Tác giả Nguyễn Ngọc Chính
NHỚ
NHÀ CHÂM ĐIẾU THUỐC
Nguyễn Ngọc Chính
Rất ít người biết đến việc thi sĩ Hồ Dzếnh (1916–1991)
sáng tác bài thơ năm chữ mang tên “Màu
cây trong khói” trên báo Người Mới từ năm 1940. Bài thơ này chỉ được nhiều
người biết đến qua nhạc phẩm “Chiều”
do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ thành bài hát năm 1960. Thơ và nhạc quyện lấy
nhau trong một khung cảnh nhớ nhà thật lãng mạn:
“…
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ
hồn mình là mây
Nhớ
nhà châm điếu thuốc
Khói
huyền bay lên cây...”
Tôi đã “châm điếu
thuốc” không biết bao nhiêu lần trong đời nhưng chưa một lần nào vì… nhớ
nhà như Hồ Dzếnh. Thành tích châm thuốc này cũng không có gì đáng tự hào vì thời
buổi này chiến dịch “No Smoking” đã
xuất hiện rầm rộ trên khắp thế giới.
“Chất
nicotine có tác dụng “chống đỡ” dịch bệnh Covid-19? Đây là một hướng nghiên cứu
mới nghiêm túc mà các nhà khoa học của Pháp đặt ra sau khi một nhóm bác sĩ của
bệnh viện Pitié Salpétrière, Paris, công bố một báo cáo theo đó tỉ lệ người
nghiện thuốc lá nhiễm Covid-19 rất thấp”.
Cho đến nay, ước tính 1,1 tỷ người hút thuốc lá truyền
thống và 41 triệu người hút thuốc lá điện tử trên toàn thế giới đã nhận được những
chỉ dẫn khác nhau về mối đe dọa tiềm tàng của virus corona chủng mới từ các cơ
quan y tế công cộng.
Trong số 1.099 bệnh nhân viêm phổi được khảo sát, có
927 người không hút thuốc, chiếm 85,4% tổng số ca bệnh; 21 người có tiền sử hút
thuốc, chiếm 1,9% và 137 người hút thuốc, chiếm 12,6%.
Một bài báo gần đây lưu hành trên mạng xã hội WeChat của
Trung Quốc cho rằng những người hút thuốc có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp hơn nhiều
so với những người không hút thuốc. Tuy nhiên, điều này đã bị các chuyên gia phủ
nhận và vẫn còn đang được bàn cãi.
Năm 2017 tôi ghé Singapore và thấy đất nước này rất mạnh
tay với việc hút thuốc. Việc hút thuốc tại đây đã bị cấm tuyệt đối ở những nơi
công cộng và chỉ được hút tại những nơi có thùng rác… “gạt tàn thuốc”.
Năm
2017, tại Singapore chỉ được hút thuốc ở những nơi quy định.
Hình chụp trên đường Orchard
Hình chụp trên đường Orchard
Trở lại Singapore năm 2919, tình trạng cấm hút thuốc
trên đường Orchard, con đường mua sắm của đất nước này, đã trở nên nghiêm ngặt
hơn với các bảng “cấm hút thuốc” được
vẽ ngay trên mặt đường, kèm theo mức hình phạt từ 200 đến tối đa 1.000 đô Sing
đối với những người vi phạm.
Năm
2019 có những bảng cấm hút thuốc kèm hình phạt tiền ngay trên mặt đường
Orchard, con đường mua sắm nổi tiếng của Singapore
Orchard, con đường mua sắm nổi tiếng của Singapore
Tại Việt Nam, “cà
phê – thuốc lá” thường đi đôi với nhau trong câu chuyện hàng ngày. Hồi còn
đi học, thỉnh thoảng tôi vẫn ra cà phê và nếu đủ tiền còn mua thêm vài điếu thuốc
lẻ để hút cho “thơm râu”. Rõ ràng là học đòi làm người lớn!
Hồi xưa, “rượu
chè – hút sách” được dùng để chỉ hai món trong “tứ đổ tường”. Có đến “bốn món ăn chơi” gồm: “yên” (thuốc phiện),
“đổ” (cờ bạc), “tửu” (rượu chè), “sắc” (trai gái). Tất cả những món đó đều được
coi như hợp pháp trong suốt thời Pháp thuộc từ 1945 đến 1954.
Thế hệ đàn anh thường phì phèo thuốc Mic, Cotab,
Melia, Bastos, Capstan, Ruby... Sang đến thập niên 60-70, hay còn gọi là thời “OK Salem”, lại có thuốc lá của Mỹ như
Salem, Pall Mall, Camel, 555, Lucky Strike, Philip Morris, Winston, Marlboro,
Dunhill…
Thuốc Cotab
Thuốc
Bastos
Thuốc
Salem
Thuốc Pall Mall
Giữa lúc “giao
thời” sau năm 1975 lại có anh Samit từ bên Thái Lan mò sang. Samit là loại
thuốc “sang trọng có đầu lọc” nên mới
có câu đề cao “tính ngoại giao, xin xỏ,
chạy chọt” của thuốc lá: “Samit nói ít
hiểu nhiều” hay “Ba số 5… vừa nằm vừa
ký”!
Bước qua “thời
điêu linh” lại xuất hiện thuốc loại thuốc rê, thường gọi là “bốc, lăn, xe… ông già le lưỡi liếm”. Thật
ra thì tiền thân của thuốc rê là thuốc Cẩm Lệ, “các ôn, các mệ” ngoài miền Trung đã hút từ lâu. Đặc biệt của thuốc
Cẩm Lệ là dùng giấy vấn điếu thuốc thành hình tam giác chứ không phải hình trụ!
Miền Bắc thì có thuốc lào. Muốn hút thuốc lào phải có “điếu cày” thường làm bằng tre hay sang
hơn là bằng kim loại. Điếu cày lại phải có “nõ điếu” là một cái lỗ nhỏ để tra
thuốc lào rồi cứ thế mà “rít”. Nhờ có
nước trong ống điếu nên mỗi khi rít tạo ra âm thanh nghe… rất “phê”!
Dân Miền Bắc thường ca tụng thuốc lào “thơm mồm, bổ phổi, diệt trùng lao” cho
nên mới có câu “Nhớ ai như nhớ thuốc lào
/ Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”! Dân Miền Nam trong thời đi “học tập cải tạo” cũng học được nghề “bắn” thuốc lào như bắn súng bazooka chống
tăng trong thời chiến.
Khi không có sẵn điếu cầy, người ta có thể dùng lá chuối
hay giấy báo cuộn lại, miệng ngậm một ngụm nước… thế là có thể “phê” được thuốc lào. Trong cải tạo, nhiều
anh ghiền thuốc lại còn lấy lá khoai mì, sắt nhỏ, phơi khô để tự sản xuất thuốc
lào, bảo đảm không thua gì “Thuốc lào
Vĩnh Bảo” hay “Thuốc lào 3 số 8”!
Lan man từ chuyện “nhớ
nhà châm điếu thuốc” của âm nhạc sang đến chuyện thời sự Corona rồi lại
chuyện hút thuốc lào… tác giả chỉ muốn ôn lại những kỷ niệm về thuốc lá. Vẫn
không thể hiểu được tại sao người ghiền thuốc lại có thể “trung thành” với thứ khói “chết
người” đến như vậy?
Đâu phải tại nhớ nhà mới châm điếu thuốc!
Nguyễn Ngọc Chính
P.S:
Tin
chất nicotine có thể chống đỡ tác hại do Coronavirus gây ra là có thật (chứ
không phải fake news) nhưng chính phủ không muốn tuyên bố rùm benh hiện nay vì
sợ dân chúng sẽ ùa nhau... mua thuốc hút (nhưng có những cái patch dán vào người
cho những ai muốn cai thuốc cũng có thể thay thế thuốc lá. Tuy nhiên đây là
"tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa" vì coronavirus hay thuốc lá thì cũng gây hại
đến phổi...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ