế kỷ 16, gắn
liền các câu chuyện thần bí. Từ đó, kinh đô Huế còn được gọi là vùng đất Thần
Kinh.
VÌ
SAO CỐ ĐÔ HUẾ ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤT THẦN KINH ?
Trước hết, đó không phải là vùng đất của những người mắc
bệnh thần kinh đâu nhé. Gọi là đất Thần Kinh, là do hai chữ KINH ĐÔ và THẦN BÍ
ghép lại mà thành.
1. Sự kiện thứ nhất xảy ra vào năm 1558. Sau khi Trịnh Kiểm anh rể của Nguyễn Hoàng sát hại Nguyễn Uông anh ruột của NguyễnHoàng,
Nguyễn Hoàng bèn đến gặp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin ý kiến hầu tìm
cách đối phó. Nhìn về hướng Nam, Trạng Trình chỉ thốt một lời “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân”.
Hiểu ý, Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho mình vào nam làm trấn thủ đất Thuận Hoá
để xa lánh hiểm họa không biết lúc nào sẽ xảy ra cho mình. Sự nghiệp của nhà
Nguyễn ở phương nam bắt đầu từ đấy, và kéo dài 400 năm, núp bóng giải Hoành Sơn
rồi lan rộng khắp cả Nam Kỳ.
2. Sự kiện thứ hai, khá huyền hoặc. Trong một giấc mơ,
chúa Nguyễn Hoàng thấy một bà lão mặc sắc phục đỏ, tự xưng là Thái Thượng Lão
Quân, bảo Nguyễn Hoàng đi về hướng đông khoảng ba dặm để lập kinh đô. Đêm hôm ấy,
chúa Nguyễn Hoàng cùng đoàn tùy tùng nghỉ chân ở một địa điểm trên bờ sông
Hương, cách Huế khoảng 5 cây số về phía tây. Sáng hôm sau, chúa Nguyễn Hoàng di
chuyển về hướng đông như bà lão trong mộng đã bảo, và quả thật, sau mấy dặm đường,
chúa Nguyễn Hoàng đã bị thu hút bởi cảnh trí tuyệt vời như thiên nhiên đã dành
sẵn cho ông.
Ngoài cái đẹp của sông núi hữu tình, chắc chắn ông và
các cố vấn của ông còn “phát hiện” được
những lý do địa lý mà thời ấy mọi người đều tin tưởng, và hy vọng rằng đây là một
vùng đất tốt, một “địa linh nhơn kiệt”
đáng được chọn làm nơi thiết lập bản doanh của chúa Nguyễn Hoàng lúc bấy giờ,
và sau này là kinh đô của cả nước. Lời tiên tri của Trạng Trình, lời báo mộng của
Thái Thượng Lão Quân quả đã báo trước sự nghiệp lâu dài 400 của nhà Nguyễn và
cũng là 400 năm của cố đô Huế.
Một ngôi chùa nổi tiếng được Nguyễn Hoàng cho xây cất
ngay tại nơi báo mộng để tưởng niệm Lão Quân mang tên chùa Thiên Mụ, hay còn được
gọi là Linh Mụ. Ngôi chùa này được khởi công xây cất năm 1601 và đến năm 1841
thì được chỉnh trang và mở rộng, đồng thời xây thêm cái tháp cao ở sân trước
chùa. Nhờ được chăm sóc kỹ lưỡng qua các thời đại, đến nay ngôi chùa đó vẫn còn
vững chắc, và đã trở thành danh lam thắng cảnh , và di tích lịch sử của Việt
Nam.
Với hai sự kiện Thần Bí kể trên, Kinh Đô Huế đã được gọi
là đất Thần Kinh. Vua Thiệu Trị, cháu của Nguyễn Hoàng đã từng có một chùm 20
bài thơ gọi là Thần kinh nhị thập cảnh
để tả những cảnh đẹp của kinh thành Huế.
Ngay khi đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn,
vua Gia Long (Nguyễn Ánh) đã chọn vùng đất Phú Xuân làm nơi đóng đô. Ông cho
xây dựng kinh đô Huế vào năm 1802.
Cố đô Huế là nơi gắn liền những sự kiện lịch sử tiêu
biểu của dân tộc ta từ thế kỷ 16 đến 20. Nơi đây, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi
hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Năm 1802, vua Gia Long lập ra triều Nguyễn.
Năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam chính thức chấm dứt.
Cùng kinh đô Huế, chùa Thiên Mụ là một trong những
công trình kiến trúc nổi bật, tạo nên nét thần bí của vùng đất cố đô. Chùa còn
có tên là Linh Mụ, được xây dựng trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách
trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi
lập năm Tân Sửu, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng
Trong.
Sông Hương, núi Ngự (núi Ngự Bình) chính là 2 biểu tượng
thiên nhiên của xứ Huế, được ca dao, tục ngữ thường xuyên nhắc tới, khi nói về
vùng đất này.
Quốc học là ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế, thành lập
ngày 23/10/1896, dưới thời vua Thành Thái. Quốc Học là ngôi trường trung học phổ
thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam.
Từng là vùng đất kinh kỳ, Huế là nơi có rất nhiều món ẩm
thực đặc sản nổi tiếng. Cả 3 món trên đầu có nguồn gốc từ vùng đất cố đô này.
Hà Sơn (Theo Zing)
thật hay và cám ơn thông tin này xin có lời đề nghị thêm cho những bài biên khảo là nên trích dẫn nguồn tin ở cuối bài để xác định giá trị bài viết
Trả lờiXóatrân trọng
Thật vui khi bạn tieng thoi gian ghé thăm và ghi cảm nhận.
Trả lờiXóaTừ ngữTHẦN KINH đã xuất hiện trong bản Chinh Phụ Ngâm Khúc được cho là Đoàn Thị Điểm dịch:
Trả lờiXóaBóng kỳ xí giã ngoài quan ải
Tiếng khải ca trở lại THẦN KINH.
Đỉnh non khắc đá đề danh,
Triều thiên vào trước cung đình dâng công.
(Chinh phụ ngâm khúc)
*
Bà Đoàn Thị Điểm sống vào triều Lê trước khi chúa Nguyễn Hoàng gặp THIÊN MỤ chỉ đất xây dựng kinh đô Huế.
*
神 京 THẦN KINH: Nơi vua đóng đô.
Khác với:
神 經 THẦN KINH: Tiếng chỉ bộ não, cơ quan chủ về các hoạt động vô hình trong con người.
THẦN KINH là từ cổ chỉ về kinh đô.
Trả lờiXóaNhưng quý bác nào giải thích giúp: Tại sao không gọi Hà Nội (Thăng Long), Hoa Lư... là đất "thần kinh" ? Những nơi đó chỉ nghe là KINH KỲ...
Chỉ có cố đô Huế mới được gọi là “đất thần kinh” thôi !
Nguyên tác bản Hán văn CHINH PHỤ NGÂM của Đặng Trần Côn không có từ THẦN KINH:
Trả lờiXóa“Tiệp sắc tinh kỳ từ tái nguyệt
Khải ca tướng sĩ bối biên phong
Lặc thi hề Yên Nhiên thạch
Hiến quắc hề Vị Ương cung
Vị Ương cung hề hướng thiên triều”
Bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” trích dẫn ở trên, hiện nay nhiều học giả cho rằng người dịch không phải là Đoàn Thị Điểm mà là Phan Huy Ích. Ông Phan Huy Ích đương thời sống trong triều Nguyễn.
Một bạn đọc cho rằng:
Trả lờiXóaThần kinh là Kinh đô nơi có cung vua
宸 Thần: Nơi ở của hoàng đế, thâm cung: 楓宸
京 Kinh : kinh đô, thủ đô
Thần bí 神祕 là mầu nhiệm huyền bí, chữ thần 神 (thần thánh) này viết khác chữ Thần 宸 (Cung Vua)
*
Tuy nhiên THẦN KINH ghi trong từ điển Hán Việt là 神 京 với chữ THẦN 神 có nghĩa “thần, thần tiên, thần thánh, phi thường, kì lạ” chứ không ghi bằng chữ THẦN 宸 có nghĩa là cung vua, nơi ở của hoàng đế, thâm cung: 楓宸.
Từ THẦN 神 có nghĩa là "thần, thần tiên, thần thánh, thần khí, phi thường, kì lạ"
Trả lờiXóaNgoài còn có từ THẦN (宸) trong mỹ hiệu mang ý nghĩa là “nơi ở của hoàng đế”, thâm cung: 楓宸. Hay 丹宸,紫宸 nhà vua ở; lâu đài lớn.
*
Từ điển Thiều Chửu cho biết:
① Cái nhà ở rất sâu, nhà ở chỗ thâm u (thâm cung: 楓宸).
② Ngày xưa gọi nhà vua ở là thần. Như phong thần 楓宸, đan thần 丹宸, tử thần 紫宸 vì nhà Hán trong cung đền vua hay trồng cây phong, cứ đến lúc có sương thì là nó đỏ, nên gọi cung vua đều ngụ ý màu đỏ cả.
*
Nhưng tự điển Hán Việt ghi 神 京 THẦN KINH với chữ THẦN 神 với nghĩa “thần, thần tiên, thần thánh, phi thường, kì lạ” chứ không ghi bằng chữ THẦN 宸 có nghĩa là cung vua, nơi ở của hoàng đế, thâm cung: 楓宸.
Vả lại KINH ĐÔ tất nhiên có hoàng cung, đại nội, tử cấm thành... Kinh kỳ là chốn tràng an phồn hoa, đô hội...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgJuZBvjAEjQVPysMD6ojzMq0v8vJDtWTf_POkuyEQnXiUkXAuKCQZjVToCoDbSz013HLanJg8PSxKG4RGeVVxmnio8gP3Y_j7jUzp-zjpU6sGAsuSnrJRE10BResrH1jOk43DRiNijv0tipU5UVLGZyC7dDlIgZfdoMmNPmUpTXcFxum4u4Dmlx5vx/w640-h438/294010485_629080382227000_2586976029374928195_n.jpg