Nhà thơ Nguyên Lạc
VỤ
ÁN ĐẠO Ý THƠ
Nguyên Lạc
Dẫn nhập:
Chủ
ý bài viết này là để giải thích rõ vụ án "đạo thơ" của
thi sĩ NP Phan - tên FB: Phan Phú - đưa ra. Hình như ông cũng là thầy
giáo, nên chắc đã từng dạy "đạo đức", dạy "ngôn lời
chân thật" cho các học sinh. Phần phản hồi đến ông Đặng Xuân
Xuyến (ĐXX) chỉ là phụ, nên chỉ ghi sơ lược vì bài viết của ông không
có tính văn học, chỉ là "bài chửi mắng", mạ lị cá nhân
không đáng quan tâm.
CẢC
NHÂN VẬT LIÊN HỆ
1. Vài hàng với Đặng Xuân Xuyến
Trong các bài VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ [1]
của tôi - đã đăng trên các trang trong và ngoài nước - Tôi phân tích ý
nghĩa và cách dùng của một số cụm chữ/ từ , không biểt sao vô cớ
các ông Đặng Xuân Xuyến, Đỗ Anh Tuyến
và một số người trong nhóm ông - nhóm này tự cho là ĐẠI BÀNG
- tấn công "con sâu con kiến"
Nguyên Lạc tôi (Đó là những lời trong Email họ phát tán để mạ lị
tôi, xin xem ghi chú cuối bài)[2]. Tại sao vậy? Trong các bài trên tôi
chỉ phê phán chung chung, đâu có nêu tên ai đâu? Hãy đọc kỹ lại, sao
lại "nhột"?
Các bài viết tôi đúng theo yêu cầu văn học. Giả
dụ tôi có phân tích để phê phán các ông thì các ông cũng có quyền
phản bác lại, bằng các bài viết với ngôn từ văn chương cho phép. Sao
không phản bác mà lại phát tán các emails, các bài không có chút gì
tính văn chương, "bỏ bóng đá
người", dùng "ngôn ngữ
TRÍ THỨC không cho phép" để tấn công cá nhân. Đây là những "ngôn từ thơm tho" - tôi trích từ "bài chửi mắng" của ông - đã được dùng để mạ lị
tôi : "thằng lưu manh láu cá vặt
vãnh", "ngô nghê", "thiểu năng trí tuệ" (ông mượn
chữ Nguyễn Xuân Dương), “ếch ngồi đáy giếng”,
trẻ con và NGU (chữ dùng trong Email mà nhóm này đã phát tán cùng
khắp). Ôi ngôn ngữ văn chương!
Xin được ghi lại đây vài lời phản hồi của tôi
đã post dưới "bài chửi"
của Đặng Xuân Xuyến trên trang Blog Bâng Khuâng:
[ -- Nhận xét
sơ khởi: Bài này không có tính văn chương, chỉ là thói "bỏ bóng
đá người" như thường lệ cuả nhóm tự xưng "ĐẠI BÀNG VH VN HIỆN
ĐẠI. Chỉ biết dùng "ngôn ngữ TRÍ THỨC không cho phép" để
tấn công người.
-- "Chuyện chẳng đặng đừng"
nên tôi bắt buộc có vài lời với nhómnày:
- Phê bình là quyền của mọi người. Nghĩa của
phê bình là phải nói lên ưu và khuyết, chứ đâu phải "áo thụng vái nhau" khen "phe ta" ngất trời. Đây là
thời "văn minh" rồi, đâu
còn "ăn lông ở lổ",
mình trọng quan điểm mình thì cũng phải trọng của người chớ, đâu
phải vì người ta khác mình, phê bình mình mà vội "nộ khí xung thiên" dùng "ngôn ngữ đường phố" thóa mạ người. Hãy xem lại
những lời trong bài viết của Đặng Xuân Xuyến trên có "thơm tho" gì không? ...]
[VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT GẦN ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến][3]
Các bạn nếu có nhã ý xem hết các comments của
tôi, xin theo link đưa vào bài trên.[3]
2. Về phần thi sĩ NP Phan: Vụ án "đạo ý thơ"
Trong bài "chửi
mắng" mạ lị cá nhân trên, Đặng Xuân Xuyến có đưa ra vụ án "đạo ý thơ" xảy ra giữa
tôi và thi sĩ NP Phan - tên FB là Phan Phú. Hơn năm trước 6/2018 Phan Phú
đã kết án bài thơ HỜN DỖI 2 của tôi là "đạo ý" bài thơ NÓI GÌ ĐI của ông, trong khi ông cố
tình "bỏ quên" - đầy ý
đồ - bài thơ HỜN DỖI 1 của tôi đã viết trước ông khoảng 1 năm post
trên FB tôi ngày 19 tháng 8 năm 2017 và đăng trong Ebook thơ MỘT THỜI của
tôi trên trang T Vấn. net. Thi sĩ NP
Phan - Phan Phú kết án tôi đạo thơ ông, tôi vẫn cố "hạ mình" để mong cho qua chuyện vì dù gì cũng
chổ quen biết và không muốn chuyện xấu thêm: "Dĩ hòa vi quý". Vụ án này xem như tạm thời giải
quyết, vậy mà hôm nay lại bị gợi lại.
Ông Đặng Xuân Xuyến cố tình tìm - hay "ai đó" đưa đến ông - rồi post vào bài với ý đồ
hạ uy tín tôi.
Tôi đã gởi đến thi sĩ NP Phan- Phan Phú- những
lời sau:
"Kính
thi sĩ NP Phan, hôm qua tôi có tin nhắn đến thi sĩ hỏi rằng thi sĩ có
đồng ý cho phép ông ĐXX đăng lên việc "hiểu lầm" - tôi nghĩ
là "đã giải quyết" giữa chúng ta - không?
Tôi
vẫn chưa nhận được câu trả lời của thi sĩ. Hôm nay lại thấy thi sĩ
post lên FB mình bài "chửi mắng" của ĐXX, một bài thiếu tính
văn chương, chỉ những lời ngụy trá,
"ngôn ngữ đường phố" phỉ báng cá nhân người khác.
-
Đã không trả lời tôi mà lại post "những lời mạ lị cá nhân"
này, tôi xem như thi sĩ thật sự muốn "Đổ thêm dầu vào lữa",
muốn tiếp tay với ĐXX "tấn công" cá nhân tôi.
Than
ôi! Thế là tôi sẽ phải bắt buộc "tự biện hộ", phải làm
cái "chuyện chẳng đặng đừng", dù thật tình lòng không muốn
vì biết rằng nó sẽ dẫn mọi
chuyện đến " chiều hướng xấu"
VỤ
ÁN ĐẠO Ý THƠ
Tôi xin ghi ra đây 3 bài thơ liên quan đến vụ án
này để các bạn nhận xét:
1. Bài thơ thứ nhất - của Nguyên Lac
HỜN DỖI 1
Có
chút sầu bi trong mắt em ?
Chiều
rơi bên đồi vắng êm đềm
Môi
ngoan không tiếng dù than trách
Chết
điếng hồn tôi yêu lắm thêm !
Có
nỗi niềm chi trong mắt ai ?
Lặng
im ngồi dõi áng mây trời
Dáng
gầy tóc xỏa bờ vai mỏng
Buồn
hỡi người ơi buốt tim này !
Có
giận hờn không trong mắt sâu ?
Buồn
nghiêng sợi nắng phai ngang đầu
Ve
ơi thôi nhé đừng vang tiếng
Kẻo
phượng hồng rơi mắt lệ nào!
Hè
nơi xứ lạ không phượng vĩ
Chỉ
tiếng ve thôi đủ đời sầu !
Nhớ
ơi mắt lệ chiều xưa ấy!
Có
cách nào quên mối tình đầu?!
Nguyên Lạc
(Trên Facebook 8/2017 và
Ebook Một Thời)
Post lại lần thứ hai
ngày 30 tháng 5, 2018)
(
Hình 2: Ảnh chụp bài thơ Hờn Dỗi 1 post lần thứ nhất ngày 19 tháng 8
năm 2017)
Đây là đường link dẫn đến bài thơ post trên FB
lần đầu ngày 19 tháng 8, 2017
- Giải thích thêm về bài thơ Hờn Dỗi 1:
Như đã ghi, bài thơ HỜN DỖI 1 này post lần đầu
ngy 19 tháng 8 năm 2017 và có đăng trong Ebook Một Thời trên trang T- Vấn. net; nó được Post lại
trên FB Lac Nguyên ngày 30 tháng 5, 2018. Thi sĩ NP có đọc và Like (Xin
xem hình chụp có tên ông: Phan Phú). Nhưng sau khi bài "chửi
mắng" của Đặng Xuân Xuyến xuất
hiện tấn công tôi, thi sĩ NP Phan đã xóa bỏ dấu Like chắc ý ông muốn
nói: - Ông không có biết bài HỜN DỖI 1 này.
2. Bài thơ thứ
hai - của Nhà thơ NP Phan:
Sau bài thơ của tôi ghi trên 2 ngày, thi sĩ NP
Phan post bài thơ này trên trang FB của ông:
NÓI GÌ ĐI...
nói
gì đi kẻo nắng phai
chỉ
còn lại chút trang đài đó thôi
nói
gì đi dẫu buồn vui
xa
xăm trong mắt nét cười an nhiên
hứa
gì đi kẻo mưa nghiêng
có
trong hư ảo một miền vô ưu
hứa
gì đi chút niềm yêu
đã
vơi đi bớt ít nhiều xót xa
nhớ
gì đâu chốn cỏ hoa
tiếng
chim hót cũng la đà gió sương
thương
gì đâu những con đường
đưa
ta về với chiều buông cuối mùa
NP Phan
Post ngày 01 tháng 06,
2018
Tình cờ đọc được bài thơ này của NP Phan tôi
buồn quá, tại sao? Sẽ giải thích ở dưới. Tôi vội vàng viết bài thơ
HỜN DỖI 2 dưới đây, cố tình dùng lại vài cụm từ - cụm từ rất giản
dị ai cũng biết nghĩa, không thuộc riêng ai - trong bài thơ ông để "nhắn nhủ" đến thi sĩ NP
Phan. Nhắn nhủ gì? Tôi cũng sẽ giải thích rõ bên dưới.
3. Bài thơ thứ ba - của Nguyên Lac
HỜN DỖI 2
Nói
đi em kẻo nắng phai
Chiều
nghiêng bóng xế thở dài với tôi
Khẽ
nhe em chuyện buồn vui
Để
tôi vẫn thấy nụ cười hồn nhiên
Dỗi
chi em để mưa nghiêng
Thấm
thêm chút lạnh chỉ phiền muộn thôi!
Chiều
nay cô lữ bên trời
Dương
lam màu nhớ một thời đã xa
Nhớ
làm sao mắt lệ nhòa
Thương
gì đâu những xót xa tình đầu!
Dại
khờ rồi cũng qua mau
Thời
gian để lại nỗi sầu tóc ai
Tình
đầu như sợi tóc dài
Dù
màu có bạc vẫn hoài vấn vương
Sợi
thương sao vẫn âm thầm
Ve
sầu phượng thẫm siết lòng tôi chi?!
Nguyên Lạc
Post 02 tháng 06,20184.
4. Những ý muốn "nhắn nhủ" đến NP Phan
Sau đây là những cảm nghĩ của tôi:
1. Hình như tôi thấy thấp thoáng đâu đây, trong
bài thơ của NP Phan bóng dáng người con gái của tôi - hy vọng rằng tôi
nghĩ sai - người con gái ngây thơ vụng dại trong bài thơ HỜN DỖI 1.
- Người con gái của tôi còn ngây thơ lắm, chưa
từng trải việc đời. Xin đừng "hiếp
dâm chữ nghĩa" - mượn cụm từ của cố triết gia Phạm Công
Thiện - biến người con gái chân chất 14 - 15 tuổi, học lớp 8, lớp 9
nghèo hèn, chưa biết đau khổ cuộc đời của tôi thành cô tiểu thư khuê
các, "trưởng giả", hay
thành nữ "triết gia, đạo
sư" lõi đời thông qua cách gán ghép những chữ "cao siêu" hay xin lỗi "sáo rỗng": "Cười an
nhiên", "hư ảo", "miền vô ưu", "trang đài"
vân vân ... Sao nỡ khoát lên người con gái ngây thơ của tôi sắc màu sặc
sỡ, lòe loẹt như thế? Tội nàng quá đi.
- Những chữ tôi "cố
tình" dùng lại để nhắn nhủ: "Nhớ
gì đâu", "thương gì
đâu" ... chỉ là những chữ bình thường ai cũng nói, ai cũng
hiểu, đâu của riêng ai; sao nói tôi là "đạo
thơ"?
Như đã biết, ngay cả những chữ "đặc
biệt" của thi sĩ Bùi Giáng như: Tà huy, tà huy bay, miên trường
vân vân người sau cũng "mượn"
dùng, có ai nói là "đạo
thơ" đâu?
Riêng về các cụm chữ: Nắng phai, chiều nghiêng,
mưa nghiêng ... tôi cũng đã sử dụng trong bài HỜN DỖI 1 hơn một năm về
trước - trước bài thơ của NP Phan - tôi có nói gì đâu? Sự trùng lặp
vài câu chữ, vài ý câu thơ có gì quan trọng lắm đâu mà phải quan tâm
quá mức.
- Tình yêu là chuyện ngàn đời của nhân loại:
Ngàn năm trước Lý Bạch, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ ... đã đề cập đến; ngàn
năm sau Nguyễn Du, Cao Bá Quát... và sau nữa Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,
Quang Dũng ... cũng nói đến, vậy gọi là người sau "đạo ý, đạo thơ" của người trước sao?
Chỉ gọi là "đạo
câu thơ" "đạo bài thơ" khi ta "bê nguyên xi" câu thơ/ bài thơ của người mà không
chú thích rõ và ghép tên mình vào đó.
Theo chủ quan tôi, nếu có ai đó "ăn theo" ý/ thơ mình thì
là một điều đáng mừng, vì thơ mình hay người khác mới "ăn theo"; chỉ đừng "bê
nguyên bài" của người rồi ghi tên mình vào. Nếu mình thật sự
là thi sĩ "nổi tiếng"
thì sợ gì người khác "ăn
theo"? Chỉ khi nào chưa "tự
tin", sợ người "ăn
theo" viết ra bài thơ hay hơn mình thì mới "la toáng" lên.
- Nếu "ai
đó" cứ khăng khăng cho là người viết sau, có vài ý trùng, là
"đạo ý" của người viết
trước thì xin hỏi, căn cứ vào thời gian xuất hiện 3 bài thơ trên: AI
ĐẠO Ý THƠ AI?
5. Vài ý thêm về thơ
- Việc thưởng thức thơ rất giống việc thưởng thức rượu.
Người ta cân nhắc cái ngon và cái dở của rượu ở đâu? Không phải ở cái chai hay
cái ly. Cũng không phải ở cái chất lỏng trắng tinh, vàng óng hay nâu đậm... được
gọi là rượu. Không, người ta cân nhắc ở cái vị hay cái hậu của rượu còn lại
ngay trên chính đầu lưỡi hay vòm họng của mình.
(Viết theo Nguyễn Hưng Quốc)
- Thơ hay là do "cảm
xúc thật" của tâm hồn. Chính cảm xúc thật này mới đánh
động được lòng người đọc, chứ không phải do lý trí sắp xếp các con
chữ cạnh nhau: "Ào ào lá đổ
nhưng chẳng thấy mùa thu đâu"
- Xin lại được ghi ra đây những câu bàn về thơ rất hay
mà tôi tâm đắc của nhà bình luận Lê Hữu:
[...
Ngôn ngữ thơ là chữ nghĩa, hình ảnh, ý tưởng … chỉ có ở trong thơ hơn là trong
đời thực. Có điều, khi đọc, nghe, ta cảm thấy như là có thực, có ý nghĩa và chấp
nhận được; hơn thế nữa, lại còn rung cảm vì thứ ngôn ngữ ấy. Bất kỳ cách diễn đạt
nào làm cho người ta đọc ra thơ, nghe ra thơ, hiểu ra thơ muốn “nói” điều gì, đều
là ngôn ngữ thơ.
Chữ
nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những
vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trường… mà người
làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng
gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc...] [Lê
Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn]
LỜI
KẾT
Để kết thúc bài viết này, tôi xin có vài hàng
VỀ VẤN ĐỀ TƯƠNG KÍNH TRONG TRANH BIỆN:
1. Trong tranh biện, không có vấn để tuổi tác, nam nữ,
nổi tiếng hay không nói tiếng... Chỉ nên luận bàn đến việc đúng sai trong
tình thần kính trọng quan điểm của nhau. Cách hành Xử ở đời là phải biết
tương kính, luôn dùng lời kính ngữ thích hợp cho xứng với tiếng tăm của mình,
cho xứng đáng là người "có giáo dục", người TRÍ THỨC.
2. Trong tranh biện, phải dùng lý lẽ để bảo vệ quan
điểm mình, chứng mình rằng người khác sai;
chứ đừng nên chưa gì đã vội chửi mắng người khác, mạ lị hạ nhuc cá
nhân người khác. Việc này không xứng tầm với người văn minh, TRÍ THỨC.
Trong "bóng đá" điều xấu này gọi là BỎ BÓNG ĐÁ NGƯỜI. Trong các trận
đá bóng "quê mùa" thì được, vì là "luật rừng"; còn nếu ở
các trận đấu "quốc tế", văn minh, thì người dùng trò này sẽ bị
chửi, bị trọng tài cho thẻ đỏ và đuổi ra sân vì hành vi BẨN THỈU.
Trân trọng
Nguyên Lạc
................
[1]. Nguyên Lạc: VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2)
Nguyên Lạc: VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3)
[2]: - Đây là lời trong Email của nhóm "Đại
Bàng":
[
... Chú Bùi Mạnh Hiệp còm dưới bài "Nguyên Lạc và những chày cối":
"Mình nghĩ thế này Xuyến ạ: Thắng thua làm gì... Nếu là đại bàng thì dù
giông bão đại bàng vẫn cất cánh bay- nhưng nếu là con sâu con kiến... có châm nọc
đốt người.... mãi mãi vẫn chỉ là loài sâu loài kiến. Để thời gian quý báu mà
chăm con, sáng tác thơ văn chia sẻ với bạn bè, chấp gì loại sâu kiến làm mình
cũng nhỏ đi."Anh thấy chí lí đấy Tuyến ạ - Việt Kháng- From:thanh tuan.
Date: Wed, Nov 20, 2019 at 9:24 AM... ]
- Đây là lời của Đỗ Anh Tuyến
Ôi...
Lạc với chả nguyễn
Đạo
thơ lại thích dạy đời
Làm
thân thằng mõ lại đòi mâm son
[3]. VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT GẦN ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC
- Đặng Xuân Xuyến
Phản hồi của Tan Dinh Do - Trích đoạn:
Trả lờiXóaSáng nay tình cờ hiểu tâm sự của nhà thơ Nguyễn Lạc khi bày tỏ nhà thơ tôi quên tên ở VN đạo thơ của vài ý từ mà xưa nay nhiều người gâp phải . Từ thì còn châm chế, nhưng ý thì không chấp nhận tuy nhiên "tư tưởng lớn gặp nhau " có thể có người nói vậy, nói chơi thôi. Nhân vật con gái nào như cô gái 15 tuổi NL đưa lên mà nhà thơ nầy trách tâm hồn đài trang kiểu cách khác cô gái quê mộc mạc đằm thắm trong sáng Hậu Giang xưa cũ.
Có thể nhờ đọc bài thơ NL khiến thi sĩ ở VN xúc cảm nên nắn nót ra thơ riêng, chớ làm sao dám lấy bài thơ có hồn đó ghi tên cúng cơm của mình nhận là TG làm ra. Đáng lẽ phải cám ơn bạn NL mới đúng, vì gợi hứng làm ra bài thơ. Làm vậy là ăn cắp nguyên thơ bạn NL đó. Đâu chấp nhận được.
Sau hai ngày đưa thơ mới hay bạn đó lấy thơ bạn đưa lên rồi dám nói NL đạo thơ bạn đó, khi chính người này ăn cắp thơ bạn NL rồi. Trong thơ NL nhắc trách cô gái "đài trang" khác hẳn vẻ đẹp thơ ngây 14 hay 15 tuổi của bạn hay của chung
* "Tuổi xuân em mới trăng rằm
Mà hồn cô quạnh gọi thầm xuân xưa "
Có trùng ý nghĩ của tôi khi vào SG học năm 64, thấy cô gái Bắc ở hẻm Bàn Cờ đối diện.
Tôi không rõ nhà thơ ở VN đó có lấy y nguyên bài thơ của bạn NL rồi đổi ra tên mình, đưa qua những trang khác cho độc giả VN thưởng thức không, nếu đúng là đạo văn rồi. Chúng ta cần tẩy chay tình trạng này. Bạn thấy ngại không dám phê bình, để tôi so sánh hai bài thơ đó trên mạng, có tên tuổi cả hai khác nhau và ngày làm thơ tuy gần đó nhưng khác nhau. Tôi sẽ đem tên đạo thơ ra mỗ, như bắt một tên ăn trộm bị phát hiện lấy đồ nhà tôi, lại vanh vách nói là đồ nhà của chính họ.... - Tan Dinh Do 21 tháng 12, 2019 lúc 12: 11
Link bài viết:
https://www.facebook.com/tan.do.1671897/posts/736109503551515
Comment của Tịnh Tâm 23 tháng 12, 2019
Trả lờiXóaThật ra TT đã đọc và xem nhiều bài viết về thơ , văn , ý nghĩa của từng từ ngữ trong mỗi ngữ cảnh văn học cũng như đời thường...TT rất kính nể kiến thức uyên bác về văn học của anh, trong thời đại nhập nhoạng ngôn từ, chữ nhiều nghĩa ít như hiện nay, TT nghĩ những ACE yêu thích văn học hẳn vẫn cảm thán một điều là " Thơ, văn, nhạc, hoạ " ngày xưa dùng văn từ rất hay, rất đẹp, rất thanh thoát ...". Điều này ... TT cảm nhận ngày nay người ta không quan tâm hay không đủ quan tâm ... Vậy thì, một người như anh Lac Nguyen có cần phải đạo thơ hay đạo ý thơ không ?.. và để làm gì ..? Khi mà với anh thi phú ,ngôn từ như một vườn hoa bất tận..?
Còn riêng về bài thơ HỜN DỖI 1, khi anh post lại ngày 30.5.2018 TT đã từng xem và cmts.. Sự thật vẫn là sự thật , những khuất lấp, ngộ nhận, hay vì một lý do nào đó dẫn đến VỤ ÁN này, TT rất lấy làm tiếc ..
Tịnh Tâm
link dẫn đến comment của TT
Trả lờiXóahttps://www.facebook.com/photo.php?fbid=2442545006059418&set=p.2442545006059418&type=3&theater
Và ĐÂY MỚI LÀ SỰ THỰC AI ĐẠO THƠ AI:
Trả lờiXóahttps://dangxuanxuyen.blogspot.com/2019/12/vai-loi-ve-bai-vu-ao-y-tho-cua-ong.html
Trả lời đến nhóm Đặng Xuân Xuyến:
Trả lờiXóa1. "Tôi bật cười thấy thương hại ông Nguyên Lạc quá. Khổ! Chặn nick của tôi bao ngày tháng để mặc sức viết về tôi thế này thế kia mà tôi “không dám lên tiếng” (vì tôi không đọc được) nay lại bỏ chặn (không biết giờ đã chặn lại chưa) - ĐXX
Nguyên Lạc tôi trá lời: Tôi xác nhận có chặn FB của ĐXX và cho tới nay tôi CHƯA TỪNG BỎ CHẶN, vì tôi không muốn dây dưa với người không biểt dùng KÍNH NGỮ. Trang blog của ĐXX đăng bài mạ lị tôi mà không cho tôi phản hồi: Tất cả phản hồi của tôi trên trang này này đều bị xóa sạch, ông chỉ đăng những phản hồi có"chọn lọc" và "định hướng" của nhóm ông.
2. Về việc các bài thơ HỜN DỖI
- Quan trọng là bài HỜN DỖI 1 post ngày 30/5/2018, trước bài thơ của NP Phan- Phan Phú- 2 ngày và NP Phan có Like, sau đó NP Phan đã xóa chữ Like này. Đâu ai có thể dời thời gian ra xa hơn phải không? Và như tôi đã nói, khi post lên FB lần thứ 2, tôi có edit lại: Đó là chỉnh hai chữ BUỒN GIĂNG thành BUỒN NGHIÊNG cho chính xác. Tôi có quyền edit khi post lại phải không? Hãy xem lại bài thơ post lại ngày này 30/5/2018 và hình ảnh trong bài viểt VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ đăng trên BÂNG KHUÂNG và nguyenlac. blog. Đây link dẫn:
https://nguyenlac.blog/2019/12/24/vu-an-dao-y-tho-nguyen-la%cc%a3c/
- Còn bài thơ post lần thứ nhất ngày 19/8/2017 thì đúng ra cũng không cần thiết, không cần đưa ra, vì lần post thứ 2 đã đủ rồi, có NP Phan xem và Like. - xin xem ảnh chụp trong bài viết trên.
Cách đây khoảng 2 ngày, khi tôi tìm và share bài thơ HỒN DỖI 1 này lại trên dòng thời gian FB hiện tại,sẵn dịp tôi edit lại cho giống lần thứ 2 thì có gì sai trái?: Chỉ sửa chữ GIĂNG thành chữ NGHIÊNG cho chính xác thì có gì thay đổi Ý THƠ?
3.Đúng ra thì tôi chỉ muốn TỰ BIỆN HỘ vụ bị kết án "đạo thơ" này một lần thôi, không đăng bài đâu khác vì dù gì cũng có quen biết với NP Phan- Phan Phú, không muốn chuyện xấu thêm: "Dĩ hòa vi quý". Nhưng vì ông ĐXX vẫn cố tình không bỏ qua, muốn sanh sự thêm nên tôi sẽ công bố bài tôi đến các trang hải ngoại. Nếu ông thi sĩ NP Phan có "điều gì" thì hãy trách ông Đặng Xuân Xuyến.
Xin nói rõ lại, tất cả hình ảnh về các bài thơ, ngày tháng năm đều có trong bài VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ
Xin lỗi thời gian quí báu của các bạn
Trân trọng
...........
* VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ
https://nguyenlac.blog/2019/12/24/vu-an-dao-y-tho-nguyen-la%cc%a3c/
Xin nói rõ cái ý đồ cố tình "mập mờ" của Đặng Xuân Xuyến:
Trả lờiXóaTôi có viết 2 bài thơ HỜN DỖI:
- Bài thứ 1 viết ngày 19 tháng 8, 2017 tên là HỜN DỖI sau post lại lần 2 ngày 30 tháng 5, 2018, có chỉnh lại chữ BUỒN GIĂNG thàng BUỒN NGIÊNG , trước bài thơ của NP Phan 2 ngày
- Bài thứ 2 viết ngày 2 tháng 6, 2018 tên là HỜN DỖI 2, sau khi thấy "hình như" có bóng dáng người con gái 14, 15 tuổi tội tình của mình bị khoát cho "sắc màu" lòe loẹt trong bài thơ của NP Phan . Bài này sau bài NP Phan 1 ngày, như có giải thích rõ trong bài viết.
Xin nói rõ là hai bài HỜN DỖI hoàn toàn khác nhau, một bài viết trước và một bài viểt sau, chứ không có ý đồ cố tình "mập mờ" là một như ĐXX đã làm. Than ôi Trí Thức
.
Mời các bạn đọc bài viết VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ trên FB tôi, có đầy đủ các comments
https://www.facebook.com/stevngy50/posts/1635018949972456
Về lời mới đây của ĐXX nói tôi "sửa nội dung" bài HỜN DỖI 1
Trả lờiXóa- Đây là bài thơ HỜN DỖI 1, sau khi thi sĩ NP Phan đã xóa dấu Like, xin so sánh lúc có dấu Like của NP Phan Phú xem có thay đổi gì không? Mà ĐXX nói là tôi "sửa nội dung"? Sửa đâu? Có bài 2 thì bài này không phải là bài 1 sao?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1164084523732570&set=a.112383845569315&type=3&theater
Nhà cháu mời Quý vị nhấp chuột vào like dưới đây để rõ:
Trả lờiXóaAI ĐẠO THƠ AI?
https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2019/12/vai-loi-ve-bai-vu-ao-y-tho-cua-ong.html
Và đây là cái trò thô bỉ của Đặng Xuân Xuyến khi thêm mấy câu cuối này vào
Trả lờiXóa.
Ve ơi
"thôi nhé đừng vang tiếng
Lưng tròng mắt lệ
đớn đau nhau !
.
Phượng ơi !
còn thắm bờ môi ấy ?
Thảm lắm đời ai
khi mất nhau !"
.
Mời đọc bài này tôi đã đăng trên các trang web
TÌNH THƠ DẠI / HỜN DỖI...
http://www.art2all.net/tho/nguyenlac/nguyenlac_tinhthodai.htm
và trong Ebook Một Thời - trang 17 và trang 18 có 2 bài thơ HỜN DỖI trên t-van.net
http://t-van.net/wp-content/uploads/2018/10/MOT-THOI-THO-NGUYEN-LAC.pdf
Mời Quý vị vào dòng thời gian trên facebook của nguyên lạc các ngày 30/05/2018, 02/06/2018 và 19/08/2017 rồi nhấp chuột xem phần lịch sử chỉnh sửa sẽ rõ có đúng như tôi đã copy và chụp ảnh không? Và Quý vị còn biết được nhiều điều thú vị hơn những gì tôi đã trình bày trong bài viết!
Trả lờiXóaXin cảm ơn Quý vị đã đọc!
Kính chúc Quý vị sức khỏe, may mắn và thành công!
Đặng Xuân Xuyến
Mấy "câu thơ" con cóc này mà dám thêm vào cuối bài HỜN DỖI của tôi, không sợ người ta cười cho thúi đầu
Trả lờiXóaÔi ĐẠI BÀNG,. Ôi Trí Thức
Tự thêm mấy câu "con cóc" này, tự "diễn biến", rồi tự chụp ảnh, tự phát tán khắp Email gần 100 người. Bái phục "ngài" ĐXX dám làm chuyện như vầy
Trả lờiXóaThật trơ trẽn bỉ ổi. Tất cả lù lù ở lịch sử chỉnh sửa trên facebook mà còn già mồm cãi lấy được. Đúng là kẻ bệnh hoạn không có nhân cách
Trả lờiXóaMời đọc các bài HỜN DỖI đã đăng trên các trang blog NHÃ MY - Không bị gán ghép:
Trả lờiXóaCHÙM THƠ NGUYÊN LẠC
http://nhamyngocsuong.blogspot.com/2019/03/chum-tho-nguyen-lac.html
Ông Nguyên Lạc thật bỉ ổi!
Trả lờiXóaSợ mọi người sẽ lật tẩy chân tướng đã cho ẩn các ngày 30/05/2018, 02/06/2018 và 19/08/2017 trên dòng thời gian ở facebook.
Cháy nhà mới ra mặt chuột
Thế mà trên facebook của ông này vẫn ra rả chửi anh Đặng Xuân Xuyến là gán ghép, ngụy tạo
Đây ông vẫn còn nguyên thí dụ bài HD viết ngày 30 tháng ̀, 2018 trước bài thơ của NP Phan 2 ngày , có Like của NP Phan, Ông và ĐXX đâu thuộc bạn bè với tôi mà xem được? Mời các bạn xem
Trả lờiXóahttps://www.facebook.com/photo.php?fbid=1164084523732570&set=a.112383845569315&type=3&theater
Sorry:Chỉnh lại: Đây ông vẫn còn nguyên thí dụ bài HD viết ngày 30 tháng 5, 2018
Trả lờiXóaMời mọi người đọc bài viết của anh Đặng Xuân Xuyến có hướng dẫn cách xem lịch sử chỉnh sửa trên blog Tiếng Lòng Người Xa Quê. Mọi người có thể copy về sử dụng vô tư nhé
Trả lờiXóahttps://tienglongnguoixaque.blogspot.com/2019/12/vai-loi-ve-bai-vu-ao-y-tho-cua-ong.html
Y chưng ra thơ của y đăng trên web này bolg kia, ví như ở blog của chị Sương Lam không hề có "mấy câu thơ con cóc" đó.
Trả lờiXóaY nghĩ ai cũng ngu sẽ tin lời y? Mấy trang web đó đăng bài đúng như y vừa chưng ra vì lúc đó y chưa đạo thơ của nhà thơ Phan Phú, hoặc y chưa bị lật tẩy hành động trộm cắp nên những bài thơ đó là 1 thì có gì lạ. Giờ bị tôi lật tẩy hành động trộm cắp nên y sửa lại 2 bài thơ có chung tên là DỖI HỜN trên facebook để ngụy tạo "chứng cứ" rằng DỖI HỜN 2 là bài kế tiếp của chuỗi bài thơ DỖI HỜN - DỖI HỜN 1, rồi nhân đà đó tố ngược lại nhà thơ NP Phan đạo thơ của y. Nếu là người đàng hoàng thì y cho hiện công khai trở lại trên dòng thời gian facebook mấy ngày bị tôi lật tẩy để mọi người cùng kiểm chứng lịch sử chỉnh sửa, chưng mấy bài đăng trước kia trên mấy trang web ra làm gì để nhận thêm sự khinh bỉ của mọi người.
Chính vì y hùng hổ “tuyên bố”: “Riêng về các cụm chữ: Nắng phai, chiều nghiêng, mưa nghiêng ... tôi cũng đã sử dụng trong bài HỜN DỖI 1 hơn một năm về trước - trước bài thơ của NP Phan - tôi có nói gì đâu?” nên y đã đổi tên bài HỜN DỖI trên dòng thời gian ngày 30/05/2018 thành HỜN DỖI 1 và sửa lại nội dung cho khớp với bài NÓI GÌ ĐI của NP Phan để ngụy tạo chứng cứ, phủ nhận DỖI HỜN 2 (y đổi tên thành KHÚC TÌNH 2 khi gửi đăng trên blog của chị Sương Lam) đã đạo NÓI GÌ ĐI và tố ngược NP Phan “đạo thơ” của y:
Trả lờiXóaNhưng khi bị tôi lật tẩy trò ngụy tạo chứng cớ, y liền thay đổi chế độ chia sẻ bài DỖI HỜN từ công khai sang một mình để lấp liếm chuyện trí trá bị tôi phát hiện. Y lu loa tôi tự dàn dựng, tự ghép ảnh nhưng y không chỉ ra được tôi ghép ảnh chỗ nào? Rồi y tung ra bằng chứng bài DỖI HỜN đăng trên trang Art2all và blog của chị Sương Lam (y đổi tên là KHÚC TÌNH 1) rồi bù lu bù loa rằng y có sửa chữ nào đâu? Vậy sao y không cho hiện công khai trở lại bài DỖI HỜN trên dòng thời gian facebook ngày 30/05/2018 để mọi người cùng vào kiểm chứng lịch sử chỉnh sửa? Và y nói sao với lời “kết tội” nhà thơ Phan Phú: “Riêng về các cụm chữ: Nắng phai, chiều nghiêng, mưa nghiêng ... tôi cũng đã sử dụng trong bài HỜN DỖI 1 hơn một năm về trước - trước bài thơ của NP Phan - tôi có nói gì đâu?” trong bài “VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ” y đã dày công dàn dựng?
Thưa Quý vị!
Nguyên Lạc đúng là thằng trộm cắp trơ trẽn, bỉ ổi hết mức!
Đây ông vẫn còn nguyên thí dụ bài HD viết ngày 30 tháng ̀5, 2018 trước bài thơ của NP Phan 2 ngày , có Like của NP Phan, Ông và ĐAT đâu thuộc bạn bè với tôi mà xem được? Mời các bạn xem
Trả lờiXóahttps://www.facebook.com/photo.php?fbid=1164084523732570&set=a.112383845569315&type=3&theater
Mời đọc tất cả sự thât và những ý đồ của "ai đó" tại đây. Đã Update đầy đủ
Trả lờiXóaVỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ – Nguyên Lạc
https://nguyenlac.blog/2019/12/24/vu-an-dao-y-tho-nguyen-la%cc%a3c/
SỰ THẬT NẰM Ở ĐÂY NÀY ÔNG ĐỆ NHẤT ĂN CẮP THƠ NGUYÊN LẠC:
Trả lờiXóahttps://dangxuanxuyen.blogspot.com/2019/12/vai-loi-ve-bai-vu-ao-y-tho-cua-ong.html