Nguồn:
https://nhacxua.vn/cau-chuyen-ve-bai-hat-hoai-thu-cua-van-tri-ca-khuc-duy-nhat-duoc-pho-tu-tuy-but/
CÂU
CHUYỆN VỂ BÀI HÁT “HOÀI THU”, CA KHÚC DUY NHẤT ĐƯỢC PHỔ TỪ… TÙY BÚT
Đông
Kha
Những bài nhạc được phổ thơ thì đã quá quen thuộc và
là lẽ thường, có một bát hát không được phổ từ thơ, mà phổ từ tùy bút, đó là
bài hát “Hoài Thu” của nhạc sĩ Văn Trí, nổi tiếng qua giọng hát Thanh Thúy.
Mùa
thu năm ấy
Trên
đường đến miền cao nguyên
Đà
Lạt núi rừng thâm xuyên
Thác
ngàn nước bạc thiên nhiên
Chạnh
lòng tôi thấy
Lá
vàng rơi nhẹ say mơ
Trong
rừng thu đẹp nên thơ
Lưng
trời đàn chim bơ vơ
Mùa
thu năm nay
Tôi
lại thấy lòng lâng lâng
Khi
nhịp bước nhẹ đôi chân
Trong
rừng vắng lạnh bâng khuâng
Bầy
nai ngơ ngác
Lá
vàng rơi đầy miên man
Trên
bờ cỏ rộng thênh thang
Nghe
mùa thu đi ngỡ ngàng
Đóa
hoa phù dung trắng xóa
Ngàn
cây hiu hắt tiếng nhạc
Mảnh
linh hồn tôi thu nay
Là
linh hồn tôi thu nào
Nắng
đây vẫn là nắng ấm
Mùa
thu thương nhớ mơ màng
Gió
thu về đây mơn man
Hồ
thu xanh biếc tràn lan
Đồi
thông vi vút
Nghe
chừng lá động muôn phương
Đà
Lạt những chiều mây vương
Có
mùa thu vàng dâng hương
Nhịp
chân ai đấy
Hay
là gió thoảng xa xôi
Gió
làm rung động tim tôi
Hay
là dư âm thu rồi?
Thông tin về nhạc sĩ Văn Trí hầu như không thể tìm thấy,
chỉ biết rằng hiện nay ông đã gần 80 (sinh năm 1941) và đang sinh sống tại New
Zealand. Bài hát HOÀI THU là sáng tác nổi tiếng nhất của ông có nội dung viết về
vùng cao nguyên Đà Lạt, được biết rằng bài hát được nhạc sĩ viết dựa trên bài
tùy bút của thi sĩ Đinh Hùng mang tên là CẢM THU, được đăng trong giai phẩm
“Mùa Gặt Mới” xuất bản tại Hà Nội năm 1940. Đây cũng là sáng tác đầu tiên của
Đinh Hùng được đăng trên báo.
CẢM
THU
Tùy bút Đinh Hùng
Thu
năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ…
Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những
nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng
như một linh hồn còn trẻ?
Nắng
ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước.
Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình đi trên con đường này, thu
năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường này hiu hắt, tôi đem lòng về để gặp
mùa thu thương nhớ cũ, và nay cũng thấy thu về để nước hồ xanh. Chân ai đi xa vắng
đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào vương vấn hồn tôi, hay
cũng chỉ là dư thanh của một ngày xưa cũ? Chao ôi! Buồn lại nhiều rồi, nhưng chỉ
buồn như năm trước. Lòng tôi chẳng biết tìm ai mà nhớ, hôm nay nhớ lại buồn qua
mới thấy nắng kia nhiều dĩ vãng.
Tôi
nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu… Thế rồi cũng một mùa thu
trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tìm hồn
mình hiu hắt trong hồn thu mới… Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông
này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại cả rừng cả suối, bây giờ tôi cũng về đây
để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều.
…Từ
hôm rời chân ở bến sông vàng.
Từ
biệt con thuyền phiêu bạt, tôi đã hết nhớ dãy núi xanh phơn phớt đằng xa và
bâng khuâng trở lại con đường quê thân mật.
Đi
trên đất đó, giữa hai ruộng ngô thơm nghe ngào ngạt… Hương này có phải hương
xưa? Ôi! Những dây đậu vẫn còn non mà luống khoai lang đã xanh tươi rồi nhỉ? Đi
trên đất đỏ, bên những luống rau cải cúc và dẫm lên cỏ may vàng. Đây là những
con bướm cũ, những cánh hoa xưa. Và này đây tất cả Ngày xưa: từng cơn gió nhỏ,
từng sợi dây buồn…
Thôi!
Thôi! Tôi không còn trẻ thơ nữa để say sưa đuổi bắt bướm đồng, và chẳng ngắm
gió sầu mây, chỉ hoa lòng nở cũng nhiều bông trắng!
Thương
nhớ vì sao! Tôi sớm giã từ hồn niên thiếu, hôm nay đi giữa cánh đồng lại thấy
tuổi nhỏ của mình tản mạn trên từng cánh bướm, sắc hoa, và chân bước đi những
bước ngậm ngùi, bởi chưng lòng tưởng con đường tan tác cánh hương của đóa xuân
hồng thuở cũ.
Đinh Hùng
Có thể thấy trong bài tùy bút này không nhắc gì đến địa
danh Đà Lạt. Ngay cả các hình ảnh trong bài cũng chỉ là một vùng quê Bắc Bộ nào
đó chứ không phải là cao nguyên Đà Lạt như trong bài hát của nhạc sĩ Văn Trí.
Bài hát chỉ mượn một vài hình ảnh biểu tượng của mùa thu, đó là lá vàng, là
mây, gió, đóa hoa phù dung. Còn lại những hình ảnh đặc trưng vùng cao nguyên
như bầy nai, đồi thông… hoàn toàn là do nhạc sĩ Văn Trí sáng tác nên. Vì vậy
trong cả hai bản nhạc tờ phát hành còn lưu giữ được đến ngày nay, thì đều ghi
nhạc và lời của Văn Trí, chứ không ghi tên Đinh Hùng.
Một bài hát nổi tiếng khác của nhạc sĩ Văn Trí, có thể
làm nhiều người bất ngờ, đó là bài hát TÌNH YÊU VÀ HUYỀN THOẠI. Bài hát này được
ca sĩ Thanh Lan hát trong băng nhạc Nhật Trường 6 trước năm 1975, nhưng phần
tác giả bị khuyết danh cho đến nay. Có một số nơi ghi tác giả sáng tác TÌNH YÊU
VÀ HUYỀN THOẠI là nhạc sĩ Minh Kỳ, tuy nhiên có thể thấy nét nhạc của bài hát
này hoàn toàn xa lạ với các bài hát quen thuộc của Minh Kỳ.
Cho tới gần đây, người viết có liên hệ được với một
người quen của nhạc sĩ Văn Trí, được cô gửi cho xem bản nhạc của TÌNH YÊU VÀ
HUYỀN THOẠI với thủ bút của chính tác giả, với bút danh là Văn Minh Trí. Bản nhạc
này được tác giả in lại tại hải ngoại chứ không phải tờ nhạc phát hành trước 1975.
Trong bản nhạc này, tác giả ghi năm sáng tác là 1968.
Bài hát là những vần thơ tuyệt đẹp và rất lãng mạn với
những câu chữ như được bước ra từ một câu chuyện thần thoại: Nàng vươn tay hái
sao trời đỉnh núi…
Nàng
mọc cánh bay đến nơi chân trời
Chàng
đuổi theo trên chuyến xe cuộc đời
Nàng
vươn tay hái sao trời đỉnh núi
Kết
lên tóc mây như đôi mắt tình yêu.
Nàng
cầm đuốc soi sáng tâm tư chàng
Bầy
thỏ ngoan đi trốn đôi tay chàng
Hồn
chết đuối nơi sông dài yêu đương
Bóng
đêm đứng trông chiều khóc ai sương mờ.
Trên
đồng bằng ân ái, môi nàng là hoa thắm
Cho
mật ngọt tình yêu, đam mê đừng trốn mất
Mây
mùa hè thiêu đốt, sa mạc lòng rực cháy
Chim
rừng về hỏi lá, đàn quạ bên cười rũ.
Nàng
là đá bao tuổi xanh hỡi nàng
Chàng
là rêu ôm đá mơ thiên đàng
Bằng
đôi chân mang linh hồn rã điếu
Đá
xanh chở rêu về núi ta tự tình.
Đông Kha
(Ghi rõ nguồn nhacxua.vn
khi copy bài viết này)
Nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên cho biết:
Trả lờiXóa"Thưa anh PĐ, sau khi liên hệ với nhạc sĩ Sông Trà (tên thật Trần Hữu Châu), sinh năm 1937, hiện đang ở quận Tân Phú thì được NS cho biết bài Hoài Thu là của NS nhưng đã bán đứt cho anh Văn Trí và kể từ đó trên bản in đều ghi tên NS Văn Trí. Anh này có học nhạc với thầy Hoàng Lan. Sau đó không còn liên lạc nữa nên không biết bài thứ hai. Trên các trang mạng, người ta vẫn ghi tác giả bài Tình yêu và Tuyệt vọng là Minh Kỳ. Ca sĩ Thái Hiền có hát bài này."
ẢM ƠN PĐ ĐÃ CHIA SẺ CHÚC AN LÀNH
Trả lờiXóahttps://st.quantrimang.com/photos/image/2019/10/07/thiep-chuc-mung-nam-moi-9.jpg