Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
GÁNH HÁT
Ngẩng mặt lên anh
Quệt nước mắt đi anh
Dừng thôi mấy trò “con
hát”
Đời vốn đủ đắng cay mặn
chát
Nếm cả đi anh để thấu hiểu
lẽ đời
Đừng đắp điếm nụ cười
Đừng ép niềm tin đem tráo
đổi
Chẳng phải quan tham
Chẳng cố phạm sai lầm
Hà tất ngán mặt sắt đen
sì xét xử
Hà tất khiếp lòng người
giận dữ
Chẳng sợ làm ma trong tù
Chẳng sợ tòa tuyên án tử
Ngẩng đầu lên để không thẹn
sống hèn.
Thôi nín đi mấy anh mấy
chị
Thương vay khóc mướn thế
đủ rồi
Bữa sáng người ta ăn
Bằng cả tháng nhà đông
con không
cần
chi tiêu tằn tiện
Chai rượu người ta uống
Hơn tháng đẫm lưng mồ hôi
đám người lao động
Người ta ở nhà lầu
Người ta đi xe hơi
Con cái ngông nghênh tiêu
tiền chẳng phải nghĩ
Tiền ở đâu ra
Của ông của cha
Hay thiên hạ xót nghèo đã
nhón tay “lại quả”.
Đúng sai đã có quan tòa
Anh hãy ngẩng cao đầu
Thử một lần làm đấng trượng
phu
Và đám mấy người kia
Đâu cần rủ nhau khóc mướn
Hà
Nội, sáng 16 tháng 01.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
BÀI THƠ ‘GÁNH HÁT’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN
Sau đây là vài nhận xét xổi.
Những cái dở:
1/ Tứ qua Ý
không đủ dữ kiện để liên tưởng. Tôi có thể đoán Đặng Xuân Xuyến đang muốn nói đến
ai. Chỉ đoán. Chưa chắc đã đúng. Nhiều người đọc khác mù tịt.
2/ Giọng điệu kẻ cả, thường không nhận được thiện cảm
của người đọc.
3/ “Đúng sai đã có quan tòa”: Nói như thế không thuyết
phục. Công lý của những cuộc xử án ở Việt Nam hơi bị “thiếu niềm tin”.
4/ Thế trận của bài thơ không chặt chẽ. Một đôi chỗ hở
sườn.
5/ Cái tựa không hay. Đoạn kết chưa đắt, ấn tượng
không sâu.
Những cái hay của bài thơ:
1/ Hình thức
thơ: Phóng khoáng tự do. Có được cái nhìn và thói quen như thế không phải dễ. Rất
nhiều nhà thơ tiếng tăm vẫn bị trói buộc bởi thể thơ, vẫn chấp nhận trói tay
chui vào trong cũi. Cũi xấu, cũi đẹp, cũi cũ, cũi mới cũng đều là CŨI.
2/ Vần thoang
thoảng vừa độ - không quá ngọt như các thể thơ truyền thống, không khô cứng như
thơ tự do (không vần).
3/ Thơ nhất khí liền mạch, không có những bảng Stop
làm khựng dòng chảy của tứ thơ.
4/ Ngôn ngữ, hình tượng là thế mạnh của Đặng Xuân Xuyến.
Nó hỗ trợ rất nhiều cho việc chuyển tải tứ thơ.
5/ Cảm xúc tầng 3 - thứ cảm xúc tươi mát nhất, cao cấp
nhất có xuất hiện nhờ tác giả viết trong lúc cao hứng. Nhưng những khiếm khuyết
về thế trận đã trì kéo không cho cảm xúc đó lớn mạnh hơn.
Tóm lại bài thơ chỉ ở mức trung bình nhưng tôi thấy
tác giả thủ đắc một số kỹ năng rất quan trọng, đặc biệt làm thơ lúc có hứng -
truyền được cảm xúc tầng 3 vào thơ. Nếu giải quyết được những khuyết điểm ở
trên, chọn được tứ thơ hay thơ Đặng Xuân Xuyến có nhiều cơ hội đi tới bến.
League City, 17 tháng 01.2018
PHẠM ĐỨC NHÌ
Địa chỉ: League City, Hoa Kỳ.
Email: nhidpham@gmail.com
Nhà
bình thơ Châu Thạch
ĐỌC
“GÁNH HÁT” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Cám ơn Đặng Xuân Xuyến đã gởi cho tôi đọc bài thơ GÁNH HÁT
Châu Thạch
Đọc “Gánh Hát” ta biết ngay nhà thơ đề cập đến một hiện
tượng đã xảy ra nhiều lần ngoài đời, trong mọi thời đại, tại các nơi cầm cán
cân công lý để xét xử những người có tội.
Đọc “Gánh Hát” ta biết ngay nhà thơ khuyên nhủ (nhưng
thật ra là miệt thị) những kẻ phạm tội mà còn tráo trở khi đứng trước vành móng
ngựa, dùng mọi hành vi giả tạo, đóng kịch để lấp liếm, hòng đánh động lòng trắc
ẩn của quan tòa và dư luận quần chúng.
Những con người như thế ta thấy đầy dẫy trên các phim
Bao Công xử án thuở xa xưa, nhiều nhất ở bọn quan quyền hút xương máu nhân dân.
Đáng tiếc thay, chuyện ngày xưa tưởng đã lạc hậu, ngày nay vẫn còn mà lại còn sống
sượng hơn nhiều.
Nhà thơ vào đề khuyên bị cáo hãy ngẩng mặt lên:
Ngẩng
mặt lên an
Quệt
nước mắt đi anh
Dừng
thôi mấy trò “con hát”
Đời
vốn đủ đắng cay mặn chát
Nếm
cả đi anh để thấu hiểu lẽ đời
Đừng
đắp điếm nụ cười
Đừng
ép niềm tin đem tráo đổi
Đoạn thơ cho ta thấy, bằng những lời đanh thép, có
chút mỉa mai, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến kích động cái chất Người trong con người
của bị cáo, để anh ta ngẩng cao đầu, đối diện với sự thật được công bố trước mắt.
Nhà thơ dùng các chữ “con hát”, “đắp điếm nụ cười”, “đừng ép niềm tin” để gián
tiếp cho người đọc thơ biết bị cáo là người có tội, đang đóng kịch bỉ ổi trước
quan tòa.
Đoạn thơ kế tiếp, nhà thơ đã vạch mặt tên hề mang
khuôn mặt giả tạo bằng những luận chứng vô cùng sắc sảo:
Chẳng
phải quan tham
Chẳng
cố phạm sai lầm
Hà
tất ngán mặt sắt đen sì xét xử
Hà
tất khiếp lòng người giận dữ
Chẳng
sợ làm ma trong tù
Chẳng
sợ tòa tuyên án tử
Ngẩng
đầu lên để không thẹn sống hèn.
Đọc đoạn thơ nầy ai cũng thấy thú vị bởi đã làm lộ tẩy
những điều tội phạm dùng dáng dấp của mình để che giấu tội ác.
Đây không phải là những lời thơ kẻ cả mà Đặng Xuân Xuyến
phát ngôn trịch thượng. Đây là những lời thơ mà Đặng Xuân Xuyến thay mặt công
lý kêu gọi lương tri của người phạm tội. Những lời thơ nầy có ở tất cả trong lòng
bạn đọc, những người yêu sự thật, ghét dối trá sẽ thấy hả hê khi đọc nó, vì Đặng
Xuân Xuyến đã nói thay lời muốn nói của họ.
Quả thật ở thời đại nào cũng thế, những tên hề đóng
khéo nhiều khi làm mềm yếu trái tim xã hội, có khi là cả một phần nhân loại.
Không thế thì không có một Hit-Le kéo cả một thế hệ theo ông ta, làm tan nát thế
giới, đến nay đảng của hắn vẫn còn tồn tại dầu yếu và “hoạt động” trong bóng tối.
Không thế thì một tên tướng cướp Ba-Ra Ba không được dân Do Thái biểu quyết tha
tôi để giết Chúa Jêsus. Không thế thì Bao Công không phải xử đi xử lại nhiều lần
và nhiều phen xin từ chức trước vua. Thời đại nầy cũng thế, những tên tôi phạm
có đủ sự lừa lọc, dối trá để kích động tình thương của một lớp người nhẹ dạ, dễ
tin để khóc cho chúng, xin tha tội chúng và nguyền rủa những người cầm cán cân
công lý. Trong đoạn thơ áp chốt nầy Đặng Xuân Xuyến đẫ đối thoại với những con
người ấy:
Thôi
nín đi mấy anh mấy chị
Thương
vay khóc mướn thế đủ rồi
Bữa
sáng người ta ăn
Bằng
cả tháng nhà đông con không cần chi tiêu tằn tiện
Chai
rượu người ta uống
Hơn
tháng đẫm lưng mồ hôi đám người lao động
Người
ta ở nhà lầu
Người
ta đi xe hơi
Con
cái ngông nghênh tiêu tiền chẳng phải nghĩ
Tiền
ở đâu ra
Của
ông của cha
Hay
thiên hạ xót nghèo đã nhón tay “lại quả”.
Nhà thơ đã dùng lời thơ nhẹ nhàng để như giải thích,
như phủ dụ, như tâm tình, lột cái vỏ bọc của bọn ác bá, bày cái mặt thật xấu xa
của bọn tội phạm trước ánh sáng, mở mắt mù tối của những quả tim “thật thà là
cha đứa dại”.
Ở khổ thơ chót, Đặng Xuân Xuyến đã kết lại một lời ngắn
gọn cho cả hai hạng người, bọn tội phạm đóng kịch trước vành móng ngựa và bọn
thương vay khóc mướn vỉ tiền thuê cũng có, vì áp lực cũng có và vị cái ruột ngựa
dễ tin lời tuyên truyền xảo trá cũng có vậy:
Đúng
sai đã có quan tòa
Anh
hãy ngẩng cao đầu
Thử
một lần làm đấng trượng phu
Và
đám mấy người kia
Đâu
cần rủ nhau khóc mướn.
Có người cho rằng cũng khó tin vào sự đúng, sai của
quan tòa. Thật ra chủ ý của bài thơ là lên án bọn tội phạm làm hề để qua mặt
công lý. Vấn đề của nền tư pháp nằm ngoài bài thơ. Quan tòa dầu công minh hay
không công minh cũng không bao giờ xét xử theo sự cúi đầu, quệt nước mắt, van
xin tha thứ của bị can, kể cả làm thành “Gánh hát” trước vành móng ngựa. Ngoài
quan tòa ngồi trên cao còn hàng vạn, hàng triệu triệu quan tòa là quân chúng
nhân dân. Đây mới thật là quan tòa quan trọng.
Bài thơ có một kết cấu vô cùng chặt chẽ, sít sao từ khổ
thơ trên qua khổ thơ dưới. Bài thơ có lý luận hợp lý, có lúc đanh thép, có lúc
khích lệ, khuyến dụ, chuyển tải đến người đọc một hình ảnh đã có từ thời xa xưa
nhưng là thời sự sống động trong hiện tại. Đọc bài thơ nhắc cho chúng ta và những
ai ngồi ở chỗ chức cao trọng vọng hãy giữ lương tri của mình để làm con Người
chớ không làm con ngợm khóc lóc xấu xa.
CHÂU THẠCH
(Tên thật: Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
"Bài viết" của tôi chỉ là vài nhận xét "xổi" gởi riêng cho Đặng Xuân Xuyến để góp ý với anh về "cái được" và "cái chưa được" của bài thơ. Không phải là bình thơ.
Trả lờiXóaĐI VÀO QUÊ HƯƠNG
Trả lờiXóa(Saigon - 1966)
Nhạc: Phạm Duy
Lời: Hoa Đất Nắng
*
Tôi vào quê hương bằng một gánh hát quê
Đả đảo hoan hô tôi đứng lên làm hề
Lũ trẻ ngù ngờ cười phun nước miếng
Trên da mặt tôi, trên yếm, trên đầu...
http://www.youtube.com/watch?v=uQ8Zhuss