Tác giả Michel Gautier, trong cuốn "Vua Gia Long", cho rằng lớp màn quên lãng không hề phủ lên trên tên tuổi của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn.
Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier.
Ông đã có hai công trình về các vị vua mở đầu triều
Nguyễn là Vua Gia Long (xuất bản năm 1933) và Vua Minh Mạng (1936) - cuốn sách
được nhận giải thưởng Therouanne của Viện Hàn lâm Pháp trao cho công trình sử học
hay vào năm 1937. Sau đó, ông tiếp tục viết hai công trình biên khảo về vua Hàm
Nghi mang tên Hoàng đế bị lưu đày và Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Hàm Nghi, hoàng đế
An Nam, xuất bản vào các năm 1940 và 1959.
Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier.
HÀO
QUANG CỦA VUA GIA LONG TRONG MẮT MICHEL GAULTIER
Lê Tiên Long
Michel Gaultier (1900-1960) là một công chức làm việc
tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền
trong suốt hơn 10 năm. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở
thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện
chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.
Cuốn sách chân dung vua Gia Long là tác phẩm đầu tiên
của Gaultier, với mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc
cho đến năm 1802 - thời điểm Việt Nam thống nhất sau nhiều năm chiến tranh,
chia rẽ. Thời điểm mở đầu của lịch sử nước ta được tác giả lựa chọn là năm 275
trước công nguyên, với sự xuất hiện của nhà Thục.
Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, dành toàn bộ chương I để
kể về các sự kiện trong lịch sử Việt Nam cho đến khi vua Quang Trung chiếm
Thăng Long lần thứ ba năm 1789. Từ chương II và III mô tả về cuộc chiến của
chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, thông qua câu chuyện song song của hai
nhân vật Bá Đa Lộc và chúa Nguyễn Ánh.
Chương IV nói về hoàn cảnh đất nước Việt Nam sau khi
vua Gia Long lên ngôi, trong đó phần cuối chương này đề cập chi tiết đến tổ chức
triều đình và quản lý đất nước, các luật lệ mà triều đình áp dụng cho đến khi
ban hành bộ hình luật của triều đại, bộ Hoàng Việt luật lệ, tức Luật Gia Long
được áp dụng từ năm 1818.
Mảng lịch sử thu gọn của đất nước Champa và Cao Miên
cũng được tác giả đề cập khéo léo trong mối quan hệ của cuộc Nam tiến của nhà
Nguyễn trong chương I và IV.
Sau khi vua Gia Long lên ngôi, tác giả nghiên cứu về
các công trình hành chính của nhà vua, chính sách đối ngoại của ông. Bên cạnh
đó, trong bối cảnh nước Pháp bắt đầu dòm ngó Đông Dương, Gaultier phân tích
chính sách thuộc địa của quận công Richelieu, cũng như sứ mệnh của các ông
Kergariou và Chaigneau trong việc giao tiếp với vị vua nhà Nguyễn.
Với tài liệu của mình, Gaultier rút ra kết luận rằng
các tác giả trình bày triều đại Gia Long như một giai đoạn trật tự và ổn định
là thiếu chính xác. Bởi vì các tác giả này rút ra những định kiến ấy trong việc
đọc biên niên sử được viết theo lệnh của triều đình Huế. Còn theo các tài liệu
được công bố thời bấy giờ của cha Léopold Cadière, đã chứng minh rằng vua Gia
Long bị ngập lút đầu trong những sự kiện.
Tác giả kết luận: “Vua Gia Long đã bị sức mạnh của những
biến cố chính trị xô đẩy, buộc ông theo đuổi chính sách của các tiên vương bằng
cách chú tâm gắn kết chặt sự nghiệp thống nhất vương quốc mà sự tương tranh của
các dòng họ lớn có đặc quyền đã ngăn trở dài lâu”.
Trong lời giới thiệu cuốn sách, PGS. TS. Bửu Nam,
thành viên hoàng tộc triều Nguyễn đã nhận xét đây là một công trình biên khảo về
vua Gia Long và lịch sử Việt Nam có những thành tựu đáng kể trong thời điểm xuất
bản, nhưng cũng có một số hạn chế do quan điểm, lối viết sử thuộc địa của tác
giả. “Đây là một cuốn sách khá hấp dẫn để tham khảo”, ông Bửu Nam đánh giá.
Công trình này được Michel Gautier xuất bản tại Sài
Gòn năm 1933, nhưng sau đó bị lãng quên trong lớp bụi thời gian, rồi tình cờ đến
tay thầy giáo Đỗ Hữu Thạnh, người tu nghiệp tại Pháp và dạy tiếng Pháp ở Pháp
quốc. Hứng thú với tác phẩm về vị vua mở đầu triều Nguyễn, thầy giáo Thạnh đã
dành thời gian dịch cẩn thận, đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia, học giả
thuộc Hoàng tộc để hoàn thiện bản dịch. Tác phẩm vừa được NXB Thế giới cho ra mắt
độc giả.
Lê Tiên Long
Nguồn:
https://news.zing.vn/hao-quang-cua-vua-gia-long-trong-mat-michel-gaultier-post1061302.html
https://news.zing.vn/hao-quang-cua-vua-gia-long-trong-mat-michel-gaultier-post1061302.html
https://zingnews.vn/chan-dung-vua-gia-long-qua-mieu-ta-cua-sung-than-lai-phap-post1109274.html
Trả lờiXóaCHÂN DUNG VUA GIA LONG QUA MIÊU TẢ CỦA SỦNG THẦN LAI PHÁ.
Michel Đức Chaigneau là con trai của Jean-Baptiste Chaigneau (có tên Việt là Nguyễn Văn Thắng), người theo phò vua Gia Long từ lúc còn tranh đấu với nhà Tây Sơn và sau khi thành công, đã làm quan trong triều đình nhà Nguyễn đến tận năm 1824 mới về Pháp. Michel Đức có mẹ là người Việt, sinh tại Huế năm 1803, chỉ một năm sau khi vua Gia Long lên ngôi. Do cha làm võ quan, chức Chưởng cơ, tước Thắng Đức hầu, được nhà vua trọng dụng nên Michel Đức thường xuyên được theo cha vào cung và nhiều lần gặp gỡ vua Gia Long.
“Vua Gia Long cao trên trung bình, thân thể cường tráng, tướng đạo mạo đáng kính tương xứng với tầm vóc, nét mặt đầy trang nghiêm và có sắc diện, chứng tỏ một tâm hồn cao đẹp; dáng điệu rất sang trọng và tính tình rất hòa nhã, nhất là trong lúc trò chuyện thân mật”. Michel Đức viết.
Tuy nhiên, do viết sách ở Pháp, nên con trai vị công thần có thể kể những điều về vị vua mà chắc chắn không sử quan trong nước nào dám viết: “Bản tính náo động tự nhiên cũng làm ông dễ chuyển từ sự điềm đạm tử tế sang giận dữ thái quá khi mệnh lệnh không được thi hành đúng mức”.
Với miêu tả chi tiết của Michel Đức về nét mặt vua Gia Long, chúng ta mới biết hai bên má của nhà vua có hai hột cơm đen đều mọc râu, tạo thành hai chòm râu nhỏ hai bên, cạnh chòm râu lớn ở chính giữa, nhưng không hoàn toàn pha trộn vào nhau.
Đặc biệt, tác giả này cũng cho biết là vua Minh Mạng cũng có hai nốt ruồi đúng chỗ như vậy, người ta bảo rằng đó là dấu vết riêng của nhà Nguyễn.
Về tính cách, vua Gia Long còn được miêu tả là “ngoài những lúc bàn luận nghiêm chỉnh, ông là người vui tính nhất và dễ thương nhất trong triều; trong chỗ thân mật, đôi khi ông thích nói tục khiến mọi người phải đỏ mặt”.