Tác giả Đinh Hoa Lư
VỀ
NHÀ
(Phần cuối “Hồi Ký Ra Trại” của Đinh Hoa Lư)
Ngày
trở về, anh bước lê
Trên
quãng đường đê đến bên lũy tre
Nắng
vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về
(Ngày
Trở Về / Phạm Duy)
Chiếc xe chạy khá nhanh, nó kiếm thêm một số khách kha
khá trên đường vào. Hành lang giữa xe chật cứng. Cũng may tôi ngồi cuối cùng chỉ
chờ lơ xe kêu xuống Ngã Ba Bốn Sáu chặng Rừng Lá thôi nên chẳng di chuyển làm
gì. Người ngồi ép vào nhau, cổ nghểnh cao tìm khoảng trống để thở. Tôi cảm thấy
thoải mái khi 'an phận' và nhờ lên xe trước.
Phụ lái xe lấy 'ngon ơ' của tôi
đúng một trăm đồng xong bỏ vào túi, tôi chẳng thắc mắc gì thêm. Chuyện tiền
nong của anh ta với tài xế không liên quan gì tôi. Tôi lại âm thầm 'cám ơn' cái
ghế 'súp' hiếm hoi do anh ta dành cho tôi lúc xe vừa rời Bến Nguyễn Hoàng.
Chiếc xe khách chạy nắp theo bờ biển. Hình như ngang bờ
biển Ninh Chữ? Hoang sơ với làn nước xanh mấp mé theo quốc lộ. Bao hòn đá chập
chùng, những vũng nước biển rong leo lẻo. Xa xa sóng đánh vào đá nước tung lên
trắng xoá. Ngoài khơi hoang vu không thấy bóng thuyền.
Qua khỏi cầu Phan Thiết, chiếc xe đang vào Thành Phố.
Ngồi trong xe, tôi vẫn ngửi được mùi nước mắm từ mấy hãng nước mắm gần múi cầu.
Những đống hũ nhỏ, sơn trắng la liệt dưới kia. Người ta vẫn còn làm nước mắm đựng
trong hũ (còn gọi là trĩn) đất như xưa. Chiếc xe dài đang chạy xuyên qua Thành
Phố. Phố Phan vắng vẻ, buồn hiu. Những cửa tiệm thưa thớt, vài chiếc xe honda
67 màu đen còn sót lại chạy vù qua mặt chúng tôi. Bạn cùng lớp với tôi, Nguyễn
Cường Nam, ra trường sau tôi, hồi đó nghe tin Nam 'trấn nhậm' cây cầu nào ngoài
Phan Rang? Giờ tôi không còn biết tin gì về Nam? Phan Rang xe đã qua rồi, đây
là Phan Thiết; có thể Phan Rang, thị trấn nhỏ quá, nên tôi không để ý.
Rừng
Lá !
Xe ngang Rừng Lá. Người ta đặt tên là Rừng Lá không biết
do sao? Trước đây mỗi lần xe chạy ngang đây ai nấy cũng lo, cũng hồi hộp. Nỗi
ám ảnh bị 'du kích' ra chận đường, một ‘rừng lá của mật khu’ của 'người bên
kia'. Vào đây "rừng lá' tôi cũng thoát do gặp may không có 'du kích' nào ra đón. Chuyến đi phép cuối năm
1974 cũng là chuyến đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời lính, tôi
"bận đồ lính" tôi thoát được một mối nguy hiểm tại Bồng Sơn, quận
Hoài Nhơn, Bình Định. Do tôi 'điếc không sợ súng' chứ người dân họ biết hết,
nơi nào có du kích họ đều biết. Tôi lúc này đúng hai mươi mốt tuổi, trẻ măng, bận
bộ đồ xanh ô liu, trên ve áo còn mang hai 'quai' chão đen sì, may liền vào cổ
áo không gỡ ra được. Một anh trung niên, bận bộ vét trắng, mang kính cận ra
dáng trí thức. Tôi nhớ anh nói giọng Quảng Nam cứ đi 'kè kè' bên tôi để che
giúp bộ đồ lính mà tôi đang bận. Giờ mấy mươi năm qua, tôi chỉ có lời CÁM ƠN MUỘN
MÀNG đến tấm lòng nhân hậu của người dân trên chuyến xe đò năm đó mà thôi. Năm
đó trong nhà ai cũng mừng cho tôi 'thoát nạn'. Nhưng về lại đơn vị TKQT tức trả
phép, ba mẹ tôi phải 'ráng sức' mua vé máy bay cho tôi ra lại Huế, chiếc DC- 4
bốn cánh quạt bay vù vù gần 3 tiếng mới tới Phú Bài. Đó là chuyện 1974 chuyến
phép cuối cùng của tôi và cả những ai phục vụ trong QLVNCH cũng nên.
Và giờ đây là 'Rừng
Lá' của năm 1980, của mừng vui, không lo sợ, không hồi hộp gì nữa! Cuộc chiến
tranh hai mươi năm đã kết thúc rồi. Kẻ thắng người thua cũng đã xong rồi. Bao
bàn thờ của người dân cũng đã thôi thắp thêm bát nhang mới. Nước mắt bên nào
cũng đã cạn khô theo bao năm lửa khói sinh tử biệt ly. Bao mẹ già bao cô phụ
mõi mắt chờ con chờ chồng ...
Hôm nay, tôi là một trong bao nhiêu người tù vừa được
'RA TRẠI' và sắp về đến nhà. Còn sống là còn trở lại...
Dòng suy nghĩ của
tôi đột ngột ngưng hẳn do anh chàng lơ xe báo cho tôi biết sắp đến Ngả Ba 46, họ
sẽ cho tôi xuống đó.
Tới rồi! về nhà rồi ! một cảm giác hân hoan, hồi hộp
khó tả trong lòng tôi.
NGẢ BA BỐN SÁU
Xe thả tôi xuống liền rồ máy chạy ngay. Tôi đứng bên
đường nhìn theo chiếc xe dài, màu vàng nhạt khuất hẳn dưới con dốc xa xa.
Trời thật sự chiều. Con lộ chính đất nước giờ này thật
vắng. Tôi băng qua đường. Ngã ba này giờ chỉ vài cái quán lèo tèo, vắng khách.
Giờ này tôi không còn tìm ra một phuơng tiện nào để về La Gi cả.
Trong chuyến
phép tôi vừa kể đoạn trên, tôi theo mẹ từ Mỹ Tho về La Gi. Những chuyến xe lam
đông khách từ ngã ba Bốn Sáu này đây. Hồi đó nhộn nhịp làm sao. Về La Gi một chặng
đường 18 cây số. Hai bên đường đa số là người dân Quảng Trị theo chương trình
Khẩn Hoang Lập Ấp 1973.
Giờ tất cả đều vắng, ngả ba này không có ai ngoại trừ
tấm bảng xi măng rất lớn đề dòng chữ:
RỪNG LÀ VÀNG... ĐỐT RỪNG NHƯ THỂ ĐỐT DA THỊT MÌNH
(Lời TT Phạm văn Đồng)
Tấm bảng kia dĩ nhiên là mới lạ đối trước mắt tôi kèm
theo sự vắng vẻ một 'NGÃ BA 46' ? Hình ảnh sáu năm trước, một thời xe lam, xe
ôm rộn ràng lên về La Gi, trong đó có khá đông lưu dân QT.
Chuyện đi bộ theo con đường này về nhà là chuyện bình
thường đối với tôi lúc đó. Những ngày trong Trại Ái Tử, những đoạn đường vác gỗ
nặng từ rừng về trại cũng non hai muơi cây số; huống gì bây giờ, tôi bước thênh
thang. vai 'nhẹ hều' cộng thêm niềm vui quá lớn.
Mặt trời chưa lặn hẵn. Tôi còn thấy được những xóm nhà
hai bên con đường nhựa không rộng mà không quá hẹp. Vài đám ruộng cỏn con, xen
vài luống mía. Những túp lều tranh còn vương khói, xen kẻ vài mái nhà tôn xi
măng xam xám. Bên trái tôi một bóng núi nhòn nhọn. Rừng chiều dần dần đen sậm lại.
Cảnh vật im lìm trong bóng hoàng hôn. Tôi cúi đầu bước nhanh trên con đường vắng
ngắt không còn xe hay người đi. Hình như tôi muốn đuổi theo ánh sáng còn sót lại
của một buổi chiều sắp hết.
Ngang cầu Suối Đó thì trời đã tối hẵn. Nhờ ánh trăng
thượng tuần nên con đường không tối lắm. Con sông chảy qua cầu vào mùa này đã cạn
nên tôi dễ dàng lội qua. Cái cầu đã sụp đổ. Ban ngày, có lẽ xe đò chạy vòng đường
khác. Lội qua con sông cạn, leo lên lại con đường, tôi dựa lưng lên cái ba lô tạm
nghỉ mệt trên con đường nhựa.
Động Đền trong kia, nơi bà con tôi ở rất đông. Ngày đó
tôi thăm vùng này được hai ngày trước khi ra lại Quảng Trị. Sau 1975 nhà ba mẹ
tôi từ Mỹ Tho mới về tập trung tại đây. Động Đền, nơi người Quảng Trị ở gần bên
nhau. Rẫy rừng than củi, buôn bán nông phẩm là chính. Những cái quán cà phê
tranh nho nhỏ, những cái chợ cũng nho nhỏ, những mái trường cho con em Quảng Trị
và những chuyện gì nữa sinh ra từ vùng đất mới này, tôi không tường tận gì lắm.
Sau năm 1972, gia đình tôi 'chạy' thẳng đến Mỹ Tho, chỉ về tập trung ở đây sau
năm 1975; và đây cũng là lý do tôi khai địa chỉ trong giấy Ra Trại là vùng này.
Mặt trăng thượng tuần gần lặn, tôi vội vã bật dậy tiếp
tục bước nhanh...
Ngã Tư Quân Cảnh đây rồi!
Tôi rẽ phải vào con đường đất, nó không còn trải nhựa
nữa. Chỉ vài cây nữa là đến Động Đền. Nhưng nhà tôi ở xóm nào? tôi hoàn toàn mù
tịt, trong địa chỉ là xã Tân Mỹ thôi.
Con đường đất lồi lõm, khó đi trong bóng đêm. Tôi cứ
men theo vậy đi mãi. Ánh đêm và thôn xóm tối đen hai bên đường. Trời về khuya,
tôi càng lúc càng bước nhanh; hình như tôi đang mò lên một con dốc [1]. Còn ánh
đèn nào leo lét tôi đánh bạo bước vào hỏi nhà.
Một giọng nói Gio Linh của một chú trung niên trả lời:
- Ôi o Dỏ... thôn Cam Bình phải khôông? chú đi lui xuống
ngay dưới dốc là đến ngay thôi ...
Hú vía! tôi mừng quá cám ơn chú kia lia lịa. Người
khách trong đêm như tôi lại mới ra tù chắc là một chuyện cho gia đình kia bàn
tán 'đỡ buồn ' -có thể họ mới đi làm rẫy về, chưa ngủ? Tôi quay bước trở lui,
mò mẫm trụt xuống con dốc, con đường mòn đầy cát mà tôi vừa leo lên.
Thật may! vẫn còn ánh đèn nào leo lét vừa thắp lên
trong mái nhà tranh bên tay phải tôi. Tôi nhớ mang máng lúc qua đây, tôi không
thấy có ánh đèn này, có thể họ vừa làm gì đó, mới thắp lên lại? Mừng rỡ, tôi gõ
cửa...
Trong mái nhà tranh lụp xụp, ở căn giữa kê sẵn một cái
bàn gỗ ọp ẹp, trên thắp một ngọn đèn dầu tỏa ánh sáng lù mù. Thì ra đây là cái
quán nhỏ: vài cái tô không, còn phảng phất đâu đây mùi thơm bún xáo do khách vừa
ăn xong. Nếu thế, đây đúng là Chợ Cam Bình rồi. Ngoài kia chắc là cái đình chợ?
bóng nó cao hơn những mái nhà đang im lìm 'ngủ' trong đêm. Thật lạ! không có tiếng
con chó nào sủa khi nghe tiếng người. Bác chủ quán bằng tuổi mẹ tôi [2] người
ôm ốm, cái áo cụt trắng bạc nhạt nhoà trong ánh đèn vàng vọt. Tôi vừa kịp nói
xong, bác vội nói lớn lên giọng mừng rỡ với cái giọng bắc 'di cư' :
- Ôi ! cậu là Phúc con o Dỏ phải không? theo tôi, theo
tôi, o Dỏ ở ngay sau này rồi.
Bà vội cầm cây đèn dầu, dẫn tôi đi ngay.
Con đường vào trong xóm tối om, nhưng chỉ một đoạn
thôi. Một mái tranh lụp xụp, lờ mờ dưới nền trời khi ánh trăng thượng tuần vừa
khuất.
Cầm cây đèn dầu trong tay, bác kêu lớn:
- O Dỏ ơi, o Dỏ!
thằng Phúc về rồi o Dỏ ơi!
Đinh Hoa Lư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ