Trang

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

KHÁI NIỆM VỀ LỄ CHOÀNG ÁO TẠI MỸ QUỐC - Đinh Hoa Lư

Bạn đọc thân mến,
Đại dịch Covid-19 như làn sóng thần hung ác đang càn quét gây tang tóc khắp toàn thế giới hôm nay với những con số gây đau khổ cho nhân loại. Trong tuyến đầu chống cơn đại dịch ghê hồn của thế kỷ 21 này, những CHIẾN SĨ ÁO TRẮNG  là lực lượng hi sinh và chịu hao tổn nặng nề nhất. Có bao nhiều đóa hoa hồng để tri ân những chịu đựng và hành động nhân đạo của ngành y.
Một bài viết nhỏ sau đây của người viết mong đóng góp như một đóa hoa ngưỡng mộ
                                                                                Đinh Hoa Lư
                                                                          Update 10/4/2020

                              Buổi lễ CHOÀNG ÁO được coi là đầy đủ nhất phải đợi tới năm 1993 tại 
                      Đại Học Columbia do Dr. Arnold P. Gold một giảng sư Thần Kinh Học thành lập


   KHÁI NIỆM VỀ LỄ CHOÀNG ÁO TẠI MỸ QUỐC

Lễ Choàng Áo hay White Coat Ceremony (WCC) nó là một nghi thức đầu tiên cho sinh viên (SV) bước đầu hội nhập vào ngành y. Theo có hơn 100 trường y tại Mỹ có nghi thức này. Nó mang một nghi thức hơi tương tự tôn giáo là SV được nhận sẽ tuyên thệ Lời Thề Hippocrates. Hippocrates sinh năm 460 và mất năm 377 trước công nguyên. Ông là đại danh y của ngành y cổ nước Hi Lạp. Ông được coi là Ông Tổ của Ngành Y.

Nghi thức Choàng Áo (WCC) có đầu tiên vào năm 1989 tại Đại Học Chicago. Nhưng phải nó buổi lễ được coi là đầy đủ nhất phải đợi tới năm 1993 tại Đại Học Columbia do Dr. Arnold P. Gold một giảng sư Thần Kinh Học Nhi Khoa. Kể từ năm này nghi thức Choàng Áo lan rộng tới các trường y khác các trường Dược Khoa Nha Khoa Nắn Xương Thị lực điều dưỡng VVN. Bắt đầu từ Mỹ các quốc gia khác như Iran Canada Do Thái Cộng Hòa Dominican Ba Tây Ba Lan đều có theo.

                        Một Lễ Choàng Áo tại Harvard Medical School ngày 16/8/2011

Như vậy Lễ Choàng Áo không còn giới hạn cho Y Khoa Bác Sĩ; kể từ năm 1995 các trường dược ở Mỹ đều có WCC. Chúng ta để ý Lễ Choàng Áo là áo trắng ngắn không dài như bác sĩ thực thụ đang hành nghề y khoa hay dược khoa v v bên ngoài.

Trong ngày lễ Choàng Áo này các bậc phụ huynh ai cũng tới tham dự đầy đủ. Cha mẹ sẽ được Trường cho đi "Tour"quanh trường giới thiệu ra sao? giải thích và nhiệm vụ sv và phụ huynh ra sao vv ?

NHỮNG THỬ THÁCH CHO SINH VIÊN Y KHOA

Ngoài học lực các SV được chọn vào Y Khoa phải qua bao nhiêu buổi phỏng vấn và hành trình đi phỏng vấn cũng lắm gian nan mới được chọn. Dỉ nhiên tỷ lệ chọn vào Y Khoa khá nhỏ so với các ngành khác. Một thời gian dài học hành thực tập gian nan trong trường cùng đi research nó lại còn thử thách chí kiên trì óc kế hoạch của sinh viên này nhiều lắm.  Ngày ra trường nhận tấm bằng TS Y Khoa (Doctor of Medicine) quả là một kết quả khích lệ, nói đúng ra là một sự thành công to tát cho cá nhân SV và cũng là niềm sung sướng hãnh diện cho cha mẹ và gia đình...

                      Đinh trọng Khang SV sinh 1988 tại Sơn Mỹ Hàm Tân (người thứ 2 từ phải hình) 
                      tốt nghiệp Y Khoa tại Harvard 26/6/2016

Residency Thụ Huấn Thực Tập

Trong thời gian gần ra trường sinh viên y khoa này phải ‘chạy toát mồ hôi’ với nhiều cuộc phỏng vấn của các bệnh viện trung tâm y tế trên nước Mỹ sát hạch để được nhận vào Residency. Có được Lễ Choàng Áo đã là sự thành công to lớn. Được nhận vào Residency tạm hiểu là nội trú thực tập tại bệnh viện lại càng khó không thua gì? Lương hướng trong thời gian Residency chỉ tạm đủ sống có nghĩa từ 50 000 usd lên tới 60 hay 70,000 usd thôi. Nhưng Residency là chìa khóa cho sinh viên được trở thành Bác Sĩ thực thụ (MD) còn khi ra trường nhận bằng TS Y Khoa (DM) chưa gọi là Bác Sĩ được?

Nhưng sau khi xong giai đoạn residency rồi-có việc chính thức là một MD rồi thì đồng lương cao gấp nhiều lần cũng xứng đáng với thời gian chịu khó kể trên.

Residency thật là "Đổ mồ hôi sôi con mắt"

 Tại các bệnh viện (hay clinic công) các SV bác sĩ này làm việc từ 12 thậm chí tới 16 tiếng đồng hồ một ngày. Việc gì khó họ cũng 'kêu và bắt đi khắp nơi' ! Có nghĩa là họ 'hành ra xương' ?!

      

THỜI GIAN cho Bác Sĩ Thực Tập là bao lâu?

Bác Sĩ tổng quát (general doctor) Hoa Kỳ có hạn định là 3 năm nhưng đi sâu thêm vào ngành chuyên khoa (specialist) phải ít nhất là 5 năm mới được ra làm bác sĩ thực thụ.

Con đường y khoa đầy thử thách và gian khó như vậy; từ lúc giã từ mái trường trung học bước vào đại học cho ra bác sĩ y khoa sinh viên đó phải mất :

4 năm undergraduates + 2 năm graduate (master) + 4 năm (medical doctor) + 3 – 5 năm Residency (general+ specialist) = 13 hay 15 năm !

Mười lăm năm dài và khó khăn đến thế Cha mẹ nào không hãnh diện vì con mình là bác dĩ. Những gian khó này đã được tài năng và tính kiên trì cùng đầu óc kế hoạch của các em làm chủ mới có được.

Nhưng cái điều cốt yếu cuối cùng nhất, ngoài tài năng ra, nó đòi hỏi nơi chính nội tâm các em phải có lòng YÊU NGHỀ mới vượt qua muôn trùng sóng gió thời gian quá lâu dài như trên để đi đến vinh quang cuối cùng. Ra bs rồi làm việc căng thẳng với sự sống còn của bệnh nhân áp lực nghề nghiệp lo lắng cùng thêm nhiều thử thách sau này nữa?

Từ những điều này người viết thấy cần phải chúc mừng và hãnh diện lây đối với các con em sinh viên VN nói chung Quảng Trị nói riêng được vào Y Khoa và đã trở thành y khoa bác sĩ.

Chúc các cháu thành công. Chúc mừng các gia đình.

                                                                           Đinh Hoa Lư 
                                                                Biên soạn mùa COVID -19

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ